Powered by Techcity

Thủ đô Hà Nội: Nơi kết tinh sức mạnh văn hóa, tinh thần Việt Nam

Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Hà Nội, chủ biên, đồng chủ biên và tác giả hơn chục đầu sách và hàng chục bài báo khoa học về Hà Nội, xây dựng thành công ngành học Hà Nội học phục vụ cho các chiến lược phát triển Thủ đô. Ông cũng là người trực tiếp tham gia xây dựng hồ sơ khu di tích Trung tâm Hoàng thành Thăng Long thành Di sản Văn hóa Thế giới. Năm 2020, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc được tặng danh hiệu Công dân Thủ đô ưu tú.

Nhân kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc dành cho phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus cuộc trò chuyện thú vị về lịch sử hào hùng của Thủ đô cũng như những giá trị cốt lõi để gìn giữ, phát triển một Hà Nội-thành phố vì hòa bình.

title1.png

– Trong ký ức của nhiều người dân Việt Nam, sự kiến Giải phóng thủ đô ngày 10/10/1954 là một mốc son trong trang sử đầy hào hùng của dân tộc ta khi đoàn quân cách mạng tiến vào giải phóng thủ đô, mở ra một chương mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc. Vậy xin Giáo sư cho biết bối cảnh lịch sử về dấu mốc quan trọng này?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Ngày 7/5/1954, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc ta. Chúng ta trở lại bàn đàm phán Geneva với vị thế của người chiến thắng và đi đến ký kết Hiệp định vào ngày 21/7/1954. Theo Hiệp định Geneva, Pháp và các bên liên quan cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Lào và Campuchia. Do tình hình tương quan lực lượng, các bên lấy Vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời. Pháp và các lực lượng thân Pháp phải di chuyển về phía Nam. Từ Vĩ tuyến 17 về phía Bắc, trong đó có Thủ đô Hà Nội đã hoàn toàn được giải phóng.

Về phía Việt Nam, Đảng và Chính phủ chủ trương tiếp quản toàn bộ khu vực phía Bắc, trọng điểm là thành phố Hà Nội. Trong khi đó, quân Pháp từng bước rút khỏi thành phố Hà Nội. Từ tháng 9/1954 cho đến ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên, có nghĩa rằng Thủ đô Hà Nội đã được giải phóng.

vna_potal_ky_niem_66_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102020_ha_noi_ngay_tro_ve_-_thu_do_buoc_sang_trang_su_moi_075534552_5050326.jpg
vna_potal_ky_niem_66_nam_ngay_giai_phong_thu_do_10101954_-_10102020_ha_noi_ngay_tro_ve_-_thu_do_buoc_sang_trang_su_moi_075539426_5050331.jpg

 

Ngày 19/9/1954, Bác Hồ và Đại đoàn quân tiên phong (Sư đoàn 308) đã về đến Phú Thọ và dừng chân ở Đền Giếng trong khu di tích Đền Hùng, Bác Hồ nói chuyện với Đại đoàn quân tiên phong và Bác khẳng định: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Bác căn dặn cán bộ, chiến sỹ vào tiếp quản Thủ đô phải giữ nghiêm kỷ luật, giữ gìn trật tự an ninh, bảo vệ tính mạng tài sản của nhân dân, chống mọi hành động phá hoại của kẻ thù; phải bảo vệ công thương nghiệp, kể cả công thương nghiệp của ngoại kiều. Bộ đội phải giúp đỡ nhân dân, tuyên truyền giải thích cho nhân dân, không được làm điều gì phiền nhiễu nhân dân, sao cho từ cụ già đến em bé đều quý mến, tin tưởng. Đây là một mệnh lệnh thiêng liêng, là chiến lược tiếp quản Thủ đô, không chỉ bằng các lực lượng quân sự, mà còn bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân, sức mạnh vật chất, sức mạnh tinh thần, sức mạnh từ chiều sâu, từ cội nguồn của lịch sử-văn hóa dân tộc.

Vậy là chúng ta đã thấy ngày 10/10/1954, Đại đoàn quân tiên phong đã tiếp quản Thủ đô trong một không khí hòa bình, hân hoan, không tiếng súng và không đổ máu.

– Thưa Giáo sư, việc Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng chủ trương cử thanh niên trí thức từ chiến khu về Thủ đô từ những ngày đầu tháng 10 để chuẩn bị công tác tiếp quản có ý nghĩa như thế nào trong những ngày đầu của công cuộc xây dựng và phát triển Thủ đô sau này?

img_9029.jpg
Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc trả lời phỏng vấn của phóng viên Báo Điện tử VietnamPlus. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Chúng ta vừa mới giành chính quyền ở Thủ đô Hà Nội trong cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại, thì đã phải bước ngay vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Các trí thức của Thủ đô phần lớn đã đi lên căn cứ địa Việt Bắc phục vụ kháng chiến. Số còn lại làm việc tại trường Đại học Đông Dương. Đến năm 1951, Đại học Đông Dương chuyển vào Sài Gòn, Hà Nội hầu như không còn trí thức làm việc trực tiếp. Cũng bắt đầu từ lúc này, Đảng và Chính phủ trong chủ trương kháng chiến kiến quốc đã chăm lo xây dựng đội ngũ trí thức mới cho Thủ đô Hà Nội. Đây chính là lực lượng quan trọng tham gia tiếp quan Thủ đô, thực hiện đúng như lời dạy của Bác Hồ là “làm cho Hà Nội thành một Thủ đô yên ổn, tươi vui và phồn thịnh.”

Chúng ta tiếp quản và giữ được Thủ đô còn tương đối nguyên vẹn là một kỳ tích. Đành rằng với cơ sở hạ tầng hết sức lạc hậu và đây đó vẫn còn các mưu đồ phá hoại của kẻ thù, nhưng cuối cùng chúng ta đã vượt lên tất cả, tiếp quản nhanh gọn và an toàn Thủ đô, giữ vững nền hòa bình và nhanh chống tái thiết Thủ đô ngàn năm văn hiến theo định hướng Xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn miền Nam. Trí thức mới của Thủ đô Hà Nội luôn luôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng của công cuộc kiến tạo kỳ vĩ này.

title2.png

– Thưa Giáo sư, là người đã có nhiều những công trình nghiên cứu về Thủ đô Hà Nội, ông có đánh giá như thế nào về quá trình 70 năm Hà Nội đổi mới và phát triển?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Điều đầu tiên, tôi cho rằng Hà Nội đã thực hiện được đầy đủ sứ mệnh là một hậu phương lớn cho cả tiền tuyến lớn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Đặc biệt, sứ mệnh đó được kết tinh bằng Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không vào cuối năm 1972. Sự kiện này kết tinh tất cả giá trị lịch sử, văn hóa, làm nên một kỳ tích, góp phần to lớn trong công cuộc giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Với vai trò là Thủ đô của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Hà Nội đã đi tiên phong trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Ngày đầu tiếp quản, Hà Nội chỉ có 36 khu phố nội thành và 4 quận (46 xã) ngoại thành, với khoảng hơn 40 vạn dân, trong đó tuyệt đại đa số là thị dân buôn bán nhỏ và nông dân nghèo khổ. Thủ đô Hà Nội ngày hôm nay đã thay đổi hoàn toàn so với Thủ đô Hà Nội 70 năm trước. Đây thật sự là một bước tiến thần kỳ.

– Là một Thủ đô có bề dày lịch sử nghìn năm, theo Giáo sư, Hà Nội cần phải làm gì để giữ gìn được những giá trị văn hóa làm nên hồn cốt của mình?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Một nguyên tắc xây dựng Thủ đô của chúng ta là phát triển trên nền tảng di sản. Phải nói rằng Hà Nội sở hữu khối lượng lớn di sản lịch sử-văn hóa và thiên nhiên vô cùng phong phú, đa dạng. Nếu chỉ tính riêng di sản văn hóa vật thể, theo thống kê, Hà Nội có gần 6.000 di tích, chiếm gần một phần ba tổng số di tích của cả nước, trong khi diện tích Hà Nội chỉ chiếm 1% diện tích tự nhiên cả nước. Đó là một nguồn lực rất lớn để Hà Nội phát triển toàn diện, bền vững, song cũng là thách thức lớn đối với những người lãnh đạo và quản lý Thủ đô, bởi khai thác nguồn tài nguyên này đòi hỏi phải có tâm và có tầm tương xứng.

Thành phố đã thể hiện quyết tâm xây dựng Thủ đô Văn hiến – Văn minh – Hiện đại trên nền tảng của các di sản với các chủ trương, đường lối, quyết sách đều dựa trên cơ sở đề cao giá trị lịch sử-văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, đi đầu trong phát triển công nghiệp văn hóa, đẩy mạnh du lịch văn hóa, nâng tầm kinh tế di sản thành ngành kinh tế mạnh của Thủ đô. Tôi cho rằng đó là hướng phát triển bền vững, toàn diện, có tính đột phá rất cao của Hà Nội hiện nay.

quote.png

– Hà Nội đã được thế giới ghi nhận là “Thành phố Sáng tạo,” “Thành phố vì hòa bình,” “Thủ đô của lương tri và phẩm giá con người”…, vậy chúng ta phải làm gì để phát huy được những danh hiệu đó mà không ‘lạc’ ra khỏi dòng chảy của văn minh đô thị?

Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc: Ngày 16/7/1999, Hà Nội được UNESCO vinh danh “Thành phố vì hòa bình,” nhưng chúng ta cần hiểu rằng đó là sự ghi nhận của thế giới đối với toàn bộ tiến trình lịch sử – văn hóa của thành phố, chứ không phải chỉ riêng năm cuối của thế kỷ XX. Nói đến Thăng Long-Hà Nội – Thành phố vì Hòa bình, không thể không nói đến “Đại cáo bình Ngô” của Lê Lợi-Nguyễn Trãi với tuyên ngôn bất hủ: “Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn/ Lấy chí nhân để thay cường bạo” và bày tỏ mong ước “Kiền khôn bĩ rồi lại thái/ Nhật nguyệt hối rồi lại minh/ Muôn thuở nền thái bình vững chắc.”

Ông cha ta thời xưa đã khẳng định tầm quan trọng của hòa bình, ổn định. Yêu chuộng độc lập, tự do, khát vọng cháy bỏng về một nền hòa bình đích thực từ ngàn đời đã là nguồn sức mạnh để vượt qua mọi thử thách hiểm nghèo.

Ngày nay, chúng ta cần tiếp nối truyền thống và nâng tầm giá trị truyền thống. Đây thật sự là một cuộc chấn hưng văn hóa lớn, một thời kỳ “đại phục hưng” văn hóa dân tộc để nâng tầm phát triển toàn diện và bền vững Thủ đô.

Văn hóa đã trở thành ngọn đuốc dẫn dắt đồng bào ta vượt qua hai cuộc kháng chiến, tạo ra những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Từ Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần đầu tiên năm 1946, Bác Hồ đã nhấn mạnh: “Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi” và quả thực, văn hóa đã trở thành ngọn đuốc dẫn dắt đồng bào ta vượt qua hai cuộc kháng chiến, tạo ra những kỳ tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mặc dù văn hóa đã chứng minh được vai trò của mình như vậy, nhưng đến nay cũng vẫn còn những ý kiến cho rằng văn hóa chỉ là để tô điểm cho cuộc sống, là ngành “ăn theo,” chỉ biết “tiêu tiền” mà không tạo ra của cải cho xã hội… Đó là lối tư duy không thực tế và hết sức ấu trĩ. Chúng ta đang sống trong thời đại kinh tế và văn hóa kết quyện lại với nhau thành một thể thống nhất và văn hóa đang trở thành nguồn lực lớn nhất và quan trọng nhất cho phát triển ở bất cứ một quốc gia nào.

Tôi rất vui mừng được biết Hà Nội là địa phương đầu tiên của cả nước có một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa (Nghị quyết số 09-NQ/TƯ). Hà Nội cũng vừa mới hoàn thành Luật Thủ đô (sửa đổi) và Quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050… tất cả đều đặc biệt đề cao vai trò của văn hóa. Điều này cho thấy quyết tâm lớn của cả hệ thống chính trị thành phố nhằm sớm hiện thực hóa mục tiêu xây dựng Thủ đô Hà Nội Văn hiến-Văn minh-Hiện đại.

– Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!

vna_potal_phong_canh_thanh_pho_ha_noi_525972.jpg
Thủ đô Hà Nội Văn hiến-Văn minh-Hiện đại ngày nay. (Ảnh: Thành Đạt/TTXVN)
credit.png

Vietnamplus.vn

Nguồn:https://mega.vietnamplus.vn/bai-4-thu-do-ha-noi-noi-ket-tinh-suc-manh-van-hoa-tinh-than-viet-nam-6627.html

Cùng chủ đề

Bức điện phát lên không trung từ sân bay Gia Lâm sau ngày tiếp quản Thủ đô

LỜI TÒA SOẠN: Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là sự kiện lịch sử đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), thế hệ cha ông năm xưa dành cả tuổi xanh đầy nhiệt huyết lên đường kháng chiến với lời thề “sẽ có ngày trở về Hà Nội”, nay...

70 năm Giải phóng Thủ đô: Hào hùng âm hưởng chiến thắng

Trước sự mong chờ của nhân dân Thủ đô, sáng 10/10/54, cánh quân của Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngày 30/9/1954, tại Hội nghị Trung Giã, đại diện quân chính Việt Nam và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra...

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài cuối: Phát triển kinh tế lên tầm cao mới

Không chỉ thế, GDP bình quân đầu người lúc đó cũng rất thấp so với các quốc gia xung quanh, thậm chí còn kém hơn so với nhiều tỉnh, thành phố khác. Tuy nhiên, với quyết tâm của Chính phủ, việc đầu tiên mà Hà Nội làm được là xóa bỏ được nạn mù chữ vào năm 1957, từ đó tạo ra được bước chuyển lớn trong lực lượng lao động cũng như nâng cao ý chí độc lập,...

Nhớ về những cửa ô Hà Nội

TPO – Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô” tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Hà Nội với 36 phố phường...

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 3: Quy hoạch đô thị Hà Nội, vấn đề cấp bách và sống còn

Hà Nội là Thủ đô, là đô thị đặc biệt, do đó vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn. Nếu quy hoạch tốt, tầm nhìn xa, đô thị đó sẽ xứng tầm trong tương lai, tránh được rất nhiều thiệt hại về công sức, thời gian, tiền của và hạn chế việc “đập đi, xây lại” khiến đô thị manh mún, chắp vá, thiếu đồng bộ, gây xáo trộn đời sống nhân dân.   “Cởi trói” cho quy hoạch...

Cùng tác giả

Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm “nhà thùng”, có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2. Hẻm “nhà thùng” Sáng cuối tháng 9, tranh thủ trời ngớt mưa, bà Trần Thị Mừng (65 tuổi, quận 1, TPHCM) đưa chiếc bếp gas mini ra hẻm để đun ấm trà sớm. Nhà quá chật, bà...

Hội Phụ nữ PC08 tuyên truyền pháp luật giao thông cho học sinh, sinh viên trong tháng cao điểm an toàn giao thông

(HCM CityWeb) - Hội Phụ nữ Phòng Cảnh sát giao thông (PC08), Công an TP.Hồ Chí Minh tích cực triển khai thực hiện các hoạt động tuyên truyền pháp luật giao thông cho lứa tuổi học sinh, sinh viên trong tháng cao điểm an toàn giao thông nhằm góp phần duy trì ổn định tình hình TTATGT tại khu vực trước cổng các trường học, phòng ngừa, hạn chế tai nạn giao thông (TNGT), đặc biệt...

Du lịch Quảng Bình vươn ra thế giới

Trong bài phát biểu đầy cảm xúc tại Lễ kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604 – 2024), 75 năm ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm ngày tái lập tỉnh, diễn ra tại quảng trường Hồ Chí Minh (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) tối 2.6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh rằng Quảng Bình cần đặc biệt tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách tạo đột phá, phát triển Quảng Bình...

Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND, Văn phòng UBND Thành phố đóng góp ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương...

(HCM CityWeb) – Tại lễ chào cờ đầu tuần sáng 7/10, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND, Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc” Thành phố năm 2024. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố Đỗ Thị Minh Quân, Phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố Nguyễn Hoàng Anh trao...

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 liệu có phù hợp?

Nhiều ý kiến cho rằng việc bốc thăm môn thi thứ 3 vào cuối tháng 3 hàng năm là không phù hợp vì vừa gây thêm áp lực cho học sinh, vừa có nguy cơ biến kỳ thi vào lớp 10 vốn khốc liệt trở thành cuộc đua đầy may rủi. Dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT nêu hai phương thức tuyển sinh vào lớp 10 là xét tuyển hoặc thi tuyển; không còn phương thức thứ 3 như...

Cùng chuyên mục

Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

Hẻm “nhà thùng”, có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2. Hẻm “nhà thùng” Sáng cuối tháng 9, tranh thủ trời ngớt mưa, bà Trần Thị Mừng (65 tuổi, quận 1, TPHCM) đưa chiếc bếp gas mini ra hẻm để đun ấm trà sớm. Nhà quá chật, bà...

Du lịch Quảng Bình vươn ra thế giới

Trong bài phát biểu đầy cảm xúc tại Lễ kỷ niệm 420 năm hình thành tỉnh Quảng Bình (1604 – 2024), 75 năm ngày Quảng Bình quật khởi và 35 năm ngày tái lập tỉnh, diễn ra tại quảng trường Hồ Chí Minh (TP.Đồng Hới, Quảng Bình) tối 2.6, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh rằng Quảng Bình cần đặc biệt tập trung xây dựng các cơ chế, chính sách tạo đột phá, phát triển Quảng Bình...

Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND, Văn phòng UBND Thành phố đóng góp ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương...

(HCM CityWeb) – Tại lễ chào cờ đầu tuần sáng 7/10, Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND, Văn phòng UBND Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển đảo quê hương - Vì tuyến đầu Tổ quốc” Thành phố năm 2024. Chánh Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND Thành phố Đỗ Thị Minh Quân, Phó Chánh Văn phòng UBND Thành phố Nguyễn Hoàng Anh trao...

Bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10 liệu có phù hợp?

Nhiều ý kiến cho rằng việc bốc thăm môn thi thứ 3 vào cuối tháng 3 hàng năm là không phù hợp vì vừa gây thêm áp lực cho học sinh, vừa có nguy cơ biến kỳ thi vào lớp 10 vốn khốc liệt trở thành cuộc đua đầy may rủi. Dự thảo Thông tư của Bộ GD&ĐT nêu hai phương thức tuyển sinh vào lớp 10 là xét tuyển hoặc thi tuyển; không còn phương thức thứ 3 như...

Ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 2.300 tỷ đồng cho cao tốc Đồng Đăng

Ký kết hợp đồng tín dụng trị giá 2.300 tỷ đồng cho cao tốc Đồng Đăng – Trà LĩnhĐây là hợp đồng tín dụng cho Dự án PPP đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng) được ký giữa VPBank và Công ty cổ phần cao tốc Đồng Đăng – Trà Lĩnh. Lễ ký kết hợp đồng tín dụng cho Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng –...

Bức điện phát lên không trung từ sân bay Gia Lâm sau ngày tiếp quản Thủ đô

LỜI TÒA SOẠN: Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954) là sự kiện lịch sử đánh dấu bước ngoặt quan trọng, khẳng định thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 – 10/10/2024), thế hệ cha ông năm xưa dành cả tuổi xanh đầy nhiệt huyết lên đường kháng chiến với lời thề “sẽ có ngày trở về Hà Nội”, nay...

Gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam; Khởi công cầu Ba Lai 8 gần 2.300 tỷ đồng

Gần 25 tỷ USD vốn FDI chảy vào Việt Nam; Khởi công cầu Ba Lai 8 gần 2.300 tỷ đồng Trong 9 tháng đầu năm, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào Việt Nam lến tới gần 25 tỷ USD; Bến Tre khởi công cầu Ba Lai 8 vốn đầu tư gần 2.300 tỷ đồng… Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Hoàn tất thẩm định Dự án...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đặt hoa trước Tượng đài Bác Hồ tại công viên Montreau

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng các đại biểu trước Tượng đài Bác Hồ. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN Sau khi đặt vòng hoa tại Tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và dành 1 phút tưởng niệm Bác trong Công viên Montreau, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm bày tỏ xúc động một lần nữa tới thăm thành phố Montreau, nơi có tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh và Không gian Hồ Chí Minh. Tổng...

Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải thăm Thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ

(HCM CityWeb) – Từ ngày 3 và 4/10, Đoàn công tác do ông Dương Ngọc Hải, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh dẫn đầu, đã làm việc tại Thành phố Los Angeles, Hoa Kỳ.Ngày 3/10, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Dương Ngọc Hải đã có buổi làm việc với bà Erin Bromaghim, Phó Thị trưởng phụ trách Quan hệ quốc tế, và bà Nancy Sutley, Phó Thị trưởng phụ trách Năng lượng và Bền...

Khánh thành Biển kỷ niệm mang tên Chủ tịch Hồ Chí Minh tại thành phố Sainte-Adresse

 Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Thị trưởng thành phố Sainte Adresse Hubert Dejean De La Batie dâng hoa trước Biển đồng. Ảnh: Trí Dũng – TTXVN Nhằm ghi dấu hành trình của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Pháp, chính quyền thành phố Sainte-Adresse đã quyết định đặt Biển kỷ niệm đặt trong khuôn viên Masquelier, thành phố Sainte-Adresse, trước cửa ngôi nhà Bác từng sinh sống, nay được sử dụng là nơi tổ chức các...

Tin nổi bật

Tin mới nhất