Powered by Techcity

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài – nguồn lực to lớn và quý giá

Với các chủ trương, chính sách, tình cảm và sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, công tác người Việt Nam ở nước ngoài đã đạt được những kết quả quan trọng, toàn diện trên tất cả các mặt.

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài không chỉ phát triển lớn mạnh về số lượng, vị thế, vai trò ở nước sở tại mà còn có những đóng góp bằng nhiều hình thức thiết thực, hiệu quả, hướng về quê hương với khát vọng góp phần xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.

Nhìn lại chặng đường 20 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài, phóng viên TTXVN thực hiện chùm 5 bài viết “Kiều bào với khát vọng xây dựng đất nước hùng cường.”

Bài 1: Nguồn lực to lớn và quý giá

Đoàn kết là giá trị văn hóa truyền thống quý báu được hình thành, phát triển trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Đoàn kết là cội nguồn sức mạnh, đưa đất nước vượt qua mọi khó khăn, thách thức, giành hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ tích vẻ vang.

Như lẽ tự nhiên của “con Lạc, cháu Hồng,” dù sống xa Tổ quốc nhưng ở mọi thời điểm lịch sử của đất nước, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài luôn gìn giữ và lan tỏa tinh thần đại đoàn kết, yêu nước nồng nàn, hướng về quê hương, trở thành nguồn lực quý báu trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

“Nhân tâm thiên lý, tình nghĩa một nhà”

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt tới bà con kiều bào. Người đánh giá rất cao tấm lòng và tình yêu của kiều bào luôn hướng về Tổ quốc.

Trong Thư chúc Tết gửi kiều bào năm 1946, Bác khẳng định: “Tổ quốc và Chính phủ cũng luôn luôn nhớ thương các đồng bào, như bố mẹ thương nhớ những người con đi vắng. Đó là nhân tâm thiên lý, đó là tình nghĩa một nhà.”

Từ tư tưởng đại đoàn kết dân tộc, sự quan tâm và chú trọng đến nguồn lực kiều bào của Bác Hồ, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định, người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không tách rời và là một nguồn lực của cộng đồng dân tộc Việt Nam.

Đảng, Nhà nước ban hành nhiều nghị quyết, chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy công tác về người Việt Nam ở nước ngoài, phát huy vai trò của bà con kiều bào.

Tiêu biểu là Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 26/3/2004 của Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài; Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 19/5/2015 của Bộ Chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

Đặc biệt, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra nhiệm vụ “triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn công tác người Việt Nam ở nước ngoài.”

Để góp phần thực hiện thắng lợi tầm nhìn, mục tiêu phát triển đất nước, xuất phát từ những bài học kinh nghiệm được đúc rút trong quá trình triển khai, trong bối cảnh mới của thế giới, trong nước và cộng đồng kiều bào ta ở nước ngoài, Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới đã nhấn mạnh: “Để thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới, công tác người Việt Nam ở nước ngoài cần tiếp tục được triển khai toàn diện và mạnh mẽ hơn, qua đó phát huy nguồn lực to lớn, tinh thần yêu nước của đồng bào ta ở nước ngoài hướng về quê hương, đất nước; nhận thức và hành động đúng đắn, phù hợp với lợi ích quốc gia-dân tộc; đồng thời, thể hiện rõ hơn tình cảm và trách nhiệm của Đảng, Nhà nước trong việc chăm lo cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.”

Ngay sau đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 1334/QĐ-TTg ngày 10/11/2023 phê duyệt Đề án “Phát huy nguồn lực của người Việt Nam ở nước ngoài phục vụ phát triển đất nước trong tình hình mới,” nhằm tạo môi trường, cơ chế trong nước để người Việt Nam ở nước ngoài yên tâm gắn bó, phát huy nguồn lực của mình với đất nước. Xây dựng hành lang pháp lý để người Việt Nam ở nước ngoài cơ bản được hưởng môi trường pháp lý tương đương với người trong nước khi tiến hành các hoạt động đầu tư, kinh doanh, khoa học công nghệ…

Đó còn là tình cảm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước dành cho kiều bào mỗi khi có các chuyến công tác nước ngoài hoặc trong những dịp kiều bào về nước; dành thời gian gặp mặt, trò chuyện thân tình với bà con; lắng nghe bà con chia sẻ về cuộc sống xa xứ. Hiểu hơn những khó khăn, vất cả của bà con, lãnh đạo Đảng, Nhà nước kịp thời động viên bà con nỗ lực vươn lên, hòa nhập với xã hội sở tại, đóng góp cho quê hương, đất nước phù hợp.

Minh chứng rõ ràng nhất là gần đây, hàng loạt những chính sách mới trong lĩnh vực căn cước, đất đai, nhà ở, kinh doanh bất động sản… đã được ban hành theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho bà con về nước sinh sống, làm việc, đầu tư, kinh doanh, hướng tới bảo đảm quyền lợi của công dân Việt Nam ở nước ngoài tương đương như người dân trong nước.

kieu_bao.jpg
Đoàn kiều bào đến từ 17 quốc gia trên thế giới thăm quân và dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1 năm 2022. (Ảnh: Diệp Trương/TTXVN)

Nhiều năm qua, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với các ban, bộ, ngành, địa phương tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa như chương trình Xuân Quê hương, Đoàn kiều bào dự Giỗ Tổ Hùng vương, thăm quân dân huyện đảo Trường Sa và Nhà giàn DK1, Trại hè Việt Nam, Ngày Tôn vinh tiếng Việt… đưa các thế hệ người Việt xa quê trở về Tổ quốc, góp phần vun đắp tình cảm với quê hương, từ đó thổi bùng khát khao được cống hiến và chung tay góp sức cho sự phát triển của đất nước.

Những đóng góp “không thể cân đong đo đếm”

Từ khi thành lập Đảng và thành lập nước, sự nghiệp cách mạng của đất nước và nhân dân ta đã luôn nhận được sự ủng hộ, hỗ trợ nhiệt tình và đóng góp nguồn lực quý báu của bà con kiều bào khắp năm châu bốn biển.

Nhiều bà con, trí thức, doanh nhân kiều bào đã nghe theo tiếng gọi Tổ quốc và Bác Hồ, phát huy trí tuệ, công sức cho sự nghiệp kháng chiến, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Giáo sư Trần Đại Nghĩa, Giáo sư Lương Định Của, Giáo sư Trần Hữu Tước…

Trong những năm đầu đổi mới, đóng góp của bà con kiều bào cả về nguồn lực vật chất lẫn tri thức, kinh nghiệm quản lý… góp phần giúp đất nước vượt qua khó khăn để có được thế và lực như ngày nay.

Các quan điểm, chủ trương, chính sách đại đoàn kết dân tộc đối với kiều bào “hợp ý Đảng, lòng dân” đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ và đồng lòng thực hiện của người dân ở trong và ngoài nước.

Công tác đại đoàn kết, vận động, thu hút nguồn lực kiều bào tiếp tục được chú trọng, ngày càng nhiều kiều bào tham gia đóng góp nguồn lực kinh tế, nguồn lực tri thức và nguồn lực “mềm” cho quê hương, đất nước.

Từ khoảng 4,5 triệu người ở 109 quốc gia và vùng lãnh thổ năm 2016, đến nay đã có hơn 6 triệu người sinh sống, làm việc trên 130 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong đó, số người có trình độ đại học trở lên chiếm khoảng 10%, tương đương 600.000 người. Ở hầu hết các địa bàn có người Việt sinh sống đều đã thành lập tổ chức hội đoàn.

Các hội doanh nhân, hội chuyên gia, trí thức người Việt thường xuyên có các hoạt động kết nối với trong nước, tạo thành một mạng lưới rộng khắp, liên kết người Việt cả ở trong và ngoài nước.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhận định kiều bào trở thành nguồn lực quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước. Với thế mạnh là tri thức và kinh nghiệm, kiều bào là nguồn lực chất xám quan trọng đóng góp cho đất nước.

Hàng năm có khoảng 500 lượt chuyên gia trí thức người Việt Nam ở nước ngoài chủ yếu từ các nước phát triển về nước tham gia tích cực vào các hoạt động xây dựng và hoạch định chính sách, đặc biệt tư vấn cho các ngành, lĩnh vực phát triển mới của Việt Nam.

Bà con đóng góp nhiều ý kiến sâu rộng, cụ thể trong các vấn đề lớn của đất nước như: khoa học công nghệ, kinh tế xanh, môi trường, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo…

Nhiều người tích cực kết nối, hợp tác với trí thức trong nước, hình thành nên những mạng lưới các nhà khoa học không chỉ trong phạm vi Việt Nam mà còn là ở phạm vi quốc tế, sẵn sàng nguồn lực hỗ trợ cho Việt Nam khi cần thiết.

Bên cạnh đó, kiều bào đã trực tiếp tham gia vào công tác nghiên cứu, giảng dạy ở trong nước.

Các mô hình nghiên cứu ứng dụng chuyển giao công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao gắn với tên tuổi của trí thức kiều bào đã xuất hiện, ghi nhiều dấu ấn trong lĩnh vực nghiên cứu, đào tạo của đất nước.

Tiêu biểu như: Trung tâm quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành ICISE tại Quy Nhơn (Giáo sư Trần Thanh Vân – kiều bào Pháp); Viện nghiên cứu cao cấp về Toán (Giáo sư Ngô Bảo Châu – kiều bào Mỹ); Viện khoa học và công nghệ tính toán Thành phố Hồ Chí Minh (Giáo sư Trương Nguyện Thành – kiều bào Mỹ); trường Doanh thương Trí Dũng (Tiến sỹ Nguyễn Trí Dũng – kiều bào Nhật)…

Một nguồn lực vô cùng quan trọng khác của kiều bào đóng góp cho sự phát triển của đất nước là nguồn lực về kinh tế.

Trong vòng hơn 30 năm qua, tổng lượng kiều hối chuyển về trong nước đạt hơn 200 tỷ USD, tương đương với lượng giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cùng kỳ.

kieu_bao_2.jpg
Khoảng 400 kiều bào đã về nước tham dự Hội nghị Người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ Tư. (Ảnh: Minh Sơn/Vietnam+)

Tính đến hết năm 2023, kiều bào đã đầu tư 421 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốn đăng ký 1,72 tỷ USD; cùng với đó là hàng nghìn doanh nghiệp có vốn đầu tư của người Việt Nam định cư ở nước ngoài.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, lượng kiều hối chuyển về Thành phố Hồ Chí Minh đạt gần 5,2 tỷ USD, bằng 54,7% so với cả năm 2023 và tăng 19,5% so với cùng kỳ.

Dòng kiều hối đổ về Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng trong thời gian tới, nhất là khi Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh Bất động sản sửa đổi vừa có hiệu lực.

Phát huy truyền thống đoàn kết, “tương thân tương ái,” “lá lành đùm lá rách,” đồng bào ta ở nước ngoài còn tích cực hỗ trợ, tham gia các hoạt động xã hội, nhân đạo hướng về quê hương, ủng hộ đất nước trong phòng, chống dịch bệnh; giúp đỡ đồng bào trong nước có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng của bão lụt, thiên tai, đồng bào nghèo vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo; hỗ trợ cộng đồng người Việt ở các nước gặp khó khăn…

Song song với đóng góp nguồn lực kinh tế, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tích cực chung tay “xanh hóa” Trường Sa.

Từ năm 2012 đến 2023, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã quyên góp ủng hộ đóng một số xuồng chủ quyền, xây dựng một số công trình trên đảo, mua quà tặng hiện vật và nhu yếu phẩm gửi tặng các điểm đảo, Nhà giàn DK1. Tổng số tiền ủng hộ trên 28 tỷ đồng.

Những đóng góp toàn diện trên các lĩnh vực của kiều bào ta ở nước ngoài đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của đất nước thời gian qua, thể hiện tình yêu quê hương đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

“Đó là những con số có thể định lượng, bên cạnh đó còn rất nhiều đóng góp về chất xám, trí tuệ không thể cân đong đo đếm,” ông Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh./.

(TTXVN/Vietnam+)

Nguồn:https://www.vietnamplus.vn/cong-dong-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-nguon-luc-to-lon-va-quy-gia-post973810.vnp

 

Cùng chủ đề

Kiều bào Thái Lan quyên góp mở rộng Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Udon Thani

Tham dự có ông Lương Xuân Hòa, Chủ tịch Hội Người Việt Nam tỉnh Udon Thani, đông đảo kiều bào đại diện một số tỉnh và doanh nghiệp kiều bào tại Thái Lan. Thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại tỉnh Udon Thani, cách Bangkok hơn 500km về phía Đông Bắc, đoàn công tác Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan và đông đảo kiều bào đã thành kính dâng hương và dành phút mặc niệm...

Cùng tác giả

Xúc động hình ảnh Công an xã Y Tý giúp dân sau bão lũ

Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ Binh nhì Thào Mí Lình thuộc Trung đoàn 98, bật khóc khi buộc...

Hơn 2.000 doanh nghiệp tham gia Hội nghị Kết nối cung cầu giữa TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành năm 2024

(HCM CityWeb) - Hơn 2.000 doanh nghiệp đến từ hơn 45 tỉnh, thành phố trên cả nước đăng ký tham gia Hội nghị Kết nối cung - cầu 2024 được tổ chức từ ngày 26 đến ngày 29/9/2024, tại Nhà Thi đấu TDTT Phú Thọ (Quận 11, TP.Hồ Chí Minh). Các doanh nghiệp trao đổi với các nhà phân phối tại Hội nghị Kết nối cung cầu giữa TP.Hồ Chí...

Công an TP.Hồ Chí Minh khởi tố 2 đối tượng tham gia tổ chức khủng bố “Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm thời”

(HCM CityWeb) – Ngày 20/9, Công an TP.Hồ Chí Minh cho biết ngày 30/8/2034 Cơ quan An ninh điều tra Công an TP.Hồ Chí Minh đã ra Quyết định khởi tố vụ án, Quyết định khởi tố bị can, và thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Thị Hường, Trần Văn Linh về tội “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo Điều 109, Bộ Luật Hình sự năm...

TP.Hồ Chí Minh thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế, văn hóa và giáo dục với Indonesia

(HCM CityWeb) - Tối 19/9, Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm ngày quốc khánh Indonesia. Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải đã tham dự lễ kỷ niệm. Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải (phải) chúc mừng Tổng Lãnh sự Indonesia tại TP.Hồ Chí Minh Agustaviano Sofjan tại buổi lễ kỷ niệm...

Kỹ sư cơ khí một đời say mê sáng tạo máy cuộn rơm

Sau 40 năm miệt mài nghiên cứu và sáng tạo, giờ đây, ông Phan Tấn Bện tự hào với dòng máy cuộn rơm như ý và tham gia xuất khẩu sang một số nước trong khối ASEAN. Khởi nghiệp từ cơ sở sản xuất “3 không” Cách đây 40 năm, ông Phan Tấn Bện tốt nghiệp Khoa Cơ khí máy nông nghiệp, Trường Đại học Nông – Lâm TP.Hồ Chí Minh, chàng sinh viên xứ Gò Tháp, huyện Tháp Mười (Đồng...

Cùng chuyên mục

Xúc động hình ảnh Công an xã Y Tý giúp dân sau bão lũ

Ấm tình quân dân sau câu chuyện binh nhì Trung đoàn 98 bật khóc khi rời Làng Nủ Binh nhì Thào Mí Lình thuộc Trung đoàn 98, bật khóc khi buộc...

TP.Hồ Chí Minh thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế, văn hóa và giáo dục với Indonesia

(HCM CityWeb) - Tối 19/9, Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TP.Hồ Chí Minh tổ chức lễ kỷ niệm 79 năm ngày quốc khánh Indonesia. Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải đã tham dự lễ kỷ niệm. Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Dương Ngọc Hải (phải) chúc mừng Tổng Lãnh sự Indonesia tại TP.Hồ Chí Minh Agustaviano Sofjan tại buổi lễ kỷ niệm...

Kỹ sư cơ khí một đời say mê sáng tạo máy cuộn rơm

Sau 40 năm miệt mài nghiên cứu và sáng tạo, giờ đây, ông Phan Tấn Bện tự hào với dòng máy cuộn rơm như ý và tham gia xuất khẩu sang một số nước trong khối ASEAN. Khởi nghiệp từ cơ sở sản xuất “3 không” Cách đây 40 năm, ông Phan Tấn Bện tốt nghiệp Khoa Cơ khí máy nông nghiệp, Trường Đại học Nông – Lâm TP.Hồ Chí Minh, chàng sinh viên xứ Gò Tháp, huyện Tháp Mười (Đồng...

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 20/9

Tính đến thời điểm khảo sát lúc 8 giờ ngày 20/9, giá vàng miếng tại một số công ty được niêm yết như sau: Giá vàng 9999 hôm nay được DOJI niêm yết ở mức 78,10 triệu đồng/lượng mua vào và 79,20 triệu đồng/lượng bán ra. Còn tại Công ty Vàng bạc đá quý Mi Hồng, giá vàng Mi Hồng thời điểm khảo sát niêm yết giá vàng SJC ở mức 80,5-81,5 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giảm 500,000...

Tăng mạnh tại miền Bắc, Hà Nội chạm mốc 70.000 đồng/kg

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 20/9/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng và giao dịch trong khoảng 67.000 – 70.000 đồng/kg. Giá heo hơi hôm nay tại khu vực Bắc 20/9/2024 tăng mạnh trong phạm vi rộng Cụ thể, sau khi tăng 3 giá thương lái tại Hà Nội đang thu mua heo hơi với giá 70.000 đồng đây là mức giá cao nhất khu vực. Cùng tăng...

Mua cát Campuchia làm đường Hồ Chí Minh qua Kiên Giang, Bạc Liêu

TPO – Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn qua Kiên Giang, Bạc Liêu cần khoảng 2,1 triệu m3 cát, nhưng đến nay chủ đầu tư mới cân đối được khoảng 300.000m3. Để đẩy nhanh tiến độ, các nhà thầu đã mua cát từ Campuchia về để thi công ngay tại những vị trí được bàn giao mặt bằng. Thông tin với PV Tiền Phong, đại diện Văn phòng điều hành Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn...

Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến chào xã giao Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên

(Bqp.vn) – Trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Triều Tiên, chiều 19/9, Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã đến chào xã giao Đại tướng Kang Sun Nam, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Triều Tiên. Đại tướng Kang Sun Nam và Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến. Tại buổi tiếp, Đại tướng Kang Sun bày tỏ vui mừng tiếp Đoàn đại biểu Bộ Quốc...

Long An tuyên dương 9 công dân trẻ tiêu biểu

TPO – Sáng 19/9, trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Long An lần thứ VII, nhiệm kỳ 2024-2029, Tỉnh Đoàn Long An đã tổ chức Lễ tuyên dương Công dân trẻ tiêu biểu tỉnh Long An năm 2024. Danh hiệu Công dân trẻ tiêu biểu tỉnh Long An năm 2024 được trao cho 9 thanh, thiếu nhi tiêu biểu có thành tích đặc biệt xuất sắc trong nhiều năm và có...

Triều cường dâng cao, đường phố ngập sâu, người dân TPHCM chật vật về nhà

TPO – Mực nước tại các sông, kênh rạch ở TPHCM dâng lên theo kỳ triều cường Rằm tháng 8 âm lịch đã khiến nhiều tuyến đường bị ngập sâu, giao thông đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn.  Từ khoảng 17h ngày 19/9, mực nước các sông, kênh, rạch ở TPHCM lên nhanh theo kỳ triều cường Rằm tháng 8 Âm lịch. Theo ghi nhận của PV, một số tuyến đường khu vực trũng, thấp, ven...

Bình Dương phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2030

Toàn cảnh buổi họp báo  Chiều 19/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức họp báo, thông tin về lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, cùng các hoạt động xúc tiến đầu tư. Theo đó, Lễ công bố quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 sẽ diễn ra vào ngày 26/9. Hội nghị công bố quy hoạch tỉnh dự kiến sẽ có sự tham gia...

Tin nổi bật

Tin mới nhất