Powered by Techcity

Chậm chuyển đổi mô hình kinh tế xanh, doanh nghiệp mất “sân chơi” quốc tế

Dao hai lưỡi ở hội chợ?

Khi nhắc đến các thị trường tiềm năng mới cho ngành gỗ Việt Nam, bà Trần Như Trang, đại diện chương trình xúc tiến nhập khẩu Thụy Sĩ (SIPPO), nhắc ngay đến Trung Đông, Ấn Độ, Canada, Australia và khu vực ASEAN. Trong đó, bà nhấn mạnh đến tiềm năng tăng trưởng của thị trường mới Trung Đông và cách tiếp cận khách hàng thông qua các hội chợ, triển lãm…

Bà Trang cũng lưu ý các DN cần thận trọng trong thanh toán nhằm tránh rủi ro xảy ra. Theo đó, DN phải tìm hiểu kỹ lưỡng các thông tin về đối tác mình sẽ giao kết.

Bởi thực tế, tính đến cuối tháng 7 đã có 4 DN ngành tiêu, điều và cây gia vị Việt Nam nghi bị lừa đảo khi giao dịch với cùng một đối tác tại Dubai (thuộc Các Tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất – UAE). Thông tin về tình hình xử lý vụ việc ngày 9-8, đại diện Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), cho biết đến nay 4 lô hàng hồ tiêu, quế và điều đã được bên mua lấy ra khỏi cảng, trong khi bên bán là các DN Việt Nam chưa được nhận thanh toán. Còn 1 lô hàng hoa hồi được giữ tại cảng ở Dubai.

Đáng lưu ý, các DN xuất khẩu Việt Nam này đã gặp đối tác tại hội chợ thực phẩm lớn, thường niên ở Dubai, nơi thu hút rất nhiều nhà mua hàng lớn trên toàn thế giới. Chiêu thức của bên lừa đảo là ký hợp đồng ngay tại hội chợ này vào tháng 2, giao hàng thành công vào tháng 4. Và đến lô hàng thứ 2 giao tháng 6 thì gặp sự cố.

Chậm chuyển đổi mô hình kinh tế xanh, doanh nghiệp mất "sân chơi" quốc tế ảnh 1
Tiềm năng xuất khẩu của ngành gỗ sang thị trường Trung Đông rất lớn nhưng các DN cần thận trọng trong thanh toán nhằm tránh rủi ro

Theo phân tích, một trong những nguyên nhân khiến DN rơi vào hoàn cảnh này, là người mua đã đánh vào tâm lý cần đơn hàng của DN Việt Nam. Từ đó, những thủ tục cần kiểm soát chặt chẽ, đầy đủ đã dễ dàng bị bỏ qua do DN Việt cần bán hàng. Cũng có thể khi tham gia hội chợ, DN có tâm lý tin tưởng độ “uy tín” của các đối tác, nhất là khi đã có lô hàng chốt đơn nhanh, xuất thành công, nên đã thiếu thận trọng trong việc kiểm tra thông tin. Đây cũng là kinh nghiệm cho các DN khác trong việc tìm kiếm đối tác mới ở các hội chợ, triển lãm.

Song qua vụ việc trên cho thấy năng lực tìm hiểu thông tin thị trường, đối tác của nhiều DN Việt còn yếu, năng lực pháp lý trong giao dịch chưa vững vàng. Bởi đây không phải vụ việc đầu tiên. Nếu chỉ tính trong ngành điều đây đã là vụ thứ 3 sau vụ 100 container hạt điều bị nghi lừa đảo ở Italia và vụ 5 container điều xuất sang Algeria.

Còn nếu tính chung, theo khảo sát của Công ty kiểm toán PwC Việt Nam, 52% DN Việt Nam cho biết đã từng bị lừa đảo quốc tế. Mới đây nhất, thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ nhận được phản hồi của một số DN về khó khăn trong giao dịch với đối tác Ấn Độ. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có sự thiếu hiểu biết về đối tác, điều khoản hợp đồng, điều khoản thanh toán.

Để chủ động trong giao thương, DN Việt Nam cần tăng cường năng lực tìm hiểu thông tin thị trường, đối tác và năng lực pháp lý.

Ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), nhấn mạnh để giảm rủi ro trong kinh doanh xuất nhập khẩu, DN nên sử dụng dịch vụ tư vấn, pháp lý và coi các công ty tư vấn, công ty luật là người đồng hành trong quá trình kinh doanh, không chỉ khi xảy ra tranh chấp.

Các công ty này sẽ giúp DN tìm hiểu về đối tác, rà soát hợp đồng để tránh những điều khoản bất lợi cài cắm trong đó. Trong trường hợp phát sinh tranh chấp họ sẽ hỗ trợ hoặc thay mặt DN để xử lý.

Cơ hội từ chuyển đổi xanh

Một trong những “luật chơi” mới các thị trường nhập khẩu lớn như Mỹ, châu Âu đang đòi hỏi cấp thiết, là tính bền vững trong sản phẩm. Đây không còn là đòi hỏi mang tính tự nguyện như trước mà đã trở thành điều kiện bắt buộc, nếu DN muốn tham gia thị trường. Bài học rõ nhất là sự chuẩn bị của ngành dệt may Bangladesh. Các DN ở quốc gia này bắt đầu hành trình xanh từ năm 2014, đã giúp ngành dệt may Bangladesh gây bất ngờ cho những ai đang theo dõi quá trình chuyển đổi kinh tế xanh. Và điều này cũng khiến dệt may Việt Nam bị hụt hơi, mất lượng lớn đơn hàng.

Chia sẻ vấn đề này với các DN xuất khẩu, ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Công ty Tư vấn kinh doanh và hội nhập toàn cầu (GIBC), thông tin thêm ngoài những quy định bắt buộc hiện hành, DN Việt Nam sẽ đối diện với những đòi hỏi mới, như Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất, có hiệu lực từ tháng 10-2023. Hàng hóa nhập khẩu vào thị trường châu Âu sẽ phải chịu thêm chi phí, nếu không chuyển đổi mô hình sản xuất ít phát thải hơn để có tín chỉ carbon.

Đồng tình, bà Phạm Thị Ngọc Thủy, Giám đốc văn phòng Ban nghiên cứu kinh tế tư nhân (Ban IV), cho biết không chỉ châu Âu mà nhiều quốc gia nhập khẩu lớn, sắp tới sẽ có thêm những quy định về tính bền vững, tính xanh trong sản phẩm. DN nên tìm hiểu các thông tin thị trường này để có sự chuẩn bị tốt nhất cho mình. Bởi có thực tế, hiện không ít DN còn thờ ơ với việc kiểm kê khí nhà kính. Cụ thể, trong 1.912 DN Việt Nam bắt buộc phải kiểm kê khí nhà kính và đáp ứng hạn ngạch phát thải, có 62 DN thuộc ngành gỗ. Tuy nhiên, điều bất ngờ là rất nhiều DN không hề biết biết mình nằm trong danh sách này.

“Kiểm kê khí nhà kính là việc đầu tiên DN phải làm để biết mình ở đâu và tới đây mình phải cải thiện như thế nào. Vì thế, bên cạnh nỗ lực tìm kiếm thị trường, đơn hàng ở bên ngoài, việc quay trở lại với bài toán xanh cũng là hành trình chúng ta không thể bỏ qua được” – bà Thủy chia sẻ.

Cùng với kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn cũng sẽ là mối quan tâm lớn của các nhà nhập khẩu. Bởi trong xu hướng tiêu dùng mới, người tiêu dùng sẽ chọn hàng tái chế, tiêu dùng bền vững. Theo Cơ quan Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), đến năm 2030 lợi ích của nền kinh tế tuần hoàn có thể đem lại 4.500 tỷ USD và góp phần thực hiện 10/17 chỉ tiêu phát triển bền vững của Liên hiệp quốc.

Tất cả là cơ hội nhưng cũng là thách thức rất lớn nếu DN Việt Nam không chuyển động ngay từ bây giờ.



Nguồn

Cùng chủ đề

TP Hồ Chí Minh bình ổn hàng Tết

Chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết nguyên đán Ất Tỵ. Lúc này, các doanh nghiệp đang tăng tốc chuẩn bị hàng bình ổn Tết để phục vụ nhu cầu của người dân. Như các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hơn 8.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thành phố kỳ vọng sẽ phục vụ...

Doanh nghiệp tích cực chuyển đổi xanh giao thông thủ đô

Trước tình trạng đô thị hóa gia tăng mạnh, giao thông xanh được cho là vấn đề cốt lõi cần giải quyết để đạt mục tiêu thành phố thông minh. Nhiều doanh nghiệp đã có những bước chuyển mình...

Công bố Bảng xếp hạng Top 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024

Theo ông Vũ Đăng Vinh, Tổng Giám đốc Vietnam Report, kết quả thống kê từ Bảng xếp hạng VNR500 năm nay cho thấy lĩnh vực công nghiệp-xây dựng vẫn là một trong những động lực phát triển của nền...

Kim ngạch xuất khẩu cà phê tăng mạnh

Niên vụ 2023 – 2024 Việt Nam đã xuất khẩu 1,45 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch cao nhất từ trước đến nay với gần 5,4 tỷ USD. Niên vụ 2023 – 2024 Việt Nam đã xuất khẩu 1,45 triệu tấn cà phê, đạt kim ngạch cao nhất từ trước đến nay với gần 5,4 tỷ USD, giảm gần...

Thứ trưởng Phan Thị Thắng tiếp các phái đoàn châu Âu về hợp tác thúc đẩy phát triển năng lượng

Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng: GEFE 2024 – cơ hội hướng đến phát triển xanh và bền vững Thứ trưởng Phan Thị Thắng gợi mở giải pháp cho ngành Công Thương khu vực phía Nam bứt phá tăng trưởng Chiều 21/10, trong khuôn khổ Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh (GEFE 2024) tại TP. Hồ Chí Minh, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đã có buổi tiếp và làm việc với các phái đoàn châu Âu...

Cùng tác giả

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thái Lan đạt mục tiêu 25 tỷ USD

Ngày 24-2, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại hội đàm, hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng, tiến tới việc đưa quan hệ...

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TPHCM

(HTV) - Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TPHCM khóa X đã bầu ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, giữ chức Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã thông qua dự thảo nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của TPHCM. Chiều 20-2, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã...

Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

(HTV) - Thứ Ba, ngày 18/02/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quốc...

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

(HTV) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM Khóa X quyết định triệu tập Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Cùng chuyên mục

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thái Lan đạt mục tiêu 25 tỷ USD

Ngày 24-2, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại hội đàm, hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng, tiến tới việc đưa quan hệ...

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã thông qua dự thảo nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của TPHCM. Chiều 20-2, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã...

TP Hồ Chí Minh: Đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu dịp tết

Theo ghi nhận, hiện thị trường rau củ quả, thịt gia súc, gia cầm phục vụ rằm tháng Chạp cũng như Tết Ất Tỵ 2025 trên địa bàn TPHCM khá dồi dào. Các doanh nghiệp, siêu thị, chợ sỉ và lẻ cam kết đủ nguồn hàng phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Chợ đầu mối: tăng lượng hàng Trong những ngày qua, lượng hàng nhập về chợ đầu mối nông sản thực phẩm Hóc...

TP Hồ Chí Minh bình ổn hàng Tết

Chưa đầy 3 tuần nữa là đến Tết nguyên đán Ất Tỵ. Lúc này, các doanh nghiệp đang tăng tốc chuẩn bị hàng bình ổn Tết để phục vụ nhu cầu của người dân. Như các doanh nghiệp tại TP Hồ Chí Minh đã chuẩn bị nguồn vốn hơn 22.000 tỷ đồng, trong đó hơn 8.000 tỷ đồng chuẩn bị hàng lương thực, thực phẩm thiết yếu. Với sự chuẩn bị kỹ lưỡng, thành phố kỳ vọng sẽ phục vụ...

Tháo gỡ triệt để hạ tầng để TPHCM bước vào kỷ nguyên mới

Theo nhóm nghiên cứu của Đại học Kinh tế TPHCM, cơ sở hạ tầng là một trong ba thách thức lớn của TPHCM trong việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng để bước sang kỷ nguyên phát triển mới. Tập trung giải quyết thách thức này là cách tiếp cận hiệu quả nhất, góp phần quyết định tốc độ tăng trưởng của TPHCM. Sáng 25-12, Đại học Kinh tế TPHCM (UEH) và Cục...

Vinh danh 200 doanh nghiệp giành Giải thưởng Sao Vàng đất Việt năm 2024

Tối 24-12, tại Hà Nội, Trung ương Đoàn, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Sao Vàng đất Việt 2024, với chủ đề “Vươn tầm Việt Nam”, vinh danh 200 doanh nghiệp xuất sắc. Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình tới dự. Giải thưởng Sao Vàng đất Việt là một trong những nội dung lớn và...

Tuyến Metro số 1 Bến Thành – Suối Tiên chính thức vận hành

(Hochiminhciy.gov.vn) - Sáng 22/12, tuyến đường sắt đô thị số 1 tuyến Bến Thành – Suối Tiên (tuyến Metro số 1) sử dụng nguồn vốn ODA của Nhật Bản chính thức được đưa vào vận hành. Đây là sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho việc hình thành mạng lưới đường sắt đô thị của TP.Hồ Chí Minh, hướng đến mục tiêu hiện đại hóa hệ thống giao thông công cộng, đáp ứng nhu cầu...

Du lịch miền Tây “khoác áo mới” đón khách

Tăng cường dịch vụ, ẩm thực văn hóa sông nước Những ngày này, không khí Giáng sinh và Tết Dương lịch đã tràn ngập tại các điểm du lịch sinh thái ở TP Cần Thơ; lượng khách đến tham quan cũng tăng dần về cuối năm. Tại Làng du lịch Mỹ Khánh (huyện Phong Điền, TP Cần Thơ), 1 trong 50 điểm đến du lịch hấp dẫn ở TPHCM và 13 tỉnh, thành ĐBSCL, chủ khu du lịch...

Thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố

(Hochiminhcity.gov.vn) – Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải vừa có thông báo Kết luận tại buổi khảo sát thực tế và làm việc về thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công các dự án giao thông trọng điểm trên địa bàn Thành phố. Nhánh hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ, hướng Tân Thuận đi quốc lộ 1 đã...

Cần quản lý chặt chẽ sàn giao dịch tiền mã hoá để phòng chống rửa tiền và tội phạm xuyên biên giới

(Hochiminhcity.gov.vn) – Sáng 18/12, Ban Chuyên đề Công an TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Hiệp hội Blockchain Việt Nam tổ chức tọa đàm “Nâng cao năng lực phòng chống tội phạm tài chính trên không gian mạng” với sự tham dự của hơn 200 đại biểu, đại diện các cơ quan quản lý, doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Đại tá Lê Quang Đạo, Phó Giám đốc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất