Powered by Techcity

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần “hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ” của doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh TP. Hồ Chí Minh tổ chức thành công Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024, với khoảng 1.500 đại biểu từ nhiều quốc gia, nhiều ngành. Thủ tướng khẳng định, Diễn đàn lần sau tốt hơn, toàn diện hơn, nhiều người tham gia hơn lần trước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần 'hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ' của doanh nghiệp
Qua tham dự HEF 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TP. Hồ Chí Minh. (Ảnh: Nhật Bắc)

Thông tin trên được Thủ tướng phát biểu chỉ đạo, kết luận phiên Đối thoại chính sách giữa Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, lãnh đạo các tỉnh/thành với các khách mời, các tập đoàn trong nước và quốc tế. Phiên đối thoại diễn ra trong khuôn khổ HEF lần thứ 5, diễn ra chiều 25/9.

Trả lời cho câu hỏi: “Tại sao phải chuyển đổi?”, Thủ tướng cho rằng, tình hình thay đổi thì phải có cách ứng xử phù hợp tình hình, thích ứng với tình hình để tiếp tục phát triển đi lên. Muốn có chính sách, giải pháp hiệu quả thì phải nắm chắc tình hình, dù tình hình hiện nay phức tạp, khó lường, khó định đoán.

Về tình hình thế giới, Thủ tướng cho hay, về tổng thể thì hòa bình, nhưng cục bộ có chiến tranh; tổng thể thì hòa hoãn, nhưng cục bộ có căng thẳng; tổng thể thì ổn định, nhưng cục bộ có xung đột.

Thế giới đang đối mặt những vấn đề toàn cầu, toàn dân, do đó phải có cách tiếp cận toàn cầu, toàn dân, toàn diện để giải quyết, trong đó có vấn đề chuyển đổi, ứng dụng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

6 định hướng lớn

Nêu những vấn đề Việt Nam đã, đang chuyển đổi như thế nào và đã đạt được những kết quả gì, Thủ tướng cho biết, đến nay, Việt Nam đã hình thành được hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Theo đó, Việt Nam xác định 3 yếu tố nền tảng, trụ cột gồm xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong đó, nguyên tắc xuyên suốt là lấy người dân là trung tâm, chủ thể, nguồn lực quan trọng nhất, là động lực và mục tiêu của sự phát triển.

Cùng với đó, Việt Nam cũng xác định 6 định hướng lớn:

Thứ nhất, thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, đa dạng hoá, đa phương hóa, là bạn tốt, đối tác tin cậy, là thành viên tích cực, có trách nhiệm của cộng đồng quốc tế.

Thứ hai, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả, lấy nguồn lực bên trong (con người, tài nguyên thiên nhiên, truyền thống văn hoá, lịch sử) là cơ bản, chiến lược, lâu dài, quyết định, nguồn lực bên ngoài (vốn, khoa học công nghệ, quản lý, nhân lực chất lượng cao) là quan trọng, đột phá.

Thứ ba, củng cố, tăng cường quốc phòng, an ninh; bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, thế trận an ninh nhân dân, thế trận lòng dân vững chắc. Thực hiện chính sách quốc phòng “4 không”.

Thứ tư, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; không hy sinh tiến bộ, công bằng xã hội, bảo vệ môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần.

Thứ năm, xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là sức mạnh nội sinh, động lực quan trọng để phát triển đất nước. Văn hoá soi đường cho quốc dân đi. Văn hoá còn thì dân tộc còn, văn hoá mất thì dân tộc mất.

Thứ sáu, xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, toàn diện. Đẩy mạnh phòng chống tham nhũng, tiêu cực. Thực hiện chính sách đại đoàn kết toàn dân tộc, tạo đồng thuận xã hội.

Thủ tướng cho biết, trong tổng thể chuyển đổi của Việt Nam thì có nội dung chuyển đổi công nghiệp, chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.

Thủ tướng Chính phủ nhắc đến một số con số như quy mô Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) năm 2023 đạt khoảng 433 tỷ USD, đứng 34 trên thế giới, nằm trong nhóm 20 nền kinh tế lớn nhất về quy mô thương mại quốc tế, thu nhập bình quân đầu người từ trên dưới 100 USD khi bắt đầu đổi mới tăng lên khoảng 4.30 USD. Kinh tế vĩ mô ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm.

Trong 6 tháng năm 2024, GDP Việt Nam tăng trưởng 6,42%, ngay sau cơn bão Yagi Chính phủ đã có các giải pháp khắc phục và dự kiến GDP cả năm đạt 7%.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần 'hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ' của doanh nghiệp
Thủ tướng cho rằng, TP. Hồ Chí Minh phải xây dựng hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư. (Ảnh: Nhật Bắc)

Có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù với TP. Hồ Chí Minh

Với TP. Hồ Chí Minh, trong thành tựu chung của cả nước, Thủ tướng đánh giá, Thành phố luôn đi đầu trong đổi mới, luôn là trung tâm tăng trưởng, tiên phong trên nhiều lĩnh vực, trong đổi mới cơ chế, chính sách, phát triển kinh tế – xã hội bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo đời sống người dân.

Qua tham dự HEF 2024, Thủ tướng đồng tình cao với ý kiến của các đại biểu về yêu cầu chuyển đổi công nghiệp toàn diện tại TP. Hồ Chí Minh, xây dựng một thành phố văn minh, hiện đại, ngang tầm lịch sử, nhân dân năm sau luôn được hạnh phúc, ấm no hơn năm trước, phát triển hài hòa giữa thiên nhiên và con người, giữa kinh tế, xã hội, môi trường.

Thủ tướng tin, với truyền thống vẻ vang, sự nỗ lực của Thành phố, sự hỗ trợ của Trung ương, của bạn bè, đối tác quốc tế, sự tham gia của người dân và doanh nghiệp, TP. Hồ Chí Minh nhất định sẽ đạt được mục tiêu nói trên.

Người đứng đầu Chính phủ cho rằng, chuyển đổi công nghiệp phải vừa làm mới các ngành công nghiệp truyền thống (như cơ khí chế tạo, hóa chất…), vừa phải phát triển các ngành công nghiệp mới với khái niệm rộng hơn, liên quan tới các lĩnh vực mới như kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế tri thức, kinh tế ban đêm.

Muốn làm được điều này, Thủ tướng nêu rõ, phải xây dựng và hoàn thiện thể chế.

Vừa qua, TP. Hồ Chí Minh đã được Quốc hội ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù. Cùng với đó, phát triển hạ tầng đồng bộ, hiện đại; tập trung đào tạo nhân lực chất lượng cao; quản trị thông minh. Ngoài ra, phải có các giải pháp huy động nguồn lực thông qua đẩy mạnh hợp tác công tư, việc này Thành phố có điều kiện làm được và phải làm bằng được.

Về trách nhiệm của Chính phủ và các bộ ngành, Thủ tướng nêu rõ, phải xây dựng thể chế cùng TP. Hồ Chí Minh; ưu tiên về cơ chế, chính sách để tiếp tục phát huy nguồn lực của Thành phố; xây dựng chiến lược chung cho cả nước, trong đó có chiến lược riêng, cơ chế đặc thù Thành phố gánh vác trọng trách, sứ mệnh nhiều hơn, cao hơn.

Thủ tướng Phạm Minh Chính kêu gọi tinh thần 'hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ' của doanh nghiệp
Toàn cảnh phiên Đối thoại chính sách diễn ra chiều 25/9.

Cùng lắng nghe, thấu hiểu, cùng làm, cùng hưởng

Với các doanh nghiệp, Thủ tướng kêu gọi tinh thần hài hòa lợi ích, rủi ro chia sẻ; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

TP. Hồ Chí Minh phải xây dựng hạ tầng thông suốt, thể chế thông thoáng, quản trị thông minh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư, tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và cải thiện môi trường, đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Thành công của nhà đầu tư là thành công của TP. Hồ Chí Minh và của Việt Nam.

“Việt Nam cam kết không hình sự hóa quan hệ kinh tế, dân sự, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhưng kiên quyết xử lý các hành vi vi phạm pháp luật như buôn lậu, trốn thuế…”, Thủ tướng nhắc nhở.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng mong các đối tác phát triển ủng hộ TP. Hồ Chí Minh và Việt Nam trong những vấn đề như: Ưu đãi tài chính; từng bước chuyển giao công nghệ để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị, cung ứng toàn cầu; góp phần đào tạo nhân lực; nâng cao năng lực quản trị hiện đại, thông minh; góp phần xây dựng và hoàn thiện thể chế.

“Trong quá trình phát triển sẽ không tránh khỏi những mâu thuẫn cần giải quyết, những khó khăn, thách thức cần vượt qua. Điều quan trọng là cùng lắng nghe, thấu hiểu, cùng chia sẻ tầm nhìn và hành động, cùng làm, cùng hưởng, cùng chiến thắng và cùng phát triển, cùng có niềm vui, hạnh phúc và tự hào”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng tin tưởng sau HEF 2024, các đại biểu đều thu hoạch được nhiều điều, trong đó cái được lớn nhất là sự chân thành, tình cảm và tin tưởng để trao đổi thẳng thắn, góp ý với tinh thần xây dựng.

Thủ tướng đề nghị TP. Hồ Chí Minh và các bộ, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền nghiên cứu, rà soát các ý kiến, tham luận, đề xuất của doanh nghiệp, nhà đầu tư và các chuyên gia, nhà khoa học để sớm giải quyết, xử lý và tiếp thu, hoàn thiện cơ chế, chính sách.

HEF là sự kiện quốc tế thường niên do UBND TP. Hồ Chí Minh chủ trì tổ chức nhằm mục tiêu tiếp nhận các ý kiến đóng góp của các diễn giả, chuyên gia trong nước và quốc tế về các lĩnh vực phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố nói chung và các Đề án, mục tiêu, chương trình trọng điểm của Thành phố nói riêng.

HEF lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24-27/9 với loạt chuỗi sự kiện liên quan đến chuyển đổi công nghiệp.

Nguồn: https://baoquocte.vn/thu-tuong-pham-minh-chinh-keu-goi-tinh-than-hai-hoa-loi-ich-rui-ro-chia-se-cua-doanh-nghiep-287603.html

Cùng chủ đề

Chưa bao giờ công tác ngoại giao kinh tế được gắn với nhu cầu sát sườn của các địa phương như hiện nay

Thứ trưởng Nguyễn Minh Hằng cho rằng, Ngoại giao kinh tế là nhiệm vụ cơ bản, trọng tâm của nền ngoại giao Việt Nam, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, là động lực để thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững. Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tại phiên Đối thoại chính sách trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh 2024. (Ảnh: Nguyễn Văn Bình) Chiều 25/9, tại phiên Đối thoại chính...

Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh tham gia chuỗi sự kiện Triển lãm Công nghệ sản xuất Quốc tế tại Hoa Kỳ

Từ ngày 9 đến 14/9/2024, Triển lãm Công nghệ sản xuất Quốc tế (IMTS 2024) sẽ được tổ chức tại thành phố Chicago, Tiểu bang Illinois, Hoa Kỳ. Theo đó, tại Triển lãm Công nghệ sản xuất Quốc tế (IMTS 2024) sẽ có sự góp mặt của Cụm gian hàng chung TP. Hồ Chí Minh (Ho Chi Minh Pavilion). Cụm gian hàng bao gồm 30 doanh nghiệp tham gia trưng bày Sản phẩm Made by VietNam, trong đó có một...

Cùng tác giả

Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ, xúc tiến doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Gặp gỡ, xúc tiến doanh nghiệp tại TP.HCMQuảng Ngãi tổ chức Hội nghị Gặp gỡ, xúc tiến doanh nghiệp tại TP.HCM vào ngày 3/10/2024 để xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào hàng loạt lĩnh vực tại tỉnh. Khu kinh tế Dung Quất là nơi hội tụ nhiều dự án động lực, quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: T.X UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị Gặp gỡ,...

Người dân sẽ được tiếp cận những sản phẩm công nghệ mới nhất tại Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi...

(HCM CityWeb) – Thực hiện chủ đề năm 2024 về Chuyển đổi số, hướng đến không gian Lễ hội công nghệ đẳng cấp quốc tế lấy người dân là trung tâm, UBND TP. Thủ Đức phối hợp cùng Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) tổ chức Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo thành phố Thủ Đức lần thứ 1 năm 2024 – Thu Duc Innovation Fest...

Đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM dâng hương tưởng niệm

(HTV) - Trước thềm đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP.HCM lần thứ 12 nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng 01/10 đoàn đại biểu Ủy ban MTTQ Việt nam TP.HCM đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức...

Trao giải chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Khối các cơ quan TW

Sáng 1/10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam đồng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.” Điểm nhấn quan trọng của Đảng ủy...

Bị cáo Trương Mỹ Lan: Hai túi da cá sấu bạch tạng, có tiền cũng không mua được

Sáng 1-10, TAND TPHCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan. Trả lời câu hỏi của luật sư về 2 túi da cá sấu bạch tạng, bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn bày tỏ mong muốn nhận...

Cùng chuyên mục

Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị “Gặp gỡ, xúc tiến doanh nghiệp tại Thành phố Hồ Chí Minh”

Quảng Ngãi tổ chức Hội nghị Gặp gỡ, xúc tiến doanh nghiệp tại TP.HCMQuảng Ngãi tổ chức Hội nghị Gặp gỡ, xúc tiến doanh nghiệp tại TP.HCM vào ngày 3/10/2024 để xúc tiến, kêu gọi đầu tư vào hàng loạt lĩnh vực tại tỉnh. Khu kinh tế Dung Quất là nơi hội tụ nhiều dự án động lực, quan trọng của tỉnh Quảng Ngãi. Ảnh: T.X UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa xây dựng Kế hoạch tổ chức Hội nghị Gặp gỡ,...

Đoàn MTTQ Việt Nam TP.HCM dâng hương tưởng niệm

(HTV) - Trước thềm đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP.HCM lần thứ 12 nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng 01/10 đoàn đại biểu Ủy ban MTTQ Việt nam TP.HCM đã dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức...

Trao giải chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Khối các cơ quan TW

Sáng 1/10, tại Hà Nội, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương phối hợp với Báo Nhân Dân, Tạp chí Cộng sản, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Thông tấn xã Việt Nam đồng tổ chức Lễ tổng kết và trao giải “Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2024 trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương.” Điểm nhấn quan trọng của Đảng ủy...

Bị cáo Trương Mỹ Lan: Hai túi da cá sấu bạch tạng, có tiền cũng không mua được

Sáng 1-10, TAND TPHCM tiếp tục xét xử sơ thẩm vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Rửa tiền”, “Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới”, xảy ra tại Công ty CP Tập đoàn Vạn Thịnh Phát (VTP), Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) và các đơn vị liên quan. Trả lời câu hỏi của luật sư về 2 túi da cá sấu bạch tạng, bị cáo Trương Mỹ Lan vẫn bày tỏ mong muốn nhận...

Đề xuất chủ trương đầu tư cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh Hội

Đề xuất chủ trương đầu tư cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh HộiĐây là công trình có mục tiêu xây dựng bến cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh Hội đảm bảo cho việc tiếp nhận tàu khách quốc tế, tàu du lịch có trọng tải đến 30.000 GT. Phối cảnh Dự án cảng tàu khách quốc tế Nhà Rồng Khánh Hội. Công ty cổ phần Cảng Sài Gòn vừa có văn bản gửi UBND TP.HCM, Bộ GTVT,...

Xây dựng bảng giá đất cần đánh giá tác động tới người dân, doanh nghiệp

   Ảnh minh họa: Bích Liên Đó là khẳng định của Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Minh Ngân với báo chí về những vướng mắc khi triển khai Luật đất đai 2024 tại địa phương, đặc biệt là vấn đề điều chỉnh, xây dựng bảng giá đất.  Phóng viên (PV):Thưa ông, thời gian qua vấn đề xây dựng, điều chỉnh bảng giá đất theo Luật Đất đai 2024 được dư luận đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên nhiều địa phương đã gặp...

“Ăn sáng Hà Nội, ăn trưa Sài Gòn” nhờ đường sắt tốc độ cao

Là một công dân thủ đô sống ở năm 2047, bạn bước lên một chuyến tàu tốc hành tại ga Ngọc Hồi vào buổi sáng. Đoàn tàu xé gió lao về phương nam như một chiếc Boeing chạy đà cất cánh trên đường băng. Khi kim đồng hồ điểm 12h trưa, bạn thấy sông Sài Gòn và bán đảo Thủ Thiêm của TPHCM hiện ra trước mắt. Đó là viễn cảnh được hứa hẹn trong Báo cáo nghiên cứu tiền...

Sài Gòn là nơi… có nhiều củi gòn?

Trương Vĩnh Ký bàn: “Tên Sài Gòn… Trước hết nên tìm hiểu xem từ đâu đưa tới cái tên mà chúng ta đặt cho thành phố ngày nay. Bản đồ năm 1788 có ghi dòng “R. de Saigon” (sông Sài Gòn) Ảnh: Thư viện Quốc gia Pháp Saigon là tên xưa đặt cho thành phố Hoa kiều bây giờ. Theo tác giả Gia Định thông chí, Sài mượn tiếng viết theo chữ Hán 柴 có nghĩa là củi gỗ (để đun đốt);...

Đường sắt cao tốc Bắc – Nam trước thời khắc lịch sử: Làm thế nào chạy thẳng về Cần Thơ?

Chưa chốt phương án kết nối 2 “siêu” đường sắt Theo dự thảo tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam dài 1.541 km. Phạm vi đầu tư của dự án có điểm đầu tại TP.Hà Nội là tổ hợp ga Ngọc Hồi. Đây là đầu mối vận chuyển hành khách và hàng hóa phía nam của khu đầu mối đường sắt Hà Nội. Điểm cuối tại TP.HCM là ga Thủ...

Hạ tầng định vị thương hiệu

TPHCM là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), nhằm khẳng định thương hiệu các ngành CNVH thành phố, đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thúc đẩy chiến lược hợp tác phát triển ngành công nghiệp này của Việt Nam nói chung… ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất