Powered by Techcity

Cứu trợ vùng bão lũ: Kịp thời, thiết thực, đúng người, đúng thời điểm

Để biết người dân bị ảnh hưởng của bão lũ cần gì nhất thì các đoàn cứu trợ nên liên lạc thông qua kênh chính thức là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ.

 

“Thương người như thể thương thân” là truyền thống quý báu của dân tộc ta, đặc biệt là sau mỗi lần xảy ra các thiên tai, địch họa. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất thì việc cứu trợ phải đạt các tiêu chí “nhanh, khả thi, kịp thời, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng” theo nội dung Nghị quyết số 143/NQ-CP của Chính phủ.

Kịp thời, thiết thực, đúng người, đúng thời điểm

Ngày 17/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Quan điểm của Chính phủ là chính sách, giải pháp hỗ trợ phải nhanh, khả thi, kịp thời, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm, trực tiếp vào các đối tượng bị ảnh hưởng; trình tự, thủ tục, điều kiện thụ hưởng đơn giản; huy động mọi nguồn lực, quản lý và phân bổ hợp lý, chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực, bảo đảm công khai, minh bạch.

Mục tiêu là bảo vệ tính mạng, an toàn, sức khỏe của nhân dân là trên hết, trước hết; bảo đảm an sinh xã hội, sớm khôi phục các hoạt động đời sống, xã hội. Đối tượng hỗ trợ là người dân, người lao động, người yếu thế, hộ kinh doanh, hợp tác xã, doanh nghiệp tại các địa bàn bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (còn gọi là “siêu bão Yagi), ngập lụt, lũ, sạt lở đất.

Nguyên tắc tổng thể cứu trợ đối với nạn nhân thiên tai là như vậy nhưng biện pháp cụ thể là như thế nào?

Theo ông Trần Sỹ Pha, Trưởng ban Ban Công tác xã hội-Quản lý thảm họa (Hội Chữ thập Đỏ Việt Nam), để biết người dân bị ảnh hưởng của bão lũ cần gì nhất thì các đoàn cứu trợ nên liên lạc thông qua kênh chính thức là Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Chữ thập Đỏ bởi các tổ chức này có các số liệu thống kê khá chính xác, chi tiết về tình hình thiệt hại, nhu cầu cấp bách nhất của những nơi bị ảnh hưởng.

ttxvn_mua lu Lao Cai_bao so 3 (6).jpg
Các tình nguyện viên di chuyển bằng xuồng đến trao hỗ trợ cho người dân bản Cuông 2, xã Xuân Hòa, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. (Ảnh: Phùng Nam Sương/TTXVN)

Thực tế cho thấy các hoạt động từ thiện đơn lẻ, tự phát nhiều khi dẫn đến hiện tượng “nước chảy chỗ trũng” – đồ cứu trợ không đến đúng địa chỉ, nơi nào giao thông thuận tiện thì nhiều đoàn đến, nơi nào khó khăn thì rất ít, thậm chí không đoàn nào đến được. Báo chí đã lên tiếng về việc “giải cứu hàng cứu trợ” vì đồ tiếp tế bị ứ đọng, hư hỏng.

Ủng hộ bằng cái gì cũng là một câu hỏi dai dẳng chưa có lời đáp thỏa đáng trong nhiều năm qua.

Phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã nêu câu chuyện ở huyện Bảo Yên (tỉnh Lào Cai) nhưng có ý nghĩa khái quát cho tình hình cứu trợ chung là “quá nhiều mỳ tôm, không đúng nhu cầu thực tế.”

Anh Đàm Văn Hoàng, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự xã Xuân Hòa (huyện Bảo Yên) cho biết xã có hơn 1.800 hộ với hơn 9.000 nhân khẩu thì có 41 hộ bị thiệt hại hoàn toàn về nhà cửa, tài sản, 158 hộ có nhà cửa bị hư hỏng nặng, mọi gia đình hiện tại đều rất khó khăn, thiếu thốn dù chính quyền địa phương đã rất nỗ lực cứu trợ. Người dân đang rất cần mắm, muối, mỳ chính, thuốc đánh răng, bột giặt, gạo… để duy trì sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên, các đoàn cứu trợ lại đưa vào địa bàn chủ yếu là mỳ tôm, bánh mỳ và sữa, số lượng quá nhiều, vừa gây lãng phí và cũng không đúng với nhu cầu thực tế.

ttxvn_van chuyen hang cuu tro.jpg
Vận chuyển hàng cứu trợ đến với người dân vùng ngập lụt tại phường Quang Vinh, thành phố Thái Nguyên. (Ảnh: Hoàng Nguyên/TTXVN)

Theo ông Đặng Công Quang thuộc Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng – địa phương từng hứng chịu nhiều đợt mưa lũ, sự hỗ trợ nào cũng đều quý giá, tuy nhiên, sau mỗi trận thiên tai, gia đình nào cũng cần phải mua sắm lại từ bát đĩa, bột giặt, quần áo, sách vở, thậm chí cả tivi, tủ lạnh, nguyên vật liệu để sửa sang nhà cửa. Do vậy, bà con rất cần tiền để khôi phục cuộc sống, nhất là công nhân, người lao động nghèo.

Tính thời điểm trong cứu trợ nạn nhân bão, lũ là điều rất quan trọng.

Khi bão đã qua hơn 10 ngày, nước cũng đã rút thì việc cứu đói không phải là ưu tiên số một nữa mà cần chuyển hướng sang cứu trợ tái thiết. Người dân vùng bão, lũ ở khu vực phía Bắc cần nhất lúc này là tiền và các phương tiện giúp cho họ ổn định cuộc sống, học tập, sản xuất. Chúng ta nếu chưa tiếp cận trước và không biết nhu cầu thực sự của bà con ở địa bàn mình hướng tới thì hỗ trợ tiền mặt là việc thiết thực và hiệu quả nhất. Quần áo hiện được quyên góp nhiều và dễ ủng hộ nhất nhưng thực ra lại ít giá trị sử dụng, trừ áo ấm, dù việc lựa chọn, gói ghém, vận chuyển đòi hỏi nhiều công sức, thời gian.

Những sáng kiến, đề xuất cần nghiên cứu, nhân rộng

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khuyến cáo đối với tổ chức, cá nhân cứu trợ bằng thực phẩm là ưu tiên quyên góp lương thực, thực phẩm bao gói sẵn, có hạn sử dụng, bảo quản dài ngày; ủng hộ vitamin, men tiêu hóa hỗ trợ sức khỏe cho các đối tượng trẻ em, người già trong vùng bão, lũ.

Theo Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Trung tâm Tình nguyện Quốc gia phối hợp với Mạng lưới Thông tin cứu nạn khẩn cấp vận hành tổng đài tiếp nhận thông tin cứu trợ khẩn cấp 18006132 từ ngày 12/9. Đây là tổng đài miễn phí, có 200 tình nguyện viên trực điện thoại suốt ngày đêm trong tuần để tiếp nhận các cuộc gọi đề nghị cứu trợ từ người dân; tiếp nhận thông tin và điều phối nguồn lực cứu trợ của các cá nhân, tập thể.

ttxvn_hang cuu tro.jpg
Những chuyến hàng cứu trợ đến với người dân vùng lũ ở Lào Cai. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)

Cầu vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ bão, lũ lần đầu được thiết lập sau cơn bão số 3 và dự kiến sẽ hoạt động trong 30 ngày với sự tham gia của Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam và nhiều doanh nghiệp vận tải. Doanh nghiệp vận tải đăng ký cung cấp xe chở hàng miễn phí liên hệ theo số điện thoại của Ban tổ chức là 0912.000416. Còn các cá nhân, tổ chức cần xe vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ liên hệ theo số điện thoại nóng là 0901.514.799 và 0914.799.709.

Ông Nguyễn Trung Thành, Phó Trưởng phòng Phòng Chính sách Bảo trợ xã hội thuộc Cục Bảo trợ xã hội (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), đề xuất thành lập bộ máy phản ứng nhanh để ứng phó với tình trạng khẩn cấp. Đó có thể là một mô hình của chính quyền, hệ thống từ địa phương, cơ sở, trong đó các đoàn thể, cá nhân cùng góp sức. Sự cứu trợ mang tính chất tự nguyện của các cá nhân dù cũng rất quan trọng nhưng cần được tư vấn, phân chia cụ thể, tránh tình trạng một thôn chỉ có 300 người mà các đoàn từ thiện gửi tới hàng nghìn chiếc bánh chưng gần như cùng lúc, không thể dùng hết, bị ôi thiu.

Cục Đường bộ Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết đơn vị đã có văn bản đề nghị miễn phí cho các xe cứu trợ khi qua trạm thu phí. Để hỗ trợ vận chuyển hàng hoá cứu trợ đến các khu vực bị ảnh hưởng bão, lụt, Cục Đường bộ Việt Nam đề nghị các đơn vị, nhà đầu tư, doanh nghiệp xem xét, chỉ đạo các trạm thu phí miễn phí dịch vụ sử dụng đường bộ cho các phương tiện vận chuyển hàng cứu trợ khi đi qua trạm thu phí cho đến khi có văn bản hướng dẫn mới.

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các tổ chức tín dụng chỉ đạo các chi nhánh, phòng giao dịch chủ động rà soát, tổng hợp thiệt hại do bão, lũ từ phía khách hàng đang vay vốn để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng như cơ cấu lại thời hạn trả nợ; xem xét miễn giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới khôi phục sản xuất kinh doanh sau bão. Trên thực tế, một số ngân hàng thương mại đã hưởng ứng yêu cầu nói trên.

Vietnamplus.vn

Cùng chủ đề

TP Hồ Chí Minh tiếp tục chuyển 60 tấn hàng cứu trợ các tỉnh miền Bắc

Trong những ngày này, người dân TP Hồ Chí Minh cũng như mọi miền cả nước đang chung sức, đồng lòng hướng về đồng bào các tỉnh phía Bắc bị ảnh hưởng do thiên tai. Sáng 18/9, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBMTTQVN) TP Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thành phố đã chuyển khoảng 60 tấn hàng hóa từ Ga Sóng Thần, Bình Dương đến các tỉnh Tuyên Quang, Hà Giang và  Bắc Kạn để cứu trợ cho...

Tình dân tộc, nghĩa đồng bào trong bão lũ

Nhường cơm sẻ áo Ngay sau khi cơn bão số 3 (bão Yagi) và hoàn lưu của bão tàn phá khủng khiếp miền Bắc nước ta, nhân dân tỉnh Đắk Lắk từ thành thị đến nông thôn và vùng biên giới, từ cụ già đến các em nhỏ… đã có những hành động thiết thực nhất hướng về bà con vùng bị ảnh hưởng của thiên tai. Các hoạt động như: Rang lạc, gói bánh tét, tổ chức đêm nhạc...

Cập nhật thiệt hại bão số 3 và mưa lũ: 330 người chết và mất tích

Tính đến 17 giờ 30 phút ngày 15/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích).   Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 17 giờ 30 phút ngày 15/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 330 người chết, mất tích (292 người chết, 38 người mất tích). Ngày 15/9, chủ trì Hội...

Tập trung mọi nguồn lực khắc phục hậu quả bão lũ: 352 người chết và mất tích

Theo Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), đến 17 giờ ngày 14/9, bão số 3 và hoàn lưu bão đã khiến 352 người chết, mất tích (276 người chết, 76 người mất tích). Số người chết tăng thêm 14 người so với thống kê lúc 8 giờ cùng ngày. Tại các tỉnh miền núi và trung du Bắc Bộ thời tiết đang dần tốt lên; mưa đã giảm...

Đêm khuya, nhân viên y tế tại TP.HCM tất bật chuyển túi thuốc gửi các tỉnh miền Bắc

Để túi thuốc sớm đến tay bà con bị ảnh hưởng của bão số 3 (Yagi), các nhân viên y tế tại TP.HCM đã không quản ngại đêm khuya, mưa gió đóng gói túi thuốc gửi đến các tỉnh miền Bắc. Dưới cơn mưa tầm tã vào đầu giờ tối 13-9, nhân viên y tế tại Viên Y dược học Dân tộc vẫn miệt mài vận chuyển túi thuốc đến sân bay – Ảnh: Viện Y dược học dân tộc...

Cùng tác giả

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc”

(HTV) - Tối 11/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc" lần thứ 16 năm 2023-2024. ...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Ông Nguyễn Kim Sơn – bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – phát biểu tại buổi lễ – Ảnh: NGUYÊN BẢO Sáng 12-11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1954 – 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 – 20-11-2024). Giáo dục Hà Nội là tấm gương phản chiếu cho...

Bác sỹ khám bệnh ‘chui’, Bệnh viện Hoàn Hảo TP.HCM bị xử phạt

Ngày 12/11, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố quyết định xử phạt hành chính với 10 tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về khám, chữa bệnh. Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo bị phạt 8 triệu đồng. Trước đó, tại chi nhánh 1 của công ty này (số 1B đường Hoàng Hữu Nam, khu phố Mỹ Thành, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức), lực lượng chức năng phát hiện bác sỹ...

Trợ lực cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và truyền thống của các địa phương. Nhờ sự trợ lực, phối hợp chặt chẽ, liên kết cùng phát triển giữa các tỉnh, thành vùng ÐBSCL và các địa phương các sản phẩm có cơ hội vươn xa hơn, không chỉ thị trường trong nước mà từng bước đi ra thị trường thế giới. Khách hàng tham quan...

Cùng chuyên mục

Khám phá ‘nhà máy xanh’ TH true MILK: Từ đồng cỏ xanh đến ly sữa sạch

Không chỉ cung cấp những ly sữa tươi sạch TH true MILK từ cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới, nhiều năm qua, Tập đoàn TH còn tham gia phát triển nền nông nghiệp Việt Nam xanh, bền vững. Hơn 14 năm trước, Tập đoàn TH bắt đầu đầu tư vào huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) với dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao có tổng vốn đầu tư 1,2 tỉ...

Trao Giải báo chí “Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc”

(HTV) - Tối 11/11, tại Hà Nội, Ban Thường trực Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải báo chí "Vì sự nghiệp Đại đoàn kết toàn dân tộc" lần thứ 16 năm 2023-2024. ...

Bộ trưởng Bộ GD-ĐT: Giáo dục thủ đô hướng tới công dân thanh lịch, tốt chuyên môn, giỏi ngoại ngữ

Ông Nguyễn Kim Sơn – bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo – phát biểu tại buổi lễ – Ảnh: NGUYÊN BẢO Sáng 12-11, tại Trung tâm hội nghị quốc gia, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành giáo dục và đào tạo thủ đô (1954 – 2024) và 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20-11-1982 – 20-11-2024). Giáo dục Hà Nội là tấm gương phản chiếu cho...

Bác sỹ khám bệnh ‘chui’, Bệnh viện Hoàn Hảo TP.HCM bị xử phạt

Ngày 12/11, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM công bố quyết định xử phạt hành chính với 10 tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về khám, chữa bệnh. Công ty TNHH Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo bị phạt 8 triệu đồng. Trước đó, tại chi nhánh 1 của công ty này (số 1B đường Hoàng Hữu Nam, khu phố Mỹ Thành, phường Long Thạnh Mỹ, TP Thủ Đức), lực lượng chức năng phát hiện bác sỹ...

Trợ lực cho sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng

Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng từng bước khai thác và phát huy được những giá trị đặc sản, văn hóa và truyền thống của các địa phương. Nhờ sự trợ lực, phối hợp chặt chẽ, liên kết cùng phát triển giữa các tỉnh, thành vùng ÐBSCL và các địa phương các sản phẩm có cơ hội vươn xa hơn, không chỉ thị trường trong nước mà từng bước đi ra thị trường thế giới. Khách hàng tham quan...

Nâng giá trị và thương hiệu sản phẩm cá khô

Trong số đó, có những làng nghề phát triển hơn 100 năm với thương hiệu nổi tiếng như cá khô xã Tiên Hải, tôm khô Kiên Lương, cá khô xã Nam Du, Lại Sơn và An Sơn… Những năm gần đây, các cơ sở làm cá khô chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao giá trị mở rộng thị trường để tăng thu nhập, lợi nhuận. Là một trong những hộ gắn bó lâu năm với nghề...

Kỷ niệm một năm thiếp lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ

Tại buổi lễ, ông Phạm Thành Kiên, Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội hữu nghị Việt – Mỹ Thành phố cho biết, những bước tiến trong đối ngoại nhân giữa Việt Nam và Hoa Kỳ là kết quả của sự tích cực vun đắp, nâng cấp mối quan hệ hai nước thành Đối tác chiến lược toàn diện, hướng tới năm 2025 là kỷ niệm 30 năm thành lập quan hệ ngoại giao...

Tuyên bố chung Chi-lê – Việt Nam

Tổng thống nước Cộng hòa Chi-lê Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường tổ chức họp báo  1. Nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Chi-lê Gabriel Boric Font, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã thực hiện chuyến thăm chính thức tới nước Cộng hòa Chi-lê từ ngày 9-11/11/2024. 2. Trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Gabriel Boric đã cùng...

Có nên cho phép nhiều doanh nghiệp nhập khẩu vàng?

Gần đây, Ngân hàng Nhà nước đã có nhiều chỉ đạo bình ổn thị trường vàng. Những nỗ lực đó đã mang lại không ít kết quả tích cực, mà nổi bật nhất chính là việc giá vàng SJC đang tiệm cận giá vàng thế giới. Thế nhưng, tình trạng khan hiếm ngày càng trở nên nặng nề hơn, từ đó đặt ra yêu cầu phải có biện pháp tổng thể. Theo các chuyên gia, một trong số đó...

Chủ tịch nước dự khai trương Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile

Tối 11/11 (giờ địa phương), Bộ Quốc phòng Việt Nam tổ chức Lễ kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam, 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân và công bố khai trương Văn phòng Tùy viên Quốc phòng Việt Nam tại Chile. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì buổi lễ. Chủ tịch nước Lương Cường,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất