Powered by Techcity

Cái bánh chưng cuối cùng, tôi gói cùng cha

Đó là chiếc bánh chưng đặc biệt được chính tay tôi gói từ mớ nếp và đậu còn dư. Nhỏ xíu, toàn lá nhưng lại là những chiếc bánh chưng ngon nhất và in đậm trong tâm trí tôi, bởi đó là chiếc bánh cuối cùng tôi gói cùng cha, trước khi ông mất đột ngột vào năm sau đó.

Nhiều năm nay, khi có gia đình riêng, mỗi lần tết đến, dù bận rộn đến mấy vợ chồng tôi cũng cố gắng sắp xếp để cùng con gói bánh chưng ngày tết, mong con cũng sẽ có những ký ức thật đẹp về ngày tết cổ truyền Việt Nam
Nhiều năm nay, khi có gia đình riêng, mỗi lần tết đến, dù bận rộn đến mấy vợ chồng tôi cũng cố gắng sắp xếp để cùng con gói bánh chưng ngày tết, mong con cũng sẽ có những ký ức thật đẹp về ngày tết cổ truyền Việt Nam

Gia đình tôi sống ở vùng miền núi Can Lộc (Hà Tĩnh), còn nhà tôi xa hút nhất xóm vì phía sau lưng là trập trùng những ngọn đồi cao thấp, chiều về chỉ nghe thấy tiếng chim quốc và tu hú kêu. Cha mẹ tôi đều là nông dân, nhà lại đông anh chị em nên quanh năm thiếu thốn. Do vậy, với những đứa trẻ xóm tôi, tết hồi đó là dịp trọng đại nhất trong năm, đứa nào cũng háo hức, mong chờ, đếm từng ngày… bởi chúng tôi sẽ có thịt, có bánh chưng, có kẹo để ăn và có đồ mới để khoe. Được gói bánh cùng cha mẹ vào những ngày cận tết vì thế cũng trở thành những ký ức ngọt ngào trong tâm trí tôi và nhiều đứa trẻ khác.

Vào năm tôi 17 tuổi, như bao mùa tết trước, mẹ tôi chuẩn bị ngâm nếp và đậu từ sáng sớm, để chiều tối khi cha cày xong thửa ruộng, các con thì đã nghỉ tết không còn đi học, cả gia đình quây quần bên nhau gói bánh chưng. Chị em tôi lăng xăng rửa lá dong từ chiều, chuẩn bị sẵn mâm, lạt, còn mẹ thì nấu nồi nhân đậu xanh thật nhừ. Sau bữa cơm tối, cả nhà tập trung xuống gian bếp nhỏ, quây quần bên ngọn lửa đang cháy bập bùng cùng nhau gói bánh chưng, bánh tét. Trong khi cha gói từng chiếc bánh thì chị em tôi xúm quanh hòng mong được cha nhờ vả lấy lá, lấy lạt hay làm chân chạy vặt. Không khí tết đoàn viên bao trùm gian bếp nhỏ.

Hí hoáy cả giờ đồng hồ thì cha con tôi cũng gói xong chục chiếc bánh chưng, chị em tôi được cha chừa riêng cho mỗi đứa một chén nếp và một nắm đậu để tự tay gói chiếc bánh chưng của riêng mình. Xấu lắm, nhưng cha không chỉnh lại, chỉ giúp chúng tôi thắt lại lạt cho thật chặt rồi đặt chiếc bánh nhỏ này trên cùng của nồi bánh.

Đêm đó, cả gia đình ngồi bên bếp lửa canh nồi bánh và nói đủ thứ chuyện trên đời. Cha mẹ tôi tính toán xem nên bán mấy con gà, bao nhiêu ký thóc để có tiền mua thịt, bánh kẹo và sắm đồ tết cho con. Chúng tôi ngồi bên cạnh nghe ké mà sướng rân, vì sẽ được đi phiên chợ xuân, sắm mỗi đứa một bộ đồ mới – bộ đồ mới duy nhất trong năm hồi đó.

Đến chừng 1-2 giờ sáng của ngày hôm sau, khi chị em tôi đang tựa đầu gối mẹ liu thiu ngủ bên bếp thì nồi bánh chưng đã thơm lừng, cha kiểm tra thấy bánh đã chín thì chị em tôi cũng tỉnh giấc bởi quá háo hức. Cha cẩn thận ép bánh, rồi đặt những chiếc đẹp nhất lên bàn thờ. Lúc này, không thể chờ bánh nguội, chúng tôi được ăn trước những chiếc bánh nhỏ do mình gói. Đó là những chiếc bánh chưng ngon nhất tôi được ăn trong đời, bởi nó có vị thơm của nếp, vị bùi của đậu xanh và có cả tình yêu thương của cha mẹ. Đó cũng là chiếc bánh cuối cùng, trước khi cha tôi đột ngột mất vào cuối năm sau.

Năm đó, cũng vào những ngày giáp tết, khi tôi vẫn còn ngồi học ở trường thì nhận được tin cha mất. Nước mắt tôi cứ rơi không thể dừng, nhà lại cách trường vài chục cây số, tôi đã đạp xe lao qua bao con dốc dựng đứng của vùng miền núi để về nhà. Đến đầu xóm, khi nhìn lên lưng chừng núi, nơi nhà tôi sống, đã thấy người ta dựng rạp, tôi suy sụp biết chừng nào. Đó là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi cảm nhận được sự chia lìa.

Năm đó, nhà tôi buồn thiu, không đón tết, cũng không viếng thăm chúc tết ai, vì tập tục quê tôi kiêng người có tang đến nhà người khác vào đầu năm mới. Mẹ chỉ lặng lẽ nấu vài món mặn, món chè cúng cha. Còn chị em tôi, ngồi trân bên bếp lửa, nhưng chẳng còn được gói bánh chưng, bánh tét, chỉ còn nỗi nhớ thương cha. Và cũng từ đó, mẹ con tôi không còn gói bánh chưng nữa, bởi nhà toàn con gái không ai biết gói. Hằng năm mẹ gửi nếp, nhờ hàng xóm gói giúp ba, bốn cái để đặt lên bàn thờ.

Vài năm sau đó, tôi và em út đều đi học đại học. Cha không còn, một mình mẹ lủi thủi nên anh trai tôi đón mẹ vào Bình Dương ở cùng. Căn nhà ngói cũ kỹ nằm lưng chừng đồi không còn người ở, rêu xanh mọc đầy nên mẹ bán đi.

Ký ức mùa tết năm 17 tuổi, tết cuối cùng tôi còn cha, cùng gói bánh chưng chỉ còn trong ký ức. Giờ chị em tôi đều đã trưởng thành và vào thành phố lớn để lập nghiệp, nhưng cứ mỗi mùa tết đến tôi lại nhớ da diết gian bếp nhỏ, nhớ mùa xuân năm ấy chúng tôi đã hạnh phúc quây quần bên nhau gói bánh chưng.

Tết nay, khi đã có gia đình riêng, dù về quê hay ở lại thành phố, năm nào cũng vậy, cứ vào những ngày giáp tết tôi lại chuẩn bị ngâm nếp, nấu đậu xanh, chồng tôi sẽ chuẩn bị khuôn để gói bánh. Các con tôi sẽ lăng xăng phụ cha mẹ, và tôi cũng nhắc chồng để con tự gói vài chiếc bánh riêng cho mình.

NGUYỄN LOAN

Địa chỉ: Đường TL37, phường Thạnh Lộc, quận 12, TPHCM

Email: [email protected]



Nguồn

Cùng chủ đề

Kiều bào là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới

Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt chào mừng đoàn kiều bào tiêu biểu trở về quê hương sum vầy, đón Tết với gia đình và tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2025, đồng thời, gửi tới các đại biểu của đoàn và toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài lời thăm hỏi chân tình và những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội đã thông báo với các...

Áo dài dáng suông lên ngôi

Tết Ất Tỵ 2025, những chiếc áo dài dáng suông đang nằm trong nhóm xu hướng thời trang phổ biến nhất của giới trẻ. Sau trend áo dài “cô ba Sài Gòn” với họa tiết lập thể bắt mắt, áo dài vai bồng, áo dài cách tân… thì...

Phố ông đồ ở TPHCM đẹp ngỡ ngàng, tràn ngập sắc xuân đón Tết

Phố ông đồ là một trong những địa điểm check-in Tết nổi tiếng ở TPHCM với nhiều góc chụp ảnh thu hút giới trẻ. Người dân xúng xính áo quần đi check-in Tết sớm ở phố ông đồ. Ảnh: Anh Tú Sau bao ngày người dân mong chờ, ngày 13.1, phố ông đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM (Quận 1) đã chính thức khai mạc, đón khách đến tham quan, chụp ảnh. Điểm nhấn đặc biệt tại phố ông đồ năm nay là...

TP Hồ Chí Minh: Nhiều nét mới tại hai đường hoa Tết Ất Tỵ 2025

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân thành phố và du khách từ 19 giờ ngày 27/1/2025 (tức 28 Tết) đến 21 giờ ngày 2/2/2025 (mùng 5 Tết). Cặp đôi Kim Tỵ - Ngân Tỵ sẽ xuất hiện ngay cổng chào đường hoa Tết 2025. Ảnh: BTC cung cấp Tối 7/1, ông Trương Đức Hùng,...

Trải nghiệm Tết miền Bắc trên bán đảo Thủ Thiêm

Chương trình “Tinh hoa thức Việt- Xuân khởi” diễn ra vào tối 14/12 tại Nguyen's Art Garden (số 103, đường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức) đã giới thiệu một Taste Show đón Tết Việt mang đậm chất truyền thống của Đồng bằng Bắc bộ. Bước chân qua cổng Nguyen's Art Garden, du khách được trải nghiệm không gian của một miền quê Bắc bộ với không khí và khung cảnh mang đậm chất quê hương. Chiếc cổng mái ngói cổ kính quen...

Cùng tác giả

Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên không tổ chức tại Hà Nội

Ngày 6-2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt trong lịch sử Ngày thơ Việt Nam khi lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài Thủ đô Hà Nội. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc bay lên” sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - một...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 6-2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì nghi lễ Dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước. Lễ dâng hương khai xuân gồm nhiều nghi thức truyền thống, gồm rước kiệu, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng,...

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Cùng chuyên mục

Ngày thơ Việt Nam lần đầu tiên không tổ chức tại Hà Nội

Ngày 6-2, tại Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đặc biệt trong lịch sử Ngày thơ Việt Nam khi lần đầu tiên sự kiện này được tổ chức bên ngoài Thủ đô Hà Nội. Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 mang chủ đề “Tổ quốc bay lên” sẽ diễn ra tại thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình - một...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương khai xuân tại Hoàng thành Thăng Long

Sáng 6-2, Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì nghi lễ Dâng hương khai Xuân Ất Tỵ 2025 tại Điện Kính Thiên - Khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tưởng nhớ các bậc tiên đế, hiền tài có công với đất nước. Lễ dâng hương khai xuân gồm nhiều nghi thức truyền thống, gồm rước kiệu, dâng hương, tế lễ và nhiều hoạt động văn hóa dân gian như múa rồng,...

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

TPHCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Tối 27-1, Ban Tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ long trọng tổ chức lễ khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa. Dự lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương...

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Tin nổi bật

Tin mới nhất