Powered by Techcity

‘Trăm điều phải có thần linh pháp quyền’

Ngày 9/11 là ngày Pháp luật Việt Nam. Cách đây 78 năm, vào ngày 11/9/1946 bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta do Chủ tịch Hồ Chí Minh trực tiếp chỉ đạo xây dựng đã được Quốc hội Khoá I nhất trí thông qua.

Việc lấy ngày 9/11 làm Ngày Pháp luật Việt Nam là rất đúng đắn, thể hiện tinh thần thượng tôn Hiến pháp và pháp luật.

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Quán triệt tư tưởng của Người, kế thừa các bản Hiến pháp năm 1946, 1959, 1980 và 1992, với nhiệm vụ thể chế hoá Cương lĩnh của Đảng, ý chí của Nhân dân, Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp chúng tôi cùng các chuyên gia, nhà khoa học, các đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức liên quan nỗ lực nghiên cứu, lấy ý kiến Nhân dân cả nước, giúp Uỷ ban sửa đổi Hiến pháp do Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng làm Chủ tịch, dưới sự lãnh đạo của BCHTW Đảng, Bộ Chính trị mà trực tiếp là Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã trình Quốc hội khoá XIII thông qua bản Hiến pháp năm 2013.

Đây là bản Hiến pháp của thời kỳ phát triển mới của đất nước. Hiến pháp năm 2013 gồm 120 điều, mỗi điều đều “có thần linh pháp quyền”. Thần linh pháp quyền, tinh thần thượng tôn Hiến pháp được thể hiện rõ nhất và mạnh mẽ nhất trong các quy định:

– Hiến pháp là Luật cơ bản của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.

– Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.

– Các tổ chức của Đảng và Đảng viên, các cơ quan, công chức, viên chức nhà nước, các tổ chức, cá nhân đều phải hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật.

– Ở nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khoẻ của cộng đồng.

– Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án Nhân dân, Viện Kiểm sát Nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.

– Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

****

Trong những ngày gần đây, nghe Tổng Bí thư Tô Lâm, các Lãnh đạo khác của Đảng và Nhà nước, các Đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và người dân phát biểu, thảo luận, trao đổi ý kiến về các vấn đề liên quan đến Hiến pháp và pháp luật và thể chế nói chung, tôi lại cảm nhận được tinh thần Hiến pháp sống động như trong những tháng, ngày nghiên cứu, biên tập và thảo luận sôi nổi Dự thảo Hiến pháp năm 2013.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại buổi làm việc với Ban Cán sự Đảng Bộ Tư pháp vào sáng ngày 7/11 vừa qua. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN

Có thể nói, trong thời gian qua nhìn chung, Hiến pháp được tôn trọng và tuân thủ nghiêm chỉnh. Trên cơ sở các quy định và tinh thần của Hiến pháp, đất nước ta đã phát triển không ngừng, đạt được những thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, bảo vệ môi trường, quốc phòng an ninh, đối ngoại, thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân…, tạo ra cơ hội to lớn và vững chắc để chuẩn bị bước sang Kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của Dân tộc Việt Nam.

Tuy nhiên, cũng cần thẳng thắn thừa nhận, vẫn còn có những văn bản của cơ quan nhà nước, những hành vi, những việc làm của các tổ chức, cá nhân cần phải được xem xét một cách nghiêm túc trong tương quan với tính hợp Hiến.

Trong khi đó, bên cạnh cơ chế bảo vệ Hiến pháp phân tán hiện nay, chúng ta chưa có cơ chế bảo vệ Hiến pháp chuyên trách, tập trung. Có những tình huống áp dụng quy định của Hiến pháp phát sinh cách hiểu khác nhau hoặc tranh luận về tính hợp Hiến của dự án luật trình Quốc hội, nhưng các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và Đại biểu Quốc hội chưa sử dụng quyền của mình đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích Hiến pháp để hiểu thống nhất.

Trong một số trường hợp, các cơ quan của Quốc hội thẩm tra, Bộ Tư pháp thẩm định tính hợp Hiến còn đơn giản, hình thức, cho đúng thủ tục.

****

Mới đây nhất là cuộc tranh luận giữa các đại biểu Quốc hội với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về quy định của Dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), cụ thể là phân quyền về dự án đầu tư công mà thực chất là vốn đầu tư công từ ngân sách nhà nước có liên quan đến thẩm quyền của Quốc hội theo quy định của Hiến pháp hay không?

Theo quy định của Hiến pháp, Quốc hội có thẩm quyền quyết định ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách Trung ương trong đó có vốn đầu tư công.

Sau giải trình của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các đại biểu Quốc hội tuy thấy không tán thành nhưng dường như cũng không muốn hoặc không biết kích hoạt quy trình đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải thích quy định có liên quan của Hiến pháp.

Tình huống tới đây có thể xảy ra là nếu Quốc hội thông qua quy định đó của dự án Luật, thì tính hợp Hiến vẫn tiếp tục được đặt ra vì theo yêu cầu bảo vệ Hiến pháp, các văn bản pháp luật kể cả luật của Quốc hội phải được thường xuyên rà soát, đánh giá về sự phù hợp với Hiến pháp.

Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11 và tới đây đánh dấu 11 năm Quốc hội thông qua Hiến pháp năm 2013 (28/11/2013 – 28/11/2024) nhắc nhở chúng ta không được quên tinh thần thượng tôn Hiến pháp và luôn luôn nhớ trăm điều của Hiến pháp “có thần linh pháp quyền”.

Vietnamnet.vn

Nguồn:https://vietnamnet.vn/tram-dieu-phai-co-than-linh-phap-quyen-2340601.html

Cùng chủ đề

Thông điệp của Tổng Bí thư về cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy

“Tuyệt đối không để xảy ra bao biện, làm thay hoặc buông lỏng sự lãnh đạo của Đảng”, thực hiện những thay đổi có tính cách mạng để hướng đến một hệ thống chính trị “tinh, gọn, mạnh, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả” là những thông điệp nổi bật trong các bài viết, bài phát biểu gần đây của Tổng Bí thư Tô Lâm. Các nội dung này đã nhận được nhiều sự chú ý, bàn luận tích cực,...

Kỷ nguyên vươn mình – Nhận thức mới, quyết tâm mới của người đứng đầu Đảng

Những diễn ngôn “khởi điểm mới”, “kỷ nguyên mới”, “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” xuất hiện trong xã hội sau khi Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Thường trực Tiểu ban Văn kiện Đại hội XIV của Đảng vào chiều 13/8. Để chuẩn bị tốt nhất dự thảo Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XIV, trên cơ sở tiếp tục quán triệt tư tưởng chỉ đạo cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú...

Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Là thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm trong một số bài viết, bài phát biểu quan trọng trong những sự kiện đặc biệt của đất nước thời gian qua. Thông điệp của người đứng đầu Đảng, Nhà nước như lời hiệu triệu, thúc giục tinh thần hành động, đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm để thực hiện khát vọng xây dựng nước Việt Nam “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn” của Chủ tịch Hồ Chí...

Chống lãng phí – Vietnam.vn

1. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết quả. Trước yêu cầu tăng cường nguồn lực, khơi dậy sức dân đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, công tác...

Học giả Anh khẳng định di sản của thế hệ lãnh đạo đi trước đang được Đảng Cộng sản Việt Nam phát huy

Theo nhận định của ông Kyril Whittaker, nhà nghiên cứu chính trị, lịch sử Việt Nam và đảng viên Đảng Cộng sản Anh (CPB), di sản của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành một phần không thể thiếu trong công cuộc xây dựng Đảng và đất nước Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của tân Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm. Ông Kyril Whittaker cho rằng, quá trình học tập và việc kinh...

Cùng tác giả

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng cho Đảng, Nhà nước

Sáng 14/11, đồng chí Phan Xuân Thuỷ- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và chúc mừng Học viện Chính trị khu vực III nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Tiếp Đoàn có các đồng chí trong Ban Giám đốc, lãnh đạo và giảng viên các phòng, khoa chức năng, đại diện các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên,...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, An Giang sắp xếp 2 đơn vị cấp xã để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp xã. Đồng Tháp sắp xếp 4 đơn vị cấp xã để hình thành 2 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 2 đơn vị cấp xã. Hà Nam thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng...

Giải phóng mặt bằng: Nhiều kinh nghiệm quý từ Vành đai 3 TP.HCM và Vành đai 4 Hà Nội

Khi giấc mơ đường vành đai 3 TP.HCM sắp thành hiện thực thì các địa phương lại tiếp tục đề xuất làm dự án đường vành đai 4 TP.HCM - con đường bộ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ từ trước đến nay. (function(a,c,d){if(!a.getElementById(d)){var b=a.createElement(c);b.id=d;b.src="https://connect.facebook.net/vi_VN/sdk.js#xfbmlx3d1x26versionx3dv2.10";a=a.getElementsByTagName(c);a.parentNode.insertBefore(b,a)}})(document,"script","facebook-jssdk");(function(){if(FB&&"undefined"!==typeof FB){var a=document.getElementById("mmbn_column2_0_");FB.XFBML.parse(a)}})(); Nguồn: https://hochiminhcity.gov.vn/-/giai-phong-mat-bang-nhieu-kinh-nghiem-quy-tu-vanh-ai-3-tp-hcm-va-vanh-ai-4-ha-noi?redirect=%2Fdanh-sach-tin-tuc%3Fp_p_id%3Dcom_liferay_asset_publisher_web_portlet_AssetPublisherPortlet_INSTANCE_v0u97aBZocC9%26p_p_lifecycle%3D0%26p_p_state%3Dnormal%26p_p_mode%3Dview%26p_r_p_subCategoryIds%3D42263%252C395808%26p_r_p_categoryId%3D42263%26p_p_auth%3DgmTrqKyA

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp Trình bày Tờ trình của...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp

Vào ngày 11 tháng 4 năm 1946, trong bức thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước...

Cùng chuyên mục

Tích cực đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ có chất lượng cho Đảng, Nhà nước

Sáng 14/11, đồng chí Phan Xuân Thuỷ- Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cùng Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo Trung ương đã đến thăm và chúc mừng Học viện Chính trị khu vực III nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 – 20/11/2024). Tiếp Đoàn có các đồng chí trong Ban Giám đốc, lãnh đạo và giảng viên các phòng, khoa chức năng, đại diện các tổ chức Công đoàn, Đoàn Thanh niên,...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, An Giang sắp xếp 2 đơn vị cấp xã để hình thành 1 phường mới. Sau sắp xếp giảm 1 đơn vị cấp xã. Đồng Tháp sắp xếp 4 đơn vị cấp xã để hình thành 2 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 2 đơn vị cấp xã. Hà Nam thành lập 1 thị xã trên cơ sở nguyên trạng...

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp Trình bày Tờ trình của...

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan gửi thư chúc mừng 79 năm Ngày truyền thống ngành nông nghiệp

Vào ngày 11 tháng 4 năm 1946, trong bức thư gửi điền chủ nông gia Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Việt Nam là một nước sống về nông nghiệp. Nền kinh tế của ta lấy canh nông làm gốc. Trong công cuộc xây dựng nước nhà, Chính phủ trông mong vào nông dân, trông cậy vào nông nghiệp một phần lớn. Nông dân ta giàu thì nước ta giàu. Nông nghiệp ta thịnh thì nước...

“Thủ đô của sản phẩm OCOP” tham vọng 100% xã nông thôn mới nâng cao đều có sản phẩm OCOP

Hưởng ứng chủ trương của Bộ NNPTNT về phát triển các sản phẩm OCOP, TP.Hà Nội đang khẳng định vị thế tiên phong trong chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) với những sản phẩm vừa mang đậm nét văn hóa truyền thống, vừa hấp dẫn người tiêu dùng hiện đại. Ông Nguyễn Văn Chí, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP Hà Nội, đã có cuộc trao...

Chuyện chưa kể về những vật quý mà tướng lĩnh, nhân dân Trung Quốc tặng Bác Hồ

Người xem triển lãm Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc – Ảnh: T.ĐIỂU Triển lãm Dấu chân Hồ Chí Minh ở Trung Quốc được Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ Văn phòng Trung ương Đảng thực hiện tại Bảo tàng Hồ Chí Minh từ nay tới hết tháng 4-2025, còn có rất nhiều tài liệu, hiện vật quý kể câu chuyện tình cảm trân quý mà những đồng chí, nhân dân Trung Quốc dành cho Chủ tịch...

Phiên thứ nhất Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Yên Bái lần thứ IV, năm 2024

Tham dự Đại hội có: Ông Giàng A Tông – Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Yên Bái; bà Hoàng Thị Vĩnh – Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; ông Lương Văn Thức – Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy; bà Vũ Thị Hiền Hạnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành tỉnh Yên Bái và 220 đại biểu chính thức. Phát biểu tại Phiên làm...

Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao

Ủy ban Kinh tế: Đánh giá toàn diện phương án tài chính Dự án đầu tư đường sắt tốc độ caoUỷ ban Kinh tế Quốc hội đề nghị bổ sung, đánh giá toàn diện hơn đối với phương án tài chính của Dự án trong giai đoạn vận hành, khai thác đặt trong tổng thể nhu cầu nguồn vốn đầu tư công và bổ sung kinh nghiệm quốc tế trong việc tổ chức, vận hành, khai thác đường sắt...

Thi đua Quyết thắng – Động lực quan trọng để Văn phòng Bộ Quốc phòng hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ được giao

(Bqp.vn) – Nhận thức rõ “Thi đua là một cách rất tốt, rất thiết thực để làm cho mọi người tiến bộ. Thi đua giúp cho đoàn kết chặt chẽ thêm và đoàn kết chặt chẽ để thi đua mãi”, những năm qua, cấp ủy, chỉ huy các cấp trong Văn phòng Bộ Quốc phòng đã coi trọng lãnh đạo, tổ chức chặt chẽ, hiệu quả phong trào Thi đua Quyết thắng, tạo động lực mạnh mẽ thúc đẩy...

“Bảo mật danh tính” cùng Cuộc thi Capture-the-Flag

Cuộc thi Capture-the-Flag (CTF) tại Hà Nội PwC Việt Nam, phối hợp với PwC Hồng Kông (Trung Quốc) và các quốc gia khác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương như Singapore, Indonesia và Malaysia vừa tổ chức thành công sự kiện Hack A Day 2024 với chủ đề “Bảo mật danh tính” (Securing Identity). Sự kiện bao gồm cuộc thi Capture-the-Flag (CTF) dành cho sinh viên các trường đại học và hội thảo về chuyên đề An ninh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất