Powered by Techcity

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Thừa Thiên – Huế có hệ thống di sản phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều loại hình khác nhau. Ngày nay, Huế là Cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được nguyên vẹn kiến trúc thành quách, cung điện, lăng tẩm.. cùng hàng vạn hiện vật, cổ vật đặc biệt quý hiếm.

Công cuộc bảo tồn, trùng tu di tích Huế, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tôn tạo cảnh quan môi trường tại khu di sản Huế luôn được chú trọng và gắn liền với việc đẩy mạnh trao đổi hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn tiên tiến của thế giới và phát triển nguồn nhân lực địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tôn tạo, trùng tu hệ thống di tích lịch sử một cách toàn diện, có hệ thống. Từ năm 1996 đến nay, đã có gần 200 công trình, trong đó có các công trình tiêu biểu như Điện Kiến Trung, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh… đã được tu bổ, phục dựng; với số tiền hơn 2.265 tỉ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương.

baoton-1.jpg
Huế là địa phương nổi tiếng về di sản, với 8 di sản đã được UNESCO vinh danh

Tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã và đang thực hiện Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế nhằm thực hiện các mục tiêu gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực I di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

Đối với các di tích nằm ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị tiếp tục được quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ. Việc tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử, cách mạng và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ được tiến hành thường xuyên. Giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh đã tiến hành tu bổ, tôn tạo gần 40 công trình di tích tại các huyện, thị xã và TP. Huế.

Năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ Bảo tồn di sản Huế, giao cho UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế trực tiếp quản lý, nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ. Từ khi thành lập đến nay, Quỹ đã nhận được hơn 8 tỉ đồng ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị.

baoton-2.jpg
Điện Kiến Trung rất đẹp và uy nghi, một trong những công trình vừa được tu bổ

Nói về Quỹ bảo tồn di sản Huế, ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng là Giám đốc Quỹ Bảo tồn di sản Huế cho hay, thời gian tới, với nhiệm vụ được giao, Trung tâm sẽ có nhiều giải pháp để huy động nguồn lực cho Quỹ; nhưng trước hết là tuyên truyền để cộng đồng hiểu thêm nội dung ý nghĩa của Quỹ qua đó cùng chung tay cho công cuộc bảo tồn di sản. Không phải là ủng hộ quỹ số tiền nhiều hay ít, mà quan trọng là bày tỏ sự quan tâm đến di sản của mọi tầng lớp nhân dân.

“Bối cảnh kinh tế đang còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp, đơn vị rất quan tâm đến bảo tồn di sản Huế nhưng không có nhiều nguồn lực. Trung tâm sẽ kết nối, phát động đến các doanh nghiệp có điều kiện và tâm huyết với di sản văn hóa; đồng thời cũng có thể kêu gọi một số tỉnh, thành trong nước ủng hộ Quỹ. Ý nghĩa lớn chính là đóng góp cho quỹ của quốc gia chứ không riêng gì cho Huế, vì di sản Huế là của cả đất nước. Quần thể Di tích Cố đô Huế rất nhiều dự án cần được tu bổ và rất cấp thiết, nên từ nguồn lực của Quỹ để lựa chọn phân bổ phù hợp tùy theo quy mô, tính chất của công trình di tích cần trùng tu, bảo tồn. Quỹ Bảo tồn di sản Huế không chỉ dành cho các di tích ở Quần thể Di tích Cố đô Huế mà còn nhiều di tích văn hóa, di sản phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Trung nhấn mạnh.

baoton-3.jpg
Việc bảo tồn di sản tại Cố đô Huế giúp phát huy giá trị di sản và tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế – xã hội

Hiện nay, Thừa Thiên – Huế đang tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị là động lực để thúc đẩy phát triển các giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế một cách bền vững, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên – Huế trong việc huy động các nguồn lực phát triển văn hóa. Trên cơ sở Nghị quyết 54, nhiều chính sách, nhiều kế hoạch phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được ban hành nhằm khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên đất Cố đô, xây dựng một TP. Huế vừa cổ kính, vừa hiện đại.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa tại Cố đô Huế luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy giá trị di sản và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như khu vực và cả nước, trọng tâm là kinh tế du lịch – dịch vụ. Các loại hình di sản văn hóa của Cố đô Huế sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế – xã hội địa phương; góp phần xây dựng tỉnh theo hướng “Di sản văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”…

Đến nay, Thừa Thiên – Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 6 di sản của riêng Huế (Quần thể Di tích Cố đô Huế -1993 – Di sản vật thể; Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam – 2003 – Di sản phi vật thể; Mộc bản triều Nguyễn – 2009 – Di sản tư liệu; Châu bản triều Nguyễn – 2014 – Di sản tư liệu; Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế – 2016 – Di sản tư liệu; Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế – 2024 – Di sản tư liệu) và 2 di sản chung với các địa phương khác (Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt)

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-co-do-hue-381261.html

Cùng chủ đề

Lan tỏa nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ

Bảo tồn và phát huy Không phải đợi đến khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, mà ngay từ trước đó, ĐCTT đã được chú trọng đầu tư, quảng bá. Tuy nhiên, dấu mốc 5-12-2013 vẫn được xem là bước ngoặt để từ đó ĐCTT nhận được sự chú ý nhiều hơn. Từ dấu mốc đó, trong suốt 10 năm qua, chỉ tính riêng tại TPHCM đã có...

Cùng tác giả

Hoa hậu Việt Nam 2024 không chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ, song cũng có ngoại lệ

Ngày 26/12, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 tổ chức họp báo tại Hà Nội. Cuộc thi mang chủ đề Rạng rỡ Việt Nam do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, báo Tiền Phong phối hợp tổ chức. Phát biểu tại họp báo, ông Phùng Công Sưởng – Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức...

Khởi động cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024

Cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2024 vừa chính thức khởi động ngày 26-12, tại Hà Nội, với nhiều kỳ vọng và những điểm nhấn sáng tạo. Chia sẻ tại lễ khởi động cuộc thi nhan sắc có bề dày lịch sử, uy tín, ông Nguyễn Thanh Bình - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, khẳng định, địa phương đặt nhiều kỳ vọng dành cho cuộc thi....

Đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục phổ thông

Quang cảnh hội thảo Phát biểu tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Đỗ Đức Quế nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục quyền con người không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước mà còn là cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị 44-CT/TW của Ban Bí thư về “Công...

Vì sao CentreVille Lương Sơn hút nhà đầu tư khi thị trường bất động sản biến động

Vì sao CentreVille Lương Sơn “hút” nhà đầu tư khi thị trường bất động sản biến độngThị trường bất động sản dù đã và đang khởi sắc nhưng vẫn trong giai đoạn biến động. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thông thái không thể “án binh bất động” nên vẫn không ngừng tìm hướng đi sáng để rót vốn. Theo thông tin từ Bộ Xây dựng về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024, trong khảo sát...

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vượt mốc 3.000 bài công bố Quốc tế

Cũng theo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm vừa qua, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh luôn là đơn vị đứng đầu cả nước về công bố khoa học, đặc biệt là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc 2 danh mục cơ sở dữ liệu lớn của thế giới là Web of Science (của Clarivate) và Scopus (của Elsevier). Bên cạnh việc duy trì số lượng...

Cùng chuyên mục

Hoa hậu Việt Nam 2024 không chấp nhận phẫu thuật thẩm mỹ, song cũng có ngoại lệ

Ngày 26/12, Ban tổ chức cuộc thi Hoa hậu Việt Nam năm 2024 tổ chức họp báo tại Hà Nội. Cuộc thi mang chủ đề Rạng rỡ Việt Nam do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo, báo Tiền Phong phối hợp tổ chức. Phát biểu tại họp báo, ông Phùng Công Sưởng – Tổng Biên tập Báo Tiền Phong, Trưởng Ban tổ chức...

Đánh giá thực hiện Đề án giáo dục quyền con người trong cơ sở giáo dục phổ thông

Quang cảnh hội thảo Phát biểu tại hội thảo, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học Đỗ Đức Quế nhấn mạnh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, giáo dục quyền con người không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước mà còn là cam kết của Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế. Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện Chỉ thị 44-CT/TW của Ban Bí thư về “Công...

Vì sao CentreVille Lương Sơn hút nhà đầu tư khi thị trường bất động sản biến động

Vì sao CentreVille Lương Sơn “hút” nhà đầu tư khi thị trường bất động sản biến độngThị trường bất động sản dù đã và đang khởi sắc nhưng vẫn trong giai đoạn biến động. Tuy nhiên, các nhà đầu tư thông thái không thể “án binh bất động” nên vẫn không ngừng tìm hướng đi sáng để rót vốn. Theo thông tin từ Bộ Xây dựng về nhà ở và thị trường bất động sản quý III/2024, trong khảo sát...

Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh vượt mốc 3.000 bài công bố Quốc tế

Cũng theo Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, trong những năm vừa qua, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh luôn là đơn vị đứng đầu cả nước về công bố khoa học, đặc biệt là công bố trên các tạp chí quốc tế uy tín thuộc 2 danh mục cơ sở dữ liệu lớn của thế giới là Web of Science (của Clarivate) và Scopus (của Elsevier). Bên cạnh việc duy trì số lượng...

Giá vàng ngày 26/12/2024: Tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ

DNVN – Giá vàng trong nước vào sáng ngày 26/12 tiếp tục ghi nhận mức tăng nhẹ, đồng pha với xu hướng của thị trường quốc tế. Giá vàng trong nước Lúc 9 giờ sáng, Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI thông báo giá vàng miếng SJC được giao dịch ở mức 82,5 – 84,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra),...

Nhiều điểm sáng kinh tế

Mặc dù trong năm 2024, TP HCM gặp nhiều khó khăn, thách thức nhưng được sự quan tâm lãnh đạo của Trung ương, Thành ủy, sự giám sát của HĐND Thành phố, sự chỉ đạo quyết liệt, khoa học, bám sát tình hình thực tiễn, Thành phố đã có những phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả. Tiếp tục tăng trưởng UBND TP HCM cho biết kinh tế Thành phố tiếp tục phục hồi tích cực, chuyển dịch theo hướng...

Dấu ấn SonKim Land với những dự án biểu tượng tại vị trí đắt giá bậc nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Dấu ấn SonKim Land với những dự án biểu tượng tại vị trí đắt giá bậc nhất Thành phố Hồ Chí MinhLà nhà phát triển bất động sản với nhiều dự án chất lượng, dù không truyền thông rầm rộ nhưng SonKim Land luôn được khách hàng đón nhận bởi tiềm năng đến từ 3 yếu tố định hình giá trị gia tăng của một dự án bất động sản: vị trí, quy hoạch hạ tầng, chất lượng hoàn...

Biến động nhân sự mới tại SJC sau thông tin 6 người bị khởi tố

Khách hàng xếp hàng mua vàng tại Công ty SJC hồi tháng 6-2024 – Ảnh: PHƯƠNG QUYÊN Công ty SJC có quyền tổng giám đốc Website chính thức của Công ty SJC đã cập nhật ông Đào Công Thắng giữ chức quyền tổng giám đốc. Ông Trần Văn Tịnh làm chủ tịch hội đồng thành viên và ông Nguyễn Tiến Phước làm thành viên hội đồng thành viên. Đây là diễn biến nhân sự mới tại công ty này. Trước đó...

Đề xuất cơ quan có thẩm quyền mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương

Đề xuất cơ quan có thẩm quyền mở rộng cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ ThuậnDự án mở rộng tuyến cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận có chiều dài 91 km, quy mô đầu tư 6 -8 làn xe, tổng mức đầu tư 38.693 tỷ đồng sẽ được triển khai theo phương thức PPP. Một đoạn cao tốc TP.HCM – Trung Lương. Bộ GTVT vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính,...

5 doanh nghiệp được kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm tại Việt Nam

Thông tin từ Bộ Tài chính, căn cứ quy định tại Luật Đầu tư (2014, 2020) Nghị định 88/2014/NĐ-CP quy định về dịch vụ xếp hạng tín nhiệm, tính đến tháng 12/2024, Bộ Tài chính đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ xếp hạng tín nhiệm đối với 5 doanh nghiệp. Cụ thể: Công ty Cổ phần Sài Gòn Phát Thịnh Ratings (Tên nước ngoài: Sai Gon...

Tin nổi bật

Tin mới nhất