Powered by Techcity

Mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long


(MPI) – Qua 02 năm thực hiện Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, các bộ, ngành đã tích cực chủ động phối hợp với các địa phương liên quan để triển khai thực hiện; Lãnh đạo các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới cho toàn vùng.

Trên đây là phát biểu của Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ tư diễn ra ngày 01/7/2024, tại tỉnh Cà Mau. Tham dự Hội nghị có Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cùng đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành trung ương; lãnh đạo các địa phương vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ trưởng Trần Duy Đông phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: MPI

Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, ngay sau khi Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 02/4/2022 của Bộ Chính trị khóa XIII về phương hướng phát triển kinh tế – xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 được ban hành, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 78/NQ-CP ngày 18/6/2022 về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW, trong đó đề ra 14 chỉ tiêu phát triển, 26 nhiệm vụ và 07 dự án kết cấu hạ tầng quan trọng của vùng cần thực hiện đến năm 2030.

Đến nay sau 2 năm thực hiện đã hoàn thành 04/26 nhiệm vụ gồm các nhiệm vụ lớn trong đó trọng tâm là phê duyệt quy hoạch tỉnh của 13/13 địa phương trong vùng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; hoàn thành 5 dự án quan trọng kết nối vùng ĐBSCL với vùng Đông Nam Bộ như tuyến cao tốc Mỹ Thuận – Cần Thơ; Cầu Mỹ Thuận 2, đang triển khai một số đoạn tuyến như tuyến Châu Đốc (An Giang) – Cần Thơ – Sóc Trăng; Cần Thơ – Cà Mau; tuyến từ nút giao An Bình (Đồng Tháp) – Lộ Tẻ (Cần Thơ); tuyến Lộ Tẻ (Cần Thơ) – Rạch Sỏi (Kiên Giang); cải tạo, nâng cấp đường Hồ Chí Minh (đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất – Gò Quao – Vĩnh Thuận); Cầu Rạch Miễu 2, cầu Đại Ngãi; nâng cấp kênh Chợ Gạo giai đoạn II… Đang hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án thuộc Nghị quyết 108 của Chính phủ về vay 2,53 tỷ USD để đầu tư hệ thống đường ven biển và các dự án quan trọng của vùng. Các dự án còn lại đang được các Bộ, ngành và địa phương xây dựng lộ trình nghiên cứu, triển khai thực hiện.

Qua 02 năm thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển vùng Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù nền kinh tế phải đối mặt với không ít rủi ro, giá xăng dầu, nguyên vật liệu biến động mạnh; thiên tai, sạt lở diễn biến phức tạp nhưng tình hình phát triển kinh tế – xã hội của Vùng có nhiều kết quả khả quan.

Tốc độ tăng trưởng GRDP năm 2023 đạt 6,37%, đứng thứ 2/6 vùng trên kinh tế; cao gấp gần 1,3 lần so bình quân chung cả nước; GRDP bình quân đầu người năm 2023 đạt 72,32 triệu đồng/người, tăng 10,1% so với năm 2022 (65,69 triệu đồng/người).

Cơ cấu kinh tế vùng tiếp tục chuyển dịch tích cực, tỷ trọng các ngành nông, lâm nghiệp giảm dần; công nghiệp – xây dựng có xu hướng tăng; khu vực dịch vụ tăng nhẹ. Cơ cấu của 3 khu vực năm 2023 lần lượt là 30,05%; 27,62%; 37,07% và Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm là 5,26%. Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm còn 4,15%, thấp hơn mức bình quân chung cả nước (5,71%).

Môi trường kinh doanh được cải thiện, toàn vùng có 8/13 địa phương nằm trong nhóm 30 các địa phương có Chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh PCI tốt nhất, trong đó, Long An là địa phương bứt phá mạnh mẽ, đứng thứ 2 về chỉ số PCI năm 2023 (sau Quảng Ninh).

Tốc độ tăng GRDP 6 tháng đầu năm 2024 toàn vùng ước đạt 6,12%; một số địa phương trong vùng đạt mức khá như Trà Vinh tăng 10,27%, Hậu Giang tăng 8,04%, Cà Mau tăng 6,96%.

Đối với công tác hoàn thiện thể chế, chính sách phát triển Vùng, các bộ, ngành đã nỗ lực tham mưu trình các cấp có thẩm quyền ban hành nhiều cơ chế, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho Vùng, cụ thể như Nghị quyết số 106/2023/QH15 ngày 28/11/2023 của Quốc hội về thí điểm một số chính sách đặc thù về đầu tư xây dựng công trình đường bộ, trong đó 07 dự án quan trọng của Vùng được áp dụng; Nghị quyết số 111/2024/QH15 ngày 18/1/2024 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia với 08 chính sách đặc thù; Luật Đất đai, trong đó phân cấp cho Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng, bãi bỏ thủ tục phê duyệt chủ trương chuyển đổi rừng, đây là chính sách sẽ tháo gỡ rất nhiều cho các địa phương trong Vùng.

Toàn cảnh Hội nghị. Ảnh: MPI

Về triển khai các hoạt động Hội đồng điều phối Vùng, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, qua 6 tháng thực hiện kế hoạch hoạt động Hội đồng vùng năm 2023, đến nay đã cơ bản hoàn thành 13/27 nhiệm vụ đạt tỷ lệ 48% đó là các nhiệm vụ về công tác quy hoạch, kiện toàn, xây dựng bộ máy điều phối vùng ở các cấp, các nhiệm vụ còn lại về rà soát cơ chế chính sách đặc thù, xây dựng các đề án về phát triển các ngành, lĩnh vực đang được các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai, thực hiện.

Các địa phương trong vùng đã chủ động thực hiện các hoạt động liên kết, kết nối để khai thác tiềm năng, lợi thế của từng địa phương; đã phối hợp triển khai thực hiện các thỏa thuận đã ký kết về hợp tác giữa các địa phương trong vùng, tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tiểu vùng Duyên hải phía Đông đồng bằng sông Cửu Long và hợp tác với thành phố Hồ Chí Minh; đã ký kết biên bản ghi nhớ liên kết phát triển bền vững Tiểu vùng Bán đảo Cà Mau giữa 4 tỉnh Sóc Trăng – Bạc Liêu – Cà Mau – Kiên Giang, đã thay đổi rõ nét từ tư duy cho đến hành động cụ thể với phương châm “không thể đi xa nếu không đi cùng nhau”.

Theo Thứ trưởng Trần Duy Đông, mặc dù thời gian triển khai các Nghị quyết của Bộ Chính trị và Chương trình hành động của Chính phủ không dài; Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long được thành lập mới thay thế Hội đồng vùng được thành lập năm 2021 nhưng được sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, địa phương trong vùng đã quán triệt nội dung, ban hành các kế hoạch hành động, phối hợp chặt chẽ, tổ chức triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp đề ra. Về cơ bản, kinh tế – xã hội từng bước phát triển ổn định theo định hướng bền vững hơn; khẳng định vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, thủy hải sản và cây ăn quả hàng đầu của cả nước, góp phần vào bảo đảm an ninh lương thực; Công tác điều phối, liên kết vùng dần nhịp nhàng, phát huy hiệu quả; Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững ổn định; Công tác an sinh xã hội được quan tâm đầy đủ.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được nêu trên, còn một số hạn chế, khó khăn trong điều phối, phát triển Vùng. Liên kết hợp tác còn hạn chế, chưa đi vào chiều sâu, chưa hình thành được các cụm sản xuất, dịch vụ liên kết ngành; Hạ tầng giao thông kết nối liên vùng, hạ tầng kinh tế kỹ thuật cấp Vùng chưa phát triển đồng bộ; khả năng thu hút nguồn lực đầu tư thấp; Chất lượng nguồn nhân lực cải thiện chậm, chưa đáp ứng yêu cầu.

Nguyên nhân của những khó khăn trên là các nhiệm vụ, giải pháp đề ra có tính dài hạn, thực hiện đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, nguồn lực thực hiện chính sách dựa nhiều vào Ngân sách Trung ương trong khi nguồn vốn NSTW còn khó khăn. Quá trình đầu tư cơ sở hạ tầng và phát huy hiệu quả cần có thời gian và “độ trễ” nhất định, Thứ trưởng nhấn mạnh.

Về triển khai thực hiện quy hoạch vùng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Thứ trưởng Trần Duy Đông cho biết, quy hoạch vùng này đã được ban hành sớm nhất so các vùng trên cả nước; Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Kế hoạch thực hiện quy hoạch Vùng tại Quyết định số 816/QĐ-TTg ngày 07/7/2023, đây là cơ sở để các Bộ, ngành, địa phương triển khai các chương trình, dự án quan trọng của Vùng trong thời kỳ quy hoạch. Với tổng số 363 chương trình, dự án của quy hoạch được xác định, đây là những dự án lớn, quan trọng, có tính chất dẫn dắt, có tác dụng lan tỏa sẽ ưu tiên tập trung đầu tư trước, đầu tư dứt điểm và đưa vào sử dụng để làm mồi dẫn thu hút các nguồn lực xã hội, nhất là nguồn vốn ngoài ngân sách; trong đó hạ tầng giao thông được xác định là một trong những khâu đột phá chính cho phát triển kinh tế – xã hội vùng nói chung và thúc đẩy liên kết vùng nói riêng với tổng số 116 dự án.

Quy hoạch vùng đã định hướng từng bước thay đổi tư duy về an ninh lương thực từ việc phát triển nông nghiệp dựa vào cây lúa là chính sang mô hình thủy sản – trái cây – lúa gạo nhằm tăng giá trị và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Qua 02 năm thực hiện Quy hoạch Vùng, các bộ, ngành đã tích cực chủ động phối hợp với các địa phương liên quan để triển khai thực hiện; Lãnh đạo các địa phương đã kịp thời chỉ đạo, đề ra các giải pháp phù hợp với từng thời điểm để đón nhận thời cơ mới, vận hội mới nhằm phấn đấu đạt kết quả cao nhất về phát triển kinh tế – xã hội nói chung và phát triển các ngành, lĩnh vực nói riêng, từng bước cụ thể hóa tư duy mới, tầm nhìn mới tại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội đất nước giai đoạn 2021-2030 và các định hướng, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước; từ đó mở ra các cơ hội phát triển mới và định hình các giá trị mới toàn vùng.

Về rà soát cơ chế, chính sách đặc thù Vùng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương, trên cơ sở đề xuất của các địa phương trong vùng rà soát, đề xuất các cơ chế, chính sách dựa trên nguyên tắc các cơ chế, chính sách phải phù hợp với cấp có thẩm quyền, các chính sách thí điểm rõ đã phát huy trong thực tiễn, có hiệu lực, hiệu quả, lồng ghép một số địa phương có ý kiến chỉ đạo của Đảng, Chính phủ. Không thí điểm các chính sách đã có kế hoạch ban hành hoặc sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật trong các năm 2024-2025.

Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh, sau khi rà soát, ngoài các chính sách có thể áp dụng chung các vùng khác, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số chính sách áp dụng riêng cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ nhất là, cơ chế, chính sách về cho lĩnh vực nước sạch, nước sinh hoạt cho người dân; hỗ trợ những khu vực khó khăn, khan hiếm nguồn nước sạch; Cơ chế hỗ trợ nghiên cứu, đầu tư các hệ thống hồ chứa với quy mô lớn (khoảng 30ha/hồ) trữ nguồn nước ngọt dự phòng.

Thứ hai là, ban hành chính sách phát triển nông lâm ngư nghiệp, trong đó ưu đãi đặc biệt cho người trồng lúa nhằm ổn định vùng sản xuất lương thực lớn của cả nước; chính sách về tạm trữ lúa gạo hỗ trợ người nông dân liên kết các chuỗi sản xuất, nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp thuận thiên, bền vững. Các địa phương trong vùng được phép được chuyển đổi linh hoạt phần diện tích quy hoạch đất trồng lúa kém hiệu quả sang sang đất trồng hoa màu, trái cây,… với định mức ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long cao hơn ít nhất 30% so với trung bình của cả nước.

Thứ ba là, cơ chế, chính sách đặc thù về thu hút đầu tư phù để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ biển, hạn chế tác động của biến đổi khí hậu, bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo an sinh cho người dân ở khu vực ven biển.

Thứ tư là, nâng mức đặc thù về suất đầu tư cho các công trình giao thông xây dựng mới hoặc bảo trì đối với khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thứ năm là, chính sách đào tạo thu hút nhân lực chất lượng cao đến làm việc tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Các nội dung chính sách được rà soát, trong đó, tập trung làm rõ sự cần thiết đề xuất ban hành chính sách mới hoặc tính hiệu quả của các chính sách hiện hành. Trên cơ sở đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ tổng hợp, nghiên cứu đề xuất, kiến nghị các cấp có thẩm quyền sửa đổi, tích hợp, lồng ghép các cơ chế, chính sách và tập trung bố trí nguồn lực thực hiện để đảm bảo tính nhất quán và hiệu lực, hiệu quả.

Về tình hình triển khai một số dự án quan trọng, liên kết vùng, các dự án cao tốc, quốc lộ trên địa bàn hiện đang triển khai tại các địa phương trong Vùng như Dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng giai đoạn 1; Dự án đầu tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh – An Hữu (giai đoạn 1); Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh, đoạn qua tỉnh Long An; Dự án đầy tư xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 và các dự án liên kết vùng khác đang gặp một số khó khăn vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng tại một số đoạn; nguồn vật liệu cát đắp nền đường khan hiếm do nhu cầu rất lớn trong khi thủ tục mở các mỏ cát mới rất chậm, khó đáp ứng được tiến độ dự án./.

Nguồn: https://www.mpi.gov.vn/portal/Pages/2024-7-1/Mo-ra-cac-co-hoi-phat-trien-moi-va-dinh-hinh-cac-ga252y9.aspx

Cùng chủ đề

17 công trình vào chung khảo Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ

Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ nhằm biểu dương thành tích xuất sắc và khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển kinh tế-xã hội, phát hiện và bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ trong cơ sở giáo dục đại học,… Đây là...

Dấu ấn Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn mức 1

Sự chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ của Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đã góp phần quan trọng để trường đạt Trường Chính trị chuẩn mức 1 sớm hơn kế hoạch 1 năm. Đây cũng là trường chính trị thứ 11 đạt chuẩn mức 1 của cả nước và đứng thứ 2 Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dấu ấn trên hành trình đạt chuẩn Hôm hay tin Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn mức 1, trên các...

Phát huy sức mạnh Nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, công trình, dự án trọng điểm

(HCM CityWeb) – Sáng 3/10, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 họp phiên bế mạc.Tham dự có ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh; bà Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.Hồ Chí Minh. Phát biểu tại Đại...

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp nào lọt danh sách thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo? Đến 18/10, 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với 38 thương nhân, tiếp theo là Cần Thơ với 35 thương nhân, Long An 22 thương nhân. Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân xuất...

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số Quảng Bình có 11 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực Cục Công Thương địa phương đã ban hành Công văn số 986/CTĐP-TTCN về việc thông báo Quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu phía Nam năm 2024 và gửi sản phẩm đến trưng bày, giới thiệu tại triển lãm hội chợ. Theo đó, trong 382 sản phẩm, bộ sản...

Cùng tác giả

17 công trình vào chung khảo Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ

Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ nhằm biểu dương thành tích xuất sắc và khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển kinh tế-xã hội, phát hiện và bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ trong cơ sở giáo dục đại học,… Đây là...

Dấu ấn Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn mức 1

Sự chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ của Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đã góp phần quan trọng để trường đạt Trường Chính trị chuẩn mức 1 sớm hơn kế hoạch 1 năm. Đây cũng là trường chính trị thứ 11 đạt chuẩn mức 1 của cả nước và đứng thứ 2 Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dấu ấn trên hành trình đạt chuẩn Hôm hay tin Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn mức 1, trên các...

Phát huy sức mạnh Nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, công trình, dự án trọng điểm

(HCM CityWeb) – Sáng 3/10, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 họp phiên bế mạc.Tham dự có ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh; bà Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.Hồ Chí Minh. Phát biểu tại Đại...

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp nào lọt danh sách thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo? Đến 18/10, 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với 38 thương nhân, tiếp theo là Cần Thơ với 35 thương nhân, Long An 22 thương nhân. Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân xuất...

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số Quảng Bình có 11 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực Cục Công Thương địa phương đã ban hành Công văn số 986/CTĐP-TTCN về việc thông báo Quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu phía Nam năm 2024 và gửi sản phẩm đến trưng bày, giới thiệu tại triển lãm hội chợ. Theo đó, trong 382 sản phẩm, bộ sản...

Cùng chuyên mục

17 công trình vào chung khảo Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ

Giải thưởng khoa học công nghệ dành cho giảng viên trẻ nhằm biểu dương thành tích xuất sắc và khuyến khích giảng viên trẻ tham gia nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, ứng dụng vào giải quyết những vấn đề thực tiễn của cuộc sống; góp phần nâng cao chất lượng đào tạo; phát triển kinh tế-xã hội, phát hiện và bồi dưỡng tài năng khoa học trẻ trong cơ sở giáo dục đại học,… Đây là...

Dấu ấn Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn mức 1

Sự chuyển mình, bứt phá mạnh mẽ của Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đã góp phần quan trọng để trường đạt Trường Chính trị chuẩn mức 1 sớm hơn kế hoạch 1 năm. Đây cũng là trường chính trị thứ 11 đạt chuẩn mức 1 của cả nước và đứng thứ 2 Vùng đồng bằng sông Cửu Long. Dấu ấn trên hành trình đạt chuẩn Hôm hay tin Trường Chính trị tỉnh Đồng Tháp đạt chuẩn mức 1, trên các...

Phát huy sức mạnh Nhân dân để thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, công trình, dự án trọng điểm

(HCM CityWeb) – Sáng 3/10, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 họp phiên bế mạc.Tham dự có ông Phan Văn Mãi, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh; bà Trần Kim Yến, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.Hồ Chí Minh. Phát biểu tại Đại...

Đến ngày 3/10, cả nước có 163 thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp nào lọt danh sách thương nhân được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo? Đến 18/10, 170 thương nhân đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo TP Hồ Chí Minh là địa phương dẫn đầu về số lượng thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo với 38 thương nhân, tiếp theo là Cần Thơ với 35 thương nhân, Long An 22 thương nhân. Một số địa phương chỉ có 1 thương nhân xuất...

189 sản phẩm, bộ sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2024

Hỗ trợ cơ sở công nghiệp nông thôn chuyển đổi số Quảng Bình có 11 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp khu vực Cục Công Thương địa phương đã ban hành Công văn số 986/CTĐP-TTCN về việc thông báo Quyết định công nhận sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu phía Nam năm 2024 và gửi sản phẩm đến trưng bày, giới thiệu tại triển lãm hội chợ. Theo đó, trong 382 sản phẩm, bộ sản...

Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất thế giới 2024 được trao cho Saigontourist Group

Giải thưởng Ẩm thực Thế giới nhằm tôn vinh và khen thưởng sự xuất sắc trong ngành ẩm thực thông qua chương trình giải thưởng World Culinary Awards được tổ chức thường niên. Lễ trao giải thưởng Ẩm thực Thế giới lần thứ 5 – năm 2024 (World Culinary Awards 2024) và chương trình gala dinner vừa được tổ chức trọng thể tại Summersalt, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất vào tối ngày 2.10.2024. Tham dự...

Tranh được làm từ bột than và bột gạo thắng giải UOB Painting or the Year tại Việt Nam

Trưởng Ban giám khảo của cuộc thi, họa sĩ Đặng Xuân Hòa nhận xét về tác phẩm thắng giải: “Dòng Chảy là một tác phẩm độc đáo về chất liệu và cách thể hiện, nói lên cách tư duy mới của nghệ thuật đương đại nhưng vẫn giữ được tinh thần của hội họa. Hai chất liệu mà tác giả chọn để thể hiện là than đen và gạo trắng từ chất liệu tự nhiên trong đời sống, chứa đựng...

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới

Sáng 3/10, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiếp bà Mariam Sherman, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. Quang cảnh buổi tiếp.  Bày tỏ vui mừng chào đón bà Mariam Sherman đến thăm và làm việc với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng chí...

MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh phải là trung tâm tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc

(HCM CityWeb) – Chiều 2/10, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 họp phiên toàn thể. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng bức ảnh "Bác Hồ và Bác Tôn" chúc mừng Đại hội Đến dự phiên họp có Mẹ Việt Nam anh hùng Kiều Thị Nông; ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh chúc mừng 34 năm Quốc khánh nước Đức

(HCM CityWeb) - Tối 2/10, Tổng Lãnh sự quán CHLB Đức tại TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức kỷ niệm lần thứ 34 Ngày thống nhất nước Đức (3/10/1990 – 3/10/2024). Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan đã đến dự. Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan phát biểu tại buổi lễ   Phát biểu tại buổi lễ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất