Powered by Techcity

Đạo diễn Ngô Quang Thịnh: Tạo dấu ấn với phim tài liệu


Xuất thân là một phóng viên mảng thể thao nhưng cơ duyên bất ngờ đưa Ngô Quang Thịnh bén duyên với phim tài liệu. Sau hơn 6 năm, gia tài của anh đã có những tác phẩm gây dấu ấn bởi sự dấn thân, tìm tòi và không ngừng sáng tạo.

Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hãng phim Đài truyền hình TPHCM (TFS) cho ra mắt 2 tập phim Hồ Chí Minh – Con đường phía trước: Khải hoàn ca giữa lòng Paris. Đây là lần thứ 2, chàng trai trẻ sinh năm 1997 được tin tưởng giao đảm nhận vai trò kép, biên kịch kiêm đạo diễn những thước phim tài liệu mang đậm dấu ấn lịch sử.

CN3 goc tre.jpg
Đạo diễn Ngô Quang Thịnh trong thời gian tại Nga thực hiện phần 1 bộ phim tài liệu Hồ Chí Minh – Con đường phía trước

Ngô Quang Thịnh thừa nhận, làm phim tài liệu về Bác Hồ có muôn vàn áp lực. “Những câu chuyện về Bác đã được khai thác rất nhiều. Mình làm sau cần tiếp cận với góc nhìn gần gũi, hiện đại hơn để người xem tiếp nhận một cách nhẹ nhàng và tự cảm nhận điều hay, cái đẹp về những câu chuyện của Bác”. Phim Hồ Chí Minh – Con đường phía trước: Khải hoàn ca giữa lòng Paris được Thịnh và ê kíp tiếp cận theo góc độ ngoại giao của Chủ tịch Hồ Chí Minh để khán giả có một cái nhìn chân thật nhất về nghệ thuật “Đắc nhân tâm” của Bác. Với cá nhân chàng đạo diễn trẻ và các thành viên trong ê kíp, niềm vui đã vỡ òa bởi trong ngày ra mắt phim được đánh giá cao. Có không ít giọt nước mắt đã rơi vì xúc động.

Ngô Quang Thịnh nói phim tài liệu chọn mình, bởi trước đó, chàng phóng viên thể thao chưa bao giờ nghĩ mình sẽ chọn theo đuổi thể loại này. Đầu năm 2019, anh đầu quân về TFS. Bộ phim tài liệu đầu tay anh thực hiện là Thành trì cuối cùng, gồm 4 tập, không lời bình, về công cuộc chống dịch Covid-19.

“Khi lần đầu tiên đến với phim tài liệu, tôi thật sự có rất nhiều bỡ ngỡ. Nhiều người nói ở độ tuổi của tôi đến với phim tài liệu hơi sớm bởi thể loại này cần sự chín chắn, dày dạn hơn”, Ngô Quang Thịnh nhớ lại. Nhưng sau lần bén duyên ấy, cộng với sự học hỏi từ những đàn anh đi trước, anh dần cảm nhận “phim tài liệu có những cái thú vị, cái hay của nó và mang đến cho mình nguồn sáng tạo không ngừng”. Sau đó, lần lượt các phim: Chuyện từ đảo xa, Cuộc đời mới và 2 phần phim Hồ Chí Minh – Con đường phía trước ra đời. 6 năm với 5 bộ phim tài liệu là cả gia tài đáng khích lệ.

Khi được hỏi về sự được – mất khi làm phim tài liệu, Thịnh cho rằng bản thân đã trưởng thành hơn. “Tôi học được cách nhìn mọi thứ chậm rãi hơn. Đặc biệt, với dòng phim lịch sử tôi học được cách yêu quê hương, Tổ quốc và tự hào về lịch sử dân tộc nhiều hơn. Nếu nói về mất, có lẽ là mất… nhan sắc”, anh hóm hỉnh.

Hành trình theo nghề dù chưa phải quá dài nhưng cũng giúp Thịnh thay đổi trong cách nhìn, cách nghĩ và cả cách tiếp cận với phim tài liệu. Thịnh cho biết, ban đầu anh tiếp cận phim tài liệu với tư cách một người trẻ khá háo thắng, tham lam trong việc thể hiện các chi tiết. Tuy nhiên, theo thời gian, anh chọn đi chậm hơn, sâu lắng hơn để khán giả có thể cảm nhận rõ hơn. “Với tôi, mỗi bộ phim tài liệu là một câu chuyện cho mình hiểu thêm về cuộc sống, sống chậm lại, tĩnh lại để thực hiện nó”, anh bày tỏ quan điểm.

HẢI DUY





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/dao-dien-ngo-quang-thinh-tao-dau-an-voi-phim-tai-lieu-post781094.html

Cùng chủ đề

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Giải thưởng điện ảnh về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

Điện ảnh Quân đội nhân dân vừa thông báo, sẽ tiếp nhận tác phẩm dự xét Giải thưởng VHNT, báo chí về đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm (2021-2025) của Bộ Quốc phòng, chuyên ngành điện ảnh. Thời gian nhận tác phẩm đến hết ngày 15-1-2025. Đối tượng tham dự xét giải thưởng gồm các tác phẩm thuộc thể loại phim truyện, phim tài liệu, phim khoa học đã được...

Dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong đường lối đối ngoại, ngoại giao của Việt Nam

Dưới sự lãnh đạo của Đảng cùng nhãn quan chính trị sâu sắc, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã cùng Ban Chấp hành Trung ương Đảng phát triển tư duy đối ngoại Việt Nam, tổng kết thực tiễn và hình thành nghệ thuật “Ngoại giao cây tre”; xây dựng và phát triển nền đối ngoại, ngoại giao Việt Nam mang đậm bản sắc “cây tre Việt Nam”, tạo những bước ngoặt có tính lịch sử, thay đổi về...

Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Saigonbank, HTV

(HTV) - Chiều 27/6, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TP.HCM Phan Nguyễn Như Khuê dự lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa SaigonBank và HTV, đồng thời chúc mừng phim tài liệu "Hồ Chí Minh - Con đường phía trước" đoạt giải A Giải báo chí quốc...

Cùng tác giả

Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên không tổ chức tại Hà Nội

Ngày 6-2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt trong lịch sử Ngày thơ Việt Nam khi lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài Thủ đô Hà Nội. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc bay lên” sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - một...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 6-2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì nghi lễ Dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước. Lễ dâng hương khai xuân gồm nhiều nghi thức truyền thống, gồm rước kiệu, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng,...

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Cùng chuyên mục

Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên không tổ chức tại Hà Nội

Ngày 6-2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt trong lịch sử Ngày thơ Việt Nam khi lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài Thủ đô Hà Nội. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc bay lên” sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - một...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 6-2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì nghi lễ Dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước. Lễ dâng hương khai xuân gồm nhiều nghi thức truyền thống, gồm rước kiệu, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng,...

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

TPHCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Tối 27-1, Ban Tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ long trọng tổ chức lễ khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa. Dự lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương...

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất