Powered by Techcity

Chưa bao giờ công tác ngoại giao kinh tế được gắn với nhu cầu sát sườn của các địa phương như hiện nay

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho rằng, Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của nền ngoại giao Việt Nam, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là động lực để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tại phiên Đối thoại chính sách trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2024. (Ảnh: Nguyễn Văn Bình)

Chiều 25/9, tại phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ ngành Trung ương, Chủ tịch UBND TPHCM, lãnh đạo các tỉnh thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng đã trả lời câu hỏi của người điều phối chương trình – TS. Trần Du Lịch.

TS. Trần Du Lịch đặt câu hỏi: Lâu nay, vai trò của kinh tế đối ngoại rất quan trọng, sắp tới, việc vận dụng ngoại giao kinh tế để thu hút đầu tư chiến lược như thế nào?

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng nói: Xin khẳng định chưa bao giờ ngoại giao kinh tế được thúc đẩy như giai đoạn hiện nay. Đây là chủ trương Đảng đã định hướng chỉ đạo và ngay từ đầu nhiệm kỳ này đã xác định 3 trọng tâm của ngoại giao kinh tế: Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của nền ngoại giao Việt Nam; là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị; là động lực để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững.

Trên tinh thần chỉ đạo đó, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo rất quyết liệt để cụ thể hóa chủ trương của Đảng. Trong thời gian vừa qua Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo với nhiều tâm huyết quyết tâm để thúc đẩy ngoại giao kinh tế. Và trên thực tế chúng ta đã nhìn thấy những hiệu quả rất rõ ràng. Ví dụ như trong giai đoạn chống dịch Covid-19, khi đó Thủ tướng đã chỉ đạo ngoại giao kinh tế phải đặt trọng tâm vào ngoại giao vaccine, qua đó, đã tạo ra sự xoay chuyển tình thế.

Hiện nay, Thủ tướng cũng tiếp tục chỉ đạo các bộ, ngành trong đó có Bộ Ngoại giao cần tiếp tục đẩy mạnh ngoại giao kinh tế và ngoại giao cũng phải tạo ra đột phá, xoay chuyển tình thế trong việc thu hút nguồn lực bên ngoài để phục vụ cho phát triển đất nước.

Chúng tôi cho rằng, giai đoạn hiện nay, hơn lúc nào hết, việc thúc đẩy ngoại giao kinh tế vừa là yêu cầu khách quan, vừa là yêu cầu chủ quan.

Về khách quan, chúng ta đã thảo luận rất nhiều về các xu thế toàn cầu hiện nay trong một thế giới siêu kết nối thì nhu cầu hợp tác của các quốc gia cũng rất lớn để thúc đẩy hợp tác cùng phát triển.

Từ nhu cầu chủ quan của Việt Nam thì đất nước cũng đang bước vào giai đoạn phát triển mới với các mục tiêu khát vọng phát triển đất nước đến năm 2030, 2045. Việt Nam hiện nay cũng đã đang trở thành 1 trong 40 nền kinh tế hàng đầu thế giới, là 1 trong 20 nền kinh tế có quy mô thương mại lớn trên thế giới. Chúng ta cũng đã trở thành mắt xích rất quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, do đó nhu cầu của chúng ta là cần thu hút thêm các đối tác quốc tế, các nguồn lực từ quốc tế.

Bạn bè thế giới cũng đánh giá rất cao tiềm năng của Việt Nam để có nhu cầu hợp tác. Như vậy có thể thấy chủ trương rất đúng đắn của chúng ta hiện nay là đẩy mạnh công tác ngoại giao kinh tế vừa đáp ứng nhu cầu khách quan, chủ quan của chúng ta.

Hiện nay theo chỉ đạo của Chính phủ, ngoại giao kinh tế đang chú trọng vào 5 định hướng lớn:

Thứ nhất, tiếp tục triển khai đường lối đối ngoại của Việt Nam là độc lập tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, là bạn là đối tác tin cậy, là thành viên có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế. Trong đó tiếp tục kiến tạo môi trường hòa bình ổn định thuận lợi cho phát triển thúc đẩy quan hệ đối tác.

Nếu như theo dõi có thể thấy trong đối ngoại cấp cao của chúng ta thì nội hàm kinh tế là then chốt và tất cả những hoạt động đối ngoại cấp cao đều hướng tới và đạt kết quả cụ thể về hợp tác kinh tế và đóng góp cho phát triển đất nước.

Thứ hai, Thủ tướng vẫn thường xuyên chỉ đạo là thúc đẩy động lực cho tăng trưởng gồm: thúc đẩy thu hút đầu tư, thương mại, du lịch, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.

Thứ ba, ngoại giao kinh tế phải thúc đẩy 3 đột phá chiến lược về thể chế, hạ tầng và nhân lực.

Thứ tư, ngoại giao kinh tế phải nắm bắt được xu thế của thời đại. Việc này Bộ Ngoại giao cùng các Bộ, ngành và qua cả hội nghị hôm nay để chúng ta nắm bắt xu thế mới nhất của thời đại, tình hình quốc tế để áp dụng phù hợp với tình hình đất nước.

Thứ năm, ngoại giao kinh tế phải gắn với các địa phương, doanh nghiệp. Có lẽ chưa bao giờ chúng ta đẩy mạnh ngoại giao kinh tế gắn với các nhu cầu sát sườn của các địa phương như giai đoạn hiện nay.

Và hiện nay Thủ tướng cũng đang chỉ đạo Bộ Ngoại giao đẩy mạnh ngoại giao công nghệ, ngoại giao tập đoàn để thu hút các nhà đầu tư lớn trong các lĩnh vực chiến lược. Đây là một số những định hướng mà ngoại giao kinh tế đã triển khai trong thời gian vừa qua cũng như là trong thời gian sắp tới.

Về câu hỏi liên quan công tác ngoại giao kinh tế, Thủ tướng Phạm Minh Chính nói: Những vấn đề hiện nay trên thế giới tác động tới toàn cầu, toàn dân, như đại dịch Covid-19, cạnh tranh chiến lược, cạn kiệt tài nguyên, giá hóa dân số… là những vấn đề rất lớn mà không nước ngoài tự mình giải quyết được, nên phải đề cao chủ nghĩa đa phương, kêu gọi đoàn kết quốc tế.

Nền ngoại giao Việt Nam phải góp phần giữ vững môi trường hòa bình, hợp tác để phát triển, trong đó có nội dung ngoại giao kinh tế, để phát triển kinh tế, tham gia xử lý các vấn đề toàn cầu, toàn dân.

Về vấn đề cụ thể, ngoại giao kinh tế cuối cùng là phải đưa nền kinh tế Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu, chuỗi cung ứng toàn cầu, chuỗi sản xuất toàn cầu; mở rộng thị trường, đối tác, như các thị trường mới tại Trung Đông, Nam Mỹ, châu Phi… Hiện nay, chúng ta đã làm tốt, chúng ta phải làm tốt hơn.

Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-truong-ngoai-giao-nguyen-minh-hang-chua-bao-gio-cong-tac-ngoai-giao-kinh-te-duoc-gan-voi-nhu-cau-sat-suon-cua-cac-dia-phuong-nhu-hien-nay-287680.html

Cùng chủ đề

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần “hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ” của doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh TP. Hồ Chí Minh tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024, với khoảng 1.500 đại biểu từ nhiều quốc gia, nhiều ngành. Thủ tướng khẳng định, Diễn đàn lần sau tốt hơn, toàn diện hơn, nhiều người tham gia hơn lần trước. Qua tham dự HEF 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu...

Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền tại các vùng biển

(HTV) - Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt tiếp tục khẳng định Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền cũng như lợi ích chính đáng của công dân tại các vùng biển. ...

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng: Là người Việt Nam yêu nước thì đều có thể đóng góp cho Tổ quốc theo cách riêng...

Tối 2-2, tại Hội trường Thống Nhất, UBND TPHCM, Sở VH-TT TPHCM long trọng tổ chức Chương trình Chủ tịch nước chúc tết kiều bào và chương trình nghệ thuật “Xuân quê hương 2024” chủ đề TPHCM - Viết tiếp thiên anh hùng ca ngời sáng. Chương trình do Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao, UBND TPHCM chỉ đạo thực hiện. Đến dự buổi lễ có các đồng chí:...

Việt Nam – Hoa Kỳ đề ra những phương hướng lớn cho hợp tác trong 10 năm tới

if(typeof Web_AdsArticleAfterRelated != 'undefined'){window.CMS_BANNER.pushAds(Web_AdsArticleAfterRelated, 'adsWeb_AdsArticleAfterRelated');}else{document.getElementById('adsWeb_AdsArticleAfterRelated').style.display = "none";} Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng Ngày 14-9, tại họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết các hoạt động sắp tới của Bộ Ngoại giao nhằm hỗ trợ doanh nghiệp...

Cùng tác giả

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu huy động 714.000 tỷ đồng nguồn lực xã hội phát triển hạ tầng

Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh (ảnh: Hoàng Hùng)   UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định việc xây dựng Đề án “Huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030” là rất cần thiết nhằm đề ra định hướng, giải pháp quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn...

Thủ tướng: Chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng Thương hiệu Quốc gia; các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng. Góp phần xây dựng giá trị thương hiệu Việt Nam Sự kiện...

Giá vàng miếng, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền...

Nữ Giáo sư người Việt được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Trong số 74 viện sỹ mới được TWAS bầu chọn lần này, Việt Nam có 2 nhà khoa học là Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Thế Hoàng và Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh...

Điều làm nên khác biệt ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tích hợp công nghệ VR

HHT – Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam gây ấn tượng với quy mô hoành tráng và thiết kế hiện đại. Ngoài hơn 150.000 hiện vật, bảo tàng còn thu hút du khách khi đem tới những trải nghiệm khác biệt khi tích hợp công nghệ 3D, thực tế ảo (VR). Không gian trải nghiệm sống động Tọa lạc tại vị trí đắc địa trên Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), với tổng kinh phí xây...

Cùng chuyên mục

TP Hồ Chí Minh đặt mục tiêu huy động 714.000 tỷ đồng nguồn lực xã hội phát triển hạ tầng

Dự án đường Vành đai 3 đoạn qua huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh (ảnh: Hoàng Hùng)   UBND TP Hồ Chí Minh khẳng định việc xây dựng Đề án “Huy động nguồn lực xã hội để đầu tư phát triển hạ tầng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2024 – 2030” là rất cần thiết nhằm đề ra định hướng, giải pháp quản lý, khai thác, huy động, phân bổ, sử dụng và phát huy có hiệu quả các nguồn...

Thủ tướng: Chung sức cùng đất nước bước vào Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Cùng dự có Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn; lãnh đạo các Bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng Thương hiệu Quốc gia; các cơ quan đại diện ngoại giao, thương mại nước ngoài tại Việt Nam; các tổ chức xúc tiến thương mại trong và ngoài nước; các doanh nghiệp và Hiệp hội ngành hàng. Góp phần xây dựng giá trị thương hiệu Việt Nam Sự kiện...

Giá vàng miếng, giá vàng nhẫn giảm mạnh

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền...

Nữ Giáo sư người Việt được bầu làm Viện sỹ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới

Trong số 74 viện sỹ mới được TWAS bầu chọn lần này, Việt Nam có 2 nhà khoa học là Thiếu tướng, Giáo sư, Tiến sỹ Khoa học Nguyễn Thế Hoàng và Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thị Thanh...

Điều làm nên khác biệt ở Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Tích hợp công nghệ VR

HHT – Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam gây ấn tượng với quy mô hoành tráng và thiết kế hiện đại. Ngoài hơn 150.000 hiện vật, bảo tàng còn thu hút du khách khi đem tới những trải nghiệm khác biệt khi tích hợp công nghệ 3D, thực tế ảo (VR). Không gian trải nghiệm sống động Tọa lạc tại vị trí đắc địa trên Đại lộ Thăng Long, quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), với tổng kinh phí xây...

Lý do chung cư dưới 25 triệu đồng/m2 ‘tuyệt chủng’ ở thành phố lớn, Hà Nội bỏ 2 quyết định liên quan đấu giá...

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới bất động sản Việt Nam cho thấy, phân khúc căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) – nhà ở vừa túi tiền, đã “tuyệt chủng”. (Ảnh: Linh An) Nhu cầu nhà ở vừa túi tiền bị “bỏ rơi” Thị trường BĐS Việt Nam đã dần “tăng nhiệt” nhờ động lực dẫn dắt từ nguồn cung mới và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, sự gia tăng...

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USD

Bình Định thu hút thêm dự án 20 triệu USD; Hải Phòng động thổ nhà máy tôn thép 45 triệu USDBình Định thu hút thêm dự án đầu tư nước ngoài tổng vốn đầu tư 20 triệu USD; Động thổ dự án Logicross Hải Phòng 55 triệu USD tại khu công nghiệp Nam Đình Vũ… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hải Phòng: Động thổ nhà máy sản xuất...

Vũng Tàu – Nhìn lại hơn 40 năm phát triển Dầu khí

Thành phố Vũng Tàu xanh, sạch đẹp, văn minh và hiện đại không chỉ nổi tiếng về du lịch mà còn nổi tiếng bởi một ngành công nghiệp Dầu khí đồ sộ nhất cả nước và được mệnh danh là “Thành phố Dầu khí”. Đi tới bất cứ nơi nào, khi người ta nói tới thành phố Vũng Tàu, chúng ta đều nghe thấy cụm từ “Thành phố Dầu khí”. Nhưng có được thành tựu dầu khí như hôm nay...

Bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch

Chiều 25/11 tại Hà Nội, Ban Tổ chức Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức bế giảng Lớp Bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, kỹ năng đối với cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV (Lớp thứ ba). Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Cẩm Tú dự và phát biểu chỉ...

Cần thiết xem xét đến nhu cầu nhà ở vừa túi tiền

Thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam đã dần “tăng nhiệt” nhờ động lực dẫn dắt từ nguồn cung mới và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ. Tuy nhiên, sự gia tăng của nguồn cung – được đóng góp chủ yếu bởi phân khúc cao cấp, mới chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ nhu cầu về nhà ở của người dân, còn nhu cầu của đại đa số người dân – nhà ở vừa túi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất