Powered by Techcity

Việt Nam khẳng định không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, khóa họp lần thứ 57 Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 11/10 đã kết thúc tại trụ sở Văn phòng Liên hợp quốc, khép lại 3 Khóa họp thường kỳ và nhiều hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc năm 2024, đánh dấu sự tham gia tích cực và đóng góp thiết thực của Việt Nam với việc chủ trì một số sáng kiến và tham gia đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, trong đó có một số phát biểu chung của ASEAN.

Kết quả nổi bật sau 5 tuần họp liên tiếp của Khóa họp 57 Hội đồng Nhân quyền bao gồm:

(i) 01 Tuyên bố của Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền và 37 Nghị quyết được thông qua;

(ii) 05 phiên thảo luận chuyên đề về thúc đẩy và bảo vệ các quyền về kinh tế, xã hội và văn hóa trong bối cảnh giải quyết sự bất bình đẳng, giáo dục vì hòa bình và sự khoan dung cho mọi trẻ em, quyền phát triển, thực hiện nghĩa vụ của các quốc gia đối với vai trò của gia đình trong việc hỗ trợ quyền con người của các thành viên, quyền của người bản địa, lồng ghép quan điểm giới vào công việc của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế của Hội đồng;

(iii) thảo luận về 86 báo cáo chuyên đề;

(iv) các phiên thảo luận, đối thoại với 42 thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền và các cơ chế nhân quyền của Liên hợp quốc;

(v) các phiên thảo luận, đối thoại về tình hình nhân quyền tại một số nước;

(vi) hoàn thành thủ tục thông qua các kết quả Rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của 14 nước;

(vii) bầu 4 thành viên Ủy ban Tư vấn của Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2024-2027;

(viii) quyết định bổ nhiệm 4 nhân sự cho các thủ tục đặc biệt của Hội đồng Nhân quyền.

Trong khuôn khổ khóa họp lần này, Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã thông qua kết quả UPR chu kỳ IV đối với Việt Nam.

ttxvn_do hung viet.jpg
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt và đoàn Việt Nam tại buổi Báo cáo UPR chu kỳ IV của Việt Nam. (Ảnh: Anh Hiển/TTXVN)

Đoàn Việt Nam do Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt làm Trưởng đoàn, với sự tham gia của Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới và các tổ chức quốc tế tại Geneva, cùng đại diện một số bộ, ngành liên quan.

Phiên họp thu hút sự quan tâm, đăng ký tham dự của khoảng 90 đại diện các quốc gia, tổ chức quốc tế và tổ chức phi chính phủ (NGO) có quy chế tư vấn với Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên hợp quốc (ECOSOC), trong đó có các tổ chức NGO của Việt Nam.

Cũng nhân dịp tham dự Phiên họp thông qua Báo cáo quốc gia của Việt Nam theo Cơ chế UPR chu kỳ IV, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt đã tham dự và phát biểu khai mạc cuộc tọa đàm quốc tế “Tích hợp giáo dục nhân quyền vào hệ thống giáo dục: Chia sẻ kinh nghiệm và bài học thực tiễn.”

Sự kiện do Việt Nam, Philippines, Australia và Italy đồng bảo trợ tổ chức với sự điều hành của Đại sứ Mai Phan Dũng và sự tham gia của các diễn giả là Đại sứ Philippines, Australia, đại diện Văn phòng Cao uỷ Nhân quyền Liên hợp quốc và Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

Bên cạnh sự kiện nêu trên, Việt Nam đã chủ trì xây dựng và trình bày Phát biểu chung về thúc đẩy quyền con người được tiêm chủng, được đông đảo các nước ủng hộ, đến nay đã có 53 nước từ tất cả các châu lục bảo trợ.

Phát biểu chung nhấn mạnh tiêm chủng là một phần quan trọng của quyền được hưởng sức khỏe tối ưu, đóng vai trò thiết yếu trong chăm sóc sức khỏe ban đầu và đạt được sự bao phủ y tế toàn dân theo mục tiêu phát triển bền vững và Chương trình nghị sự 2030.

Ngoài ra, trong khuôn khổ khóa họp, ông Surya Deva – Báo cáo viên đặc biệt của Liên hợp quốc về quyền phát triển, đã có phiên đối thoại với các nước về các hoạt động của ông trong năm vừa qua, bao gồm chuyến thăm của ông tới Việt Nam từ ngày 9-15/11/2023.

Kết thúc chuyến thăm, ông đánh giá cao những nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong phát triển kinh tế, tạo việc làm và tăng bao phủ an sinh xã hội.

ttxvn_mai phan dung.jpg
Đại sứ Mai Phan Dũng, Trưởng Phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại thế giới và các tổ chức quốc tế khác tại Geneva. (Ảnh: Văn Tuấn/TTXVN)

Phát biểu tại phiên đối thoại, Đại sứ Mai Phan Dũng khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam trong thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, bao gồm quyền phát triển. Việt Nam luôn đặt con người vào trung tâm của mọi chiến lược phát triển, với tư cách là chủ thể, động lực và người thụ hưởng; khẳng định Việt Nam không hy sinh môi trường để phát triển kinh tế.

Trong quá trình tham dự khóa họp, đoàn Việt Nam đã tích cực phát biểu tại nhiều phiên họp, phiên thảo luận về nhiều chủ đề như thúc đẩy và bảo vệ quyền kinh tế, xã hội và văn hóa trong bối cảnh giải quyết bất bình đẳng; quyền của người cao tuổi; biến đổi khí hậu; nước sạch và vệ sinh; quyền của nông dân…

Tại các phát biểu, đoàn Việt Nam nêu rõ chủ trương về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người của mọi người dân; chia sẻ những biện pháp mà Việt Nam đã thực hiện nhằm thúc đẩy và bảo vệ quyền của nhóm dễ bị tổn thương; khẳng định cần phải giải quyết những chia rẽ, khác biệt về chính trị và thúc đẩy hợp tác, xây dựng lòng tin thông qua tinh thần đối thoại, hợp tác.

Cùng với các nước ASEAN, đoàn Việt Nam cũng đã có một số phát biểu chung về các chủ đề ASEAN cùng quan tâm, chia sẻ như hợp tác kỹ thuật và xây dựng năng lực, quyền phát triển, cơ chế UPR.

Trong suốt khóa họp, đoàn Việt Nam tích cực tiếp xúc, trao đổi, tham vấn với các Đoàn đại diện các nước, tham gia xây dựng nội dung các văn kiện, đồng bảo trợ nhiều sáng kiến trên tinh thần đối thoại và hợp tác, thể hiện quan điểm, chính sách nhất quán, thành tựu của Việt Nam về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người, góp phần cùng các nước đảm bảo hoạt động của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.

Sự tham gia tích cực của đoàn Việt Nam tại khóa họp 57 của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc, nổi bật là việc thông qua kết quả UPR chu kỳ IV, đưa ra 02 sáng kiến xây dựng Phát biểu chung và tổ chức cuộc tọa đàm quốc tế, đối thoại với Báo cáo viên đặc biệt về quyền phát triển nêu trên cũng như đồng bảo trợ nhiều sáng kiến, đã thể hiện rõ nỗ lực và trách nhiệm của Việt Nam trong năm thứ 2 trên cương vị thành viên Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023-2025./.

Vietnamplus.vn

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-khang-dinh-khong-hy-sinh-moi-truong-de-phat-trien-kinh-te-post982803.vnp

Cùng chủ đề

Cần những “điểm chạm cảm xúc” nào để thu hút khách du lịch cao cấp đến Việt Nam?

Muốn đáp ứng được các nhu cầu của khách du lịch sang trọng, cần mang đến cho họ 5C gồm: Culture (Văn hóa), Cuisine (Ẩm thực), Customization (Cá nhân hóa), Community (Cộng đồng), Content (Độc đáo).   Một chuyến đi đáng nhớ, một trải nghiệm thực sự sâu sắc, một bất ngờ thú vị, phong phú trong nhận thức sẽ quan trọng hơn rất nhiều cảm giác thụ hưởng những tiện ích ở những khách sạn 5, 6 sao. Cảm xúc...

Cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín của Việt Nam sau 40 năm đổi mới

Ảnh minh họa: Cảng Tân Thuận, TP Hồ Chí Minh. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Những kết quả đạt được qua gần 40 năm đổi mới là nền tảng và điều kiện quan trọng để Việt Nam hiện thực hóa tầm nhìn chiến lược, bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, độc lập, dân chủ, giàu mạnh, phồn vinh, văn minh, hạnh phúc, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Ba...

Tranh được làm từ bột than và bột gạo thắng giải UOB Painting or the Year tại Việt Nam

Trưởng Ban giám khảo của cuộc thi, họa sĩ Đặng Xuân Hòa nhận xét về tác phẩm thắng giải: “Dòng Chảy là một tác phẩm độc đáo về chất liệu và cách thể hiện, nói lên cách tư duy mới của nghệ thuật đương đại nhưng vẫn giữ được tinh thần của hội họa. Hai chất liệu mà tác giả chọn để thể hiện là than đen và gạo trắng từ chất liệu tự nhiên trong đời sống, chứa đựng...

Kỳ công và độc đáo ‘phở du học sinh’

Từng là du học sinh, trước đây Nhã Hân (32 tuổi, đang sống tại thủ đô Berlin, Đức) thường nấu phở Việt Nam và mời bạn bè quốc tế thưởng thức – Ảnh: NHÃ HÂN Trong số nhiều giải pháp để “chống nhớ nhà”, vào bếp nấu các món truyền thống, nấu phở là cách mà đa số du học sinh Việt Nam lựa chọn. Phở Việt “xuất ngoại” theo tâm trí của sinh viên Việt Nam trên khắp thế...

Phu nhân Ngô Phương Ly và phu nhân Lis Cuesta Peraza thăm Trường tiểu học Võ Thị Thắng

Trường tiểu học Võ Thị Thắng được Tổng tư lệnh Fidel Castro và Hội đồng Nhà nước Cuba thành lập cuối năm 1968 sau khi bức ảnh “Nụ cười chiến thắng” được báo chí quốc tế đăng tải, với mục đích bày tỏ tình đoàn kết của Đảng, Nhà nước và nhân dân Cuba đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Việt Nam, phản đối cuộc chiến tranh phi nghĩa ở Việt...

Cùng tác giả

Tìm con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính là Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường… tham dự hội nghị. Thống nhất những đột phá chiến lược Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh với...

Đề xuất nâng cấp đường bộ từ 2 làn xe lên 4 làn xe

(ĐCSVN) – Ngày 22/10, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có báo cáo Quốc hội về việc đầu tư, nâng cấp các tuyến đường cao tốc được đầu tư theo quy mô phân kỳ (2 làn xe hoặc 4 làn xe, không có làn dừng xe khẩn cấp) thành đường ôtô cao tốc phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế.  Cao tốc Cam Lộ – La Sơn hiện nay mới chỉ có 2 làn xe, đây là 1 trong...

Ưu tiên phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 19/6/2020, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 được Quốc hội khóa XIV thông qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt chương trình ngày 14/10/2021. Đây là một giải pháp đột phá, có tính lịch sử, nhằm đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo” của cả nước; thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và...

Hoàn thành 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải đang tập trung chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp, đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành thủ tục để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ; phối hợp với các địa phương sớm bàn giao mặt bằng để đáp ứng tiến độ cơ bản hoàn thành các công trình dịch vụ công thiết yếu (khu vệ sinh, bãi đỗ...

Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội về giá vàng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các tổ chức tín...

Cùng chuyên mục

Tìm con đường ngắn nhất đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Hội nghị được thực hiện theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính là Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường… tham dự hội nghị. Thống nhất những đột phá chiến lược Phát biểu tại hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh với...

Đề xuất nâng cấp đường bộ từ 2 làn xe lên 4 làn xe

(ĐCSVN) – Ngày 22/10, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) có báo cáo Quốc hội về việc đầu tư, nâng cấp các tuyến đường cao tốc được đầu tư theo quy mô phân kỳ (2 làn xe hoặc 4 làn xe, không có làn dừng xe khẩn cấp) thành đường ôtô cao tốc phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế.  Cao tốc Cam Lộ – La Sơn hiện nay mới chỉ có 2 làn xe, đây là 1 trong...

Ưu tiên phát triển KTXH vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 19/6/2020, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn 2021 – 2030 được Quốc hội khóa XIV thông qua, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt chương trình ngày 14/10/2021. Đây là một giải pháp đột phá, có tính lịch sử, nhằm đẩy mạnh phát triển toàn diện vùng “lõi nghèo” của cả nước; thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng và...

Hoàn thành 8 trạm dừng nghỉ trên cao tốc Bắc

(ĐCSVN) – Bộ Giao thông Vận tải đang tập trung chỉ đạo quyết liệt các cơ quan, đơn vị trong công tác phối hợp, đôn đốc nhà đầu tư khẩn trương hoàn thành thủ tục để đẩy nhanh tiến độ xây dựng trạm dừng nghỉ; phối hợp với các địa phương sớm bàn giao mặt bằng để đáp ứng tiến độ cơ bản hoàn thành các công trình dịch vụ công thiết yếu (khu vệ sinh, bãi đỗ...

Ngân hàng Nhà nước báo cáo Quốc hội về giá vàng, tái cơ cấu các tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành cơ quan liên quan thực hiện các giải pháp để xử lý cơ bản các tổ chức tín...

Học viện Hành chính Quốc gia có kỳ tuyển sinh đào tạo trình độ đại học chính quy thành công

(ĐCSVN)- Khát vọng hùng cường, thịnh vượng đang vẫy gọi cả đất nước bước vào hành trình phát triển. Học viện Hành chính Quốc gia cũng phải thực sự vươn mình, dám khát vọng, dám ước mơ và quyết tâm thực hiện khát vọng, ước mơ đó. Chiều 22/10, tại Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc gia tổ chức Lễ khai giảng năm học mới 2024-2025 và chào đón hơn 3.000 tân sinh viên, học viên, nghiên...

Hàng trăm gian hàng hội tụ tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh

Khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh – GEFE 2024: Kiến tạo tương lai xanh Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) nhằm tăng...

Cần những “điểm chạm cảm xúc” nào để thu hút khách du lịch cao cấp đến Việt Nam?

Muốn đáp ứng được các nhu cầu của khách du lịch sang trọng, cần mang đến cho họ 5C gồm: Culture (Văn hóa), Cuisine (Ẩm thực), Customization (Cá nhân hóa), Community (Cộng đồng), Content (Độc đáo).   Một chuyến đi đáng nhớ, một trải nghiệm thực sự sâu sắc, một bất ngờ thú vị, phong phú trong nhận thức sẽ quan trọng hơn rất nhiều cảm giác thụ hưởng những tiện ích ở những khách sạn 5, 6 sao. Cảm xúc...

Công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã ở Đồng Nai

Các thành phố Biên Hòa, Long Khánh và các huyện Tân Phú, Cẩm Mỹ có sự sắp xếp, điều chỉnh để giảm 11 đơn vị hành chính cấp xã. Sáng 22/10, Tỉnh ủy – HĐND – UBND – Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Đồng Nai tổ chức Lễ công bố Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Đồng Nai giai...

Bàn giao công tác Chủ tịch nước giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường

(ĐCSVN) – Tổng Bí thư Tô Lâm chính thức bàn giao các nhiệm vụ của Chủ tịch nước cho đồng chí Lương Cường và đề nghị Văn phòng Trung ương, Văn Phòng Chủ tịch nước triển khai báo cáo công việc với Chủ tịch nước Lương Cường. Lễ bàn giao công tác giữa Tổng Bí thư Tô Lâm và Chủ tịch nước Lương Cường  Sáng 22/10, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức trọng thể Lễ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất