Powered by Techcity

Tiếp tục làm sâu sắc hơn giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã

(Bqp.vn) – “Chiến thắng Bình Giã mãi là một mốc son trong lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. 60 năm đã trôi qua nhưng âm hưởng, ý nghĩa và kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã vẫn còn vang vọng, là động lực tiếp thêm sức mạnh cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trên con đường đổi mới, đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” – Đó là khẳng định của Thượng tướng Trịnh Văn Quyết, Bí thư Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam trong bài phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm” do Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức ngày 22/11, tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu).

Giá trị lịch sử của Chiến thắng Bình Giã

Cách đây 60 năm, thực hiện chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền xây dựng hoạch mùa khô 1964 – 1965, tập trung phần lớn lực lượng chủ lực Miền phối hợp với lực lượng vũ trang địa phương mở Chiến dịch Bình Giã. Đây là lần đầu tiên, lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam tổ chức cuộc tiến công dài ngày, trên một địa bàn tương đối rộng.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết chụp ảnh chung với các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Đầu năm 1964, trên chiến trường miền Nam, phong trào đấu tranh chính trị cùng với hoạt động quân sự của lực lượng vũ trang địa phương đã làm thất bại cơ bản chính sách “ấp chiến lược” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; mâu thuẫn trong nội bộ chính quyền Sài Gòn càng thêm sâu sắc; kế hoạch Xtalây-Taylo phá sản hoàn toàn. Với bản chất hiếu chiến và ngoan cố, từ tháng 3/1964, đế quốc Mỹ thực hiện kế hoạch mới, Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara, nhằm bình định miền Nam trong vòng 18 tháng, hòng cứu vãn nguy cơ sụp đổ hoàn toàn của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”. Ngay từ khi triển khai Kế hoạch Giônxơn – Mắc Namara, Mỹ đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng cách mạng miền Nam và sự đánh trả quyết liệt của quân, dân miền Bắc, khiến tình hình chính trị, quân sự của chính quyền Sài Gòn ngày càng rơi vào bị động, rối loạn, buộc đối phương phải tìm kiếm chiến lược thay thế. Quán triệt tinh thần Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (12/1963), trên cơ sở nghiên cứu, phân tích tình hình thực tiễn chiến trường, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng chủ trương “trong lúc kiên trì chiến đấu lâu dài, cần tranh thủ thời cơ thuận lợi, tập trung lực lượng, quyết tâm giành cho được những thắng lợi có tính chất quyết định trong mấy năm tới”.

Chấp hành chủ trương của Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục miền Nam, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền quyết định mở chiến dịch Đông Xuân 1964 – 1965 trên chiến trường miền Đông Nam Bộ, nhằm tiêu diệt một bộ phận chủ lực quân đội Sài Gòn, kết hợp tiêu hao, tiêu diệt sinh lực địch, phá thế kìm kẹp, mở rộng vùng giải phóng, thu hẹp vùng kiểm soát của địch, đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, làm tăng sự khủng hoảng chính trị và mâu thuẫn nội bộ địch, lấy Bình Giã làm điểm quyết chiến của chiến dịch. Đây là lần đầu tiên, Bộ Chỉ huy Miền tập trung một lực lượng tương đối lớn mở chiến dịch dài ngày trên một địa bàn rộng. Qua 2 đợt chiến đấu, từ 02/12/1964 đến ngày 03/01/1965, Chiến dịch Bình Giã kết thúc thắng lợi, ta loại khỏi vòng chiến đấu một bộ phận lớn sinh lực địch; phá hủy và thu nhiều vũ khí, phương tiện, hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng, củng cố, nối liền các căn cứ Nam Bắc đường số 2, bảo vệ các bến tiếp nhận hàng bằng đường biển, rèn luyện và nâng cao trình độ tác chiến tập trung của chủ lực Quân giải phóng, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải gấp rút thay đổi chiến lược chiến tranh.

Thượng tướng Trịnh Văn Quyết trò chuyện thân mật với nhân chứng lịch sử và các đại biểu tại Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai nhấn mạnh, thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã không chỉ khẳng định đường lối quân sự đúng đắn của Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, Trung ương Cục và Bộ Chỉ huy Miền, ý chí, quyết tâm đánh Mỹ và thắng Mỹ của quân và dân Việt Nam, mà còn thể hiện bước phát triển của nghệ thuật tiến hành chiến dịch tiến công. Đánh giá về giá trị của Chiến dịch Bình Giã, Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 11 (25 – 27/3/1965) khẳng định: “Sau chiến thắng ấp Bắc của ta, đế quốc Mỹ bắt đầu thấy rằng chúng khó thắng được ta; sau chiến thắng Bình Giã của ta, chúng thấy rằng chúng có thể bị thất bại. Trong hàng ngũ quân đội đánh thuê và chính quyền tay sai, ngay trong đám cán bộ cao cấp, tư tưởng thất bại ngày càng lan rộng”.

Chiến thắng Bình Giã có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, đánh dấu sự phát triển trong tư duy chỉ đạo và điều hành chiến tranh cách mạng của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam; khẳng định vai trò của đấu tranh quân sự, vị trí của lực lượng vũ trang. Chiến thắng Bình Giã góp phần đẩy nhanh sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, buộc Mỹ và chính quyền Sài Gòn phải chuyển sang chiến lược “Chiến tranh cục bộ”. Thành công của chiến dịch là đã vận dụng sáng tạo cách “đánh điểm, diệt viện”, chọn điểm khơi ngòi chính xác, tạo thế, tạo thời cơ và tổ chức, sử dụng lực lượng thích hợp để đánh thắng những trận then chốt, để lại những kinh nghiệm quý cho các chiến dịch tiếp sau.

Quang cảnh hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, Chiến thắng Bình Giã đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của chủ lực Quân giải phóng quân miền Nam Việt Nam, góp phần thúc đẩy nhanh sự phá sản của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ và chính quyền Sài Gòn; khẳng định đường lối, chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quân ủy Trung ương, sự điều hành nhạy bén, linh hoạt của Trung ương Cục, Quân ủy và Bộ Chỉ huy Miền; thể hiện tinh thần nỗ lực của lực lượng vũ trang và nhân dân các địa phương trên địa bàn chiến dịch; sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng, hiệu quả giữa các lực lượng chiến đấu, bảo đảm và phục vụ chiến đấu.

Bài học kinh nghiệm của Chiến thắng Bình Giã

60 năm đã trôi qua, trong bối cảnh tình hình trong nước và thế giới biến động, đầy phức tạp hiện nay, Chiến thắng Bình Giã đã để lại những bài học quý giá. Đó là bài học về tổ chức và thực hành chiến dịch tiến công; về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta; về phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong xây dựng đường lối cách mạng Việt Nam; về phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, về tinh thần quyết tâm, dám nghĩ, dám làm,…


Tượng đài Chiến thắng Bình Giã tại huyện Châu Đức (tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu).

Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn của Đảng, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương đấu tranh quân sự, chính trị vào điều kiện cụ thể trên chiến trường, mở đầu giai đoạn mới của chiến tranh cách mạng ở miền Nam, tiếp tục đánh bại những nỗ lực chiến tranh xâm lược của Mỹ và chính quyền, quân đội Sài Gòn, giành nhiều thắng lợi to lớn. Cùng với đó, Chiến dịch Bình Giã cho thấy tầm quan trọng của công tác tổ chức, chỉ huy chiến đấu và sử dụng lực lượng. Việc xây dựng lực lượng Quân Giải phóng miền Nam chính quy kết hợp với lực lượng tại chỗ đã tạo nên sức mạnh to lớn; trong khi đó, thực hiện đoàn kết quân – dân là nhân tố quan trọng góp phần giành thắng lợi giòn giã trước lực lượng địch có quân số đông, trang bị hiện đại. Sự kiên cường, dũng cảm và lòng kiên định của bộ đội và nhân dân trong chiến dịch đã trở thành biểu tượng và động lực cho các thế hệ mai sau.

Trong Chiến dịch Bình Giã năm xưa, Đảng bộ tỉnh Bà Rịa (nay là Bà Rịa – Vũng Tàu) đã kiên cường lãnh đạo quân và dân Bà Rịa luôn sát cánh, tích cực phục vụ chiến đấu, dẫn đường, tiếp lương, tải đạn, đảm bảo hậu cần, vận chuyển thương binh; anh dũng chiến đấu, kết hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực cùng quân, dân các địa phương lân cận, tiến công các vị trí được giao, bao vây, bức hàng, bức rút đồn địch, giải phóng ấp xã, giành quyền làm chủ. Đã có nhiều cán bộ, chiến sĩ, lực lượng vũ trang và nhân dân Bà Rịa anh dũng hy sinh hoặc để lại một phần máu xương, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi chung của chiến dịch. Chiến thắng Bình Giã thể hiện ý chí kiên cường, tinh thần quật khởi của quân và dân Bà Rịa – Vũng Tàu.

Sau khi đất nước thống nhất, Đảng bộ và cả hệ thống chính trị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã trải qua nhiều khó khăn, thử thách trước yêu cầu của công cuộc kiến thiết và đổi mới đất nước; phải xây dựng, phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng – an ninh của tỉnh nhà từ thực trạng hạ tầng nghèo nàn, lạc hậu và điều kiện sống hết sức khó khăn. Kế thừa và phát huy truyền thống hào hùng của Chiến thắng Bình Giã, Đảng bộ, quân và dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra sức thi đua, nỗ lực khắc phục khó khăn, thử thách, chủ động, sáng tạo, phấn đấu xây dựng và phát triển, khẳng định vai trò là một cực tăng trưởng quan trọng của cả nước. Với sự cải cách mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, Bà Rịa – Vũng Tàu đã trở thành điểm đến đầy tiềm năng, thu hút nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn đến đầu tư, mở rộng sản xuất, kinh doanh.

Các nhân chứng lịch sử tham dự Hội thảo khoa học cấp Bộ Quốc phòng “60 năm Chiến thắng Bình Giã – Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm”.

Đồng chí Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, hiện nay, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thu hút 1.178 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đầu tư đạt khoảng 49,7 tỷ USD; trong đó, có 482 dự án có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) với tổng vốn đầu tư hơn 33,4 tỷ USD. Tổng sản phẩm trên địa bàn GRDP của tỉnh luôn giữ vững đà tăng trưởng; trong 9 tháng năm 2024, GRDP tăng trưởng 11,47%, là mức tăng cao nhất 10 năm gần đây, đứng thứ 4 cả nước; dự kiến quy mô kinh tế năm 2024 đạt 17,6 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng đạt 10,52%. Quy hoạch tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Chính phủ phê duyệt đã mở ra thời cơ mới, vận hội mới, phát triển tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển quốc gia, trung tâm dịch vụ hàng hải của quốc gia và khu vực  Đông Nam Á, trung tâm du lịch chất lượng cao, đẳng cấp quốc tế, một trong những trung tâm công nghiệp lớn của Vùng Đông Nam Bộ; giúp Bà Rịa – Vũng Tàu cụ thể hóa quan điểm của Đảng về việc luôn đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển, phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên, phát huy tối đa sức mạnh “nội lực”, khai thác hiệu quả sức mạnh “ngoại lực” nhằm đạt các mục tiêu, khát vọng lớn, nâng cao chỉ số hạnh phúc của nhân dân là mục đích cuối cùng của sự phát triển. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; công tác xây dựng Đảng được triển khai đồng bộ, toàn diện, hiệu quả; các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại nhân dân được thúc đẩy mạnh mẽ theo hướng sâu sắc, thiết thực. Hệ thống chính trị tỉnh được củng cố ngày càng vững mạnh, niềm tin của nhân dân vào vai trò lãnh đạo của Đảng, sự điều hành của chính quyền các cấp ngày càng được nâng cao. Bí thư Tỉnh ủy Bà Rịa – Vũng Tàu Phạm Viết Thanh khẳng định, năm tháng sẽ trôi qua, nhưng địa danh Bình Giã gắn liền với Chiến dịch Bình Giã sẽ đi vào lịch sử dân tộc và mãi mãi là niềm tự hào của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ và đồng bào tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu hôm nay và mãi về sau.

Theo Thiếu tướng Nguyễn Hoàng Nhiên, Viện trưởng Viện Lịch sử quân sự (Bộ Tổng Tham mưu), những kinh nghiệm và bài học đúc rút từ Chiến thắng Bình Giã cần được nghiên cứu và vận dụng trong bối cảnh mới để xây dựng lực lượng Quân đội hiện đại, tinh nhuệ, sẵn sàng ứng phó với các thách thức mới, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Chiến thắng Bình Giã đã, đang và sẽ luôn là một nguồn động lực tinh thần to lớn cho thế hệ Việt Nam hôm nay và mai sau. Để xứng đáng với công lao của cha anh, chúng ta cần tiếp tục phát huy truyền thống hào hùng, đoàn kết dân tộc, sáng tạo và kiên cường trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, tạo nên những chiến công mới trong thời đại hòa bình và phát triển hiện nay.

Nguyễn Bằng

Nguồn: https://mod.gov.vn/home/detail?current=true&urile=wcm:path:/mod/sa-mod-site/sa-ttsk/sa-tt-qpan/tiep-tuc-lam-sau-sac-hon-gia-tri-lich-su-va-bai-hoc-kinh-nghiem-cua-chien-thang-binh-gia

Cùng chủ đề

Thầy giáo giàu nhiệt huyết, truyền cảm hứng trên biên giới Ia Grai

Thầy Đức trao đổi với học sinh về môn Tiếng Anh.  Gian khó thì càng níu chân, vất vả không bỏ cuộc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai Phạm Văn Đại giới thiệu với chúng tôi về thầy giáo Trần Văn Đức. Thế là anh em hăm hở hành quân lên miền biên viễn. Đã hẹn trước, thầy Đức ra tận cổng trường đón chúng tôi. Tác phong nhanh nhẹn, xởi lởi, thân thiện với khách gặp...

Rừng tràm Trà Sư được vinh danh điểm du lịch hấp dẫn 2024

An Giang – Với 17.313 lượt bình chọn, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà Sư (thị xã Tịnh Biên) đứng đầu chương trình bình chọn Điểm đến du lịch hấp dẫn năm 2024. Ông Lê Hoàng Ân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang, kiêm Giám đốc Điểm Du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – xác nhận, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà sư được bình chọn là “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí...

Hơn 1.000 người đi bộ nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh đột quỵ

(HCM CityWeb) - Sáng 30/11, tại Bệnh viện Quân y 175 TP.Hồ Chí Minh, hơn 1.000 người đã tham gia đi bộ trong khuôn viên Bệnh viện Quân y 175 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh đột quỵ. Chương trình đi bộ này do Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với Chương trình Angels của Công ty TNHH Boehringer Ingelheim Việt Nam tổ chức. ...

EVNHCMC tăng tốc hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo lưới điện trong năm 2024

 Công nhân Công ty Lưới điện Cao thế đang kiểm tra MBA trước khi đóng điện nghiệm thu đưa vào vận hành MBA T3 tại trạm 110/24kV Hỏa Xa, quận Phú Nhuận. Những ngày qua, trên công trường của các công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo lưới điện địa bàn TP Hồ Chí Minh, Ban QLDA lưới điện, các đơn vị thi công, đơn vị tư tư vấn giám sát đang tập trung nhân lực, phương...

Nhà tuyển dụng hỏi ‘sốc’ có phải để hạ thấp người ứng tuyển?

Sinh viên tham dự Ngày hội hành trình nghề nghiệp và kết nối việc làm năm 2024, diễn ra sáng 30-11 – Ảnh: VNU Sáng 30-11, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Ngày hội hành trình nghề nghiệp và kết nối việc làm năm 2024, thu hút gần 8.000 sinh viên và khoảng 60 gian tư vấn, tuyển dụng từ 44 tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ chương trình, sinh viên được tham dự...

Cùng tác giả

Thầy giáo giàu nhiệt huyết, truyền cảm hứng trên biên giới Ia Grai

Thầy Đức trao đổi với học sinh về môn Tiếng Anh.  Gian khó thì càng níu chân, vất vả không bỏ cuộc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai Phạm Văn Đại giới thiệu với chúng tôi về thầy giáo Trần Văn Đức. Thế là anh em hăm hở hành quân lên miền biên viễn. Đã hẹn trước, thầy Đức ra tận cổng trường đón chúng tôi. Tác phong nhanh nhẹn, xởi lởi, thân thiện với khách gặp...

Rừng tràm Trà Sư được vinh danh điểm du lịch hấp dẫn 2024

An Giang – Với 17.313 lượt bình chọn, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà Sư (thị xã Tịnh Biên) đứng đầu chương trình bình chọn Điểm đến du lịch hấp dẫn năm 2024. Ông Lê Hoàng Ân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang, kiêm Giám đốc Điểm Du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – xác nhận, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà sư được bình chọn là “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí...

Hơn 1.000 người đi bộ nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh đột quỵ

(HCM CityWeb) - Sáng 30/11, tại Bệnh viện Quân y 175 TP.Hồ Chí Minh, hơn 1.000 người đã tham gia đi bộ trong khuôn viên Bệnh viện Quân y 175 nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về bệnh đột quỵ. Chương trình đi bộ này do Bệnh viện Quân y 175 phối hợp với Chương trình Angels của Công ty TNHH Boehringer Ingelheim Việt Nam tổ chức. ...

EVNHCMC tăng tốc hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo lưới điện trong năm 2024

 Công nhân Công ty Lưới điện Cao thế đang kiểm tra MBA trước khi đóng điện nghiệm thu đưa vào vận hành MBA T3 tại trạm 110/24kV Hỏa Xa, quận Phú Nhuận. Những ngày qua, trên công trường của các công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo lưới điện địa bàn TP Hồ Chí Minh, Ban QLDA lưới điện, các đơn vị thi công, đơn vị tư tư vấn giám sát đang tập trung nhân lực, phương...

Nhà tuyển dụng hỏi ‘sốc’ có phải để hạ thấp người ứng tuyển?

Sinh viên tham dự Ngày hội hành trình nghề nghiệp và kết nối việc làm năm 2024, diễn ra sáng 30-11 – Ảnh: VNU Sáng 30-11, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Ngày hội hành trình nghề nghiệp và kết nối việc làm năm 2024, thu hút gần 8.000 sinh viên và khoảng 60 gian tư vấn, tuyển dụng từ 44 tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ chương trình, sinh viên được tham dự...

Cùng chuyên mục

Thầy giáo giàu nhiệt huyết, truyền cảm hứng trên biên giới Ia Grai

Thầy Đức trao đổi với học sinh về môn Tiếng Anh.  Gian khó thì càng níu chân, vất vả không bỏ cuộc Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ia Grai Phạm Văn Đại giới thiệu với chúng tôi về thầy giáo Trần Văn Đức. Thế là anh em hăm hở hành quân lên miền biên viễn. Đã hẹn trước, thầy Đức ra tận cổng trường đón chúng tôi. Tác phong nhanh nhẹn, xởi lởi, thân thiện với khách gặp...

Rừng tràm Trà Sư được vinh danh điểm du lịch hấp dẫn 2024

An Giang – Với 17.313 lượt bình chọn, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà Sư (thị xã Tịnh Biên) đứng đầu chương trình bình chọn Điểm đến du lịch hấp dẫn năm 2024. Ông Lê Hoàng Ân – Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang, kiêm Giám đốc Điểm Du lịch sinh thái Rừng tràm Trà Sư – xác nhận, Điểm Du lịch Rừng tràm Trà sư được bình chọn là “Điểm đến du lịch hấp dẫn TP Hồ Chí...

EVNHCMC tăng tốc hoàn thành các dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo lưới điện trong năm 2024

 Công nhân Công ty Lưới điện Cao thế đang kiểm tra MBA trước khi đóng điện nghiệm thu đưa vào vận hành MBA T3 tại trạm 110/24kV Hỏa Xa, quận Phú Nhuận. Những ngày qua, trên công trường của các công trình đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo lưới điện địa bàn TP Hồ Chí Minh, Ban QLDA lưới điện, các đơn vị thi công, đơn vị tư tư vấn giám sát đang tập trung nhân lực, phương...

Nhà tuyển dụng hỏi ‘sốc’ có phải để hạ thấp người ứng tuyển?

Sinh viên tham dự Ngày hội hành trình nghề nghiệp và kết nối việc làm năm 2024, diễn ra sáng 30-11 – Ảnh: VNU Sáng 30-11, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức Ngày hội hành trình nghề nghiệp và kết nối việc làm năm 2024, thu hút gần 8.000 sinh viên và khoảng 60 gian tư vấn, tuyển dụng từ 44 tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Trong khuôn khổ chương trình, sinh viên được tham dự...

35 tổng phụ trách Đội xuất sắc được nhận giải ‘Cánh én hồng’

Lãnh đạo Trung ương Đoàn và lãnh đạo TP Hải Phòng trao giải “Cánh én hồng” cho các tổng phụ trách Đội xuất sắc – Ảnh: VŨ ĐẠT Trong 2 ngày 29 và 30-11, tại TP Hải Phòng, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao giải thưởng “Cánh én hồng” và tuyên dương phụ trách Đội tiêu biểu toàn quốc năm 2024. Dự chương trình có anh Bùi Quang Huy, ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, bí...

Giá vàng nhẫn, giá vàng miếng đồng loạt tăng

Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu – 15 – 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI – 5 Lê Duẩn, Điện Biên, Ba Đình, Hà Nội 3. Chuỗi cửa hàng SJC khu vực miền Bắc – 18 Trần Nhân Tông, P.Nguyễn Du, Q.Hai Bà Trưng, TP.Hà Nội 4. Chuỗi cửa hàng PNJ khu...

Công bố báo cáo toàn cảnh hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Báo cáo cung cấp thông tin và phân tích về hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam, so sánh và đánh giá với một số hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo trong khu vực và trên thế giới, đồng thời, đưa ra một số đề xuất, khuyến nghị để tiếp tục phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo. Báo cáo sẽ được phát hành hằng năm. Theo Báo...

Giải thưởng Sách Quốc gia 2024: Tác giả 104 tuổi giành giải A

Lễ trao Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ VII – năm 2024 do do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội Xuất bản Việt Nam, Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức nhằm ghi nhận, tôn vinh đội ngũ tác giả, dịch giả, những người làm công tác xuất bản trên cả nước. Giải thưởng năm nay có sự đổi mới với việc mở rộng thành phần cơ quan chỉ đạo, cơ quan...

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Bắc Giang lần thứ IV, năm 2024

Về phía tỉnh Bắc Giang có: Trung tướng Nguyễn Văn Gấu – Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy; quyền Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Mai Sơn; đại diện các sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể và 238 đại biểu chính thức, đại diện cho hơn 26 vạn đồng bào các DTTS trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Hiện nay, tỉnh Bắc Giang có gần 2 triệu người, trong đó có 45 thành phần DTTS,...

15h30 chiều nay: Truyền hình trực tiếp phiên bế mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Hôm nay (30/11) là ngày làm việc cuối cùng của Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV. Buổi sáng, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua các nội dung: Luật Tư pháp người chưa thành niên; Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương; Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng. Sau đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất