Powered by Techcity

Tác phẩm đặt hàng – Đặt rồi, để đâu? – Bài 1: Điệp khúc: Đặt hàng – Cất kho

“Nhà nước bỏ tiền ra để làm phim chứng tỏ sự quan tâm đến những mảng đề tài khó, kén khán giả… là việc cần thiết. Nhưng nếu làm phim xong rồi cất kho, thì đó chính là tổn thất lớn không chỉ là tiền bạc mà còn là công sức, nỗ lực và cả trách nhiệm với đất nước”, PGS-TS Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, thẳng thắn bày tỏ quan điểm liên quan đến câu chuyện phim Nhà nước đặt hàng đang “dậy sóng” những ngày vừa qua.

cn1a-9173-8083.jpg
Một cảnh trong phim “Hồng Hà nữ sĩ”. Ảnh: ĐPCC

Lợi thì có lợi…

Hàng năm, các lĩnh vực văn học nghệ thuật vẫn được Nhà nước cấp kinh phí phục vụ cho việc sáng tác. Năm 2023, Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM có khá nhiều ấn phẩm được xuất bản theo diện sách Nhà nước đặt hàng, như: tập truyện ký Người thành phố (nhà văn Đỗ Viết Nghiệm – tác phẩm xếp loại A trong đợt Trại sáng tác năm 2022 với chủ đề “Thành phố tôi”); công trình sách do Hội Nhà văn TPHCM thực hiện với sự tham gia của 400 tác giả, gồm 4 cuốn: tập ký và truyện ký Âm thanh và ký ức, tập truyện ngắn Ngôi nhà rường bản Trăng, tập lý luận phê bình Đổi mới và tiếp nhận, tập thơ Thành phố này tôi đến tôi yêu.

Lĩnh vực sân khấu, những năm gần đây các tác phẩm được thực hiện từ ngân sách Nhà nước có thể kể đến các vở kịch: Dấu xưa (Nhà hát Sân khấu nhỏ 5B), Châu về hợp phố (Sân khấu Kịch Hồng Vân), Rặng trâm bầu (Sân khấu Trịnh Kim Chi), Cánh đồng rực lửa (Sân khấu Quốc Thảo), Nghề nuôi quan, Những con sóng vô hình, Kỳ án xứ mặt trời (Hội Sân khấu TPHCM); các vở cải lương: Tình yêu thời chiến, Bức chân dung huyền thoại, Thành phố buổi bình minh (Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang)…; các vở múa: Ballet Kiều (biên đạo: Nguyễn Thị Tuyết Mai, Nguyễn Phúc Hùng), Hoàng hôn (kịch bản và đạo diễn: Nguyễn Phúc Hải, Nguyễn Phúc Hùng)…

Lĩnh vực điện ảnh, năm 2023 cùng với Đào, phở và piano còn có 2 phim Nhà nước đặt hàng là: Hồng Hà nữ sĩPhơi sáng cùng hàng chục phim hoạt hình, tài liệu, khoa học… đa phần được giao cho các hãng phim nhà nước trước đây (nay đã được cổ phần hóa). Theo PGS-TS Trần Luân Kim, các nhà làm phim tư nhân thường quan tâm đến khả năng thu hồi vốn nên họ chủ yếu lựa chọn đề tài dễ thu hút khán giả, nhanh thu hồi vốn. Do đó, việc Nhà nước bỏ tiền ra để làm các bộ phim đề tài lịch sử, truyền thống là vô cùng cần thiết.

NSND Trần Minh Ngọc cùng Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa TPHCM Lê Nguyên Hiều chung nhận định, chủ trương của Nhà nước về việc đặt hàng đối với những người sáng tác sân khấu luôn cần thiết và đúng đắn.

Ông Nguyễn Trường Lưu, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM, khẳng định, phải đầu tư cho văn học nghệ thuật, bởi đây không chỉ thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước mà còn là nhiệm vụ chính trị. “Quan trọng là đầu tư và phương pháp quảng bá như thế nào. Trong công tác đầu tư, cần đặt ngay vấn đề quảng bá để tác phẩm đó đến được với công chúng, như vậy mới có hiệu quả. Còn chỉ biết có đầu tư, sau đó diễn xuất, hoặc in sách để báo cáo thì không ổn”, ông Nguyễn Trường Lưu phân tích.

Khi tiền chỉ có ra

Nếu không bất ngờ gây sốt thì Đào, phở và piano cũng chung số phận như bao phim Nhà nước đặt hàng thời gian gần đây. Cụ thể như Sống cùng lịch sử – phim có kinh phí 21 tỷ đồng, từng không bán nổi 1 vé khi ra rạp. Hay ra mắt cùng thời điểm nhưng Hồng Hà nữ sĩ vẫn luôn trong cảnh… chợ chiều. Phơi sáng thậm chí mới chỉ có mỗi một suất chiếu ra mắt cuối năm 2023. Chưa kể, còn rất nhiều phim Nhà nước đặt hàng trước đây từ điện ảnh, tài liệu, khoa học, hoạt hình, mấy ai biết mặt, đặt tên.

cn3-bai-1-1848.jpg
Được đầu tư chỉn chu và có chất lượng tốt nhưng phim “Phơi sáng” chỉ có 1 suất chiếu ra mắt cuối năm 2023. Ảnh: ĐPCC

Bà Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM, nhấn mạnh, nhiều bộ phim được thực hiện bằng ngân sách nhà nước nhưng không tính đến việc thu hồi vốn, khán giả thích hay không cũng không biết. “Đối với phim Nhà nước đặt hàng, tiền sản xuất cũng là tiền từ đóng thuế, do đó tác phẩm phải mang về lợi nhuận. Đừng nghĩ Nhà nước đầu tư mà dễ dãi. Càng không thể đổ lỗi vì kinh phí thấp mà ảnh hưởng đến chất lượng”, bà Thúy chia sẻ.

Điều đáng buồn là điệp khúc làm, biểu diễn, trưng bày, giới thiệu cho có rồi cất kho diễn ra ở hầu khắp các lĩnh vực. Nhiều tác phẩm đầu tư để đi thi các liên hoan, hội diễn, dù có giành huy chương thì về cũng gần như bỏ kho. Bạn đọc nếu không quen tác giả, hoặc không phải là hội viên Hội Nhà văn TPHCM, nghiễm nhiên sẽ không có sách để đọc. Nhiều năm về trước, cứ đến sảnh trụ sở Liên hiệp các Hội Văn học Nghệ thuật TPHCM, sẽ thấy có nhiều sách được bày ở đây. Đó chính là sách được đầu tư, là sản phẩm của các trại sáng tác, nhưng không bán mà chỉ… trưng bày.

“Trơ gan cùng tuế nguyệt” là số phận của hơn 40 tác phẩm từ trại sáng tác điêu khắc năm 2005 tại TPHCM, hiện vẫn để ở một góc Công viên Tao Đàn (quận 1), và 50 tác phẩm khác, thành quả của trại điêu khắc quốc tế vào năm 2015 tại TPHCM hiện vẫn ở Công viên Văn hóa – Lịch sử dân tộc (TP Thủ Đức). “Do không được bảo quản nên những tác phẩm làm bằng các chất liệu kém bền đã hư hỏng hoàn toàn”, một tác giả chua chát cho biết.

NSND Mỹ Uyên (Nhà hát Sân khấu nhỏ 5B) cũng không ngại nói: “Tiền đầu tư cho các trại sáng tác kịch bản phim, sân khấu không ít, kịch bản trong trại sáng tác được đầu tư thực hiện cũng có nhiều, nhưng như những bộ phim tài liệu về TPHCM, Sài Gòn – Gia Định, hay về các địa điểm danh thắng, các vùng miền, di tích lịch sử…, làm xong rồi không phát hành, khán giả nào biết”.

Ông Lê Nguyên Hiều cũng cảm thấy đáng tiếc khi hiện nay tác phẩm dựng xong chỉ có thể diễn báo cáo 1 lần, giỏi lắm thì 2 hay 3 lần rồi cất đó. Tốn kém rất nhiều tiền của, công sức nhưng lại chẳng phát huy được hiệu quả tuyên truyền của tác phẩm.

PGS-TS BÙI HOÀI SƠN, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội:

Phải duy trì việc hỗ trợ văn học nghệ thuật

Có nhiều đề tài văn học nghệ thuật khó, kén khán giả nhưng rất quan trọng đối với sự phát triển nhân cách, đạo đức con người, giữ gìn những giá trị lịch sử, văn hóa dân tộc. Nếu không có sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các tác phẩm văn học nghệ thuật sẽ rất khó ra đời và có chỗ đứng, lan tỏa những thông điệp quan trọng mà Nhà nước ưu tiên cho xã hội.

Bên cạnh đó, các tác phẩm văn học nghệ thuật do Nhà nước đặt hàng sẽ làm phong phú hơn đời sống văn học nghệ thuật, tạo điều kiện cho những đề tài đa dạng, cả mang tính thử nghiệm được xuất hiện, hỗ trợ cho các tài năng trẻ, phục vụ những nhóm khán giả yếu thế, ít được quan tâm trong xã hội. Sự đa dạng trong văn học nghệ thuật cũng quan trọng như đa dạng sinh hoạt của thế giới tự nhiên, giúp cho tư duy, nhận thức, hưởng thụ và tiếp cận văn học nghệ thuật được phong phú hơn, từ đó có ích cho sự phát triển lâu dài và bền vững của văn học nghệ thuật.

GS – Nhà điêu khắc NGUYỄN XUÂN TIÊN, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TPHCM:

Đừng xếp hàng tác phẩm như trưng bày trong cửa hàng

Ở một số quốc gia như Hàn Quốc, họ thiết kế không gian vườn tượng có khoảng cách đặt để tác phẩm, kiến tạo cảnh quan chung quanh tác phẩm, chứ không phải xếp hàng trong một góc công viên, nhìn thoáng qua như một cửa hàng trưng bày đồ mỹ nghệ, tượng điêu khắc. Việc đem tác phẩm điêu khắc ra không gian công cộng phải đảm bảo tính thẩm mỹ cộng đồng của tác phẩm. Và quan trọng hơn chính là các thủ tục pháp lý.

Ví dụ như khi đặt một tác phẩm tượng ở công viên, nếu phía quản lý văn hóa thấy phù hợp, nhưng phía quy hoạch kiến trúc, công ty cây xanh họ có ý kiến không đồng tình thì sao… Cần có một hội đồng riêng, có đủ chuyên gia từ điêu khắc, kiến trúc, hội họa, quy hoạch đô thị… và trực thuộc UBND thành phố để thừa lệnh bố trí việc đặt để, sắp xếp tượng ở không gian công cộng. Như vậy về mặt thủ tục sẽ nhanh hơn, không bị chồng chéo trong quản lý giữa các sở ban ngành.

NHÓM PV



Nguồn

Cùng chủ đề

Lực lượng vũ trang qua những tác phẩm mỹ thuật ấn tượng

200 tác phẩm hội họa, đồ họa, điêu khắc về lực lượng vũ trang Việt Nam của 193 họa sĩ, nhà điêu khắc sáng tác trong giai đoạn 2019 – 2024 ra mắt công chúng tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam sáng 15/11. Hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam vừa tổ chức...

Những di tích lịch sử gắn với cuộc chiến bảo vệ và giải phóng Thủ đô

Ô Quan Chưởng, cửa ô cuối cùng còn lại của Hà Nội. (Ảnh: THÀNH ĐẠT) Năm cửa ô: Hình ảnh năm cửa ô đã trở thành biểu tượng trong ngày Giải phóng Thủ đô, khi nhạc sĩ Văn Cao viết trong bài “Tiến về Hà Nội”: “5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…”. Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến từng chia sẻ: “Dự đoán của nhạc sĩ Văn Cao trùng khớp với 5 cánh quân tiến vào tiếp quản Hà Nội...

Triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước

Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ VH-TT-DL) tổ chức triển lãm tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh của các tác giả được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước năm 2022, từ ngày 30-8 đến ngày 8-9, tại TP Hà Nội. Triển lãm nhằm giới thiệu và tôn vinh những thành tựu xuất sắc trong sự nghiệp sáng tạo nghệ thuật của các họa sĩ, nhà...

Nghỉ hè, trẻ thăm Khu di tích Dục Thanh

Cứ vào dịp hè, du khách, người dân địa phương và nhất là các gia đình có con nhỏ thường chọn thăm Khu di tích Dục Thanh (thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận), nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy học, như một cách giáo dục thế hệ trẻ. Em Lê Ngọc Bảo cho biết: “Vào hè, bố mẹ cho em đến khu di tích Dục Thanh tham quan, em...

Văn học nghệ thuật TPHCM: Món ăn tinh thần, động lực phát triển kinh tế

Trong hành trình đổi thay của TPHCM suốt nhiều năm qua, bên cạnh những thành tựu về chính trị, kinh tế, an sinh xã hội… còn ghi đậm dấu ấn những thành công đến từ các tác phẩm văn học nghệ thuật (VHNT) của đội ngũ văn nghệ sĩ thành phố. Môi trường thuận lợi cho VHNT phát triển Là thành phố đông dân nhất cả nước, TPHCM còn là nơi hội tụ của nhiều trào lưu,...

Cùng tác giả

Tổng thống Bulgaria và Phu nhân dạo sông Sài Gòn

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva ngắm vẻ đẹp của TP.HCM từ trên sông ngày 27-11 – Ảnh: HỮU HẠNH Thăm TP.HCM trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Việt Nam theo lời mời của Chủ tịch nước Lương Cường, Tổng thống Bulgaria Rumen Radev và Phu nhân Desislava Radeva đã dạo sông Sài Gòn ngắm cảnh quan thành phố chiều 27-11. Đi cùng đoàn là Phó chủ tịch UBND TP.HCM Võ Văn Hoan và các quan chức thành...

Nên bãi bỏ đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với điều hòa nhiệt độ

Đại biểu Quốc hội phản đối việc đưa máy điều hòa nhiệt độ vào diện đánh Thuế tiêu thụ đặc biệt vì “điều hòa không có lỗi”. Chiều 27.11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Đại biểu Hà Sỹ Đồng (Đoàn Quảng Trị) cho biết, mặt hàng điều hòa nhiệt độ đã phải chịu Thuế tiêu thụ đặc biệt từ năm 1998 với mức thuế suất là 20%, và được giảm...

Đội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân với lời thề vì nước vì dân

Ngày 22/12/1944, thực hiện chỉ thị của lãnh tụ Hồ Chí Minh tại khu rừng Trần Hưng Ðạo (nay thuộc xã Tam Kim, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng), đồng chí Võ Nguyên Giáp tuyên bố thành lập Ðội Việt Nam tuyên truyền Giải phóng quân – Ðội quân chủ lực đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Từ 34 chiến sĩ ban đầu, Ðội đã nhanh chóng phát triển lực lượng, trình độ tổ chức, tác chiến,...

Khai mạc Hội thi Olympic các môn khoa học Mác

(Bqp.vn) – Sáng 25/11, Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam tổ chức Khai mạc Hội thi Olympic các môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và nhận thức chính trị – xã hội trong nhà trường Quân đội lần thứ X, năm 2024. Đại tá Tống Văn Thanh, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn (Tổng cục Chính trị) dự và phát biểu khai mạc. Các đại biểu dự khai mạc hội thi. Đại tá Tống Văn...

TP Hồ Chí Minh có vai trò quan trọng khi đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Toàn cảnh Tọa đàm  Khát vọng vươn lên mạnh mẽ và sự chủ động, năng động, sáng tạo không ngừng “TP Hồ Chí Minh làm gì để bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” – Đó là chủ đề của Tọa đàm mà Học viện cán bộ TP Hồ Chí Minh tổ chức vào sáng 27/11. Tọa đàm nhằm mục đích lắng nghe, tập hợp các luận cứ khoa học; những hiến kế, góp ý của các đồng chí lãnh...

Cùng chuyên mục

Tổ chức xét chọn 50 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP.Hồ Chí Minh (1975 –...

(HCM CityWeb) – UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức xét chọn 50 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP. Hồ Chí Minh (1975 - 2025). Tổ chức xét chọn 50 cá nhân tiêu biểu trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển TP. Hồ Chí Minh (1975 - 2025) Kế hoạch nhằm...

Đồng Tháp: Tổ chức lễ giỗ lần thứ 95 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc

Ngày 27-11 (nhằm ngày 27-10 âm lịch), UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức lễ giỗ lần thứ 95 Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc, TP Cao Lãnh (tỉnh Đồng Tháp). Ông Tuấn cho biết, Khu di tích Nguyễn Sinh Sắc đã trở thành quần thể di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia với diện tích...

TP.Hồ Chí Minh: Họp mặt kỷ niệm 106 năm ngày Quốc khánh Romania

(HCM CityWeb) - Chiều 26/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.Hồ Chí Minh tổ chức họp mặt kỷ niệm 106 năm ngày Quốc khánh Romania (1/12/1918-1/12/2024) và 10 năm thành lập Hội hữu nghị Việt Nam- Romania TP.Hồ Chí Minh (6/1/2014-6/1/2024). Ông Nguyễn Trường Giang, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam-Romania TP.Hồ Chí Minh phát biểu   Phát biểu tại buổi...

Trao mũ bảo hiểm cho học sinh tiểu học trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh

(HCM CityWeb) – Sáng 25/11, Ban An toàn giao thông TP.Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công ty Honda Việt Nam tổ chức Lễ trao mũ bảo hiểm cho học sinh Trường Tiểu học Giồng Ông Tố, TP. Thủ Đức, TP.Hồ Chí Minh Ban An toàn giao thông TP.Hồ Chí Minh phối hợp...

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng”

Trong hai ngày 22 và 23-11, tại TP Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng”. Triển lãm giới thiệu gần 200 tài liệu, bản đồ, hình ảnh...

Nhận diện lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật TPHCM sau 50 năm

Chủ trì tọa đàm là các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM; Nguyễn Thọ Truyền, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM và NSƯT Nguyễn Thị Thanh Thúy, Phó Giám đốc Sở VH-TT TPHCM. Phát biểu kết thúc, đồng chí Phan Nguyễn Như Khuê cho biết, kết quả tọa đàm là cơ sở tin cậy để Hội...

Công bố bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2024

(HCM CityWeb) – Chiều 19/11, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Công ty Anphabe (đơn vị tư vấn tiên phong về giải pháp Thương hiệu Nhà tuyển dụng và Môi trường làm việc Hạnh phúc) đã công bố bảng xếp hạng 100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024. Ban tổ chức công bố kết quả TOP 100 nơi làm việc tốt...

Cục Thuế TPHCM có thêm 2 phó cục trưởng

Sáng 18-11, Cục Thuế TPHCM tổ chức hội nghị công bố quyết định bổ nhiệm phó cục trưởng Cục Thuế TPHCM. Cùng với đó là các giải pháp nuôi dưỡng nguồn thu, chú trọng đến thuế thương mại điện tử… Đánh giá cao hai đồng chí vừa được bổ nhiệm, trưởng thành từ cơ sở, nắm bắt đầy đủ các vấn đề khó khăn hiện nay của ngành thuế TPHCM, ông...

Vận động doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng hóa bằng xe tải, container lắp đặt camera quan sát “điểm mù”

(HCM CityWeb) - Trong thời gian qua, tình hình tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó các vụ tai nạn giao thông do người điều khiển các phương tiện di chuyển vào đúng “điểm mù” của xe tải, xe container vẫn còn phổ biến. Điểm mù của xe container   Đội CSGT...

TP.Hồ Chí Minh triển khai nhiều giải pháp nâng cao chỉ số Thủ tục hành chính

(HCM CityWeb) – Trong thời gian qua, TP.Hồ Chí Minh đã triển khai các chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử. Phó Chủ tịch UBND Thành phố Trần Thị Diệu Thúy thông tin tình hình triển khai Đề án 06...

Tin nổi bật

Tin mới nhất