Powered by Techcity

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Chú thích ảnh
Lãnh đạo Đại học Chile đón Chủ tịch nước Lương Cường. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Đại học Chile là tổ chức giáo dục lớn nhất, lâu đời nhất ở Chile và là một trong những tổ chức giáo dục lâu đời nhất ở châu Mỹ. Được thành lập năm 1842, trường Đại học Chile có lịch sử học thuật, khoa học và mở rộng phong phú, tham gia vào việc giải quyết nhiều vấn đề quốc gia và khu vực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước Chile. Đây là một cơ sở giáo dục – đào tạo có bề dày lịch sử và uy tín tại Chile và Mỹ Latinh, với các chương trình đào tạo đa ngành chất lượng cao. Đại học Chile là nơi đã đào tạo nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa lớn, nhiều nhân vật mang tầm ảnh hưởng quốc tế, trong đó có hai người đoạt giải Nobel Văn học. Đặc biệt, rất nhiều tổng thống của Cộng hòa Chile, trong đó có Tổng thống đương nhiệm Gabriel Boric, từng theo học tại ngôi trường này.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Lương Cường đã đề cập tới một số vấn đề về nền tảng quan hệ Việt Nam – Chile, con đường phát triển và đường lối đối ngoại Việt Nam, cũng như tầm nhìn và định hướng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác toàn diện Việt Nam – Chile trong thời đại mới.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại học Chile. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Những nét tương đồng đặc biệt

Chủ tịch nước Lương Cường cho biết mặc dù cách xa nửa vòng Trái đất, Việt Nam và Chile luôn có sợi dây gắn kết đặc biệt và cảm giác gần gũi mỗi khi nhắc tới nhau. Điều này xuất phát từ nhiều điểm tương đồng hiếm có của hai nước từ lịch sử, văn hóa, địa lý, đến mô hình phát triển kinh tế và tầm nhìn về thế giới hiện nay.

Chia sẻ về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của hai nước, Chủ tịch nước cho rằng Việt Nam và Chile đều là các nước đang phát triển, là thành viên của Phong trào Không liên kết, có lịch sử lâu dài và oanh liệt về đấu tranh giành độc lập dân tộc; đồng thời có quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ để phát triển đất nước.

Chủ tịch nước nhấn mạnh nhân dân Việt Nam không bao giờ quên tình đoàn kết mà nhân dân Chile đã dành cho Việt Nam trong những năm tháng đầy gian khó của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong đó ấn tượng nhất là các cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Việt Nam của các thanh niên, sinh viên Chile. Bài hát “Quyền được sống trong hòa bình” của nhạc sĩ Victor Jara, một cựu sinh viên của Đại học Chile, viết về Bác Hồ – Chủ tịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho khát vọng chung về hòa bình và độc lập dân tộc mà hai nước cùng chia sẻ.

Chú thích ảnh

Trong khi đó, theo Chủ tịch nước, về kinh tế, cả Chile và Việt Nam đều là hai nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu, coi trọng tiến trình hội nhập quốc tế để thúc đẩy phát triển đất nước. Điều này được chứng tỏ qua việc Việt Nam và Chile đều là thành viên của các tổ chức quốc tế và các hiệp định thương mại tự do đa phương lớn, liên khu vực như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC)…

Chủ tịch nước khẳng định với tầm nhìn rộng mở và bao trùm, ủng hộ tự do hóa thương mại, cả hai nước cùng chia sẻ nhận thức chung về xây dựng, củng cố một trật tự thế giới đa cực, công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó các nước phương Nam đóng vai trò và có tiếng nói ngày càng quan trọng. Cả Việt Nam và Chile đều đã cam kết và đang triển khai các biện pháp quyết liệt để đạt mức trung hòa phát thải vào năm 2050. Hai nước đều thấy được tầm quan trọng của phát triển xanh, bền vững, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, cũng như sự cần thiết của việc quản lý thỏa đáng các khoáng sản chiến lược.

Đánh giá cao những thành tựu phát triển vượt bậc về kinh tế – xã hội của Chile, quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh và là một trong số ít các nước đang phát triển đã vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, Chủ tịch nước cho rằng Chile chính là một điển hình của việc tận dụng tối ưu quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại để phát triển đất nước.

Chủ tịch nước khẳng định Chile đang ngày càng khẳng định và phát huy vị thế, vai trò ở khu vực và trên thế giới, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục tham khảo những kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế của Chile, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước phát triển vào năm 2045.

Con đường phát triển và đường lối đối ngoại của Việt Nam

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Đề cập tới con đường phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước cho biết sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử của kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Từ một nước nghèo, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây, cấm vận khắc nghiệt, Việt Nam đã vươn lên đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng. Sau gần 4 thập kỷ kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng 95 lần, đứng thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài và quy mô thương mại.

Về đối ngoại, từ chỗ bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, mạng lưới 32 khuôn khổ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện, trong đó có toàn bộ 5 nước là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nền kinh tế của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7). Ngày nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 nước, vùng lãnh thổ, kim ngạch thương mại năm 2023 đạt 683 tỷ USD và có thể đạt con số kỷ lục gần 800 tỷ USD trong năm nay. Với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 450 tỷ USD, với hơn 41.000 dự án đến từ hơn 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam cũng là một điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Việt Nam coi chống biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình phát triển, Việt Nam luôn coi trọng và triển khai hệ thống chính sách cụ thể để bảo đảm mọi người dân được hưởng thành quả phát triển, đổi mới. Dù thu nhập đầu người còn ở mức trung bình thấp nhưng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam luôn ở nhóm mức cao trong nhiều năm qua.

Chủ tịch nước nhấn mạnh thế giới đang trong thời kỳ thay đổi mang tính thời đại, nhưng với Việt Nam có một điều không thay đổi: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam kiên định mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, lấy đó làm tư tưởng, kim chỉ nam để bảo vệ và phát triển đất nước. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam tiếp tục triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện. Việt Nam chia sẻ quan điểm của các nước về tầm quan trọng của việc đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định tại các khu vực, đồng thời mong muốn thể hiện trách nhiệm và tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam hiểu rất rõ giá trị của hòa bình, yêu hòa bình và cho rằng hòa bình là điều kiện tiên quyết để phát triển. Vì vậy, kế thừa truyền thống hòa bình, hòa hiếu, Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng 4 không: (1) Không tham gia liên minh quân sự; (2) Không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; (4) Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việt Nam cũng luôn ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, phản đối các hành động đơn phương, chính trị cường quyền, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Chủ tịch nước cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt và phức tạp, vai trò của các nước phương Nam cũng như hợp tác Nam – Nam sẽ ngày càng được coi trọng. Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia, đóng góp với tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao nhất vào những nỗ lực chung, đảm nhiệm thành công trọng trách tại nhiều cơ chế đa phương quan trọng, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và cứu hộ, cứu nạn quốc tế.

Tầm nhìn và định hướng quan hệ Việt Nam – Chile

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường tặng Đại học Chile bức tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Điểm lại lịch sử mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Chile trong hơn 50 năm qua, Chủ tịch nước cho biết trong các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Chile, hai bên đã nhất trí về các nguyên tắc và phương hướng hợp tác lớn để đưa quan hệ Đối tác toàn diện lên tầm cao mới, sâu rộng, hiệu quả và thực chất hơn. Hai bên cũng tái khẳng định các giá trị chung cùng chia sẻ như coi trọng hòa bình, tinh thần độc lập tự chủ, đề cao chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và sức mạnh của tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế.

Trên nền tảng vững chắc của hơn 50 năm quan hệ hai nước, sự tương đồng về lịch sử và tầm nhìn chung về thế giới, tính bổ sung cao về kinh tế, Chủ tịch nước đề xuất một số định hướng cho quan hệ Việt Nam – Chile trong giai đoạn tới, trong đó hai nước cần tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác thực chất thông qua trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh, trong đó có trao đổi, hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng lớn tại Chile.

Chủ tịch nước đề nghị tăng cường thúc đẩy liên kết giữa hai nền kinh tế Việt Nam – Chile, xác định hợp tác kinh tế là ưu tiên hàng đầu, là lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ hai nước. Trong đó, tiếp tục tận dụng, triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và cơ chế Hội đồng Thương mại Tự do Việt Nam – Chile, cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tạo xung lực mới đưa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Chile đạt những cột mốc mới.

Cùng với đó, Chủ tịch nước cho rằng cần thúc đẩy hơn nữa các cơ hội đầu tư song phương cũng như xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác mang tính đột phá chiến lược, giúp gắn kết hai nền kinh tế, hướng tới phát triển bền vững, đóng góp vào thịnh vượng chung của toàn cầu, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng khuôn khổ hợp tác phù hợp trong các tổ chức và diễn đàn, cơ chế quốc tế mà hai bên cùng là thành viên.

Chủ tịch nước cũng đề nghị đẩy mạnh hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa, nghệ thuật và phát triển hợp tác du lịch, qua đó tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Trong quá trình đó, Đại học Chile có thể có những đóng góp quan trọng và Việt Nam khuyến khích sự hợp tác giữa các trường đại học của hai nước. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy hiểu biết, chia sẻ tri thức, hợp tác đổi mới sáng tạo.

Mặt khác, theo Chủ tịch nước, trước một thế giới với nhiều biến động và thách thức, đòi hỏi các nước vừa và nhỏ như Việt Nam và Chile phải vươn lên đóng góp tích cực hơn trong nền quản trị toàn cầu, cùng đề cao cách tiếp cận đa phương và luật pháp quốc tế. Nhiều vấn đề quốc tế mới như phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, quản trị trí tuệ nhân tạo cần sớm có khuôn khổ quốc tế đầy đủ hơn.

Việt Nam và Chile cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên các vùng biển và đại dương trong đó có Thái Bình Dương, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng với truyền thống quan hệ tốt đẹp, thiện chí và tiềm năng hợp tác toàn diện giữa hai bên, quan hệ Việt Nam – Chile sẽ tiếp tục vươn lên những tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển tại hai khu vực và thế giới.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường với các đại biểu chụp ảnh chung tại Đại học Chile. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

* Đây là hoạt động cuối cùng trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile của Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Chiều 12/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 – 16/11. 

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm và nhiều lãnh đạo dự hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Tổng Bí thư Tô Lâm và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước tham dự hội nghị – Ảnh: GIA HÂN Sáng 13-1, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và nhiều lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng...

Chủ tịch nước: Tiếp tục mục tiêu xây dựng quân đội tinh, gọn, mạnh

Sáng 14/12, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia với chủ đề: “Quân đội nhân dân Việt Nam – Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang, lực lượng nòng cốt xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”. Phát biểu khai mạc hội thảo, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo, giáo dục, rèn luyện của Đảng ta, đứng...

Chủ tịch nước Lương Cường: Đưa Thanh Hóa phát triển nhanh, bền vững

Sáng 5/12, Chủ tịch nước Lương Cường và Đoàn công tác Trung ương đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá về tình hình thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020- 2025; nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới. Tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp Báo cáo với Chủ tịch nước và Đoàn công tác, Chủ tịch UNDN...

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và vai trò dẫn dắt của cán bộ cấp chiến lược

Năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 18 NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, những kết quả về tinh gọn bộ máy và giảm biên chế chưa đáp ứng yêu cầu đề ra và thực tiễn cuộc sống. “… Việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể, chưa gắn...

Chủ tịch nước dự khai trương Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile

Tối 11/11 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và công bố khai trương Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ. Chủ tịch nước Lương Cường,...

Cùng tác giả

SẼ KHỞI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG ĐƯỜNG CAO TỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – LONG THÀNH – DẦU GIÂY TRONG NỬA ĐẦU...

Theo Bộ Giao thông vận tải, trong năm 2025, sẽ có 19 dự án hạ tầng giao thông quan trọng sẽ được khởi công xây dựng. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải sẽ đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư để khởi công các dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến đường cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận; đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành thuộc đường cao...

Quy hoạch đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thanh Hóa thành cao tốc Bắc – Nam phía Tây

Theo đó, cử tri kiến nghị Bộ GTVT sớm trình Chính phủ thực hiện dự án nâng cấp đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phúc đáp nội dung này, Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận tỉnh Thanh Hóa dài 130km được quy hoạch thành cao tốc Bắc – Nam phía Tây với...

Hành trình Mới và Mở

2024 đánh dấu một năm vươn mình ấn tượng của Zalopay với tuyên ngôn “làm mới mọi trải nghiệm về tiền”. Phục vụ hơn 16 triệu người dùng, Zalopay vững vàng ở vị trí top 2 ứng dụng thanh toán tại Việt Nam, đồng thời cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được kênh truyền hình Mỹ uy tín CNBC đưa vào danh sách top 200 Công ty Fintech toàn cầu. Chiến dịch tái định vị thương hiệu hồi tháng...

Doanh nghiệp đứng hình khi nhìn bảng giá đất mới

Ngày 10/1, Reatimes và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam”. Doanh nghiệp đứng hình khi nhìn bảng giá đất mới Bỏ khung giá đất, cùng với quy định về bảng giá đất mới mang tính đột phá là nỗ lực rất lớn của Luật Đất đai...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (14/01): Tiếp đà giảm

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

Cùng chuyên mục

SẼ KHỞI CÔNG DỰ ÁN MỞ RỘNG ĐƯỜNG CAO TỐC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – LONG THÀNH – DẦU GIÂY TRONG NỬA ĐẦU...

Theo Bộ Giao thông vận tải, trong năm 2025, sẽ có 19 dự án hạ tầng giao thông quan trọng sẽ được khởi công xây dựng. Trong đó, Bộ Giao thông vận tải sẽ đẩy nhanh tiến độ chuẩn bị đầu tư để khởi công các dự án nâng cấp, mở rộng các tuyến đường cao tốc: Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương – Mỹ Thuận; đoạn Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành thuộc đường cao...

Quy hoạch đường Hồ Chí Minh đoạn qua Thanh Hóa thành cao tốc Bắc – Nam phía Tây

Theo đó, cử tri kiến nghị Bộ GTVT sớm trình Chính phủ thực hiện dự án nâng cấp đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Phúc đáp nội dung này, Bộ GTVT cho biết, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đường Hồ Chí Minh đoạn qua địa phận tỉnh Thanh Hóa dài 130km được quy hoạch thành cao tốc Bắc – Nam phía Tây với...

Hành trình Mới và Mở

2024 đánh dấu một năm vươn mình ấn tượng của Zalopay với tuyên ngôn “làm mới mọi trải nghiệm về tiền”. Phục vụ hơn 16 triệu người dùng, Zalopay vững vàng ở vị trí top 2 ứng dụng thanh toán tại Việt Nam, đồng thời cũng là doanh nghiệp Việt Nam duy nhất được kênh truyền hình Mỹ uy tín CNBC đưa vào danh sách top 200 Công ty Fintech toàn cầu. Chiến dịch tái định vị thương hiệu hồi tháng...

Doanh nghiệp đứng hình khi nhìn bảng giá đất mới

Ngày 10/1, Reatimes và Viện Nghiên cứu Bất động sản Việt Nam tổ chức Hội thảo: “Áp dụng bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024: Những vấn đề đặt ra và giải pháp phát triển bền vững thị trường bất động sản Việt Nam”. Doanh nghiệp đứng hình khi nhìn bảng giá đất mới Bỏ khung giá đất, cùng với quy định về bảng giá đất mới mang tính đột phá là nỗ lực rất lớn của Luật Đất đai...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (14/01): Tiếp đà giảm

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu vực miền Bắc –...

“Đêm phố cổ” đi qua một phần tư thế kỷ

“Thắp lửa” cho di sản văn hóa thế giới Tháng 8/1998, UBND thị xã Hội An lúc đó đã ban hành Quyết định số 336 phê duyệt Đề án “Nghiên cứu, phục hồi Ngày phố cổ tại Khu phố cổ Hội An” (sau này gọi là “Tái hiện đêm phố cổ Hội An đầu thế kỷ 20” và được gọi tắt là “Đêm phố cổ”) nhằm mục đích từng bước phục hồi cảnh quan và các sinh hoạt văn hóa...

Phát triển mạnh mẽ quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Nga

Nhận lời mời của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Thủ tướng Chính phủ Liên bang Nga Mikhail Vladimirovich Mishustin thăm chính thức Việt Nam ngày 14 và 15/1/2025. Chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước thời gian gần đây liên tục được tăng cường, nhằm tiếp tục làm sâu sắc hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược Toàn diện Việt Nam-Liên bang Nga, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày thiết lập quan...

Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025

Thay đổi bộ chỉ số HOSE-Index, nâng chất lượng cho rổ VN30 từ tháng 3/2025Các tiêu chí sàng lọc về thanh khoản, lợi nhuận sau thuế và giới hạn tỷ trọng vốn hoá của nhóm cổ phiếu cùng ngành sẽ được áp dụng trong Bộ chỉ số HOSE-Index phiên bản 4.0 có hiệu lực từ tháng 3/2025 tới. Sở Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) vừa ban hành Quy tắc xây dựng và quản lý Bộ...

Hà Nội và Hội An là điểm đến tốt nhất thế giới 2025

Tripadvisor đã công bố top 25 điểm đến tuyệt vời nhất trên thế giới. Đây là những cái tên nằm trong hạng mục “Best of the Best” thuộc khuôn khổ giải thưởng Travelers’ Choice Awards do chính người dùng trên nền tảng du lịch này bình chọn. Không chỉ tôn vinh địa điểm du lịch độc đáo, đây là danh sách gợi ý tiềm năng cho người yêu xê dịch trên khắp thế giới. Việt Nam có hai thành phố lọt...

‘Nảy lửa’ play-off vòng loại khu vực TP.HCM

Nhiều ẩn số thú vị Suýt phải dừng bước ở vòng bảng nên HLV Phạm Thái Vinh của đội ĐKVĐ Trường ĐH Sư phạm TDTT TP.HCM tỏ ra rất thận trọng. “Đội Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM đang có phong độ rất tốt, thể hiện qua việc họ cùng với Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) có thành tích toàn thắng ở vòng bảng. Chúng tôi từng gặp họ cách đây 1 năm và dù thắng nhưng cũng rất khó...

Tin nổi bật

Tin mới nhất