Powered by Techcity

Hơn 351.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030

5 nhóm cảng biển

Theo quy hoạch, cảng biển việt Nam có 5 nhóm cảng biển. Trong đó, nhóm cảng biển số 1 gồm 5 cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.

Hơn 351.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030- Ảnh 1.

Đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 351.500 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng (Ảnh minh hoạ).

Nhóm cảng biển số 2 gồm 6 cảng biển cảng biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế.

Nhóm cảng biển số 3 gồm 8 cảng biển Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa), Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Trường Sa), Ninh Thuận và Bình Thuận.

Nhóm cảng biển số 4 gồm 5 cảng biển là cảng biển TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương và cảng biển Long An.

Nhóm cảng biển số 5 gồm 12 cảng biển gồm Cần Thơ, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau và cảng biển Kiên Giang.

Quy hoạch nêu rõ: Đến năm 2030, nhóm cảng biển số 1 có sản lượng hàng hóa thông qua từ 322 – 384 triệu tấn (hàng container từ 13 triệu TEU đến 16 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 281 nghìn lượt khách đến 302 nghìn lượt khách. Về kết cấu hạ tầng có từ 111-120 bến cảng (gồm174 cầu cảng đến 191 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 2 có sản lượng hàng hóa thông qua từ 182 triệu tấn đến 251 triệu tấn (hàng container từ 0,4 triệu TEU đến 0,6 triệu TEU); hành khách từ 374 nghìn lượt khách đến 401 nghìn lượt khách. Về kết cấu hạ tầng có từ 69 – 82 bến cảng (gồm 173-207 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 3 có sản lượng hàng hóa thông qua từ 160 triệu tấn đến187 triệu tấn (hàng container từ 2,5 triệu TEU đến 3,1 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 3,4 triệu lượt khách đến 3,9 triệu lượt khách. Kết cấu hạ tầng có từ 80 – 83 bến cảng (gồm 176 – 183 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 4 có sản lượng hàng hóa từ 500 triệu tấn đến 564 triệu tấn (hàng container từ 29 triệu TEU đến 33 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 2,8 triệu lượt khách đến 3,1 triệu lượt khách. Kết cấu hạ tầng có từ 146 – 152 bến cảng (gồm 292 – 306 cầu cảng).

Với nhóm cảng biển số 5, mục tiêu đến 2030 có sản lượng hàng hóa từ 86 triệu tấn đến 108 triệu tấn (hàng container đến năm 2030 từ 1,3 triệu TEU đến 1,8 triệu TEU); hành khách từ 10,5 triệu lượt khách đến 11,2 triệu lượt khách. Kết cấu hạ tầng có khoảng 85 bến cảng (gồm 160 – 167 cầu cảng).

Đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 351.500 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng khoảng 72.800 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 278.700 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 33.800 ha (bao gồm các khu vực phát triển cảng biển, khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các khu công nghiệp, logistics… gắn liền với cảng), trong đó cảng biển là 17.300 ha.

Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 606.000 ha (chưa bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải là 900.000 ha).

Ưu tiên đầu tư các công trình hàng hải công cộng, cảng nước sâu

Quy hoạch cũng chỉ rõ các dự án sẽ ưu tiên đầu tư trong thời gian tới. Trong đó, với kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, sẽ đầu tư xây dựng luồng sông Văn Úc – Nam Đồ Sơn và hệ thống đê chỉnh trị (giai đoạn khởi động); nâng cấp, mở rộng luồng hàng hải Hải Phòng (mở rộng kênh Hà Nam, đoạn luồng Lạch Huyện bao gồm vũng quay tàu); thiết lập, nạo vét luồng vào các cảng khu vực Cẩm Phả và khu neo chuyển tải Hòn Nét cho tàu 200.000 DWT.

Ngoài ra, còn có dự án nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa; cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Vũng Áng cho tàu đến 50.000 DWT và hệ thống đê chắn sóng (giai đoạn 2); cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Cửa Việt cho tàu đến 5.000 DWT và hệ thống đê chắn cát; cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Chân Mây cho tàu đến 70.000 DWT; đầu tư mở rộng đoạn cong chữ “S” luồng Cái Mép – Thị Vải.

Cùng đó, đầu tư xây dựng hệ thống đê chắn cát luồng Diêm Điền, Cửa Gianh; đầu tư hoàn thiện kè bảo vệ bờ kênh Quan Chánh Bố bao gồm kè chỉnh trị; đầu tư xây dựng hạ tầng công cộng bến cảng ngoài khơi Trần Đề (luồng tàu, đê chắn sóng, cầu vượt biển); đầu tư các đèn biển tại các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như: khu neo đậu tránh, trú bão, đài thông tin duyên hải, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS), tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn hoạt động xa bờ; đầu tư xây dựng bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.

Đối với bến cảng biển, sẽ đưa vào khai thác từ bến cảng số 3 đến bến cảng số 8 tại khu bến Lạch Huyện; các bến tại khu bến Liên Chiểu, các bến cảng chính thuộc cảng biển loại I; các bến cảng khách du lịch, bến khách quốc tế và các bến du thuyền gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn gắn trung tâm điện lực than, khí, xăng dầu, luyện kim; các bến phục vụ khu kinh tế ven biển; kêu gọi đầu tư các bến cảng tại các cảng biển tiềm năng Vân Phong và Trần Đề.

Theo quy hoạch, sẽ ưu tiên đầu tư bến khởi động khu bến Nam Đồ Sơn (Hải Phòng), các bến cảng tại khu vực Cái Mép hạ, bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và khu bến Trần Đề (Sóc Trăng).

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/hon-351000-ty-dong-dau-tu-he-thong-cang-bien-den-nam-2030-192250117114223313.htm

Cùng chủ đề

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, vùng nước

5 nhóm cảng biển Theo Quy hoạch có 5 nhóm cảng biển gồm: Nhóm cảng biển số 1: gồm 05 cảng biển là cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng biển Ninh Bình. Nhóm cảng biển số 2: gồm 06 cảng biển là cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế. Nhóm cảng biển số...

Ưu tiên đầu tư khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ – TPHCM

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 442/QĐ-TTg phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quyết định số 422/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22-9-2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống...

Động lực từ những cung đường ven biển – Bài 2: Mở rộng không gian kinh tế biển

NGỌC OAI - NGUYỄN CƯỜNG - DUY CƯỜNG - XUÂN QUỲNH Nguồn

Luật định nguyên tắc phối hợp

SGGP 05/10/2023 08:27 Trong môi trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệt, không chỉ giữa các cảng biển Việt Nam mà còn giữa các cảng biển Việt Nam với các cảng biển trong khu vực và thế giới… rất cần những nguyên tắc, quy định pháp luật chặt chẽ để đảm bảo không chỉ cho mỗi cảng biển hoạt động hiệu quả mà còn đảm bảo tập hợp được sức mạnh chung cho hệ thống cảng biển Việt...

Cùng tác giả

Phấn đấu đưa kim ngạch thương mại song phương Việt Nam – Thái Lan đạt mục tiêu 25 tỷ USD

Ngày 24-2, tại Trụ sở Bộ Ngoại giao, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đón và tiến hành hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Thái Lan Maris Sangiampongsa đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam. Tại hội đàm, hai bên nhất trí cùng nhau phối hợp chặt chẽ nhằm triển khai hiệu quả các lĩnh vực hợp tác song phương quan trọng, tiến tới việc đưa quan hệ...

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TPHCM

(HTV) - Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TPHCM khóa X đã bầu ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, giữ chức Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị được quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin

Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã thông qua dự thảo nghị quyết quy định thẩm quyền quyết định việc đầu tư, mua sắm các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng kinh phí chi thường xuyên nguồn vốn ngân sách nhà nước thuộc phạm vi quản lý của TPHCM. Chiều 20-2, HĐND TPHCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề). Tại kỳ họp, HĐND TPHCM đã...

Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

(HTV) - Thứ Ba, ngày 18/02/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quốc...

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

(HTV) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM Khóa X quyết định triệu tập Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Cùng chuyên mục

Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TPHCM

(HTV) - Tại Kỳ họp thứ 21 (kỳ họp chuyên đề), HĐND TPHCM khóa X đã bầu ông Nguyễn Văn Được - Phó Bí thư Thành ủy TPHCM, giữ chức Chủ tịch UBND TPHCM nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Thông cáo báo chí số 6, Kỳ họp bất thường lần thứ 9, Quốc hội khóa XV

(HTV) - Thứ Ba, ngày 18/02/2025, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ sáu tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Quốc...

Kỳ họp thứ hai mươi mốt (kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân TP.HCM khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

(HTV) - Thường trực Hội đồng nhân dân TP.HCM Khóa X quyết định triệu tập Kỳ họp thứ hai mươi mốt (Kỳ họp chuyên đề) Hội đồng nhân dân Thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021 – 2026. ...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Lãnh đạo Thành phố dâng hương tưởng nhớ Mẹ Việt Nam Anh hùng Nguyễn Thị Rành và các anh hùng liệt sĩ

(HTV) - Đoàn đại biểu do đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trường ban tổ chức Thành ủy TP.HCM - làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Di tích lịch sử quốc gia Ngã Ba Giồng, huyện Hóc...

Khải hoàn ca giữa lòng Paris: Kiệt tác trong ngoại giao của Việt Nam

(HTV) - Đêm 18/01/1969 giữa lòng Paris hoa lệ, nơi Khải hoàn môn sừng sững như một biểu tượng của sức mạnh quân sự, lá cờ Việt Nam đã tung bay trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà, khoảnh khắc lịch sử, một chiến thắng ngoại giao vang dội. ...

Hoàn Mỹ có 6 bệnh viện đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế ACHSI

Các bệnh viện này bao gồm: Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn, Cửu Long, Thủ Đức, Đà Nẵng, Đà Lạt và Bệnh viện Đa khoa quốc tế Hạnh Phúc. Đại diện từ sáu bệnh viện thuộc Tập đoàn Y khoa Hoàn Mỹ nhận chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng chăm sóc sức khỏe ACHSI. ACHSI là tổ chức hàng đầu và uy tín trên thế giới về kiểm định tiêu chuẩn chất lượng trong chăm sóc sức khỏe....

Giá vàng “chạy nước rút” tiến đến đỉnh lịch sử, trong nước rục rịch đón ngày vía Thần Tài 2025

1. PNJ – Cập nhật: 01/01/1970 08:00 – Thời gian website nguồn cung cấp – ▼/▲ So với ngày hôm qua. Loại Mua vào Bán ra TPHCM – PNJ 86.100 87.700 TPHCM – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Hà Nội – PNJ 86.100 87.700 Hà Nội – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Đà Nẵng – PNJ 86.100 87.700 Đà Nẵng – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Miền Tây – PNJ 86.100 87.700 Miền Tây – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Giá vàng nữ trang – PNJ 86.100 87.700 Giá vàng nữ trang – SJC 86.400 ▲200K 88.400 ▲200K Giá vàng nữ trang –...

Thương bệnh binh mắc bệnh nặng được chuyển thẳng đến tuyến cuối

Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn thăm, chúc Tết thương bệnh binh đang được chăm sóc tại Bắc Ninh – Ảnh: THÀNH LONG Đó là chia sẻ của Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn trong chương trình “Tiếp cận y tế toàn diện – chăm sóc sức khỏe cho người có công” được tổ chức tại Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành, Bắc Ninh ngày 23-1. Trung tâm Điều dưỡng thương binh Thuận Thành (đơn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất