Powered by Techcity

Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile

Chú thích ảnh
Lãnh đạo Đại học Chile đón Chủ tịch nước Lương Cường. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Đại học Chile là tổ chức giáo dục lớn nhất, lâu đời nhất ở Chile và là một trong những tổ chức giáo dục lâu đời nhất ở châu Mỹ. Được thành lập năm 1842, trường Đại học Chile có lịch sử học thuật, khoa học và mở rộng phong phú, tham gia vào việc giải quyết nhiều vấn đề quốc gia và khu vực, có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước Chile. Đây là một cơ sở giáo dục – đào tạo có bề dày lịch sử và uy tín tại Chile và Mỹ Latinh, với các chương trình đào tạo đa ngành chất lượng cao. Đại học Chile là nơi đã đào tạo nhiều nhà khoa học, nhà văn hóa lớn, nhiều nhân vật mang tầm ảnh hưởng quốc tế, trong đó có hai người đoạt giải Nobel Văn học. Đặc biệt, rất nhiều tổng thống của Cộng hòa Chile, trong đó có Tổng thống đương nhiệm Gabriel Boric, từng theo học tại ngôi trường này.

Phát biểu tại đây, Chủ tịch nước Lương Cường đã đề cập tới một số vấn đề về nền tảng quan hệ Việt Nam – Chile, con đường phát triển và đường lối đối ngoại Việt Nam, cũng như tầm nhìn và định hướng quan hệ hữu nghị truyền thống và đối tác toàn diện Việt Nam – Chile trong thời đại mới.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại học Chile. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Những nét tương đồng đặc biệt

Chủ tịch nước Lương Cường cho biết mặc dù cách xa nửa vòng Trái đất, Việt Nam và Chile luôn có sợi dây gắn kết đặc biệt và cảm giác gần gũi mỗi khi nhắc tới nhau. Điều này xuất phát từ nhiều điểm tương đồng hiếm có của hai nước từ lịch sử, văn hóa, địa lý, đến mô hình phát triển kinh tế và tầm nhìn về thế giới hiện nay.

Chia sẻ về lịch sử đấu tranh giành độc lập dân tộc của hai nước, Chủ tịch nước cho rằng Việt Nam và Chile đều là các nước đang phát triển, là thành viên của Phong trào Không liên kết, có lịch sử lâu dài và oanh liệt về đấu tranh giành độc lập dân tộc; đồng thời có quyết tâm và nỗ lực mạnh mẽ để phát triển đất nước.

Chủ tịch nước nhấn mạnh nhân dân Việt Nam không bao giờ quên tình đoàn kết mà nhân dân Chile đã dành cho Việt Nam trong những năm tháng đầy gian khó của sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc, trong đó ấn tượng nhất là các cuộc biểu tình chống chiến tranh tại Việt Nam của các thanh niên, sinh viên Chile. Bài hát “Quyền được sống trong hòa bình” của nhạc sĩ Victor Jara, một cựu sinh viên của Đại học Chile, viết về Bác Hồ – Chủ tịch Hồ Chí Minh là một minh chứng cho khát vọng chung về hòa bình và độc lập dân tộc mà hai nước cùng chia sẻ.

Chú thích ảnh

Trong khi đó, theo Chủ tịch nước, về kinh tế, cả Chile và Việt Nam đều là hai nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu, coi trọng tiến trình hội nhập quốc tế để thúc đẩy phát triển đất nước. Điều này được chứng tỏ qua việc Việt Nam và Chile đều là thành viên của các tổ chức quốc tế và các hiệp định thương mại tự do đa phương lớn, liên khu vực như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn Hợp tác Đông Á – Mỹ Latinh (FEALAC)…

Chủ tịch nước khẳng định với tầm nhìn rộng mở và bao trùm, ủng hộ tự do hóa thương mại, cả hai nước cùng chia sẻ nhận thức chung về xây dựng, củng cố một trật tự thế giới đa cực, công bằng, dựa trên luật pháp quốc tế, trong đó các nước phương Nam đóng vai trò và có tiếng nói ngày càng quan trọng. Cả Việt Nam và Chile đều đã cam kết và đang triển khai các biện pháp quyết liệt để đạt mức trung hòa phát thải vào năm 2050. Hai nước đều thấy được tầm quan trọng của phát triển xanh, bền vững, chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số, cũng như sự cần thiết của việc quản lý thỏa đáng các khoáng sản chiến lược.

Đánh giá cao những thành tựu phát triển vượt bậc về kinh tế – xã hội của Chile, quốc gia đầu tiên ở Mỹ Latinh và là một trong số ít các nước đang phát triển đã vượt qua “bẫy thu nhập trung bình”, Chủ tịch nước cho rằng Chile chính là một điển hình của việc tận dụng tối ưu quá trình toàn cầu hóa và tự do hóa thương mại để phát triển đất nước.

Chủ tịch nước khẳng định Chile đang ngày càng khẳng định và phát huy vị thế, vai trò ở khu vực và trên thế giới, đồng thời bày tỏ mong muốn tiếp tục tham khảo những kinh nghiệm quý báu về phát triển kinh tế của Chile, hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam vào hàng ngũ các nước phát triển vào năm 2045.

Con đường phát triển và đường lối đối ngoại của Việt Nam

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường phát biểu chính sách tại Đại học Chile. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Đề cập tới con đường phát triển của Việt Nam, Chủ tịch nước cho biết sau gần 80 năm lập nước và gần 40 năm Đổi mới, Việt Nam đang đứng trước khởi điểm lịch sử của kỷ nguyên mới – kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam. Từ một nước nghèo, lạc hậu, bị chiến tranh tàn phá nặng nề, bị bao vây, cấm vận khắc nghiệt, Việt Nam đã vươn lên đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử, trở thành quốc gia đang phát triển có thu nhập trung bình, hội nhập quốc tế mạnh mẽ, sâu rộng. Sau gần 4 thập kỷ kể từ khi tiến hành công cuộc đổi mới, quy mô nền kinh tế Việt Nam đã tăng 95 lần, đứng thứ 35 trong 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới về thu hút đầu tư nước ngoài và quy mô thương mại.

Về đối ngoại, từ chỗ bị bao vây cô lập, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, mạng lưới 32 khuôn khổ Đối tác chiến lược và Đối tác toàn diện, trong đó có toàn bộ 5 nước là Ủy viên Thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và các nền kinh tế của Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7). Ngày nay, Việt Nam có quan hệ thương mại với trên 220 nước, vùng lãnh thổ, kim ngạch thương mại năm 2023 đạt 683 tỷ USD và có thể đạt con số kỷ lục gần 800 tỷ USD trong năm nay. Với 17 hiệp định thương mại tự do (FTA), tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt gần 450 tỷ USD, với hơn 41.000 dự án đến từ hơn 143 quốc gia và vùng lãnh thổ, Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong các chuỗi cung ứng của khu vực châu Á – Thái Bình Dương và thế giới.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam cũng là một điểm sáng trong thực hiện các Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ và Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030 của Liên hợp quốc. Việt Nam coi chống biến đổi khí hậu là một trong những trọng tâm ưu tiên hàng đầu. Trong quá trình phát triển, Việt Nam luôn coi trọng và triển khai hệ thống chính sách cụ thể để bảo đảm mọi người dân được hưởng thành quả phát triển, đổi mới. Dù thu nhập đầu người còn ở mức trung bình thấp nhưng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam luôn ở nhóm mức cao trong nhiều năm qua.

Chủ tịch nước nhấn mạnh thế giới đang trong thời kỳ thay đổi mang tính thời đại, nhưng với Việt Nam có một điều không thay đổi: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, Việt Nam kiên định mục tiêu “độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội”, lấy đó làm tư tưởng, kim chỉ nam để bảo vệ và phát triển đất nước. Mục tiêu của Việt Nam đến năm 2030 là trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao; đến năm 2045 trở thành nước phát triển, có thu nhập cao.

Chủ tịch nước khẳng định Việt Nam tiếp tục triển khai nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, là bạn, là đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; chủ động, tích cực hội nhập quốc tế sâu rộng và toàn diện. Việt Nam chia sẻ quan điểm của các nước về tầm quan trọng của việc đảm bảo môi trường hòa bình, ổn định tại các khu vực, đồng thời mong muốn thể hiện trách nhiệm và tiếp tục đóng góp nhiều hơn vào nền chính trị thế giới, nền kinh tế toàn cầu và nền văn minh nhân loại.

Chủ tịch nước nêu rõ, Việt Nam hiểu rất rõ giá trị của hòa bình, yêu hòa bình và cho rằng hòa bình là điều kiện tiên quyết để phát triển. Vì vậy, kế thừa truyền thống hòa bình, hòa hiếu, Việt Nam kiên trì chính sách quốc phòng 4 không: (1) Không tham gia liên minh quân sự; (2) Không liên kết với nước này để chống nước kia; (3) Không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ để chống lại nước khác; (4) Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Việt Nam cũng luôn ủng hộ mạnh mẽ việc giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc, luật pháp quốc tế, phản đối các hành động đơn phương, chính trị cường quyền, sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế.

Chủ tịch nước cho rằng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược nước lớn ngày càng gay gắt và phức tạp, vai trò của các nước phương Nam cũng như hợp tác Nam – Nam sẽ ngày càng được coi trọng. Việt Nam luôn chủ động, tích cực tham gia, đóng góp với tinh thần xây dựng, trách nhiệm cao nhất vào những nỗ lực chung, đảm nhiệm thành công trọng trách tại nhiều cơ chế đa phương quan trọng, tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và cứu hộ, cứu nạn quốc tế.

Tầm nhìn và định hướng quan hệ Việt Nam – Chile

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường tặng Đại học Chile bức tranh Văn Miếu – Quốc Tử Giám, trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

Điểm lại lịch sử mối quan hệ hữu nghị giữa Việt Nam và Chile trong hơn 50 năm qua, Chủ tịch nước cho biết trong các cuộc hội đàm, hội kiến với lãnh đạo Chile, hai bên đã nhất trí về các nguyên tắc và phương hướng hợp tác lớn để đưa quan hệ Đối tác toàn diện lên tầm cao mới, sâu rộng, hiệu quả và thực chất hơn. Hai bên cũng tái khẳng định các giá trị chung cùng chia sẻ như coi trọng hòa bình, tinh thần độc lập tự chủ, đề cao chủ nghĩa đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế và sức mạnh của tình hữu nghị và đoàn kết quốc tế.

Trên nền tảng vững chắc của hơn 50 năm quan hệ hai nước, sự tương đồng về lịch sử và tầm nhìn chung về thế giới, tính bổ sung cao về kinh tế, Chủ tịch nước đề xuất một số định hướng cho quan hệ Việt Nam – Chile trong giai đoạn tới, trong đó hai nước cần tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác thực chất thông qua trao đổi đoàn cấp cao và các cấp, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và hợp tác cùng có lợi trong các lĩnh vực hai bên có tiềm năng và thế mạnh, trong đó có trao đổi, hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các chính đảng lớn tại Chile.

Chủ tịch nước đề nghị tăng cường thúc đẩy liên kết giữa hai nền kinh tế Việt Nam – Chile, xác định hợp tác kinh tế là ưu tiên hàng đầu, là lĩnh vực trọng tâm trong quan hệ hai nước. Trong đó, tiếp tục tận dụng, triển khai hiệu quả Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và cơ chế Hội đồng Thương mại Tự do Việt Nam – Chile, cũng như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm tạo xung lực mới đưa quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Chile đạt những cột mốc mới.

Cùng với đó, Chủ tịch nước cho rằng cần thúc đẩy hơn nữa các cơ hội đầu tư song phương cũng như xác định các lĩnh vực ưu tiên hợp tác mang tính đột phá chiến lược, giúp gắn kết hai nền kinh tế, hướng tới phát triển bền vững, đóng góp vào thịnh vượng chung của toàn cầu, nhất là trong các lĩnh vực chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng khuôn khổ hợp tác phù hợp trong các tổ chức và diễn đàn, cơ chế quốc tế mà hai bên cùng là thành viên.

Chủ tịch nước cũng đề nghị đẩy mạnh hợp tác giáo dục, giao lưu văn hóa, nghệ thuật và phát triển hợp tác du lịch, qua đó tăng cường giao lưu nhân dân và hiểu biết lẫn nhau. Trong quá trình đó, Đại học Chile có thể có những đóng góp quan trọng và Việt Nam khuyến khích sự hợp tác giữa các trường đại học của hai nước. Đây là yếu tố hết sức quan trọng để thúc đẩy hiểu biết, chia sẻ tri thức, hợp tác đổi mới sáng tạo.

Mặt khác, theo Chủ tịch nước, trước một thế giới với nhiều biến động và thách thức, đòi hỏi các nước vừa và nhỏ như Việt Nam và Chile phải vươn lên đóng góp tích cực hơn trong nền quản trị toàn cầu, cùng đề cao cách tiếp cận đa phương và luật pháp quốc tế. Nhiều vấn đề quốc tế mới như phát triển xanh, chuyển đổi năng lượng, quản trị trí tuệ nhân tạo cần sớm có khuôn khổ quốc tế đầy đủ hơn.

Việt Nam và Chile cần tiếp tục thúc đẩy hợp tác đa phương, tôn trọng luật pháp quốc tế, duy trì an ninh, an toàn, tự do hàng hải và hàng không trên các vùng biển và đại dương trong đó có Thái Bình Dương, phù hợp với luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.

Chủ tịch nước bày tỏ tin tưởng với truyền thống quan hệ tốt đẹp, thiện chí và tiềm năng hợp tác toàn diện giữa hai bên, quan hệ Việt Nam – Chile sẽ tiếp tục vươn lên những tầm cao mới, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, hợp tác và phát triển tại hai khu vực và thế giới.

Chú thích ảnh
Chủ tịch nước Lương Cường với các đại biểu chụp ảnh chung tại Đại học Chile. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

* Đây là hoạt động cuối cùng trong chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile của Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam. Chiều 12/11 (theo giờ địa phương), Chủ tịch nước và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam lên đường thăm chính thức Cộng hòa Peru và tham dự Tuần lễ Cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru từ ngày 12 – 16/11. 

Cùng chủ đề

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy và vai trò dẫn dắt của cán bộ cấp chiến lược

Năm 2017, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Nghị quyết số 18 NQ/TW về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Tuy nhiên, những kết quả về tinh gọn bộ máy và giảm biên chế chưa đáp ứng yêu cầu đề ra và thực tiễn cuộc sống. “… Việc sắp xếp tổ chức bộ máy chưa đồng bộ, tổng thể, chưa gắn...

Chủ tịch nước dự khai trương Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile

Tối 11/11 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và công bố khai trương Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ. Chủ tịch nước Lương Cường,...

Báo Mexico đề cao mối quan hệ truyền thống của Việt Nam với các nước Mỹ Latinh

Bài viết với tiêu đề ‘Việt Nam tăng cường quan hệ với Mỹ Latinh’ trên báo NotiMass Guerrero của Mexico ngày 9/11. (Ảnh chụp màn hình) Bài viết của tờ NotiMass Guerrero – một trong những tờ báo có lượng độc giả lớn nhất tại khu vực miền Nam Mexico – được đăng tải nhân dịp Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Cộng hòa Chile, Cộng hòa Peru và dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác...

Chủ tịch nước thăm gia đình cố Tổng thống Chile – người bạn lớn của Việt Nam

Chủ tịch nước Lương Cường gửi lời thăm hỏi các thành viên trong gia đình, trong đó có Thượng nghị sỹ Isabel Allende (con gái của cố Tổng thống Salvador Allende), người cũng có những tình cảm đặc biệt với đất nước và con người Việt Nam. Bà Isabel Allende chia sẻ về những hồi ức của cố Tổng thống Salvador Allende đã trải qua trong chuyến thăm Việt Nam năm 1969, trong đó có cuộc gặp lịch sử với Chủ...

Tận dụng tốt hơn các FTA mang đến “sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam

“Sức sống mới” cho quan hệ Việt Nam – Chile Hai nước Việt Nam và Chile thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 25/3/1971, đến tháng 5/2007, Việt Nam và Chile đã thiết lập quan hệ đối tác toàn diện. Trong những năm gần đây, quan hệ thương mại Việt Nam – Chile đã có những bước phát triển ấn tượng và đạt kết quả tích cực. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Chile (VCFTA)...

Cùng tác giả

Cuộc họp cấp cao giữa Thứ trưởng Phan Thị Thắng và Lãnh đạo Tập đoàn Lulu

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá cao sự tham gia tích cực của Tập đoàn Lulu vào Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2030”, nhằm thúc đẩy mối liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam với các mạng lưới phân phối bán lẻ và nhà nhập khẩu nước ngoài. Để...

Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev có cuộc gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria. Cùng tham dự buổi gặp gỡ có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Hội...

Nữ sinh nghiên cứu tiềm năng của hợp kim magie trong sản xuất thiết bị y tế

Tạ Ngọc Minh Châu, sinh viên năm thứ 4 khoa Khoa học ứng dụng (Đại học Quốc gia TPHCM), đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tiềm năng của hợp kim magie trong vai trò là vật liệu tương...

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh ThuậnSau khi ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina vừa đề xuất khảo sát đầu tư các dự án năng lượng tại tỉnh. Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina (gọi tắt là Tập đoàn Travavina) vừa có buổi làm việc và đề...

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Mới đây ngày 22/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó nhiều điểm mới về xét tuyển sớm. Cụ thể, các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12, bắt buộc có Toán hoặc Văn, theo dự thảo của Bộ Giáo dục. Xét tuyển bằng học bạ khó phản ánh năng lực...

Cùng chuyên mục

Cuộc họp cấp cao giữa Thứ trưởng Phan Thị Thắng và Lãnh đạo Tập đoàn Lulu

Tại buổi làm việc, Thứ trưởng Phan Thị Thắng đánh giá cao sự tham gia tích cực của Tập đoàn Lulu vào Đề án “Thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam tham gia trực tiếp các mạng phân phối nước ngoài giai đoạn đến năm 2030”, nhằm thúc đẩy mối liên kết trực tiếp giữa các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam với các mạng lưới phân phối bán lẻ và nhà nhập khẩu nước ngoài. Để...

Tổng thống Bulgaria gặp gỡ bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria

Tối 24/11, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam, Tổng thống Cộng hòa Bulgaria Rumen Radev có cuộc gặp gỡ Hội Hữu nghị Việt Nam – Bulgaria thuộc Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và bạn bè Việt Nam từng học tập, làm việc tại Bulgaria. Cùng tham dự buổi gặp gỡ có Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Phan Anh Sơn. Phát biểu tại buổi gặp gỡ, Chủ tịch Hội...

Nữ sinh nghiên cứu tiềm năng của hợp kim magie trong sản xuất thiết bị y tế

Tạ Ngọc Minh Châu, sinh viên năm thứ 4 khoa Khoa học ứng dụng (Đại học Quốc gia TPHCM), đã dành nhiều thời gian nghiên cứu tiềm năng của hợp kim magie trong vai trò là vật liệu tương...

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh Thuận

Thêm doanh nghiệp đề xuất dự án năng lượng tái tạo tỉnh Ninh ThuậnSau khi ký kết biên bản ghi nhớ với Sở Công thương tỉnh Ninh Thuận tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tại tỉnh Đồng Nai, Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina vừa đề xuất khảo sát đầu tư các dự án năng lượng tại tỉnh. Công ty cổ phần Tập đoàn Travavina (gọi tắt là Tập đoàn Travavina) vừa có buổi làm việc và đề...

Xét tuyển đại học bằng học bạ khó phản ánh năng lực thực chất của học sinh, dễ nảy sinh tiêu cực

Mới đây ngày 22/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố dự thảo quy chế tuyển sinh đại học năm 2025, trong đó nhiều điểm mới về xét tuyển sớm. Cụ thể, các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12, bắt buộc có Toán hoặc Văn, theo dự thảo của Bộ Giáo dục. Xét tuyển bằng học bạ khó phản ánh năng lực...

Đưa Dân ca Ví, Giặm thành sản phẩm du lịch đặc trưng của xứ Nghệ

Tối 23/11, tại Quảng trường Hồ Chí Minh, thành phố Vinh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức Lễ kỷ niệm 10 năm Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Trong suốt 10 năm qua, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh đã chứng minh sức sống mãnh liệt, lan tỏa mạnh mẽ không chỉ trong nước mà còn vượt ra ngoài biên giới...

Ngô Thường San: Cả cuộc đời vì sự nghiệp Dầu khí

Ngô Thường San: Cả cuộc đời vì sự nghiệp Dầu khí | 24/11/2024 Lượt xem:29 Là một trong những nhân chứng lịch sử, cũng là người góp công sức, trí tuệ làm nên lịch sử vẻ vang của ngành Dầu khí Việt Nam, cả cuộc đời ông Ngô Thường San là một chuỗi cống...

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Hội thảo được tổ chức nhằm thực hiện Dự án “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2021- 2030, giai đoạn I (từ năm 2021 đến năm 2025). Hội thảo được chủ trì bởi ông Nguyễn Trùng...

Chênh lệch mua bán vàng cao, nhà đầu tư làm gì để tránh thua lỗ?

Rủi ro thua lỗ Tại thời điểm khảo sát lúc 6h sáng ngày 24/11/2024, chênh lệch mua bán vàng trong nước đang neo ở ngưỡng cao, đặc biệt là vàng miếng SJC. Cụ thể, giá vàng miếng SJC được Tập đoàn DOJI niêm yết ở ngưỡng 85-87 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Chênh lệch giá mua – bán vàng SJC tại Tập đoàn DOJI ở ngưỡng 2 triệu đồng/lượng. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết...

Giá heo hơi duy trì ổn định ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Giá heo hơi hôm nay (24/11/2024) tại khu vực miền Bắc không ghi nhận biến động và giá ổn định so với ngày hôm qua. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này đang được thu mua trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, các tỉnh Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và TP. Hà Nội vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực miền Trung – Tây Nguyên Giá heo...

Tin nổi bật

Tin mới nhất