Powered by Techcity

Di sản quý báu từ những đóng góp lý luận của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sau khi rời ghế trường đại học, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã trải qua gần 29 năm làm việc, nghiên cứu, học tập tại Tạp chí Học tập (nay là Tạp chí Cộng sản), trải qua các vị trí công tác từ biên tập viên, Phó trưởng ban, Trưởng một ban biên tập, Phó Tổng Biên tập rồi Tổng Biên tập cơ quan lý luận chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Giữa năm 1996, đồng chí rời Tạp chí Cộng sản để nhận trách nhiệm công tác khác nặng nề hơn, đồng thời cũng tham gia làm Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương ngay từ khóa đầu tiên 1996 – 2001. 

Từ năm 2000 đến giữa năm 2006, đồng chí là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội, song với năng lực chuyên môn, kinh nghiệm công tác và uy tín trong giới nghiên cứu lý luận, đồng chí vẫn được Bộ Chính trị phân công làm Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Với trách nhiệm này, đồng chí là người chủ trì triển khai, tổ chức thực hiện việc tổng kết những vấn đề lý luận và thực tiễn của 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng. Chính những kết quả của tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận trong niên khóa 2001 – 2006 đã góp phần xây dựng các cơ sở khoa học quan trọng, chuẩn bị cho một công việc quan trọng của Đảng là bổ sung phát triển Cương lĩnh chính trị của Đảng sau 20 năm thực hiện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: Hoàng Hà

Tháng 6/2006, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giữ chức Chủ tịch Quốc hội. Vừa thực thi trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan lập pháp của Nhà nước với nhiều đổi mới trong tổ chức, điều hành các hoạt động của Quốc hội, đồng chí tiếp tục giữ vai trò người phụ trách công tác lý luận của Đảng. 

Đặc biệt, đồng chí là người được Bộ Chính trị giao trách nhiệm làm Phó trưởng thường trực Tiểu ban Văn kiện, trực tiếp chỉ đạo toàn bộ việc nghiên cứu tổng kết thực tiễn, chuẩn bị nội dung cho báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương trình Đại hội 11 của Đảng và bổ sung, phát triển Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH – xây dựng nên Cương lĩnh năm 2011. 

Từ năm 2011 – 2016 (khóa XI), đồng chí Nguyễn Phú Trọng là Tổng Bí thư, đồng thời cũng là người thay mặt Bộ Chính trị trực tiếp phụ trách công tác lý luận của Đảng. Đồng chí yêu cầu 6 tháng một lần làm việc với thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương và dù rất bận với công việc của người lãnh đạo cao nhất của Đảng, không bao giờ đồng chí lỗi hẹn hoặc thay đổi lịch làm việc. 

Mỗi một lần làm việc là một lần đồng chí kiểm tra, đánh giá công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, nhắc nhở, động viên ban lãnh đạo Hội đồng Lý luận Trung ương trong công việc chuyên môn và gợi ý những vấn đề mới đặt ra mà Hội đồng Lý luận Trung ương cần tập trung nghiên cứu, tổng kết.

Tổng Bí thư yêu cầu: “Nghiên cứu lý luận là phải trên cơ sở nắm vững chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh mà đi sâu vào thực tiễn để phát hiện, phân tích, đánh giá, tổng kết những vấn đề mới phát sinh, tìm ra cái mới, dự báo được chiều hướng vận động, phát triển của các lĩnh vực đời sống. Làm được như thế mới thực sự đóng góp được cho công cuộc đổi mới, xây dựng, phát triển đất nước. Nếu chỉ ngồi sau bàn giấy hay sao chép lại những bài vở cũ thì làm sao tìm ra được cái mới, làm sao có lợi cho ai”.

Từ nhiệm kỳ Đại hội 12 của Đảng, do yêu cầu công việc chung, đồng chí Nguyễn Phú Trọng giao công việc phụ trách trực tiếp công tác lý luận của Đảng cho đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị – Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương. Mặc dù không trực tiếp phụ trách nhưng đồng chí vẫn thường xuyên theo dõi các hoạt động nghiên cứu tổng kết lý luận, thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với các đồng chí Thường trực Hội đồng Lý luận Trung ương, gợi ý những vấn đề mới cần quan tâm nghiên cứu, hoặc giao nhiệm vụ nghiên cứu, tìm ra lời giải về cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn. 

Cả cuộc đời gắn bó với công tác lý luận của Đảng, đồng chí Nguyễn Phú Trọng cũng là người rất nghiêm túc, thận trọng và cầu thị đối với các vấn đề lý luận. Đồng chí thường nhắc nhở: “Cái gì nghiên cứu kỹ, thấy thật sự rõ rồi hãy đưa ra áp dụng vào thực tế, tổ chức thực hiện; nếu còn thấy chưa rõ, còn có nghi ngờ thì cần phải nghiên cứu tiếp cho rõ hãy làm!”. 

Trong từng bài viết, bài nói có liên quan đến các vấn đề lý luận chính trị, đồng chí đều yêu cầu văn phòng đưa đi hỏi ý kiến các cơ quan, đơn vị khoa học, các chuyên gia, nhà nghiên cứu có liên quan. Có khi, đồng chí chỉ định trực tiếp người phải xin ý kiến góp ý. Khi nhận được ý kiến góp ý, đồng chí đều đọc rất kỹ, trực tiếp tiếp thu, sửa chữa vào bài viết. 

Có lần, đồng chí còn phát hiện cả những ý kiến, nội dung đã trùng lặp với các tài liệu cũ. Đôi khi, đồng chí còn cho mời người góp ý đến để trao đổi, làm rõ vấn đề tại sao tiếp thu hay không tiếp thu. 

Có lần khi trao đổi về ý kiến đề nghị đưa nội dung về “hệ thống chính trị” vào cùng với “xây dựng Đảng” thành một trụ cột chính sách là “xây dựng Đảng, hệ thống chính trị là then chốt”, đồng chí giải thích: “Ta phải hiểu rằng, nói xây dựng Đảng là then chốt xuất phát từ cái lý: Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã hội, sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định mọi thành công của cách mạng. Các đồng chí cán bộ, đảng viên nào không hiểu vấn đề này thì ta cần giải thích để cùng hiểu, cùng làm. Những người nghiên cứu lý luận mà không hiểu điều này thì rõ ràng là cách nghĩ hời hợt, là không thể chấp nhận được!”. 

Có lẽ chính thái độ nghiêm túc, cầu thị, phương pháp làm việc bài bản, thận trọng, phương pháp tư duy sâu sắc, toàn diện, kết hợp với những trải nghiệm thực tiễn phong phú bằng nhiều con đường khác nhau đã giúp đồng chí Nguyễn Phú Trọng từ một người được đào tạo về ngữ văn trở thành một nhà lý luận xuất sắc của Đảng ta, có sự hiểu biết sâu sắc, phong phú về nhiều lĩnh vực của đời sống chính trị, xã hội của đất nước.

Di sản lý luận chính trị của đồng chí Nguyễn Phú Trọng rất to lớn. Đồng chí để lại hàng nghìn bài viết, gần 30 quyển sách. Nội dung các vấn đề trong di sản lý luận chính trị của đồng chí bao quát hầu hết các lĩnh vực đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ, giáo dục – đào tạo, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại. 

Đồng chí là người trực tiếp chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc nghiên cứu, tổng kết, chuẩn bị nội dung cho Cương lĩnh 2011. Có thể nói, với Cương lĩnh 2011, Đảng ta đã có bước tiến rất xa trong nhận thức lý luận về đường lối đổi mới, trong đó, vấn đề trung tâm, cốt tử là nhận thức lý luận về mô hình CNXH mang đặc thù Việt Nam, mô hình riêng của Việt Nam. 

Trong mô hình đó, nhiều vấn đề lý luận đã tạo cơ sở cho việc xác định đặc trưng của CNXH mà nhân dân ta xây dựng, có những bước chuyển rất quan trọng, thể hiện sự vận dụng, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng ta. 

Đó là đặc trưng về kinh tế phản ánh những bước chuyển quan trọng: Từ kế hoạch hóa toàn bộ sang nền kinh tế gắn với thị trường; từ một thành phần sở hữu công cộng sang nhiều thành phần, đa sở hữu; từ quan hệ đơn tuyến theo ý thức hệ sang làm bạn, làm đối tác tin cậy với tất cả các nước trên thế giới; từ coi thành phần kinh tế tư nhân là đi ngược lại đường lối xây dựng CNXH sang coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng phát triển kinh tế – xã hội của đất nước… 

Hay đặc trưng về chính trị, trong đó chuyển từ chuyên chính vô sản sang hệ thống chính trị; từ Nhà nước đại diện cho lợi ích của một số giai cấp thành Nhà nước đại diện lợi ích cho toàn dân tộc; từ Nhà nước chuyên chính vô sản – Nhà nước XHCN sang nhà nước pháp quyền XHCN, thượng tôn pháp luật… 

Hoặc đặc trưng về quốc phòng, an ninh, đối ngoại đã có những bước chuyển. Đó là chuyển sang quan hệ đa phương trên nguyên tắc hai bên cùng có lợi, bảo vệ tốt nhất lợi ích quốc gia, dân tộc; đó là chuyển sang nguyên tắc “4 không” – không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với nước này để chống nước kia, không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; đó là từ xác định đối tác, đối tượng quan hệ quốc tế theo các chủ thể cố định sang xác định đối tác, đối tượng trên cơ sở lợi ích quốc gia, dân tộc, không phân biệt theo chủ thể…

 Chính những bước chuyển to lớn về nhận thức lý luận của Đảng là tiền đề cho việc đổi mới chủ trương, chính sách, tạo nên những thành tựu có ý nghĩa lịch sử trong đổi mới, giúp cho nước ta chưa bao giờ có được “cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín quốc tế như ngày nay”.

Là nhà lãnh đạo gánh vác những trọng trách đặc biệt quan trọng của Đảng và Nhà nước, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng là nhà lý luận xuất sắc, gắn bó cả cuộc đời mình với công tác lý luận chính trị của Đảng. Những đóng góp về lý luận của đồng chí không chỉ có ý nghĩa như cơ sở khoa học phục vụ quá trình hoạch định đường lối đổi mới, mà còn trở thành di sản quý báu, có ý nghĩa lâu dài trong cả sự nghiệp xây dựng đất nước tiến lên CNXH của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/di-san-quy-bau-tu-nhung-dong-gop-ly-luan-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-2304335.html

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an và Quân đội

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì buổi lễ trao Quyết định thăng cấp bậc hàm Đại tướng, Thượng tướng cho lãnh đạo Công an và Quân đội. Chiều 20/10, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh các lực lượng vũ trang đã chủ trì buổi lễ trao Quyết định thăng cấp bậc hàm Đại...

Phát biểu kết luận của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị triển khai Nghị quyết Hội nghị Trung ương...

Thưa các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Uỷ viên Trung ương Đảng, Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng! Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị tại các điểm cầu! Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ mười Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII – Ảnh: VGP/Nhật Bắc Hôm nay, Bộ...

Sứ mệnh dẫn dắt trong ‘kỷ nguyên vươn mình’

LỜI TÒA SOẠN – DIỄN ĐÀN KỶ NGUYÊN MỚI Sau khi được bầu giữ chức Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13 tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 3/8/2024, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã có những phát biểu chỉ đạo quan trọng trên các lĩnh vực. Cụ thể, qua ba bài viết gần đây như “Quyết tâm xây dựng Đảng vững mạnh, nước Việt Nam giàu mạnh, dân chủ,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Mọi sự phấn đấu chỉ có ý nghĩa khi người dân ấm no, hạnh phúc

Ngày 17-10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo tại phiên khai mạc Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024-2029.Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ XQuang Linh Vlogs chia sẻ bên lề Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt NamĐoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc...

Chống lãng phí – Vietnam.vn

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác...

Cùng tác giả

TP.Hồ Chí Minh: Họp mặt kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga

(HCM CityWeb) - Sáng 5/11, Hội Hữu nghị Việt – Nga TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố tổ chức lễ kỷ niệm 107 năm Cách Mạng Tháng 10 Nga vĩ đại (7/11/1917 – 7/11/2024). Biểu diễn văn nghệ tại buổi họp mặt kỷ niệm 107 năm Cách mạng Tháng Mười Nga    Phát biểu tại buổi...

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển khai các kế hoạch bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng, nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định và giá cả hợp lý cho người dân. Trong bối cảnh thời...

Khởi tố 02 đối tượng về các tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi...

(HCM CityWeb) – Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng PC01) - Công an Thành phố vừa tiếp nhận đơn tố giác 02 đối tượng về các tội “Sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông, phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản”, “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Đối tượng Phạm Thị Tường An Theo đó, Cơ quan Cảnh sát...

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Chiều 5/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị “Phổ biến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm và Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN)”. Quang cảnh Hội nghị “Phổ biến...

Khởi tố 3 đối tượng về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hối lộ”

(HCM CityWeb) – Cơ quan Cảnh sát điều tra (Phòng PC03) - Công an Thành phố cho biết đã khởi tố 03 đối tượng về các tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Đưa hối lộ”.Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an TP.Hồ Chí Minh phát hiện đối tượng Lê Thị Mỹ Châu (sinh năm 1968) - Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển...

Cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh tăng cường bảo đảm bình ổn hàng hóa dịp Tết Ất Tỵ 2025

Chuẩn bị Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025, khi nhu cầu mua sắm của người dân dự kiến sẽ tăng mạnh, Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cùng các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ và thực phẩm đã khẩn trương triển khai các kế hoạch bình ổn giá, kích cầu tiêu dùng, nhằm đảm bảo nguồn cung hàng hóa dồi dào, ổn định và giá cả hợp lý cho người dân. Trong bối cảnh thời...

Phổ biến quy chuẩn sản xuất, kinh doanh hóa chất với cơ quan quản lý, doanh nghiệp

Chiều 5/11, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Hóa chất (Bộ Công Thương) tổ chức Hội nghị “Phổ biến Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển hóa chất nguy hiểm và Kế hoạch hành động quốc gia về phòng ngừa, phát hiện, chuẩn bị ứng phó nguy cơ, sự cố hóa học, sinh học, bức xạ và hạt nhân (CBRN)”. Quang cảnh Hội nghị “Phổ biến...

Ô tô điện ồ ạt ra mắt, gỡ nút thắt quy hoạch trạm sạc tại Việt Nam ra sao?

Việt Nam đón nhiều xe điện hướng tới mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050 Cơ sở hạ tầng trạm sạc điện đầy đủ với công nghệ sạc nhanh, đáng tin cậy và tiện lợi sẽ hỗ trợ việc sử dụng xe điện trở nên dễ dàng hơn, thúc đẩy giao thông vận tải thân thiện với môi trường và giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch. Tại Việt Nam, một số doanh nghiệp đang tiến hành...

Phát hiện phòng khám “vẽ bệnh, moi tiền” bệnh nhân

Phòng khám Đa khoa thuộc Công ty TNHH MTV DV Y tế Y học Sài Gòn, địa chỉ số 153-155 Nguyễn Văn Cừ, phường 2, quận 5, TP.HCM bị phát hiện “vẽ bệnh, moi tiền” bệnh nhân. Thanh tra Sở Y tế TP.HCM sẽ chuyển hồ sơ vụ việc đến Công an Thành phố để điều tra làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của phòng khám này, xử lý nghiêm theo đúng quy định. Phòng khám chỉ được...

Thủ tướng thăm Khu di tích nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Côn Minh

Chiều 5/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính đến thăm Khu di tích nơi ở của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại số nhà 91 phố Nam Hoa Sơn, quận Ngũ Hoa, thành phố Côn Minh. Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thu-tuong-tham-khu-di-tich-noi-o-cua-chu-tich-ho-chi-minh-tai-con-minh-post989409.vnp

“Giáo dục sáng tạo và bền vững trong kỷ nguyên số”

Sáng 05/11, tại TP Đà Nẵng, Hội thảo Quốc tế thường niên SEAAIR năm 2024 với chủ đề “Education Creativity and Sustainability in the Digital Era” (tạm dịch là “Giáo dục sáng tạo và bền vững trong kỷ nguyên số”) đã chính thức được khai mạc. GS.TS. Florecilla Cortes Cinches – Chủ tịch SEAAIR phát biểu tại Hội thảo. Hội thảo do Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Đà Nẵng (ĐHNN-ĐHĐN) đăng cai tổ chức, với sự phối hợp...

Bế mạc Đại hội Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM

79 thành viên Ủy ban Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam TP.HCM nhiệm kỳ 2024 – 2029 ra mắt nhận nhiệm vụ tại đại hội – Ảnh: THANH HIỆP Phát biểu cùng thanh niên tại phiên trọng thể, Phó bí thư thường trực Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải trao đổi nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh thanh niên là lực lượng quyết định tương lai của thành phố. Giáo dục thanh niên là nhiệm vụ hệ trọng Phiên làm...

Giá vàng hôm nay 5/11/2024 chao đảo trước giờ G, vàng nhẫn chưa ngừng giảm

Diễn biến giá vàng hôm nay cho thấy vàng nhẫn trong nước đầu giờ sáng nay được điều chỉnh giảm. Đầu phiên giao dịch sáng nay, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết giá vàng nhẫn loại 1-5 chỉ ở mức 86,9-88,6 triệu đồng/lượng (mua – bán), giảm 100 nghìn đồng mỗi lượng ở cả chiều mua và bán so với kết phiên giao dịch hôm qua. Tương tự, Tập đoàn Vàng bạc đá quý Doji cũng...

Danh sách 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý nhận giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024

Giải thưởng Võ Trường Toản do Sở GD-ĐT TP HCM phối với với Báo Sài Gòn Giải Phóng tổ chức hàng năm nhằm tôn vinh, tri ân đóng góp của các cán bộ, nhà giáo. Hội đồng xét tặng giải thưởng Võ Trường Toản năm 2024 đã họp, xét chọn và công bố danh sách 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý nhận giải thưởng Võ Trường Toản, cụ thể như sau: 37 giáo viên, 13 cán bộ quản lý...

Bạc điều chỉnh giảm sau 2 tuần tăng liên tiếp

Giá bạc hôm nay tại Công ty CP Đầu tư vàng Phú Quý, giá bạc được niêm yết điều chỉnh ở mức 1.204.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.241.000 đồng/lượng (bán ra) tại Hà Nội. Ngoài ra, theo khảo sát tại các địa điểm giao dịch khác ở Hà Nội, giá bạc hiện được niêm yết ở mức 1.003.000 đồng/lượng (mua vào) và 1.033.000 đồng/lượng (bán ra). Tại TP. Hồ Chí Minh, giá bạc niêm yết cao hơn, với mức...

Tin nổi bật

Tin mới nhất