Powered by Techcity

Âm nhạc thiếu nhi: Nhiều nhưng vẫn thiếu


Trong hoạt động văn nghệ thiếu nhi tại TPHCM, chỉ vài năm gần đây ước tính đã có đến khoảng 400 sáng tác mới. Thế nhưng, tại nhiều chương trình biểu diễn, cuộc thi âm nhạc thiếu nhi, người phụ trách phải vất vả tìm kiếm ca khúc mới để tập luyện, biểu diễn.

Các liên hoan, hội thi văn nghệ thiếu nhi tại TPHCM luôn cần những sáng tác âm nhạc thiếu nhi mới ý nghĩa, chất lượng, phù hợp lứa tuổi
Các liên hoan, hội thi văn nghệ thiếu nhi tại TPHCM luôn cần những sáng tác âm nhạc thiếu nhi mới ý nghĩa, chất lượng, phù hợp lứa tuổi

Tưởng dễ mà khó!

Theo nhạc sĩ Trần Hữu Bích, nguyên Phó trưởng Ban Ca nhạc Đài Truyền hình TPHCM, thời gian qua, tại TPHCM, có rất nhiều bài hát viết cho thiếu nhi, nhưng số lượng nhiều hơn chất lượng. Nhiều nhạc sĩ cứ nghĩ sáng tác nhạc cho thiếu nhi dễ vì ca từ đơn giản, lời ngắn gọn, nhưng thực ra sáng tác cho thiếu nhi lại rất khó.

“Nếu người viết tác phẩm thiếu nhi mà không đứng ở góc nhìn của các em, không thấu cảm tâm tư, tình cảm của trẻ để phản ánh trong sáng tác, thì chắc chắn ca khúc sẽ khó đi vào lòng khán giả đúng lứa tuổi mà tác phẩm muốn hướng đến”, nhạc sĩ Trần Hữu Bích nói.

TS – đạo diễn Phạm Ngọc Hiền cũng khá trăn trở về vấn đề này: “Hiện nay, một số nhạc sĩ sáng tác cho thiếu nhi, nhất là các nhạc sĩ trẻ, thường rơi vào 2 xu hướng: một là hiện đại hóa, sử dụng các yếu tố âm nhạc hiện đại khiến tác phẩm trở nên xa lạ, khó biểu diễn, đôi khi còn dễ gây phản cảm; hai là tìm cách nhồi nhét vào tác phẩm những thông thông điệp quá lớn lao, xa vời mà các em chưa kịp nghĩ tới, chưa phù hợp với lứa tuổi thiếu nhi”.

TS – đạo diễn Phạm Ngọc Hiền cũng cho biết thêm, việc nỗ lực đưa cái mới vào sáng tác cho thiếu nhi hay gắn kết các nội dung giáo dục, chính trị không phải hiếm, nhưng việc này đòi hỏi nhạc sĩ có năng lực rất cao.

Đó cũng chính là yếu tố làm nên thành công của nhiều ca khúc thiếu nhi quen thuộc với bao thế hệ, như các ca khúc: Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Tiến lên đoàn viên, Cô và mẹ, Em là hoa hồng nhỏ, Đi học, Ông Ninh ông Nang, Chỉ có một trên đời, Cháu đi mẫu giáo, Búp bê bằng bông, Mái trường mến yêu, Bố là tất cả, Trái đất này là của chúng mình…

Không phải ngẫu nhiên những ca khúc này sống mãi, phần lớn có ca từ đơn giản, nội dung gần gũi, dễ hiểu, phản ánh chân thực tâm tư, tình cảm, góc nhìn của trẻ thơ với xã hội, thầy cô, gia đình, bạn bè… thể hiện nhẹ nhàng, trong sáng.

Những năm gần đây, hoạt động giới thiệu âm nhạc dân tộc vào các trường phổ thông được Sở GD-ĐT TPHCM triển khai đến các trường học trên địa bàn thành phố, âm nhạc dân tộc dần được phổ biến và phát huy mạnh mẽ ở nhiều trường học, đặc biệt là ở trường tiểu học.

Điều này đã giúp các em được làm quen với nhiều nhạc khí và các làn điệu dân ca cổ truyền. Tuy nhiên, các sáng tác âm nhạc mới nhiều thể loại như: tổ khúc, hợp xướng, hát ru, dân ca, hò, lý, đồng dao hay ca hoạt cảnh, bài bản tài tử… dành cho thiếu nhi vẫn quá ít ỏi và lại càng hiếm sáng tác mới có chất lượng.

CN1e.jpg
Những bài hát thiếu nhi mang âm hưởng dân ca vui tươi, dễ nhớ luôn tạo được sức hấp dẫn với thiếu nhi

TS-NSƯT Nguyễn Thị Hải Phượng nhìn nhận: “Hiện hoạt động đưa âm nhạc dân tộc vào trường học vẫn mang tính tự phát, chưa có giáo trình cụ thể nên còn gặp nhiều khó khăn. Nếu khắc phục được các vấn đề này sẽ giúp các em thuận lợi trong việc làm quen với những thanh âm dân tộc, giai điệu cổ truyền, bồi dưỡng cho các em lòng yêu nước thông qua tình yêu văn hóa nghệ thuật”.

Hỗ trợ âm nhạc thiếu nhi lan tỏa

Là người có hơn 10 năm tập trung sáng tác âm nhạc cho thiếu nhi với trên 300 tác phẩm, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung cho biết: “Sáng tác là trách nhiệm của nhạc sĩ, thế nhưng, để có thể phổ biến, nhạc sĩ phải bỏ tiền để hòa âm, thu âm, thậm chí quay MV (music video) hoặc làm clip hoạt hình để các bé xem, nghe và học hát”.

Để tác phẩm mới cho thiếu nhi có thể đóng góp cho đời sống văn hóa tinh thần, cần sự hỗ trợ, giúp biến tác phẩm thành bản nhạc có giai điệu, hình ảnh, lan tỏa nhanh hơn các bài hát thiếu nhi. Thế nhưng, ngoài cuộc vận động sáng tác ca khúc thiếu nhi từ Hội Âm nhạc TPHCM, những giải thưởng của hội, thị trường âm nhạc hiện nay không có bất kỳ giải thưởng nào nhằm giới thiệu, tôn vinh các sáng tác cho thiếu nhi và nhạc sĩ sáng tác cho thiếu nhi.

“Điều đó khiến nhạc sĩ viết nhạc thiếu nhi cảm thấy mình quá lẻ loi. Đó cũng là một nguyên nhân mà số nhạc sĩ sáng tác cho thiếu nhi ngày càng ít đi”, nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung chia sẻ.

Từ nhu cầu thực tế, anh Trần Minh Thảo, Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi quận Phú Nhuận (TPHCM), đề xuất: “Hội Âm nhạc TPHCM nên chủ động hỗ trợ nhạc sĩ có sáng tác chất lượng cho thiếu nhi để giúp phổ biến tác phẩm. Tôi mong có thêm nhiều sáng tác dành cho thiếu nhi về các chủ đề: tết, mùa xuân, mùa hè, khai giảng năm học, thầy cô, bạn bè, gia đình, tình bạn… chào mừng 50 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước”.

Chị Nguyễn Thanh Danh, Phó Giám đốc Nhà Thiếu nhi quận 12, bộc bạch: “Rất nhiều lần tôi tìm sách nhạc cho các em biểu diễn nhưng không có, phải đi mượn sao chép lại. Trên mạng xã hội tuy có thông tin bài hát nhưng không chính thống, có thể sai lệch về tác giả, lời bài hát. Rất mong Hội Âm nhạc TPHCM phối hợp các nhà xuất bản để in thêm sách nhạc thiếu nhi. Các Nhà thiếu nhi cũng mong nhận được sự hỗ trợ chuyên môn từ các hội thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, tập huấn về âm nhạc thiếu nhi”.

ThS – nhạc sĩ Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội Âm nhạc TPHCM, cho biết: “Hơn 10 năm qua, Hội Âm nhạc TPHCM chú trọng đẩy mạnh, phát huy chất lượng của hoạt động sáng tác các ca khúc thiếu nhi, tuổi hồng. Hội đã thực hiện trang Youtube Hội âm nhạc TPHCM, với gần 400 ca khúc mới cho phép người truy cập sử dụng miễn phí, kể cả nhạc nền của các ca khúc. Nhiều năm qua, mỗi năm, Hội nhận được từ 30-50 ca khúc mới về thiếu nhi, tuổi hồng, bổ sung cho thư viện âm nhạc thiếu nhi trực tuyến. Năm 2024, các đề tài thiếu nhi và tuổi hồng cũng được chú trọng xét duyệt, tuyển chọn để đầu tư quảng bá nhằm phát huy giá trị và ý nghĩa của ca khúc thiếu nhi mới trong đời sống văn hóa xã hội”.

THÚY BÌNH





Nguồn: https://www.sggp.org.vn/am-nhac-thieu-nhi-nhieu-nhung-van-thieu-post756686.html

Cùng chủ đề

TPHCM có sân khấu đa trải nghiệm dành riêng cho thiếu nhi

Đại diện ê-kíp cũng tiết lộ, vở kịch ra mắt của sân khấu có thể sẽ được lưu diễn ở cả 63 tỉnh thành và sử dụng cả thủ ngữ (ngôn ngữ kí hiệu). Sáng 23-1, sân khấu Ban Mai – sân khấu đa trải nghiệm dành cho đối tượng thiếu nhi đã được ra mắt tại sân khấu Hòa Bình C30 (141 Bắc Hải, phường 14, quận 10, TPHCM). Đây được xem là điểm hẹn mới...

Sân khấu tết 2024: Nhộn nhịp và đa sắc

Không khí Tết Giáp Thìn 2024 đang đến thật gần. Đây cũng là mùa thu hoạch lớn của ngành sân khấu, nhất là khi năm 2023 khép lại với nhiều thay đổi tích cực, tốt đẹp, thúc đẩy các sân khấu mạnh dạn đầu tư nhiều vở mới phục vụ khán giả. Tết 2024, hàng chục vở diễn đa phong cách, đa sắc màu, vui tươi, ý nghĩa đã sẵn sàng cùng khán giả chào xuân mới. ...

Cùng tác giả

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

TPHCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Tối 27-1, Ban Tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ long trọng tổ chức lễ khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa. Dự lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương...

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều...

8 tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hội Điện ảnh TPHCM

Chiều 17-1, Hội điện ảnh TPHCM vừa tổ chức chương trình tổng kết và vinh danh giải thưởng Hội Điện ảnh thành phố năm 2024. Phát biểu tại chương trình, bà Dương Cẩm Thúy – Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM đã điểm lại một số hoạt động nổi bật của Hội trong năm qua. Về mặt chuyên môn, hội đã hỗ trợ đầu tư cho các hội viên là tác giả của 9 kịch bản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất