Powered by Techcity

Phương án vốn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định vào Kỳ họp thứ 8 vào cuối tháng này. Đây là dự án lớn nhất, hiện đại nhất từ trước đến nay, có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 67 tỷ USD, tương đương với khoảng 1,7 triệu tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành. Một trong các vấn đề được quan tâm là phương án vốn đầu tư cho dự án.

Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc Nam đã được nghiên cứu từ gần 15 năm trước. Lúc đó, quy mô GDP của Việt nam mới chỉ khoảng 147 tỷ USD, thì con số 56 tỷ USD tổng mức đầu tư cho dự án chiếm tới 38% và đẩy tỷ lệ nợ công lên mức gần 57% GDP, là mức cao gần chạm ngưỡng cho phép.

Đến thời điểm này, khi nhu cầu vận tải tăng cao, quy mô nền kinh tế năm nay dự báo đạt trên 465 tỷ USD, tức là cao gấp hơn 3 lần so với năm 2010, thì nguồn lực để đầu tư cho đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD đã không còn là trở ngại lớn.

Phương án vốn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam - Ảnh 1.

Quy mô nền kinh tế năm 2024 dự báo đạt trên 465 tỷ USD thì nguồn lực để đầu tư cho đường sắt tốc độ cao 67 tỷ USD đã không còn là trở ngại lớn.

Ông Chu Văn Tuân – Phó Giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, Bộ Giao thông vận tải cho biết: “Đến năm 2027, dự kiến chúng ta khởi công thì quy mô kinh tế của chúng ta đạt khoảng 560 tỷ USD. Với quy mô tiềm lực nền kinh tế của chúng ta như thế thì hoàn toàn có thể đáp ứng được. Qua đánh giá tư vấn thì hoàn toàn có khả năng đáp ứng được yêu cầu khả năng cân đối nguồn lực đầu tư”.

Liên quan đến hình thức và nguồn vốn đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam được đầu tư theo hình thức đầu tư công với nhiều hình thức gồm cả vốn ngân sách, vốn trái phiếu Chính phủ và vốn vay.

Ông Trần Thiện Cảnh – Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam cho biết: “Phần hạ tầng mà chúng ta đang dự kiến là sử dụng nguồn đầu tư công và phần phương tiện, thiết bị thì sẽ sử dụng vốn vay và sau đấy sẽ giao cho Tổng công ty đường sắt Việt Nam là đơn vị kinh doanh và trả nợ vốn vay đó. Từ việc sắp xếp này thì chúng tôi cũng đã đi tham khảo, học tập ở 6 quốc gia và cũng trên cái cơ cấu chi phí gần như là theo như vậy”.

Với phương án bố trí vốn cho dự án trong khoảng 12 năm. Bình quân mỗi năm sẽ cần đầu tư khoảng 5,6 tỷ USD, tức khoảng 145.000 tỷ đồng theo tỷ giá hiện hành.

Vấn đề thu xếp nguồn vốn cho dự án cũng đang có chiều hướng thuận lợi hơn trong thời gian tới. Đánh giá của Bộ Tài chính cho thấy, nếu được thông qua, đến năm 2030 dự án hoàn toàn đáp ứng được 3 tiêu chí về an toàn nợ công, nợ Chính phủ và nợ quốc gia đều thấp hơn mức cho phép từ 5 đến 15%.

Những tác động lan tỏa từ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Theo phương án dự kiến bố trí vốn thì mỗi năm dự án sẽ cần khoảng 5,6 tỷ USD, tương đương khoảng 16,2% vốn đầu tư công trung hạn hàng năm trong giai đoạn 2026-2030. Đây được đánh giá là tỷ lệ chấp nhận được đối với quy mô nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.

Bởi dự án khi được triển khai và vận hành sẽ quay trở lại đóng góp cho nền kinh tế bằng cách tạo ra hàng triệu việc làm và thu nhập cho người dân, doanh nghiệp. Nghiên cứu cũng cho thấy, dự án sẽ giúp tăng thêm gần 1 điểm phần trăm GDP bình quân mỗi năm của cả nước so với không đầu tư dự án.

Cụ thể, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ giúp tăng cường kết nối vùng miền, các cực tăng trưởng, lan toả, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Tái cấu trúc các đô thị, tạo cơ hội phát triển cho các địa phương. Tạo tiền đề phát triển công nghiệp đường sắt, công nghiệp xây dựng, phụ trợ, vật liệu và tạo ra hàng triệu việc làm. Phục vụ phát kinh tế – xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; giúp tái cơ cấu thị phần vận tải theo hướng tối ưu và góp phần giảm chi phí losgictis.

Hiệu quả từ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Phương án vốn đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam - Ảnh 2.

Toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ có 23 ga khách, cự ly trung bình khoảng 67km.

Đường sắt tốc độ cao được xem là phương thức vận tải quan trọng, có khối lượng lớn, giúp phân bổ lại theo đúng ưu thế của mỗi phương thức vận tải hành khách hiện nay. Chỉ riêng trên hành lang kinh tế Bắc – Nam, đến năm 2050 được dự báo sẽ vận chuyển từ 1,1-1,3 tỷ lượt hành khách mỗi năm và hàng hóa lên tới 1,4-1,7 tỷ tấn/năm.

Khối lượng này sẽ do tất cả các loại hình vận tải đảm nhiệm. Trong đó, đối với hàng hóa, đường biển và đường sông có ưu thế vận chuyển khối lượng lớn, chi phí rẻ nên sẽ cùng với đường sắt hiện hữu sau khi cải tạo, nâng cấp đảm nhận. Còn với hành khách, cự ly ngắn dưới 150km ưu thế thuộc về đường bộ. Cự ly trung bình 150km-800km thuộc về đường sắt tốc độ cao và cự ly dài trên 800km ưu thế thuộc về hàng không và đường sắt tốc độ cao.

Ông Đào Ngọc Vinh – Tổng Giám đốc Tổng Công ty Tư vấn Thiết kế Giao thông vận tải (TEDI) cho biết: “Cự ly 800km chẳng hạn thì nó có thể đấy là giữa Hà Nội đến Nha Trang hoặc là giữa từ Vinh đến TP Hồ Chí Minh hoặc là Đà Nẵng đến TP Hồ Chí Minh, không phải nhất thiết cứ phải tính là từ Hà Nội đến TP Hồ Chí Minh. Bởi vì khách lên khách xuống ở các cự ly rất là linh hoạt”.

Theo phương án, toàn tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sẽ có 23 ga khách. Cự ly trung bình khoảng 67km. Mỗi tỉnh thành đi qua đều có ít nhất một ga sẽ có thể phục vụ tối đa nhu cầu đi lại của người dân.

Ông Nguyễn Đạt Tường – Nguyên Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam cho hay: “Nguyên tắc của đường sắt cao tốc là phải nối được từ điểm đến điểm, tức là từ các trung tâm của các thành phố lớn để đảm bảo được lượng hành khách”.

Đường sắt tốc độ cao khi được thông qua sẽ tạo ra một thị trường rộng lớn khi hạ tầng chiếm khoảng 40 tỷ USD và phương tiện thiết bị khoảng 27 tỷ USD. Mục tiêu sẽ làm chủ công nghiệp xây dựng, từng bước làm chủ và nội địa hóa về chế tạo toa xe, hệ thống cấp điện, thông tin tín hiệu. Tự chủ toàn bộ vận hành, bảo trì và sản xuất một số linh kiện thay thế.

Ông Nguyễn Trọng Đắc – Phó Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn sản xuất thép Việt Đức cho hay: “Năng lực sản xuất của chúng ta thì cũng đã tương đối về mặt sản lượng rất là tốt rồi. Ngoài ra thì một số các sản phẩm mang tính chất đặc thù thì bản thân là các doanh nghiệp sẽ phải nghiên cứu và phải đầu tư, đặc biệt là về mặt công nghệ”.

“Từng bước để chúng ta tiến tới gọi là làm chủ cái hoạt động này. Tất nhiên là làm chủ thì nó cũng có mức độ, nó phải dần dần, và nó dựa trên chuyển giao công nghệ, nó dựa trên đào tạo nhân lực rất quan trọng”, ông Ngô Cao Vân – Nguyễn Phó Tổng giám đốc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam cho hay.

Đường sắt tốc độ cao chạy bằng điện cũng sẽ là loại hình phát thải ít nhất so với hàng không, đường bộ và hàng hải. Đây là giải pháp tối ưu trong chuyển đổi phương thức vận tải để góp phần giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2050 của Việt Nam.

Theo lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải, việc triển khai đường sắt tốc độ cao được định hướng sẽ không phụ thuộc vào nước ngoài, bởi vay bất kỳ quốc gia nào cũng sẽ phải ràng buộc. Phương án vốn đầu tư sẽ được đề xuất cân đối từ nguồn vốn trong nước và vốn vay với điều kiện ưu đãi và ít ràng buộc. Quan trọng nhất là chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Có thể thấy, một dự án quan trọng quốc gia như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam sẽ được đánh giá không chỉ đơn thuần nhìn vào con số tổng mức đầu tư mà còn được suy xét trên nhiều góc độ toàn diện, khoa học và thực tiễn. Chủ trương đầu tư dự án dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến và quyết định vào Kỳ họp thứ 8 vào cuối tháng này.

VTV.VN

Nguồn:https://tuoitre.vn/thong-xe-nhanh-ham-chui-nguyen-van-linh-nguyen-huu-tho-huong-tan-thuan-di-quoc-lo-1-20241004092025064.htm#content-5

Cùng chủ đề

Sản xuất công nghiệp tháng 9 tăng cao nhất quý III năm 2024

Chiều nay, ngày 1/10, phiên họp thường kỳ về tình hình kinh tế – xã hội tháng 9 năm 2024 và 9 tháng đầu năm 2024 TP. Hồ Chí Minh do Chủ tịch UBND Thành phố Phan Văn Mãi chủ trì. Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, ông Phan Văn Mãi đánh giá chung về tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng cho thấy, thành phố vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng nhưng chưa có đột...

Đường sắt Bắc – Nam tốc độ cao: Tầm nhìn mới cho tương lai phát triển

Trong phiên họp của Bộ Chính trị ngày 18/9/2024 về Đề án chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục bắc – nam, sau khi nghe Ban cán sự đảng Bộ Giao thông vận tải báo cáo Tờ trình Đề án chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam và ý kiến của các cơ quan, Bộ Chính trị đã thảo luận và kết luận đây là công trình rất quan...

Bộ GTVT: đủ cơ sở pháp lý, cần thiết lập đề án nghiên cứu xây cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phối cảnh cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ – Nguồn: Portcoast Bộ Giao thông vận tải đánh giá như vậy trong báo cáo kết quả thẩm định đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, TP.HCM vừa gửi Thủ tướng. Thúc đẩy hoạt động trung chuyển quốc tế tại Cần Giờ Theo Bộ Giao thông vận tải, đề án nghiên cứu xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ đã được UBND TP.HCM tổ chức...

TPHCM muốn xây cầu Thủ Thiêm 4 với tĩnh không cố định 15m

Thiết kế cầu Thủ Thiêm 4 có thể nâng tĩnh không lên 45m do Sở GTVT TPHCM đề xuất trước đó. Ảnh: Portcoast Phương án tĩnh không cầu Thủ Thiêm 4 vừa được UBND TPHCM gửi Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) xem xét, cho ý kiến. Việc này nhằm có cơ sở hoàn thiện hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án, sớm trình cấp thẩm quyền thẩm định, quyết định chủ trương đầu tư. Theo Quy...

Thúc đẩy việc kết nối tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài với cao tốc Phnôm Pênh

Thúc đẩy việc kết nối tuyến cao tốc TP.HCM – Mộc Bài với cao tốc Phnôm Pênh – Bà Vẹt của CampuchiaPhó thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Giao thông Vận tải chủ trì thành lập Nhóm công tác liên ngành để thúc đẩy triển khai các thủ tục kết nối tuyến cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Mộc Bài của Việt Nam với tuyến cao tốc Phnôm Pênh – Bà Vẹt của Campuchia. Ảnh...

Cùng tác giả

Nhớ về những cửa ô Hà Nội

TPO – Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô” tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Hà Nội với 36 phố phường...

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 3: Quy hoạch đô thị Hà Nội, vấn đề cấp bách và sống còn

Hà Nội là Thủ đô, là đô thị đặc biệt, do đó vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn. Nếu quy hoạch tốt, tầm nhìn xa, đô thị đó sẽ xứng tầm trong tương lai, tránh được rất nhiều thiệt hại về công sức, thời gian, tiền của và hạn chế việc “đập đi, xây lại” khiến đô thị manh mún, chắp vá, thiếu đồng bộ, gây xáo trộn đời sống nhân dân.   “Cởi trói” cho quy hoạch...

TP.HCM Kỷ niệm 71 năm cuộc tấn công pháo đài Moncada, Cuba

(HTV) - Sự kiện lịch sử trọng đại này là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự phát triển của Cách mạng Cuba, cổ vũ nhân dân Cuba đứng lên khởi nghĩa, làm nên chiến thắng của cuộc cách mạng ngày 1/1/1959. ...

Tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. Sáng ngày 4/10, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; lãnh đạo các...

TP Hồ Chí Minh và Jetro hướng đến nhiều thỏa thuận hợp tác cụ thể, thiết thực

(HCM CityWeb) – Sáng 4/10, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan đã tiếp ông Katsunori Nakazawa, Phó Chủ tịch điều hành, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật bản (Jetro) nhân chuyến thăm và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan bắt tay chào gặp ông Katsunori Nakazawa, Phó Chủ tịch điều hành, Tổ chức...

Cùng chuyên mục

Nhớ về những cửa ô Hà Nội

TPO – Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội và Sở Nội vụ Hà Nội sẽ tổ chức trưng bày tài liệu lưu trữ với chủ đề “Hà Nội và những cửa ô” tại khu di sản Hoàng thành Thăng Long. Hà Nội với 36 phố phường...

70 năm Giải phóng Thủ đô – Bài 3: Quy hoạch đô thị Hà Nội, vấn đề cấp bách và sống còn

Hà Nội là Thủ đô, là đô thị đặc biệt, do đó vấn đề này càng trở nên cấp thiết hơn. Nếu quy hoạch tốt, tầm nhìn xa, đô thị đó sẽ xứng tầm trong tương lai, tránh được rất nhiều thiệt hại về công sức, thời gian, tiền của và hạn chế việc “đập đi, xây lại” khiến đô thị manh mún, chắp vá, thiếu đồng bộ, gây xáo trộn đời sống nhân dân.   “Cởi trói” cho quy hoạch...

TP.HCM Kỷ niệm 71 năm cuộc tấn công pháo đài Moncada, Cuba

(HTV) - Sự kiện lịch sử trọng đại này là bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự phát triển của Cách mạng Cuba, cổ vũ nhân dân Cuba đứng lên khởi nghĩa, làm nên chiến thắng của cuộc cách mạng ngày 1/1/1959. ...

Tiên phong trong sự nghiệp phát triển kinh tế

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. Sáng ngày 4/10, tại Trụ sở Chính phủ, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thường trực Chính phủ có cuộc gặp mặt các đại diện doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam. Cùng dự có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hòa Bình, Trần Hồng Hà, Lê Thành Long; lãnh đạo các...

TP Hồ Chí Minh và Jetro hướng đến nhiều thỏa thuận hợp tác cụ thể, thiết thực

(HCM CityWeb) – Sáng 4/10, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan đã tiếp ông Katsunori Nakazawa, Phó Chủ tịch điều hành, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật bản (Jetro) nhân chuyến thăm và làm việc tại TP. Hồ Chí Minh. Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan bắt tay chào gặp ông Katsunori Nakazawa, Phó Chủ tịch điều hành, Tổ chức...

Trưng bày hình ảnh quý về ngày tiếp quản Thủ đô

TPO – Nhân kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024), chiều 3/10, Trung tâm Lưu trữ quốc gia III (Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước) phối hợp với Trung tâm Thông tin Triển lãm Hà Nội (Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội ) tổ chức triển lãm “Hà Nội – Ký ức những ngày tiếp quản”. Triển lãm Hà Nội – Ký ức những ngày tiếp quản chọn lọc giới thiệu gần 100...

VNPAY Taxi “khao” 50% với mã VNPAYKIDS, đặt Taxi-Bike thả ga

Từ 05/10/2024 đến hết 10/11/2024, khi các bậc phụ huynh đặt VNPAY Taxi trên ứng dụng ngân hàng và ví VNPAY đưa bé tới các cơ sở Kids Plaza và sự kiện Festival 2024 được giảm ngay 50% tối đa 80.000 đồng. VNPAY Taxi ‘trợ giá’ tối đa 80.000 đồng, đưa bé đi chơi tới Kids Plaza.  Đồng hành cùng cha mẹ, đưa các “búp măng non” tới các điểm vui chơi nhanh chóng và an toàn, tính năng đặt xe...

Thủ tướng chủ trì gặp mặt doanh nghiệp nhân Ngày Doanh nhân Việt Nam

Nhân kỷ niệm 20 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004-13/10/2024), sáng 4/10, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì cuộc gặp mặt giữa Thường trực Chính phủ với các doanh nhân, đại diện doanh nghiệp nhằm tri ân, vinh danh các doanh nghiệp, doanh nhân có nhiều đóng góp vào đổi mới và phát triển đất nước; đồng thời lắng nghe chia sẻ, tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy phát...

Bên trong Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới sắp mở cửa đón khách

Dự án Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng tại quận Nam Từ Liêm (Hà Nội), nằm sát mặt đường đại lộ Thăng Long. Đây là dự án cấp đặc biệt, do Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam làm chủ đầu tư, được triển khai xây dựng trên khu đất có diện tích hơn 74ha và có tổng mức đầu tư 2.500 tỉ đồng. Sau 28 tháng triển khai thi công, đến...

TPHCM sẽ đổi lại thiết kế cầu dài 2km nối Thủ Đức và Quận 7

Phối cảnh cầu Thủ Thiêm 4 có thể nâng tĩnh không từ 15m lên 45m cho tàu lớn đi qua. Ảnh: Portcoast Theo Sở GTVT TPHCM, đơn vị này đã nghiên cứu 5 phương án về tĩnh không cho cầu Thủ Thiêm 4. Các phương án bao gồm: tĩnh không cố định 10m, 15m, 45m, hầm chui, hoặc cầu có nhịp nâng hạ linh hoạt từ 15m – 45m. Sở GTVT TPHCM đề xuất phương án xây cầu với tĩnh không 15m để...

Tin nổi bật

Tin mới nhất