Powered by Techcity

“Cần có một con đường mang tên Anh Đức ở Cà Mau”


Đó là chia sẻ của nhà văn Cao Chiến tại hội thảo “Nhà văn Anh Đức – Cuộc đời và sự nghiệp” do Hội Nhà văn TPHCM tổ chức ngày 18-12, nhân 10 năm nhà văn Anh Đức đi xa.

Theo chia sẻ của nhà văn Cao Chiến, ông từng đến mộ chị Phan Thị Ràng (ở Hòn Đất), rồi đi Cà Mau không biết bao nhiêu lần, nhưng lần nào đến đây cũng khiến ông nhớ đến tác phẩm Bức thư Cà Mau của nhà văn Anh Đức. Theo ông, văn chương của Anh Đức toát lên vẻ đẹp của sự sang trọng, gần gũi, lần nào đọc cũng khiến ông thấm thía, lôi cuốn và xao xuyến.

“Nên chăng, người Cà Mau hãy nhìn nhận lại, cùng nhau đề xuất một con đường mang tên Anh Đức ở Cà Mau, nơi mà ông đã sống chết với nó. Nếu có một con đường như vậy cũng là sự tôn vinh nhà văn Anh Đức, cũng như tôn vinh văn chương của ông”, nhà văn Cao Chiến đề xuất.

IMG_5480.jpg
Nhà văn Cao Chiến chia sẻ tại hội thảo

Nhà văn Anh Đức (1935 – 2014) tên thật Bùi Đức Ái. Ông sinh ra tại xã Bình Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang. 13 tuổi, cậu thiếu niên Bùi Đức Ái đã đi theo kháng chiến, giúp việc cho tạp chí Lá Lúa, tạp chí Văn Nghệ Nam bộ. Trong những ngày gian khổ chống Pháp, Bùi Đức Ái dưới sự hướng dẫn của nhà văn Đoàn Giỏi đã tập sáng tác văn chương. Với tập truyện đầu tay Biển động, Bùi Đức Ái đã đạt giải thưởng văn học Cửu Long năm 1952 và chuyển sang làm phóng viên báo Cứu Quốc Nam bộ.

IMG_5474.JPG
Nhà thơ Lê Quang Trang (thứ 2 từ phải qua), nguyên Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM khóa 6 (2010-2015) chia sẻ về quãng thời gian sống và sáng tác với nhà văn Anh Đức trong những ngày ở chiến khu

Có thể nói, sự nghiệp văn chương của nhà văn Anh Đức được chia thành hai giai đoạn: trước và sau năm 1962. Ở giai đoạn nào, ông cũng có những tác phẩm nổi bật, được dựng thành phim, tạo được tiếng vang không chỉ trong nước mà cả ở nước ngoài.

Năm 1958, khi còn sống và làm việc ở miền Bắc, nhà văn Anh Đức sáng tác tiểu thuyết Một chuyện chép ở bệnh viện với tên thật Bùi Đức Ái, được ấn hành rồi được dàn dựng thành bộ phim Chị Tư Hậu gây tiếng vang rất lớn, đã nhanh chóng đưa tên tuổi Bùi Đức Ái vào hàng ngũ những gương mặt văn chương Nam bộ nổi tiếng trên đất Bắc.

IMG_5455.JPG
PGS-TS Võ Văn Nhơn và TS Phạm Ngọc Hiền (từ phải qua) cùng chia sẻ những nhận định về văn chương Anh Đức

Sau năm 1962, khi quay vào Căn cứ Trung ương Cục miền Nam, ông sáng tác với bút danh Anh Đức. Chính tại mảnh đất Nam bộ trong những ngày khói lửa, ông đã sáng tác một trong những tiểu thuyết quan trọng nhất trong sự nghiệp là Hòn Đất. Từ nguyên mẫu nữ anh hùng Phan Thị Ràng, nhà văn Anh Đức đã xây dựng thành nhân vật chị Sứ. Tác phẩm này sau đó cũng được chuyển thể thành bộ phim điện ảnh cùng tên, là một trong những bộ phim kinh điển về cách mạng Việt Nam.

IMG_5437.jpg
Nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, phát biểu khai mạc hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, nhà văn Bích Ngân, Chủ tịch Hội Nhà văn TPHCM, bày tỏ: “10 năm nhà văn Anh Đức đi xa, chúng ta nhớ về ông là nhớ về một con người luôn ứng xử chan hòa và chừng mực, là nhớ về một con người tận tụy với sáng tạo và cần mẫn với công việc. Và hơn hết, nhớ về ông là nhớ về một nhà văn tiêu biểu, trọn đời cống hiến để làm phong phú thêm cho văn học Nam bộ, làm giàu thêm cho văn học cách mạng Việt Nam”.

Nhà văn Anh Đức được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật năm 2000. Ngoài sáng tác, nhà văn Anh Đức còn đóng góp tích cực cho các hoạt động văn học nghệ thuật và cho sự phát triển chung của cộng đồng. Trong suốt quá trình cống hiến của mình, nhà văn Anh Đức gắn bó với công việc viết văn và làm báo. Ông từng giữ chức vụ Tổng Biên tập Báo Văn nghệ Giải phóng, Ủy viên Ban Thư ký Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên Ban Thư ký Hội Nhà văn TPHCM, Tổng Biên tập Tạp chí Văn… Ông là đại biểu Quốc hội khóa 7.

QUỲNH YÊN





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/can-co-mot-con-duong-mang-ten-anh-duc-o-ca-mau-post773640.html

Cùng chủ đề

Khai mạc Ngày Thơ Việt Nam năm 2025 tại TPHCM

Ngày 12-2, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức khai mạc Ngày Thơ Việt Nam 2025 với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đây là năm thứ 2, Ngày thơ Việt Nam tại TPHCM trở thành một sự kiện trong chuỗi hoạt động lễ hội Nguyên tiêu. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn,...

Nhà văn Nguyễn Quang Sáng: Người chưa bao giờ vắng mặt

Hội Nhà văn TPHCM vừa tổ chức hội thảo “Nhà văn Nguyễn Quang Sáng - Cuộc đời và sự nghiệp” nhân kỷ niệm 10 năm nhà văn Nguyễn Quang Sáng đi xa (1932-2014). 10 năm đã qua nhưng dường như trong lòng người thân, bạn bè, đồng nghiệp và cả bạn đọc, hình bóng ông chưa bao giờ xa vắng. 1. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng (còn có bút danh là Nguyễn Sáng), từng đảm nhận cương...

Trao tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật TPHCM lần thứ 3 (2018-2022)

Tối 7-11, tại Nhà hát Thành phố, Sở VH-TT TPHCM tổ chức lễ Trao tặng giải thưởng Văn học nghệ thuật (VHNT) TPHCM lần thứ 3 (2018-2022). Đến tham dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ tịch HĐND...

Ở tận sông Hồng em có biết…

Đó là câu mở đầu trong bài thơ Vàm Cỏ Đông của nhà thơ Hoài Vũ. Câu thơ da diết, sau đó duyên dáng khoe “quê hương anh cũng có dòng sông”. Lời thơ dạt dào như sông nước đã khiến bao người rung động, trong đó có trái tim của chàng kỹ sư ở nhà máy Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao (Phú Thọ) Trương Quang Lục. Sau đó, bài hát Vàm Cỏ Đông ra...

Bí thư Nguyễn Văn Nên trao Huy hiệu Đảng đến nhà thơ Lê Giang và nhạc sĩ Lư Nhất Vũ

Đến dự và trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy TPHCM. Nhạc sĩ Lư Nhất Vũ sinh ngày 13-5-1936 tại Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Năm 1953, khi đứng trước ngôi mộ của một đồng chí...

Cùng tác giả

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thái Lan đạt mục tiêu 25 tỷ USD

Ngày 24-2, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại hội đàm, hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng, tiến tới việc đưa quan hệ...

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TPHCM

(HTV) - Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TPHCM khóa X đã bầu ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, giữ chức Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã thông qua dự thảo nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của TPHCM. Chiều 20-2, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã...

Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

(HTV) - Thứ Ba, ngày 18/02/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quốc...

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

(HTV) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM Khóa X quyết định triệu tập Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Cùng chuyên mục

Ngày thơ Việt Nam năm 2025: Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ

Thơ ca phải mang hơi thở cuộc sống Sáng 12-2, tại tọa đàm “Trách nhiệm và khát vọng của nhà thơ” diễn ra ở Ninh Bình, những người cầm bút đã cùng nhau nhìn lại vai trò, sứ mệnh và tâm huyết của thi ca trong dòng chảy xã hội. Nhìn lại lịch sử thơ ca Việt Nam, nhà thơ Vũ Quần Phương nhận định: “Trách nhiệm và khát vọng không đối lập mà bổ sung cho nhau....

Khai mạc Ngày Thơ Việt Nam năm 2025 tại TPHCM

Ngày 12-2, Hội Nhà văn TPHCM tổ chức khai mạc Ngày Thơ Việt Nam 2025 với chủ đề “Bài ca thống nhất”. Đây là năm thứ 2, Ngày thơ Việt Nam tại TPHCM trở thành một sự kiện trong chuỗi hoạt động lễ hội Nguyên tiêu. Tham dự có các đồng chí: Nguyễn Văn Nên, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM; Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng đoàn,...

Phát động phong trào ủng hộ sách và tặng sách cho trung tâm học tập cộng đồng

Chiều 11-2, tại TP Đà Nẵng, Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng phối hợp với Công ty Văn hóa và Truyền thông 1980 Books tổ chức khai mạc “Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng” lần thứ nhất. Tại lễ khai mạc, bà Vũ Thị Ân, Phó Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp Đà Nẵng cho biết, “Ngày hội Văn hóa đọc Đà Nẵng” hướng đến việc hình thành...

Đạo diễn Ngô Quang Thịnh: Tạo dấu ấn với phim tài liệu

Xuất thân là một phóng viên mảng thể thao nhưng cơ duyên bất ngờ đưa Ngô Quang Thịnh bén duyên với phim tài liệu. Sau hơn 6 năm, gia tài của anh đã có những tác phẩm gây dấu ấn bởi sự dấn thân, tìm tòi và không ngừng sáng tạo. Ngay trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Hãng phim Đài truyền hình TPHCM (TFS) cho ra mắt 2 tập phim Hồ Chí Minh -...

Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên không tổ chức tại Hà Nội

Ngày 6-2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt trong lịch sử Ngày thơ Việt Nam khi lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài Thủ đô Hà Nội. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc bay lên” sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - một...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 6-2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì nghi lễ Dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước. Lễ dâng hương khai xuân gồm nhiều nghi thức truyền thống, gồm rước kiệu, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng,...

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

Tin nổi bật

Tin mới nhất