Powered by Techcity

Canh bún cô Chi, nồi bún nuôi 7 miệng ăn, làm gì có chuyện bán vì đam mê

Người sống lâu năm ở quận Tân Bình sẽ biết đến canh bún cô Chi, nổi tiếng với giá rẻ, hương vị làm xiêu lòng thực khách, nhất là những người dân gốc Bắc tìm kiếm hương vị canh bún xưa.

Cận cảnh tô canh bún cô Chi giá 30.000 đồng, riêu cua đầy ắp, chả Huế cắt dày - Ảnh: TÔ CƯỜNG

Cận cảnh tô canh bún cô Chi giá 30.000 đồng, riêu cua đầy ắp, chả Huế cắt dày – Ảnh: TÔ CƯỜNG

Quán canh bún cô Chi tọa tại số 314 đường Phạm Văn Hai, quận Tân Bình, xưa kia quen thuộc với người dân TP.HCM với cái tên ngã ba Ông Tạ.

Đây cũng là một quán ăn lâu đời trong khu vực, theo lời chủ quán thì thương hiệu canh bún cô Chi đã tồn tại ngót nghét 30 năm.

Canh bún chuẩn vị xưa

Khác với những tô canh bún miền Nam được biến tấu thêm huyết, ốc, giò heo… tô canh bún cô Chi chỉ có bốn nguyên liệu đơn giản: chả, rau muống, đậu khuôn chiên và thành phần không thể thiếu là riêu cua.

Lý giải cho sự khác biệt này, chủ quán giải thích rằng khi xưa gia đình cô làm nông, tô canh bún mẹ cô nấu hồi đó vốn chỉ có riêu cua đồng bắt ngoài ruộng và rau muống mọc ven mương, cô cũng tuân thủ công thức này.

Sợi bún gấc dai dai, xực xực cũng là một trong những điểm sáng của canh bún cô Chi - Ảnh: TÔ CƯỜNG

Sợi bún gấc dai dai, xực xực cũng là một trong những điểm sáng của canh bún cô Chi – Ảnh: TÔ CƯỜNG

Về sau, tô canh bún của quán chỉ có thêm chả Huế và đậu khuôn để đáp ứng nhu cầu khách, không thêm huyết, ốc, giò heo… vì sẽ làm thay đổi hương vị nước dùng.

Sợi bún gấc dai dai, nước dùng đậm đà và miếng riêu cua đậm vị là điểm nhấn của món canh bún cô Chi.

Ngoài ra, thay vì cắt đậu khuôn theo hình vuông thì quán thái lát mỏng và chiên vàng giòn, ăn rất lạ miệng, nhiều khách mê mẩn phải gọi thêm phần đậu 5.000 đồng ăn cho “đã”.

Quán cũng bán rất đắt hàng, chỉ thấy cô Chi hì hục làm từ tô này sang tô khác không nghỉ tay trong suốt quá trình trao đổi với Tuổi Trẻ Online.

Thường quán cô Chi chỉ bán tầm vài tiếng là đã hết sạch, giờ tan tầm là thời điểm quán đông nhất - Ảnh: TÔ CƯỜNG

Thường quán cô Chi chỉ bán tầm vài tiếng là đã hết sạch, giờ tan tầm là thời điểm quán đông nhất – Ảnh: TÔ CƯỜNG

Theo chia sẻ của cô, quán mở từ 12h trưa đến 6h tối nhưng thường chỉ sau vài tiếng đã hết hàng, có nhiều khách quen làm ở những công ty lớn mua một lần mấy chục phần.

Trên các hội nhóm sành ăn trên Facebook, chỉ cần nhắc tên canh bún cô Chi là sẽ có nhiều người dân sống trong khu vực quận Tân Bình vào khen nức nở. Có thể nói đây là một trong những tô canh bún chất lượng nhất tại TP.HCM trong tầm giá 30.000 đồng.

Thực hư danh tiếng bán canh bún vì đam mê

Một danh tiếng khác của canh bún cô Chi mà những người từng có dịp ghé qua thường truyền tai nhau là “chắc bà chủ chỉ bán vì đam mê”.

Lý do là quán nằm tại mặt tiền đường Phạm Văn Hai, vị trí khá đắt giá giao với đường Cách Mạng Tháng Tám, một trong những con đường huyết mạch TP.HCM nhưng giá mỗi tô canh bún đầy ắp riêu chỉ có 30.000 đồng.

Ngoài canh bún, quán còn có thêm món canh bánh đa ăn rất lạ miệng - Ảnh: TÔ CƯỜNG

Ngoài canh bún, quán còn có thêm món canh bánh đa ăn rất lạ miệng – Ảnh: TÔ CƯỜNG

Thậm chí, theo lời kể của khách quen, thời điểm trước dịch giá một tô chỉ dao động từ 20.000 đến 25.000 đồng, do sau thời gian giãn cách giá cả biến động nên tăng lên 30.000 và giữ đến bây giờ.

Khi nghe đến danh “bán vì đam mê”, cô Chi chỉ vừa cười vừa nói: “Một nồi bún nuôi bảy miệng ăn đó con, làm gì có chuyện bán cho vui”.

Lý do quán cô bán rẻ là vì may mắn được ông bà để lại mảnh đất thổ cư, kinh doanh không tốn tiền thuê mặt bằng nên không cần phải đẩy giá lên cao.

Theo lời kể của cô chủ, từng có thời gian quán nghỉ bán tầm gần chục năm, cho thuê mặt bằng cho đỡ cực khổ nhưng cuối cùng vẫn quyết định bán lại vì nhớ nghề.

“Tưởng mình nghỉ khách quên hết rồi ai ngờ mở lại vẫn đông như thường” – cô Chi vừa cười vừa nói.

Tô Cường

Nguồn: https://tuoitre.vn/canh-bun-co-chi-noi-bun-nuoi-7-mieng-an-lam-gi-co-chuyen-ban-vi-dam-me-20240619055930004.htm

Cùng chủ đề

Quận Tân Bình tổ chức Hội thi Ẩm thực sông nước Nam Bộ năm 2024

(HTV) - Hòa trong chuỗi hoạt động hưởng ứng Lễ hội Sông nước TP.HCM, Quận Tân Bình tiếp tục tổ chức Hội thi Ẩm thực sông nước Nam Bộ lần thứ 2 năm 2024 tại Trung tâm Văn hóa thể thao Quận. ...

Quận Tân Bình nỗ lực lan tỏa giá trị Học tập và làm theo Bác

(HTV) - Quận ủy Tân Bình, TP.HCM vừa tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận số 01 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị "Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,...

Quận Tân Bình sơ kết phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Chiều 22-2, UBND quận Tân Bình tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” quận Tân Bình năm 2023 nhằm đánh giá những kết quả đạt được trong thực hiện phong trào; đồng thời biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu năm 2023 và các tập thể cá nhân đạt thành tích xuất sắc tiêu biểu nhiều năm liền trên địa bàn, góp phần nhân rộng...

Cùng tác giả

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn

Phá lấu là một món ăn nhẹ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, cực kì phổ biến trong văn hóa ẩm thực đường phố tại TP.HCM. Món ăn được chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật như bao tử, phèo, phổi, tim, gan... Thoáng nghe có vẻ “kinh dị”, nhưng khi đã thử qua một lần, bạn sẽ nhận ra lí do vì sao phá lấu lại được người dân thành phố yêu thích...

Độc lạ bánh mì phá lấu nức tiếng TPHCM, khó tìm ở Hà Nội

Ngoài bánh mì truyền thống, bánh mì phá lấu là món ăn đường phố bình dân rất được yêu thích tại TPHCM. Đặc sản này là "của hiếm" ở Hà Nội. Bánh mì phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả. Ảnh: Grab Mỗi vùng miền lại có một phiên bản bánh mì biến tấu đa dạng, sáng tạo riêng, độc lạ nhất phải kể tới bánh mì phá lấu trứ danh của ẩm thực đường phố TPHCM. Bánh mì phá lấu...

Phở Lệ 95.000 đồng/tô nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, khách ở xa vẫn lặn lội đến ăn

Phở Lệ được xem là một trong những quán phở nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn. Không chỉ thu hút người dân khu vực quận 5 mà thực khách tại các quận khác cũng lặn lội tìm đến vì “tiếng lành đồn xa”. Đi trên đường Nguyễn Trãi sầm uất của khu Chợ Lớn, không khó để nhận thấy phở Lệ với biển tên quán gồm 3 thứ tiếng Việt - Hoa - Anh. Tô thập cẩm đặc biệt...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

Mãn nhãn với vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn

Vở đại nhạc kịch ngoài trời đầu tiên trên sông Sài Gòn - Chuyến tàu huyền thoại với hơn 1.000 diễn viên đã thu hút đông đảo người dân và du khách theo dõi trực tiếp và trực tuyến.

Cùng chuyên mục

Lê la đường phố, thưởng thức phá lấu nức tiếng Sài Gòn

Phá lấu là một món ăn nhẹ có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, cực kì phổ biến trong văn hóa ẩm thực đường phố tại TP.HCM. Món ăn được chế biến từ các bộ phận nội tạng động vật như bao tử, phèo, phổi, tim, gan... Thoáng nghe có vẻ “kinh dị”, nhưng khi đã thử qua một lần, bạn sẽ nhận ra lí do vì sao phá lấu lại được người dân thành phố yêu thích...

Độc lạ bánh mì phá lấu nức tiếng TPHCM, khó tìm ở Hà Nội

Ngoài bánh mì truyền thống, bánh mì phá lấu là món ăn đường phố bình dân rất được yêu thích tại TPHCM. Đặc sản này là "của hiếm" ở Hà Nội. Bánh mì phá lấu khìa nước dừa màu nâu óng ả. Ảnh: Grab Mỗi vùng miền lại có một phiên bản bánh mì biến tấu đa dạng, sáng tạo riêng, độc lạ nhất phải kể tới bánh mì phá lấu trứ danh của ẩm thực đường phố TPHCM. Bánh mì phá lấu...

Phở Lệ 95.000 đồng/tô nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, khách ở xa vẫn lặn lội đến ăn

Phở Lệ được xem là một trong những quán phở nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn. Không chỉ thu hút người dân khu vực quận 5 mà thực khách tại các quận khác cũng lặn lội tìm đến vì “tiếng lành đồn xa”. Đi trên đường Nguyễn Trãi sầm uất của khu Chợ Lớn, không khó để nhận thấy phở Lệ với biển tên quán gồm 3 thứ tiếng Việt - Hoa - Anh. Tô thập cẩm đặc biệt...

Gánh xôi gà cô Lệ hơn 30 năm ở ngã tư trung tâm Sài Gòn, đón nhận biết bao chân tình

Ở vỉa hè của một ngã tư trung tâm quận 1 có gánh xôi từ hơn 30 năm trước. Người dân quanh đó vẫn quen gọi là xôi gà cô Lệ. Một gói xôi gà xé có giá 30.000 đồng - Ảnh: HỒ LAM Mặc tiết trời Sài Gòn mưa nắng thất thường, gánh xôi gà cô Lệ vẫn đều đặn nép dưới một tán cây xanh ngay ngã tư đường Sương Nguyệt Anh - Cách Mạng Tháng 8 (quận 1) từ 13h...

Lễ Ok Om Bok của người Khmer ở Sài Gòn

Người Khmer ở TP HCM thành kính chờ được nhà sư đút cốm dẹp, thực phẩm trong lễ cúng trăng Ok Om Bok ở chùa Chantarangsay, tối 26/10. Theo phong tục của người Khmer ở Nam Bộ, ngày Rằm tháng 10 là lễ hội Ok Om Bok hay còn gọi là đút cốm dẹp, diễn ra trong lúc cúng trăng nên cũng được coi là lễ cúng trăng. Đây là lúc kết thúc vụ mùa, người dân tổ chức lễ...

TP HCM – ‘giao điểm’ ẩm thực phía Nam

Ẩm thực Sài thành mang hương vị tổng hòa của nhiều vùng miền do người dân khắp cả nước đổ về sinh sống, làm việc. Đến TP HCM, nơi từng được gọi là "hòn ngọc viễn đông" bởi vị trí địa lý chiến lược và hoạt động kinh tế sôi nổi, du khách có thể dễ dàng tìm thấy các món ăn từ nhiều vùng miền khác, từ phở, bánh canh, bánh đa, bánh xèo, bánh tráng, bánh mỳ tới...

Thành Phố Hồ Chí Minh – Vẻ Đẹp Của Một “Siêu Đô Thị” Hiện Đại

Khoác trên mình mỹ danh "Hòn ngọc Viễn Đông" của một thế kỷ trước, giờ đây thành phố Hồ Chí Minh đã có những bước phát triển ngoạn mục, vươn lên mang dáng dấp của một "siêu đô thị" hiện đại. Hòn ngọc Viễn Đông (La perle de l'Extrême-Orient) là một mỹ danh được thực dân Pháp dùng để nói về Sài Gòn (nay là thành phố Hồ Chí Minh), thủ phủ của liên bang 3 nước Đông Dương là...

Tin nổi bật

Tin mới nhất