Powered by Techcity

Công nghiệp văn hóa và thành phố sáng tạo

Hiểu về thành phố sáng tạo

Mạng lưới các thành phố sáng tạo UNESCO (UNESCO Creative Cities Network – UCCN) là chương trình quốc tế, hiện có 350 thành phố thành viên từ hơn 100 quốc gia trên thế giới. Các thành phố thành viên xác định văn hóa, sáng tạo là yếu tố chiến lược phát triển đô thị bền vững.

Tại Việt Nam, năm 2019, UNESCO đã công nhận Hà Nội là thành phố sáng tạo trên lĩnh vực “Thiết kế”. Đến tháng 10-2023, UNESCO công nhận Hội An là thành phố sáng tạo trên lĩnh vực “Thủ công và nghệ thuật dân gian”, Đà Lạt là thành phố sáng tạo trên lĩnh vực “Âm nhạc”.

Liên hoan Âm nhạc Quốc tế TPHCM, một trong những điểm nhấn văn hóa của thành phố. Ảnh: TIỂU TÂN

Liên hoan Âm nhạc Quốc tế TPHCM, một trong những điểm nhấn văn hóa của thành phố. Ảnh: TIỂU TÂN

Việc các thành phố trên tham gia UCCN thể hiện sự ghi nhận và đánh giá cao của quốc tế đối với nỗ lực và cam kết của Việt Nam trong phát huy sáng tạo văn hóa và phát triển nguồn lực văn hóa, tạo động lực cho quá trình phát triển bền vững của cộng đồng, địa phương và đất nước.

Ngày 16-4-2021, Bộ VH-TT-DL ban hành kế hoạch xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO. Theo kế hoạch này, TPHCM là một trong những địa phương tiếp theo có tiềm năng phát huy sáng tạo để phát triển bền vững và có khả năng tham gia UCCN trong những năm tới.

Đánh giá về tiềm năng của TPHCM nhằm trở thành một phần của UCCN, PGS-TS Nguyễn Thế Dũng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Văn hóa TPHCM, nhấn mạnh: TPHCM có nhiều lợi thế để phát triển các sản phẩm, dịch vụ văn hóa, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo của cả nước.

Cùng với đó là chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thành phố đang tập trung mọi nguồn lực cho sự phát triển (trong đó có nguồn lực văn hóa) và định hướng đến năm 2030 trở thành trung tâm văn hóa của khu vực Đông Nam Á, năm 2045 là điểm đến hấp dẫn toàn cầu, văn hóa phát triển đặc sắc.

Vừa qua, UBND TPHCM ban hành quyết định phê duyệt Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TPHCM đến năm 2030. Bên cạnh các chính sách, chiến lược phát triển văn hóa nói chung, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo, thành phố cũng đặt mục tiêu gia nhập mạng lưới sáng tạo thuộc UCCN nhằm góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, quảng bá hình ảnh, nâng cao vị thế văn hóa, con người TPHCM ra khu vực và thế giới.

Bắt đầu từ công nghiệp văn hóa

Theo chia sẻ từ nhiều chuyên gia và mô hình dùng văn hóa mở đường cho kinh tế, dịch vụ được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng, có thể thấy công nghiệp văn hóa là công cụ hữu hiệu thúc đẩy tăng trưởng, đổi mới kinh tế, biến văn hóa trở thành một thành tố quan trọng của thương mại và cạnh tranh. Công nghiệp văn hóa giúp các thành phố, quốc gia xây dựng nền kinh tế – văn hóa có hàm lượng khoa học cao, tạo nền tảng cho nền kinh tế sáng tạo thích ứng với kỷ nguyên số.

Liên hoan Âm nhạc quốc tế TPHCM, một trong những điểm nhấn văn hóa lớn của TPHCM. Ảnh: TIỂU TÂN

Liên hoan Âm nhạc quốc tế TPHCM, một trong những điểm nhấn văn hóa lớn của TPHCM. Ảnh: TIỂU TÂN

TS Phạm Văn Luân, Trường Đại học Văn hóa TPHCM, phân tích: Từ năm 2021, TPHCM là 1 trong 7 thành phố của cả nước được Bộ VH-TT-DL xác định có tiềm năng tham gia UCCN, thời gian qua thành phố đã quan tâm và có động thái tích cực tiếp cận UCCN.

Song trên thực tế, việc gắn kết khơi dậy các nguồn lực văn hóa chưa tương xứng tiềm năng, chưa đáp ứng nhiệm vụ đặt ra trong bối cảnh công nghiệp văn hóa phát triển theo xu thế cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Một trong những nguyên nhân chính là do thành phố chưa tiếp cận công nghiệp văn hóa để xây dựng và phát huy văn hóa sáng tạo của TPHCM trong quá trình xây dựng và phát triển thành phố sáng tạo. Mạng lưới UCCN có một trụ cột kết nối dễ nhận thấy là: Định vị “Văn hóa sáng tạo” và công nghiệp văn hóa là hạt nhân của mọi kế hoạch phát triển từ cấp độ địa phương, khu vực đến hợp tác năng động ở cấp độ quốc tế.

Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa, lịch sử có cùng quan điểm, vốn văn hóa của Sài Gòn – TPHCM đã được thừa nhận khi là nơi hội tụ khá căn bản và toàn diện văn hóa Nam bộ. Đây là điều kiện thuận lợi để thành phố gia nhập UCCN và chính công nghiệp văn hóa sẽ là đòn bẩy thúc đẩy gia tăng hàm lượng khoa học trong phát triển đời sống xã hội, văn hóa sáng tạo, đem lại những giá trị trực tiếp và gián tiếp như: tạo ra cơ hội công ăn việc làm mới, thúc đẩy tiến trình cải tiến sản xuất, kinh doanh, mở ra những thị trường mới cho các sản phẩm và dịch vụ sáng tạo, du lịch văn hóa.

Hiện nay, thành phố đang triển khai Đề án Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TPHCM giai đoạn 2020-2030, quá trình này sẽ đưa công nghiệp văn hóa trở thành một loại tài sản chiến lược, góp phần phát triển kinh tế – xã hội, củng cố tính độc đáo của du lịch Sài Gòn – TPHCM.

Công nghiệp văn hóa không chỉ đóng vai trò then chốt trong việc hỗ trợ người dân thành phố làm phong phú và đậm đà bản sắc văn hóa mà còn góp phần tạo nên sắc thái riêng của du lịch văn hóa Sài Gòn – TPHCM. Thông qua công nghiệp văn hóa, những giá trị di sản văn hóa đặc trưng của thành phố sẽ được khai thác mạnh mẽ, như các mô hình sáng tạo khởi nghiệp trong lĩnh vực sân khấu truyền thống rất thành công trong thời gian qua.

UNESCO đã thành lập UCCN từ năm 2004, tập trung vào 7 lĩnh vực sáng tạo, gồm: (1) Nghệ thuật dân gian và thủ công mỹ nghệ, (2) Thiết kế, (3) Điện ảnh, (4) Ẩm thực, (5) Văn học, (6) Nghệ thuật truyền thông đa phương tiện, (7) Âm nhạc.

Theo PGS-TS Nguyễn Thế Dũng, TPHCM có kế hoạch gia nhập UCCN trên lĩnh vực “Điện ảnh”, là một trong những thế mạnh của ngành công nghiệp văn hóa ở thành phố. Tuy nhiên, hiện phương hướng này đang gặp nhiều ý kiến phản biện của các chuyên gia. Hầu hết đều cho rằng việc hướng đến lĩnh vực điện ảnh sẽ gặp rất nhiều khó khăn, tốn kém trong quá trình thực hiện nhưng hiệu quả thành công sẽ không cao.

Các vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra là: thành tích điện ảnh của TPHCM chủ yếu là “mì ăn liền” và ở bề nổi nhiều hơn là đi vào chiều sâu; thành tích điện ảnh của TPHCM ở đâu so với các quốc gia trong khu vực? Thay vào đó, các ý kiến đều thống nhất đề xuất “Truyền thông đa phương tiện” là phương án cần cân nhắc và ưu tiên hơn, vì thông qua khía cạnh này, nhiều lĩnh vực khác có thể kết nối cộng đồng cùng tham gia.

* TS NGUYỄN THỊ THU HÀ

Giám đốc Trung tâm Phát triển công nghiệp văn hóa và nghệ thuật đương đại, Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam:

Lợi ích từ một nền tảng trao đổi và hợp tác quốc tế tích cực

Khi một thành phố tham gia UCCN, chúng ta sẽ hưởng lợi từ một nền tảng trao đổi và hợp tác quốc tế tích cực. Trở thành một phần của UCCN, các thành phố cũng được hưởng lợi từ các thành viên của gia đình UNESCO, như nhận được sự công nhận của họ ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế; kết nối với các chương trình nghị sự và hợp tác toàn cầu; kết nối với hệ thống Liên hợp quốc; cung cấp một môi trường thuận lợi để tiến xa hơn trong việc theo đuổi sự phát triển bền vững…

* PGS-TS Huỳnh Quốc Thắng

Trường Đại học KHXH-NV TPHCM:

Cần làm rõ các khái niệm

Trước hết, chúng ta cần nhìn nhận và làm rõ khái niệm “công nghiệp văn hóa” và “thành phố sáng tạo”, cũng như phân biệt 7 lĩnh vực trong UCCN và 13 lĩnh vực công nghiệp văn hóa.

“Công nghiệp văn hóa” đặt ra các vấn đề khai thác thành tựu, tiềm năng từ quá khứ đến hiện tại để biến thành sản phẩm văn hóa mang tính công nghiệp, còn “thành phố sáng tạo” là phải xuất phát từ sự sáng tạo của con người.

Theo tôi, cả hai đều phải nhấn mạnh việc xây dựng thương hiệu địa phương cho TPHCM, dựa vào tất cả yếu tố bản địa, vốn di sản vật thể và phi vật thể… Để từ đó có thể trả lời câu hỏi thương hiệu địa phương của TPHCM là gì?



Nguồn

Cùng chủ đề

Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’

“Anh trai vượt ngàn chông gai” là chương trình âm nhạc sẽ diễn ra tại Hưng Yên vào ngày 14/12 tới đây. Sự kiện hoà nhạc (concert) quy tụ dàn nghệ sĩ – những anh tài nổi tiếng. Đặc biệt, chất lượng âm thanh, ánh sáng và sân khấu được đầu tư kỹ lưỡng, trình diễn nhiều bản hit… điều này khiến người hâm mộ hết sức mong chờ vào đêm diễn. Vì vậy, ngay trong ngày mở bán đầu...

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TPHCM đến năm 2030: Hạ tầng định vị thương hiệu

TPHCM là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), nhằm khẳng định thương hiệu các ngành CNVH thành phố, đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thúc đẩy chiến lược hợp tác phát triển ngành công nghiệp này của Việt Nam nói chung… Hoàn thiện thiết chế Theo thống kê từ Sở...

Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa

Theo đó, có 4 nội dung chính hai bên đẩy mạnh hợp tác: Xây dựng, phát triển các công cụ, giải pháp, mô hình phục vụ công tác chuyển đổi số của Sở Văn hóa và Thể thao. Đặt hàng nghiên cứu phát triển, hỗ trợ triển khai, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ Đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa Thành phố...

Bước đà cho cuộc nâng tầm

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu, nhiều người đánh giá năm 2023 là một năm “kinh tế buồn”, nhưng không vì thế mà các hoạt động thuộc về giá trị tinh thần tại TPHCM trở thành khoảng trống. Năm 2024, các sự kiện văn hóa - giải trí tại TPHCM sẽ tiếp tục nỗ lực định vị vai trò “văn hóa sáng tạo” của TPHCM, từng bước nâng tầm chất lượng, làm động lực...

Nhóm nhạc Tempest: Chúng tôi sẵn sàng “cháy” cùng khán giả tại Phố đi bộ Nguyễn Huệ

Tối 23-12, có mặt tại TPHCM, nhóm nhạc nam Hàn Quốc Tempest đã có những chia sẻ đặc biệt với khán giả hâm mộ. Tempest cho biết rất hạnh phúc khi có mặt tại Liên hoan Âm nhạc Quốc tế TPHCM - Hò Dô 2023 và đang 100% năng lượng sẵn sàng để trình diễn, “cháy” cùng khán giả. Ca sĩ Hanbin cho biết rất hạnh phúc khi lần đầu tiên diễn cùng...

Cùng tác giả

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

TPHCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Tối 27-1, Ban Tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ long trọng tổ chức lễ khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa. Dự lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương...

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều...

8 tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hội Điện ảnh TPHCM

Chiều 17-1, Hội điện ảnh TPHCM vừa tổ chức chương trình tổng kết và vinh danh giải thưởng Hội Điện ảnh thành phố năm 2024. Phát biểu tại chương trình, bà Dương Cẩm Thúy – Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM đã điểm lại một số hoạt động nổi bật của Hội trong năm qua. Về mặt chuyên môn, hội đã hỗ trợ đầu tư cho các hội viên là tác giả của 9 kịch bản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất