Powered by Techcity

Nơi hợp lưu của những dòng mỹ vị

TPHCM có đặc sản gì? – TPHCM làm gì có đặc sản. Người khắp nơi đến đây mang theo những món ăn quê nhà. Chính những lần phối trộn, “cải biên” cho phù hợp với lưu dân đã biến những món ăn “dị bản” có một chỗ đứng và sức sống lạ kỳ, đôi khi nó chẳng còn liên quan gì đến phiên bản gốc ngoài cái tên…

Ẩm thực TPHCM có tính mở mạnh mẽ, đón nhận cái mới và chọn lọc tinh tế. Ảnh: ANH PHAN
Ẩm thực TPHCM có tính mở mạnh mẽ, đón nhận cái mới và chọn lọc tinh tế. Ảnh: ANH PHAN

Sức sống của “dị bản”

Không chỉ ở chợ đêm, mà trong bất cứ khu dân cư đông đúc nào giữa TPHCM, ta cũng có thể thưởng thức món ăn từ nhiều vùng miền, nhiều quốc gia. “Ăn cả thế giới” trở thành cụm từ có nghĩa đen thú vị. Nhiều lần làm “guide” cho người thân từ các tỉnh và người từ nước ngoài về TPHCM, tôi hay lắc đầu trước câu hỏi của họ: “TPHCM làm gì có đặc sản!”. Nói thế, nhưng tôi lập tức nối câu để tránh “dội nước lạnh” vào sự háo hức của người đối diện: “Nhưng cũng không đâu nhiều đặc sản như TPHCM”.

Rồi tôi giải thích, nếu định nghĩa đặc sản là sản vật riêng thì rất khó tìm, bởi TPHCM mới hơn 300 năm hình thành, phát triển. Trước đó, vùng đất này vẫn là dải rừng mênh mông vắng dấu chân người, hợp lưu các dòng chảy của hệ thống sông Đồng Nai, Sài Gòn trước khi đổ ra biển. Nếu đem so với ẩm thực các nền văn minh sông Hồng, sông Mã…, TPHCM như cô gái mới lớn còn đang tập tành đi chợ, vào bếp. Dù vậy, với sự thông minh, tinh tế bẩm sinh, cô gái ấy đã khéo léo dọn lên bàn ăn những tinh túy nhất của ẩm thực hội nhập, khiến người địa phương và du khách mê đắm. Người yêu ẩm thực TPHCM từng nhiều lần thử giải mã tinh thần của các món ăn người nhập cư mang theo đến vùng đất này. Đơn cử như món bún bò Huế không hề giống món bún bò bán tại Huế. Khi du lịch Huế, tôi ghé và soi từng cọng bún kèm thắc mắc “vì sao cọng bún lại nhuyễn và mềm đến vậy?”. Câu trả lời là “bún ở đây bao năm nay vẫn thế”.

com tam.jpg

Theo dòng di cư của người Huế, vào tới phương Nam, bún bò được biến tấu và trở thành món ăn phổ biến, được đưa vào danh sách 50 món ăn ngon nhất thế giới. TPHCM hiện có 3 phong cách bún bò: người Huế nấu theo phong vị nguyên bản Huế; người Huế nấu cho thêm đường, giảm vị nồng của ruốc để điều chỉnh theo gu ăn của người Nam; người Nam nấu theo khẩu vị yêu thích của mình. Phong cách nào cho tô bún ngon nhất? Sự đánh giá tùy vào thực khách, nhưng có thể thấy, ẩm thực TPHCM có tính mở mạnh mẽ, người làm dịch vụ ở đây sẵn sàng đổi thay, chuyển động, miễn sao làm hài lòng khách.

Món phở “quốc hồn quốc túy” cũng minh chứng cho “tính mở” ẩm thực TPHCM. Tôi có anh bạn họ Cồ, quê gốc ở Nam Định nên thỉnh thoảng được nghe anh kể về đường đi của món phở gia truyền. Anh khẳng định phở Việt có nguồn gốc từ Nam Định (hiện chỉ còn thương hiệu phở Cồ của Nam Định được nhắc đến). Ông bà cố nhà anh mang công thức nấu phở lên kẻ chợ Hà Nội (phố cổ bây giờ) để mở quán. Lập tức món phở thu hút người Hà Nội, nhưng cũng được góp ý để hợp với thủ đô thanh cảnh. Năm 1954, phở theo người Bắc di cư vào Sài Gòn, dần tách thành 2 dòng: phở Bắc cho dân Bắc, và một dòng phở chuyển mình cho phù hợp với khẩu vị người Nam. Phở Nam hình thành và viết nên dòng lịch sử ẩm thực lừng lẫy của Sài Gòn với những cái tên phở Hòa, phở Ngân, phở Anh, phở Lộc… cùng hàng ngàn quán phở rải khắp hang cùng ngõ hẻm của thành phố hơn chục triệu dân.

Về mặt dinh dưỡng, món ăn TPHCM hay ở chỗ: dù một tô, một đĩa, hay chỉ một ổ bánh mì… cũng đủ 3 nhóm (bột – protein – vitamin) dưỡng chất cần thiết của cơ thể. Người Huế hay Hà Nội ăn bún bò và phở như điểm tâm sáng, nhưng người TPHCM ăn như một bữa ăn nên phải đầy hơn, “topping” nhiều hơn.

Có đến, có đi và có ở lại

Nhịp sống nhanh của TPHCM cũng là nguyên cớ để các món “Fast food Việt” phát triển rực rỡ. Đi bất kỳ nhánh đường nào, thậm chí một con hẻm nhỏ, bạn cũng dễ dàng tìm được món ngon cho nhu cầu của mình, từ các dòng ẩm thực trăm năm người Hoa, người Pháp, người Ấn… đến các món cơm – bún – cháo – phở của 63 tỉnh thành, hay các món bánh trái mới du nhập đậm tính quốc tế như trà sữa, bingsu…

brea.jpg

Ngoài dòng ẩm thực nguyên bản, hầu hết được cải tiến, nâng cấp nhằm lấy lòng thị dân. Rõ nhất là món từ miền Bắc như bún đậu mắm tôm, cơm Bắc, bún chả… Thật khó tìm được quán nào giữ vị mặn gắt, mà đã điều vị dịu dàng hơn. Các món từ Thái Lan cũng giảm độ cay nồng so với bản gốc. Các món từ xứ lạnh Nhật – Hàn cũng linh hoạt và hợp lý hơn để tương thích với thời tiết nhiệt đới cùng nhịp sống bận rộn, tiết kiệm.

Là vùng đất sẵn sàng đón chào mọi trường phái ẩm thực, nên cuộc hội ngộ của ẩm thực TPHCM mỗi ngày thêm đông vui. Món nào “hot” trong giới trẻ láng giềng, chỉ một thời gian ngắn đã có tại Việt Nam. Tất nhiên, “có món đi và có món ở lại”, nhiều cuộc “hợp lưu” đã trở thành một phần tất yếu của đời sống thị dân, lại có những cuộc gặp gỡ ngắn ngủi như nhân duyên dang dở.

bun dau mam tom.jpg

Chừng 6-7 năm trước, món bánh mì nướng muối ớt xì xèo bốc khói khắp các ngả đường. Nay chúng đã biến mất không còn chút dấu vết. Có lẽ chiếc bếp than không phù hợp với thời tiết phương Nam, người mua không đủ kiên nhẫn đứng chờ để cô bán hàng lật nướng bánh cho thật giòn rồi mới trao hộp bánh cho khách. Người ta quen thuộc với ổ bánh mì thịt gói giấy, cột thun gọn gàng. Sáng tới trường, tới công sở, ổ bánh nhỏ tiện treo tòn ten trên xe, tiện “xử lý” ngay vỉa hè cùng ly cà phê đá.

Cũng vì tiện, hàng loạt cửa hàng tiện ích phong cách Nhật – Hàn ra đời mang theo dòng cơm nắm lạnh, mì lạnh, lấy lòng trọn vẹn giới học sinh – sinh viên, nhân viên trẻ. Theo dòng chảy miên man của ẩm thực, chắc chắn sẽ nhiều cái tên mới tới với bàn ăn người Sài Gòn – TPHCM. Nơi này rộng lòng đón tất cả bằng những cuộc chọn lọc tinh tế…

MINH LÊ



Nguồn

Cùng chủ đề

Xuyên đêm nấu phở giữa lòng Seoul

Đầu bếp Đào Đình Nam, khách sạn Caravelle Sài Gòn nấu nước phở lúc 23h đêm Mang niềm tự hào của Việt Nam đến xứ sở kim chi, các đầu bếp, chủ quán phở Việt Nam đã đồng lòng, cùng thức xuyên đêm, chia nhau không gian bếp để cho ra những tô phở ngon nhất, giữ đúng hương vị của thương hiệu mình. Năm nay, để chuẩn bị cho công tác hậu cần, ban tổ chức đã sắp xếp 5...

Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM: Tuần nào tôi cũng ăn phở

Phở S sẽ được giới thiệu với thực khách tại Vietnam Phở Festival ở Seoul (Hàn Quốc) – Ảnh: QUANG ĐỊNH Ông Shin Choong Il, tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM, cho biết như vậy khi trao đổi với Tuổi Trẻ, đồng thời “tiết lộ” rằng hầu như tuần nào cũng ăn phở. * Ông có thông điệp gì muốn gửi đến những vị khách sẽ thưởng thức phở tại Lễ hội Phở Việt Nam 2024 không? – Phở Việt Nam...

Sài Gòn – TPHCM Di sản văn hóa sống

1. Trong phạm vi đô thị, con người nhận được từ quá khứ các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa được xã hội coi là có giá trị, cần được bảo tồn và chuyển giao cho các thế hệ sau. Mất di sản là mất những đặc trưng để nhận diện một đô thị, một cộng đồng trong thế giới toàn cầu hóa. Do đó cần nhận diện những đặc trưng cơ bản của di...

Cùng tác giả

Nâng tầm cây chè Sơn Dương

Cuộc sống ấm no nhờ cây chè Huyện Sơn Dương nổi tiếng với các làng nghề sản xuất, chế biến chè, như: Làng nghề chè thôn Vĩnh Tân (Tân Trào), làng nghề chè thôn Đồng Hoan (Tú Thịnh), làng nghề chè thôn Liên Phương (Phúc Ứng), làng nghề chè thôn Yên Thượng (Trung Yên), làng nghề chè thôn Đồng Đài (Hợp Thành), làng nghề chè thôn Cảy (Minh Thanh). Các làng nghề này đang hoạt động khá hiệu quả, đang...

Quân đội Nhân dân Việt Nam – 80 năm xây dựng, chiến đấu, chiến thắng và trưởng thành

(HTV) - Trải qua 80 năm chiến đấu, xây dựng và trưởng thành, Quân đội Nhân dân Việt Nam đã viết nên những trang sử vẻ vang, xứng đáng với niềm tin của Đảng và Nhân dân. ...

Ấn tượng Trung Nguyên E-Coffee tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

  Đông đảo đại biểu, quan khách của Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 có những trải nghiệm cà phê đặc biệt với mô hình Trung Nguyên E-Coffee. Duy nhất Trung Nguyên E-Coffee được chọn tham gia Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là sự kiện quy mô quốc tế chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam...

Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Các đại biểu chủ trì Diễn đàn. Ngày 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân đến dự và phát biểu khai mạc Diễn đàn. Tham gia Diễn đàn có: PGS.TS Lê Hải Bình – Uỷ viên dự khuyết Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản; TS. Phan Đức Hiếu – Uỷ viên Thường...

Trao quyết định nhân sự lãnh đạo Trung tâm Cách mạng Công nghiệp lần thứ 4 tại TP.Hồ Chí Minh

(Hochiminhcity.gov.vn) – Chiều 22/12, Phó Chủ tịch UBND TP.Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan chủ trì buổi lễ trao quyết định cán bộ. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan trao quyết định cho ông Nguyễn Đức Huy Tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Võ Văn Hoan đã trao quyết định của Chủ tịch UBND Thành phố về việc điều động và bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Huy, Giám đốc Trung...

Cùng chuyên mục

Tập huấn chuyên sâu Luật và các văn bản Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ

(Hochiminhcity.gov.vn) – Sáng 23/12, Phòng Cảnh sát giao thông Công an Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức đợt Tập huấn chuyên sâu về Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Cảnh sát giao thông TP.Hồ Chí Minh.   Thượng tá Trần Trung Hiếu – Trưởng phòng CSGT phát biểu khai mạc lớp...

Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên”

(Hochiminhcity.gov.vn) – Tối 22/12, Chương trình hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật “Bài ca không quên” diễn ra tại trung tâm giao lộ Nguyễn Huệ - Lê Lợi (quận 1, TP.Hồ Chí Minh). Các đại biểu chụp hình lưu niệm trước tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ảnh: SGGP Đến tham dự chương trình có các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng: ông Trần Thanh Mẫn, Ủy viên...

Ra mắt tập thơ về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21-12, tại tỉnh Điện Biên, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Tỉnh ủy Điện Biên tổ chức ra mắt tập thơ “Hồ Chí Minh - Người tin ở con người” của nhà thơ Hải Như. Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là vị Anh hùng dân tộc mà còn là một vĩ nhân của lịch sử nhân loại. Cuộc đời, tư tưởng và phong cách của Người là tài...

Khởi động cuộc thi toàn quốc về ý tưởng công nghệ Web3 và AI

(Hochiminhcity.gov.vn) - VBI Academy, GFI Ventures và TechFest Vietnam Blockchain Hub vừa công bố khởi động cuộc thi Web3 & AI Ideathon - sân chơi sáng tạo toàn quốc dành cho những ý tưởng đột phá trong lĩnh vực Web3 và Trí tuệ nhân tạo trong bối cảnh công nghệ Web3 và AI đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Đây là cơ hội để các bạn trẻ đam mê công nghệ thể hiện những...

Hội Nhà văn kỷ niệm 100 năm ngày sinh Nguyễn Đình Thi

Lễ kỷ niệm 100 năm Ngày sinh nhà văn hóa lớn Nguyễn Đình Thi diễn ra ngày 20-12 tại Hà Nội, do Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức, với sự tham dự của đông đảo văn nghệ sĩ, trí thức và đại diện gia đình nhà văn. Ông là tác giả của nhiều tác phẩm nổi bật ở các thể loại. Văn xuôi của ông với tiểu thuyết như Xung kích,...

TP.Hồ Chí Minh thực hiện hiệu quả các chính sách chăm lo đồng bào dân tộc

(Hochiminhcity.gov.vn) – UBND TP.Hồ Chí Minh ban hành Báo cáo về kết quả công tác dân tộc năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ công tác dân tộc năm 2025, Phó Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải trao tượng trưng kinh phí hỗ trợ học tập cho học sinh người Hoa có hoàn cảnh khó khăn. Ảnh:TTXVN  ...

Khởi công xây dựng Nhà trưng bày kết hợp Không gian văn hóa Hồ Chí Minh

Sáng 19-12, Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TPHCM tổ chức Lễ khởi công xây dựng công trình Nhà trưng bày kết hợp Không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại Di tích lịch sử Dân công hỏa tuyến Vĩnh Lộc - Mậu Thân 1968 (huyện Bình Chánh). Phát biểu tại buổi lễ, Bí thư Đảng ủy Khối Dân - Chính - Đảng TPHCM Trần Văn Nam khẳng định, năm tháng đã...

Triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam – Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành”

Sáng 19-12, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày Lễ lớn TPHCM khai mạc triển lãm “Quân đội nhân dân Việt Nam - Tự hào 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành” tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (đoạn từ đường Ngô Đức Kế đến đường Hải Triều, quận 1). Đến tham dự lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Hồ Hải, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TPHCM; Thiếu tướng Phan...

Những hồi ức quý giá về người lính

Cả 2 ấn phẩm Bầu trời - Trường đại học của tôi và Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân, được ra mắt vào đúng dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, mang đến cho bạn đọc tư liệu quý giá về người lính ở những cương vị khác nhau. 1. Trung tướng, Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Soát nhập ngũ vào không quân...

Triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”

Chiều 18-12, tại trụ sở Báo Nhân Dân (Hà Nội), đã khai mạc triển lãm tương tác “Những trận đánh nổi tiếng, những vị tướng tài danh”. Đây là sự kiện trọng điểm nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam. Phát biểu tại sự kiện, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân Lê Quốc Minh nêu rõ: Triển lãm tương tác "Những trận đánh nổi tiếng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất