Powered by Techcity

Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao

Liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, Bộ GTVT cho biết đã thống nhất với UBND Hà Nội và TPHCM phương án chọn ga Ngọc Hồi, ga Thủ Thiêm là các ga đầu, cuối tuyến.

Đây đều là 2 vị trí “ngoại thành”, đòi hỏi quy hoạch đường sắt đô thị để kết nối với vùng dân cư nội đô.

Vì sao không chọn ga Hà Nội?

Nhìn ở góc độ tiếp cận hành khách, ga Hà Nội được quy hoạch từ thời Pháp vẫn là vị trí lý tưởng để làm điểm đầu của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam. Nhà ga này nằm ở trung tâm nội đô, nơi mật độ dân cư và nhu cầu đi lại rất lớn.

Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao - 1
Ga Hà Nội (Ảnh: Nguyễn Trường).

Tuy nhiên, Tư vấn lập dự án cho biết quỹ đất tại ga Hà Nội hiện còn khoảng 14ha, chỉ đủ bố trí hệ thống nhà ga, đường đón gửi tàu, không thể bố trí quảng trường, cơ sở sửa chữa, bãi đỗ tàu… nên không đủ diện tích để xây dựng ga đầu mối.

Hệ thống đường bộ quanh ga Hà Nội có quy mô nhỏ, không còn dư địa mở rộng. Đường Lê Duẩn, Trần Quý Cáp có quy mô 2 làn xe, đường Trần Hưng Đạo có quy mô 4 làn xe.

Tương tự, quỹ đất tại khu vực ga Hòa Hưng (ga Sài Gòn) chỉ khoảng 17ha, không đủ diện tích để xây dựng ga đầu mối. Đường Nguyễn Phúc Nguyên, Trần Văn Đang, Nguyễn Thông có quy mô 2 làn xe, đường Cách mạng tháng 8 có quy mô 4 làn xe.

Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao - 2
Ga Sài Gòn (còn gọi là ga Hòa Hưng) kẹt trong đô thị, không còn dư địa để mở rộng (Ảnh: Hải Long).

Hiện, Quy hoạch mạng lưới đường sắt toàn quốc xác định tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam từ ga Ngọc Hồi đến ga Thủ Thiêm. Trong đó, ga Ngọc  Hồi là ga đầu mối kết nối đường sắt quốc gia (hiện hữu) và đường sắt đô thị. Ga Thủ Thiêm là ga đầu mối kết nối thông qua đường sắt đô thị từ ga Thủ Thiêm đến ga Bến Thành, ga Hòa Hưng và sân bay Tân Sơn Nhất.

Như vậy, các quy hoạch đều định hướng điểm đầu của tuyến ĐSTĐC Bắc – Nam tại ga đầu mối Ngọc Hồi, điểm cuối tại ga Thủ Thiêm. Tư vấn lập dự án kiến nghị lựa chọn ga Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là điểm đầu và điểm cuối của tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, đồng thời là  ga đầu mối của các tuyến đường sắt khu vực phía Bắc và phía Nam.

Quy mô nhà ga và phương án kết nối vào trung tâm

Hiện nay, TP Hà Nội dự kiến dành khoảng 250ha đất cho tổ hợp Ngọc Hồi để xây dựng đầy đủ chức năng của 1 ga đầu mối quốc gia và đô thị.

Khu vực Ngọc Hồi đã được quy hoạch hệ thống giao thông kết nối đồng bộ (đường vành đai 3,5, vành đai 4, quốc lộ 1, 3 tuyến đường sắt đô thị (1, 1A, 6) và hệ thống xe buýt, quảng trường để taxi, xe cá nhân tiếp cận giải tỏa hành khách.

Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao - 3
Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao - 4

 

Tại TPHCM, thành phố dự kiến dành 77,7ha đất để xây dựng ga Thủ Thiêm và depot. Quanh ga Thủ Thiêm có đường vành đai 3,5, vành đai 4, quốc lộ 1, metro số 2 và số 10, đường sắt nội vùng Thủ Thiêm – Long Thành và hệ thống xe buýt, quảng trường…

Dự kiến vào năm 2050, tổng nhu cầu hành khách về ga Ngọc Hồi khoảng 170.000 khách/ngày đêm, trong đó khoảng 46.000 khách có nhu cầu đi vào trung tâm (khoảng 27%), còn lại 124.000 khách đi đến các quận huyện và tỉnh thành khác (khoảng 73%).

Tổng nhu cầu hành khách về ga Thủ Thiêm khoảng 137.000 khách/ngày đêm, trong đó 41.000 khách có nhu cầu đi vào trung tâm (30%), còn lại 96.000 khách đi đến các quận huyện và tỉnh thành khác (70%).

Với nhu cầu nêu trên, Tư vấn lập dự án đã tính phương án khai thác hỗn hợp đường sắt tốc độ cao và đường sắt đô thị đoạn từ ga Ngọc Hồi đến ga Hà Nội. Theo phương án này, tuyến metro số 1 Yên Viên – Ngọc Hồi sẽ đi qua ga Hà Nội và phải đảm bảo hạ tầng dùng chung cho cả đường sắt tốc độ cao.

Tuy nhiên, vào các khung giờ cao điểm, tàu tốc độ cao sẽ phải dừng chạy để ưu tiên khai thác tàu điện đô thị.

Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao - 5
Hiện trạng khu đất dự kiến xây dựng tổ hợp ga Ngọc Hồi (Ảnh: Ngọc Tân).

Trường hợp tàu tốc độ cao dừng tại Ngọc Hồi, hành khách sẽ xuống tàu, di chuyển sang ga đường sắt đô thị nằm cạnh đó và bắt một chuyến metro vào nội đô. Theo Tư vấn, phương án này khả thi với năng lực vận hành của tuyến metro Yên Viên – Ngọc Hồi.

Tại trung tâm TPHCM, tuyến metro số 2 sẽ kết nối với ga Hòa Hưng, trung chuyển với tuyến số 6 vào sân bay Tân Sơn Nhất, tuyến số 10 kết nối ga đầu mối hành khách Tân Kiên và tuyến đường sắt nội vùng Thủ Thiêm – Long Thành kết nối sân bay Long Thành để gom, giải tỏa hành khách.

Ngoài ra, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cũng đã quy hoạch tuyến nhánh kết nối từ trước sân bay Long Thành với ga đầu mối An Bình, Hòa Hưng và Tân Kiên để tổ chức vận tải hành khách vào trung tâm thành phố khi có nhu cầu đủ lớn.

Tư vấn lập dự án đã nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế và xác định có 2 xu hướng bố trí nhà ga là nằm trong đô thị hoặc nằm gần đô thị (ngoại ô). 

Xu hướng nằm trong đô thị như ga Berlin (Đức), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc). Ưu điểm là hành khách dễ tiếp cận nhưng nhược điểm là đòi hỏi quỹ đất lớn, được quy hoạch đồng bộ.

Xu hướng nằm gần đô thị như ga Bắc Kinh (Trung Quốc), Paris (Pháp). Mô hình này có ưu điểm là tạo điều kiện quy hoạch, xây dựng hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, có quỹ đất cho phát triển đô thị, công nghiệp, dịch vụ. Nhược điểm là mức độ tiếp cận của hành khách chưa cao.

Sau khi nghiên cứu, Tư vấn đã bố trí nhiều nhà ga theo hướng nằm gần đô thị, trong đó có ga Ngọc Hồi và Thủ Thiêm. Các tuyến đường sắt đô thị sẽ được thiết kế để kết nối 2 nhà ga này với trung tâm đô thị của Hà Nội và TPHCM.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/xa-hoi/ly-do-chon-ngoc-hoi-thu-thiem-la-2-ga-dau-moi-duong-sat-toc-do-cao-20241010224325340.htm

Cùng chủ đề

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam, sức bật cho kinh tế Việt Nam

Tương lai giao thông hiện đại, bền vững Những ngày qua, người dân khắp các tỉnh thành hào hứng chia sẻ thông tin về tuyến đường sắt tốc độ cao (ĐSTĐC) Bắc – Nam với trào lưu: “Sáng cơm tấm Sài Gòn, chiều cà phê trứng Hà Nội”; “Sáng cơm tấm Sài Gòn, chiều bánh đậu xanh Hải Dương”… Theo báo cáo đang được Bộ GTVT hoàn thiện, nếu được thông qua tốc độ thiết kế 350 km/giờ thì thời gian tàu cao tốc từ TP.HCM...

“Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn” nhờ đường sắt tốc độ cao

Là một công dân thủ đô sống ở năm 2047, bạn bước lên một chuyến tàu tốc hành tại ga Ngọc Hồi vào buổi sáng. Đoàn tàu xé gió lao về phương nam như một chiếc Boeing chạy đà cất cánh trên đường băng. Khi kim đồng hồ điểm 12h trưa, bạn thấy sông Sài Gòn và bán đảo Thủ Thiêm của TPHCM hiện ra trước mắt. Đó là viễn cảnh được hứa hẹn trong Báo cáo nghiên cứu tiền...

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

Chưa chốt phương án kết nối 2 “siêu” đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dài 1.541 km. Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP.Hà Nội là tổ hợp ga Ngọc Hồi. Đây là đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội. Điểm cuối tại TP.HCM là ga Thủ...

Đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Trong phiên họp của Bộ Chính trị ngày 18/9/2024 về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục bắc – nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan...

Cùng tác giả

Phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế và Quy chế thi tuyển Phương án kiến trúc hạng mục: Nút giao thông Bình Thái

(HCM CityWeb) – Ngày 21/10, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh ban hành 2 Quyết định phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế và Quy chế thi tuyển “Phương án kiến trúc hạng mục: Nút giao thông Bình Thái thuộc dự án thành phần 1: Xây dựng Vành đai 2 Thành phố, đoạn từ cầu Phú Hữu đến đường Võ Nguyên Giáp, thành phố Thủ Đức”. Nút giao thông Bình Thái. Ảnh: Tuổi Trẻ Theo...

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế ước đạt cao hơn mục tiêu đề ra, lạm phát được kiểm soát

(ĐCSVN) – Báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Năm 2024, kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8 – 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Sáng ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế...

Nhấn mạnh tình cảm và sự sẻ chia.

(HTV) - Quỹ "Chung một tấm lòng" do HTV phát động tiếp tục chuyến thăm và hỗ trợ tại các tỉnh phía Tây Bắc, đem nguồn kinh phí hỗ kịp thời đến với bà con nhân dân chịu ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3. ...

Ủy ban Kinh tế lo ngại giá nhà đất cao, vượt quá khả năng chi trả của người dân

Tại phiên khai mạc Quốc hội sáng 21-10, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày thẩm tra về báo cáo của Chính phủ, đã cho rằng, năm 2024, vượt qua khó khăn, thách thức, kinh tế - xã hội nước ta tiếp tục xu hướng phục hồi và phát triển, đạt được nhiều kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các lĩnh vực; dự kiến đạt và vượt 14/15 chỉ...

Kiến tạo tương lai xanh

Sáng nay, ngày 21/10 tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024). Các đại biểu cắt băng khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) – (Ảnh: Diệu Linh). Tham dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi...

Cùng chuyên mục

Năm 2024, tăng trưởng kinh tế ước đạt cao hơn mục tiêu đề ra, lạm phát được kiểm soát

(ĐCSVN) – Báo cáo trước Quốc hội, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: Năm 2024, kinh tế phục hồi tích cực, cả năm ước đạt khoảng 6,8 – 7%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra. Sáng ngày 21/10, tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2024; dự kiến kế...

Nhấn mạnh tình cảm và sự sẻ chia.

(HTV) - Quỹ "Chung một tấm lòng" do HTV phát động tiếp tục chuyến thăm và hỗ trợ tại các tỉnh phía Tây Bắc, đem nguồn kinh phí hỗ kịp thời đến với bà con nhân dân chịu ảnh hưởng bởi hoàn lưu bão số 3. ...

Kiến tạo tương lai xanh

Sáng nay, ngày 21/10 tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024). Các đại biểu cắt băng khai mạc Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 (GEFE 2024) – (Ảnh: Diệu Linh). Tham dự chương trình có Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi...

Quốc hội cần tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động

(ĐCSVN) – Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đề nghị, Quốc hội tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tổ chức và hoạt động theo tinh thần Nghị quyết 27 ngày 9/11/2022 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới. Sáng 21/10, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm...

Chân dung CEO Nguyễn Đức Thạch Diễm ngân hàng Sacombank

Từ khi đảm nhiệm vị trí CEO Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm đã dẫn dắt ngân hàng vượt qua giai đoạn khó khăn. Dưới sự lãnh đạo của bà, Sacombank ghi nhận kết quả kinh doanh không ngừng tăng trưởng. Lọt top 100 nữ doanh nhân quyền lực nhất Châu Á Tạp chí Fortune của Mỹ mới đây đã công bố danh sách 100 người phụ nữ quyền lực nhất khu vực Châu Á – Thái Bình Dương năm 2024...

Kỷ niệm 63 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh trên biển

(HTV) - Đường Hồ Chí Minh trên biển, con đường thể hiện ý chí quyết chiến quyết thắng, lòng dũng cảm và khí phách quật cường của một dân tộc anh hùng, một Huyền thoại có thật, một kỳ tích của dân tộc ta. ...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của...

(Bqp.vn) – Ngày 20/10, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Hội đồng Lý luận Trung ương, Tạp chí Cộng sản, Báo Nhân Dân, Đài Truyền hình Việt Nam, Hội Nhà báo Việt Nam đồng tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ tư, năm 2024. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dự, chỉ...

Trạm dừng nghỉ cao tốc đang được đầu tư thế nào?

Bộ GTVT vừa báo cáo Quốc hội việc thực hiện Nghị quyết số 62/2022 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 3, Nghị quyết số 100/2023 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 109/2023 về tiếp tục thực hiện một số nghị quyết của Quốc hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám sát chuyên đề. Liên...

Sáng nay khai mạc Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) – Sáng nay (21/10), Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV sẽ khai mạc trọng thể tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội. Phiên khai mạc được phát thanh và truyền hình trực tiếp để cử tri và Nhân dân cả nước theo dõi. Thời gian qua, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân...

Kỷ nguyên mới và vai trò truyền cảm hứng của lãnh đạo cấp chiến lược

Kính thưa quý độc giả, Đất nước ta đang bước vào một giai đoạn phát triển mới, một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn với những vận hội và thách thức đan xen. Sau hơn 35 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế tăng trưởng vượt bậc, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, vị thế quốc tế ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, chúng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất