Powered by Techcity

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô Huế

Thừa Thiên – Huế có hệ thống di sản phong phú, phân bố rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh với nhiều loại hình khác nhau. Ngày nay, Huế là Cố đô duy nhất ở Việt Nam còn bảo lưu được nguyên vẹn kiến trúc thành quách, cung điện, lăng tẩm.. cùng hàng vạn hiện vật, cổ vật đặc biệt quý hiếm.

Công cuộc bảo tồn, trùng tu di tích Huế, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, tôn tạo cảnh quan môi trường tại khu di sản Huế luôn được chú trọng và gắn liền với việc đẩy mạnh trao đổi hợp tác quốc tế, ứng dụng thành tựu khoa học bảo tồn tiên tiến của thế giới và phát triển nguồn nhân lực địa phương. Dưới sự chỉ đạo của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã tôn tạo, trùng tu hệ thống di tích lịch sử một cách toàn diện, có hệ thống. Từ năm 1996 đến nay, đã có gần 200 công trình, trong đó có các công trình tiêu biểu như Điện Kiến Trung, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các, cụm di tích Thế Miếu, các lăng vua Gia Long, Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Đồng Khánh… đã được tu bổ, phục dựng; với số tiền hơn 2.265 tỉ đồng từ nguồn vốn Trung ương và địa phương.

baoton-1.jpg
Huế là địa phương nổi tiếng về di sản, với 8 di sản đã được UNESCO vinh danh

Tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng đã và đang thực hiện Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I di tích Kinh thành Huế thuộc Quần thể di tích Cố đô Huế nhằm thực hiện các mục tiêu gìn giữ, bảo vệ các giá trị lịch sử, bảo tồn văn hóa; di dời các hộ dân đang sinh sống tại khu vực I di tích đến khu dân cư mới để ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân; bảo vệ, đảm bảo môi trường, chỉnh trang cảnh quan; phát huy giá trị di tích, tạo sản phẩm du lịch; tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội.

Đối với các di tích nằm ngoài Quần thể di tích Cố đô Huế, công tác bảo tồn và phát huy giá trị tiếp tục được quan tâm chỉ đạo triển khai đồng bộ. Việc tu bổ, tôn tạo, phát huy giá trị hệ thống di tích lịch sử, cách mạng và di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh, di tích kiến trúc nghệ thuật, khảo cổ được tiến hành thường xuyên. Giai đoạn 2011 – 2020, tỉnh đã tiến hành tu bổ, tôn tạo gần 40 công trình di tích tại các huyện, thị xã và TP. Huế.

Năm 2022, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 84/2022/NĐ-CP về việc thành lập và Quy chế hoạt động của Quỹ Bảo tồn di sản Huế, giao cho UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế trực tiếp quản lý, nhằm huy động nguồn lực để đầu tư cho trùng tu, bảo tồn, phát triển giá trị di sản Huế và đầu tư cho các công trình, hạng mục chưa được ngân sách nhà nước bố trí kinh phí hoặc bố trí kinh phí chưa đủ. Từ khi thành lập đến nay, Quỹ đã nhận được hơn 8 tỉ đồng ủng hộ của các tổ chức, cá nhân, đơn vị.

baoton-2.jpg
Điện Kiến Trung rất đẹp và uy nghi, một trong những công trình vừa được tu bổ

Nói về Quỹ bảo tồn di sản Huế, ông Hoàng Việt Trung – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cũng là Giám đốc Quỹ Bảo tồn di sản Huế cho hay, thời gian tới, với nhiệm vụ được giao, Trung tâm sẽ có nhiều giải pháp để huy động nguồn lực cho Quỹ; nhưng trước hết là tuyên truyền để cộng đồng hiểu thêm nội dung ý nghĩa của Quỹ qua đó cùng chung tay cho công cuộc bảo tồn di sản. Không phải là ủng hộ quỹ số tiền nhiều hay ít, mà quan trọng là bày tỏ sự quan tâm đến di sản của mọi tầng lớp nhân dân.

“Bối cảnh kinh tế đang còn khó khăn, nhiều doanh nghiệp, đơn vị rất quan tâm đến bảo tồn di sản Huế nhưng không có nhiều nguồn lực. Trung tâm sẽ kết nối, phát động đến các doanh nghiệp có điều kiện và tâm huyết với di sản văn hóa; đồng thời cũng có thể kêu gọi một số tỉnh, thành trong nước ủng hộ Quỹ. Ý nghĩa lớn chính là đóng góp cho quỹ của quốc gia chứ không riêng gì cho Huế, vì di sản Huế là của cả đất nước. Quần thể Di tích Cố đô Huế rất nhiều dự án cần được tu bổ và rất cấp thiết, nên từ nguồn lực của Quỹ để lựa chọn phân bổ phù hợp tùy theo quy mô, tính chất của công trình di tích cần trùng tu, bảo tồn. Quỹ Bảo tồn di sản Huế không chỉ dành cho các di tích ở Quần thể Di tích Cố đô Huế mà còn nhiều di tích văn hóa, di sản phi vật thể trên địa bàn toàn tỉnh”, ông Trung nhấn mạnh.

baoton-3.jpg
Việc bảo tồn di sản tại Cố đô Huế giúp phát huy giá trị di sản và tạo điều kiện
cho phát triển kinh tế – xã hội

Hiện nay, Thừa Thiên – Huế đang tập trung nguồn lực để xây dựng và phát triển tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định xây dựng và phát triển Thừa Thiên – Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế. Nghị quyết số 54/NQ-TW của Bộ Chính trị là động lực để thúc đẩy phát triển các giá trị di sản văn hóa Cố đô Huế một cách bền vững, đặc biệt là tạo điều kiện thuận lợi cho Thừa Thiên – Huế trong việc huy động các nguồn lực phát triển văn hóa. Trên cơ sở Nghị quyết 54, nhiều chính sách, nhiều kế hoạch phát triển tỉnh Thừa Thiên – Huế đã được ban hành nhằm khơi dậy, phát huy các giá trị văn hóa, sức mạnh con người Huế chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên đất Cố đô, xây dựng một TP. Huế vừa cổ kính, vừa hiện đại.

Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình cho biết, công cuộc bảo tồn di sản văn hóa tại Cố đô Huế luôn gắn chặt với quá trình khai thác, phát huy giá trị di sản và tạo điều kiện cho phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh cũng như khu vực và cả nước, trọng tâm là kinh tế du lịch – dịch vụ. Các loại hình di sản văn hóa của Cố đô Huế sau khi được UNESCO công nhận đã trở thành nguồn lực có giá trị vô cùng to lớn để khai thác và phát triển kinh tế – xã hội địa phương; góp phần xây dựng tỉnh theo hướng “Di sản văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường”…

Đến nay, Thừa Thiên – Huế là tỉnh duy nhất ở Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á có 8 di sản được UNESCO ghi danh, trong đó có 6 di sản của riêng Huế (Quần thể Di tích Cố đô Huế -1993 – Di sản vật thể; Nhã nhạc – Âm nhạc cung đình Việt Nam – 2003 – Di sản phi vật thể; Mộc bản triều Nguyễn – 2009 – Di sản tư liệu; Châu bản triều Nguyễn – 2014 – Di sản tư liệu; Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế – 2016 – Di sản tư liệu; Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế – 2024 – Di sản tư liệu) và 2 di sản chung với các địa phương khác (Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam và Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt)

Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/bao-ton-phat-huy-gia-tri-di-san-co-do-hue-381261.html

Cùng chủ đề

Lan tỏa nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ

Bảo tồn và phát huy Không phải đợi đến khi được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại, mà ngay từ trước đó, ĐCTT đã được chú trọng đầu tư, quảng bá. Tuy nhiên, dấu mốc 5-12-2013 vẫn được xem là bước ngoặt để từ đó ĐCTT nhận được sự chú ý nhiều hơn. Từ dấu mốc đó, trong suốt 10 năm qua, chỉ tính riêng tại TPHCM đã có...

Cùng tác giả

Lắp gần 200 đèn chiếu sáng nghệ thuật cho cầu Ba Son

Cầu Ba Son, nối quận 1 (TPHCM) với khu Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), đã hoàn thiện vào tháng 4/2022. Tuy nhiên, cầu vẫn thiếu hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, chỉ được chiếu sáng bằng đèn đường, khiến nó trở nên mờ nhạt vào ban đêm so với sự sầm uất của hai bên bờ sông Sài Gòn. Những ngày qua, một phần đường trên cầu Ba Son đã được rào chắn để hàng chục công nhân thi công...

Chứng khoán giằng co, phản ứng cổ phiếu chủ chuỗi Bách Hóa Xanh sau vụ giá ở Đắk Lắk

Thị trường chứng khoán giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên sáng 27-12 – Ảnh: QUANG ĐỊNH Thị trường chứng khoán phiên sáng nay (27-12) có diễn biến giằng co. Chỉ số đại diện sàn TP.HCM loanh quanh sát mốc tham chiếu sau hơn 2 giờ đồng hồ giao dịch. Đến khi khép phiên, cả ba sàn có tới hơn 400 cổ phiếu giảm giá và 27 mã giảm sàn, đối trọng lại có 261 cổ phiếu tăng...

Trường quốc tế SaiGon Star hoạt động trái phép, Sở GD&ĐT 4 lần mời làm việc bất thành

TPO – Liên quan đến việc Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn (SaiGon Star) đang hoạt động thì bị thu hồi đất, Sở GD&ĐT TPHCM cho hay, đơn vị này đã 4 lần mời đại diện nhà trường lên làm việc để phối hợp giải quyết nhưng bất thành. Trường chưa được cấp phép Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn (TP Thủ Đức, TPHCM) phải ngưng hoạt động và tìm cơ sở mới vì khu đất đang hoạt...

Cơ hội mua hàng hiệu khuyến mại 80% qua livestream

Ngày 18/12, khai mạc sự kiện Khuyến mại hàng hiệu – City Sale Mùa 2 năm 2024, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết không chỉ người dân ở thành phố có cơ hội mà khách hàng, người dân của 63 tỉnh thành đều có thể mua mua sản phẩm của hơn 500 thương hiệu mỹ phẩm, đồng hồ, thời trang… cao cấp với mức khuyến mại đến 80%...

Làm tuyến đường sắt xuyên tâm nội đô có ảnh hưởng, tác động xã hội lớn

TP.HCM: Làm tuyến đường sắt xuyên tâm nội đô có ảnh hưởng, tác động xã hội lớnUBND TP.HCM cho rằng, tuyến đường sắt xuyên tâm An Bình – Bình Triệu – Sài Gòn (Hòa Hưng) – Tân Kiên sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, cần phải rà soát, đánh giá kỹ lưỡng. UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải góp ý về các nội dung góp ý trong hồ sơ Quy hoạch đường...

Cùng chuyên mục

Lắp gần 200 đèn chiếu sáng nghệ thuật cho cầu Ba Son

Cầu Ba Son, nối quận 1 (TPHCM) với khu Thủ Thiêm (TP Thủ Đức), đã hoàn thiện vào tháng 4/2022. Tuy nhiên, cầu vẫn thiếu hệ thống chiếu sáng mỹ thuật, chỉ được chiếu sáng bằng đèn đường, khiến nó trở nên mờ nhạt vào ban đêm so với sự sầm uất của hai bên bờ sông Sài Gòn. Những ngày qua, một phần đường trên cầu Ba Son đã được rào chắn để hàng chục công nhân thi công...

Chứng khoán giằng co, phản ứng cổ phiếu chủ chuỗi Bách Hóa Xanh sau vụ giá ở Đắk Lắk

Thị trường chứng khoán giao dịch giằng co quanh mốc tham chiếu trong phiên sáng 27-12 – Ảnh: QUANG ĐỊNH Thị trường chứng khoán phiên sáng nay (27-12) có diễn biến giằng co. Chỉ số đại diện sàn TP.HCM loanh quanh sát mốc tham chiếu sau hơn 2 giờ đồng hồ giao dịch. Đến khi khép phiên, cả ba sàn có tới hơn 400 cổ phiếu giảm giá và 27 mã giảm sàn, đối trọng lại có 261 cổ phiếu tăng...

Trường quốc tế SaiGon Star hoạt động trái phép, Sở GD&ĐT 4 lần mời làm việc bất thành

TPO – Liên quan đến việc Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn (SaiGon Star) đang hoạt động thì bị thu hồi đất, Sở GD&ĐT TPHCM cho hay, đơn vị này đã 4 lần mời đại diện nhà trường lên làm việc để phối hợp giải quyết nhưng bất thành. Trường chưa được cấp phép Trường quốc tế ngôi sao Sài Gòn (TP Thủ Đức, TPHCM) phải ngưng hoạt động và tìm cơ sở mới vì khu đất đang hoạt...

Cơ hội mua hàng hiệu khuyến mại 80% qua livestream

Ngày 18/12, khai mạc sự kiện Khuyến mại hàng hiệu – City Sale Mùa 2 năm 2024, ông Lê Huỳnh Minh Tú, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cho biết không chỉ người dân ở thành phố có cơ hội mà khách hàng, người dân của 63 tỉnh thành đều có thể mua mua sản phẩm của hơn 500 thương hiệu mỹ phẩm, đồng hồ, thời trang… cao cấp với mức khuyến mại đến 80%...

Làm tuyến đường sắt xuyên tâm nội đô có ảnh hưởng, tác động xã hội lớn

TP.HCM: Làm tuyến đường sắt xuyên tâm nội đô có ảnh hưởng, tác động xã hội lớnUBND TP.HCM cho rằng, tuyến đường sắt xuyên tâm An Bình – Bình Triệu – Sài Gòn (Hòa Hưng) – Tân Kiên sẽ ảnh hưởng đến cảnh quan đô thị, cần phải rà soát, đánh giá kỹ lưỡng. UBND TP.HCM vừa có văn bản gửi Bộ Giao thông vận tải góp ý về các nội dung góp ý trong hồ sơ Quy hoạch đường...

Trao Huy hiệu 65 năm tuổi Đảng tặng đồng chí Lê Xuân Tùng

Dự và trao Huy hiệu Đảng có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương; Bùi Thị Minh Hoài, Bí thư Thành ủy Hà Nội. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương; Thành ủy Hà Nội, Quận ủy Tây Hồ và gia đình đồng chí Lê Xuân Tùng. Thay mặt lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Thành...

Kinh doanh địa ốc tìm cách giảm giá nhà

Thuê lại sản phẩm bất động sản của khách hàng với mức giá hấp dẫn, tặng quà giá trị cao rồi trừ thẳng vào giá nhà… là những cách doanh nghiệp địa ốc giảm giá nhà. Các chủ đầu tư giới thiệu nhiều chương trình khuyến mãi để thu hút khách mua Đủ cách giảm giá nhà Dự án Caraworld Cam Ranh do Công ty TNHH KN Cam Ranh làm chủ đầu tư, quy mô gần 800 ha, gồm các sản phẩm...

Khuyến cáo hạn chế người đưa đón ở Tân Sơn Nhất để giảm ùn ứ, delay dịp Tết 2025

Ông Trần Văn Hoạch, trưởng phòng giám sát chất lượng dịch vụ Cảng vụ hàng không miền Nam – Ảnh: CHÂU TUẤN Chiều 26-12, tại cuộc họp báo kinh tế và xã hội TP.HCM, ông Trần Văn Hoạch, trưởng phòng giám sát chất lượng dịch vụ Cảng vụ hàng không miền Nam, đã thông tin liên quan đến hoạt động cao điểm của sân bay Tân Sơn Nhất dịp Tết Nguyên đán 2025. Theo ông Hoạch, trong dịp Tết dự báo...

Phát huy trí tuệ, vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chiều 26/12, Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam và Tạp chí Cộng sản phối hợp tổ chức Hội thảo “Phát huy vai trò của phụ nữ trong kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Chủ trì hội thảo gồm: Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Trung ương Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản Lê Hải Bình;...

Nhiều mặt hàng có dấu hiệu tăng giá trước thềm Tết

Mặc dù lượng hàng hóa tại các siêu thị và chợ truyền thống vẫn khá phong phú, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, nhưng do ảnh hưởng của thời tiết bất lợi trong năm, nguồn cung lương thực, thực phẩm cả trong nước lẫn nhập khẩu đều gặp khó khăn. Điều này đã tác động không nhỏ đến giá cả thị trường. Theo khảo sát của phóng viên Báo Công Thương, hiện nay, tại các siêu thị...

Tin nổi bật

Tin mới nhất