Powered by Techcity

Sài Gòn – TPHCM Di sản văn hóa sống

1. Trong phạm vi đô thị, con người nhận được từ quá khứ các tài nguyên tự nhiên và tài nguyên văn hóa được xã hội coi là có giá trị, cần được bảo tồn và chuyển giao cho các thế hệ sau. Mất di sản là mất những đặc trưng để nhận diện một đô thị, một cộng đồng trong thế giới toàn cầu hóa. Do đó cần nhận diện những đặc trưng cơ bản của di sản văn hóa đô thị, để ứng xử phù hợp nhằm bảo tồn, phát huy giá trị và phát triển đô thị bền vững, nhân văn.

Sài Gòn – TPHCM nhìn từ góc độ di sản văn hóa đô thị có 4 đặc trưng cơ bản. (1) Đô thị sông nước và hướng biển. Điều này xác định vị thế địa – văn hóa, địa – kinh tế của Sài Gòn. (2) Trung tâm kinh tế dịch vụ và liên kết trong và ngoài nước từ khi khởi lập đến nay. (3) Đô thị đa dạng văn hóa từ nhiều cộng đồng dân cư, nhiều nguồn gốc, tộc người… do quá trình hòa hợp, giao lưu, tiếp nhận văn hóa, lối sống, tín ngưỡng tôn giáo, kinh tế, kỹ thuật… (4) Đô thị quy hoạch theo kiểu phương Tây nhưng kết hợp yếu tố truyền thống: phát triển 2 khu vực Sài Gòn/Chợ Lớn với 2 chức năng hành chính và thương mại.

Do đó, nói đến Sài Gòn – TPHCM là nói đến đô thị sông nước và phát triển cảng thị; đô thị hiện đại về kinh tế – văn hóa; con người cởi mở, nghĩa tình. Những yếu tố này quyết định vị thế chính trị của Sài Gòn trong quá khứ và TPHCM hiện nay, chính là những yếu tố không thể đánh mất trong quá trình hiện đại hóa, vì nó sẽ quyết định sự phát triển tương lai của thành phố.

2. Di sản văn hóa đô thị có tầm quan trọng, vì nó là bằng chứng để thực hiện chức năng kết nối quá khứ và hiện tại. Các loại hình di sản văn hóa đô thị Sài Gòn – TPHCM phản ánh lịch sử thành phố từ thời thế kỷ 18 đến nay. Không chỉ vậy, lịch sử công nghiệp, thương nghiệp – nhất là xuất nhập khẩu lúa gạo không thể không ghi nhận hệ thống bến cảng – nhà máy xay xát lúa gạo ở Sài Gòn, hệ thống bến – chợ với 2 trung tâm lớn là chợ Bến Thành, chợ Bình Tây; hệ thống công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo cho biết về lịch sử các cộng đồng dân cư của thành phố… Di tích Lò gốm cổ Hưng Lợi là minh chứng cho xóm nghề nổi tiếng “gốm Sài Gòn”, cùng với sự phát triển của kỹ thuật sản xuất đồ gốm đặc trưng, mà ngày nay nhiều sản phẩm còn lại đã trở thành cổ vật quý giá.

Bên cạnh đó, các hình thức kiến trúc từ công trình công cộng đến công sở, từ công trình dân dụng đến công trình mỹ thuật… đã cho biết sự đa dạng về văn hóa cũng như các giai đoạn lịch sử dưới các thể chế chính trị. Khu Chợ Lớn với cộng đồng người Hoa có thể là thí dụ về sự lắng đọng của lịch sử trong khoảng gần 200 năm với sự bảo tồn các hội quán, đền, miếu, dãy phố cổ và những sinh hoạt đặc trưng ở đó. Hay cảnh quan sông nước, trên bến dưới thuyền là sinh hoạt đời thường hàng trăm năm nhưng thực sự có giá trị thẩm mỹ nghệ thuật vào những ngày giáp Tết, ghe miền Tây chở hoa, cây kiểng và nhiều thứ khác lên bến Bình Đông. Tất cả đã nối tiếp nhau duy trì giá trị thẩm mỹ của di sản văn hóa, càng theo chiều dài lịch sử càng được nâng cao và tôn vinh.

Di sản đô thị còn có giá trị truyền thông và tạo dựng thương hiệu cho đô thị. Những hình ảnh biểu trưng về một đô thị, một khu vực thông qua di sản vật chất hoặc tinh thần: Bến Nhà Rồng, Tòa nhà UBND TPHCM, nhà thờ Đức Bà, miếu Bà Thiên hậu… hay những địa danh Thủ Thiêm, Thủ Ngữ, Bến Nghé, Gia Định, Sài Gòn, Chợ Lớn… Lưu truyền những biểu tượng này ngoài ý nghĩa lịch sử còn có ý nghĩa tạo dựng thương hiệu văn hóa cho thành phố.

Bản sắc và truyền thống văn hóa đô thị thể hiện trong sự hòa hợp, thống nhất của cảnh quan đô thị và lối sống thị dân. Cảnh quan đô thị gồm cảnh quan tự nhiên, quy hoạch – kiến trúc, những di sản văn hóa vật thể… Lối sống thị dân quan trọng nhất là sự thể hiện mối quan hệ thực sự gắn bó với đô thị, những quan hệ với cộng đồng, ứng xử với môi trường của thị dân vừa phù hợp với điều kiện riêng của từng đô thị, vừa là nét văn hóa tinh túy của các vùng miền, đồng thời cũng phản ánh sự giao lưu và hội tụ tinh hoa văn hóa. Tất cả được chọn lọc qua quá trình phát triển và làm nên hồn vía, cốt cách của đô thị đó.

3. Tính chất khác biệt độc đáo nhất của di sản văn hóa là sự không thể tái tạo hoặc thay thế, khác với những tài sản có giá trị kinh tế khác. Giá trị “vốn xã hội” của di sản văn hóa cần nhìn nhận trong một phạm vi rộng, tầm vĩ mô. Khi các đô thị đang vùn vụt phát triển, thay đổi hàng ngày, giá trị di sản văn hóa luôn giúp người dân, giúp nền kinh tế phát triển. Kinh nghiệm của nhiều đô thị, nhiều quốc gia trong việc khai thác giá trị di sản văn hóa bằng các phương thức, như tạo dựng hình ảnh cảnh quan cho khu vực di sản văn hóa, góp phần làm tăng giá trị của cả khu vực và là điểm nhấn cho cả vùng, qua đó truyền tải ý nghĩa và giá trị di sản đến với cộng đồng, tạo thói quen và ký ức cho cộng đồng về di sản văn hóa.

Những năm gần đây “cơn lốc” hiện đại hóa hạ tầng đô thị ở TPHCM có tác động không nhỏ đến sự tồn tại của hệ thống di sản, ảnh hưởng tiêu cực đến đặc trưng và thương hiệu văn hóa của thành phố. Việc nhận dạng và bảo vệ những đặc trưng và thương hiệu thông qua bảo tồn các loại hình di sản đô thị, phát huy giá trị di sản văn hóa nhằm hướng đến xây dựng đô thị hiện đại nhưng có chiều sâu ký ức lịch sử. Bảo vệ di sản văn hóa luôn là tiêu chí quan trọng của “thành phố đáng sống, thành phố sống tốt” ở nhiều quốc gia trên thế giới.

Nguyễn Thị Hậu



Nguồn

Cùng chủ đề

Phở Lệ 95.000 đồng/tô nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn, khách ở xa vẫn lặn lội đến ăn

Phở Lệ được xem là một trong những quán phở nổi tiếng bậc nhất khu Chợ Lớn. Không chỉ thu hút người dân khu vực quận 5 mà thực khách tại các quận khác cũng lặn lội tìm đến vì “tiếng lành đồn xa”. Đi trên đường Nguyễn Trãi sầm uất của khu Chợ Lớn, không khó để nhận thấy phở Lệ với biển tên quán gồm 3 thứ tiếng Việt - Hoa - Anh. Tô thập cẩm đặc biệt...

TPHCM: Doanh thu du lịch dịp lễ đạt trên 3.230 tỷ đồng

Gần 1 triệu lượt người dân, du khách tham quan, vui chơi tại các điểm đến trên địa bàn TPHCM,  doanh thu du lịch khoảng 3.235 tỷ đồng trong kỳ nghỉ lễ 30-4 và 1-5. Trong đó, khách du lịch nội địa gần 325.000 lượt, tăng 1,6% so với cùng kỳ năm 2023; khách quốc tế khoảng 54.000 lượt, tăng 12,5% so với cùng kỳ… Khách lưu trú tại các cơ sở lưu...

Sôi động thị trường “giải nhiệt”

Mặc dù chưa thực sự bước vào mùa nắng nóng nhưng thời tiết oi bức khiến nhu cầu sử dụng các mặt hàng “giải nhiệt” gia tăng, trong đó tập trung vào phân khúc tầm trung, giảm giá nhiều... Thông tin từ các chợ đầu mối trên địa bàn TPHCM, sau ngày 24-2 (rằm tháng Giêng), lượng hàng đổ về ổn định như thời điểm trước tết. Giá bán tại chợ đầu mối...

Rước lân xuống phố | BÁO SÀI GÒN GIẢI PHÓNG

Tiếng trống rộn ràng cùng đoàn người trong trang phục vàng, đỏ rực rỡ - một khoảng trời xuân với chút hân hoan, cầu may mắn mỗi dịp tết đến xuân về. Chờ lân xuống phố - rước hên vào nhà. Chờ nghe tiếng trống ngoài đường Đoàn lân còn tít phía xa thì tiếng trống, tiếng chập cheng đã vọng lại khiến người trong nhà cũng phải nhỏm dậy để trông màn lộn nhào...

Bước đà cho cuộc nâng tầm

Ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu, nhiều người đánh giá năm 2023 là một năm “kinh tế buồn”, nhưng không vì thế mà các hoạt động thuộc về giá trị tinh thần tại TPHCM trở thành khoảng trống. Năm 2024, các sự kiện văn hóa - giải trí tại TPHCM sẽ tiếp tục nỗ lực định vị vai trò “văn hóa sáng tạo” của TPHCM, từng bước nâng tầm chất lượng, làm động lực...

Cùng tác giả

Vận hành thử tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)

(HCM CityWeb) – Theo thông tin của Ban Quản lý đường sắt đô thị, tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) đã chính thức tiến hành vận hành thử (trial run) từ ngày 01/10/2024 sau một thời gian đào tạo lý thuyết và thực hành cho nhân viên Công ty HURC1. Tuyến metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên) chính thức tiến hành công tác...

Lễ hội ẩm thực đặc sắc nhất thế giới 2024 được trao cho Saigontourist Group

Giải thưởng Ẩm thực Thế giới nhằm tôn vinh và khen thưởng sự xuất sắc trong ngành ẩm thực thông qua chương trình giải thưởng World Culinary Awards được tổ chức thường niên. Lễ trao giải thưởng Ẩm thực Thế giới lần thứ 5 – năm 2024 (World Culinary Awards 2024) và chương trình gala dinner vừa được tổ chức trọng thể tại Summersalt, Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất vào tối ngày 2.10.2024. Tham dự...

Tranh được làm từ bột than và bột gạo thắng giải UOB Painting or the Year tại Việt Nam

Trưởng Ban giám khảo của cuộc thi, họa sĩ Đặng Xuân Hòa nhận xét về tác phẩm thắng giải: “Dòng Chảy là một tác phẩm độc đáo về chất liệu và cách thể hiện, nói lên cách tư duy mới của nghệ thuật đương đại nhưng vẫn giữ được tinh thần của hội họa. Hai chất liệu mà tác giả chọn để thể hiện là than đen và gạo trắng từ chất liệu tự nhiên trong đời sống, chứa đựng...

Tăng cường hợp tác giữa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới

Sáng 3/10, tại Hà Nội, đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương đã tiếp bà Mariam Sherman, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam. Quang cảnh buổi tiếp.  Bày tỏ vui mừng chào đón bà Mariam Sherman đến thăm và làm việc với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, đồng chí...

MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh phải là trung tâm tập hợp khối đại đoàn kết toàn dân tộc

(HCM CityWeb) – Chiều 2/10, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029 họp phiên toàn thể. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến tặng bức ảnh "Bác Hồ và Bác Tôn" chúc mừng Đại hội Đến dự phiên họp có Mẹ Việt Nam anh hùng Kiều Thị Nông; ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Cùng chuyên mục

Khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 – 2029

(HCM CityWeb) – Sáng 2/10, Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã khai mạc. Đại biểu tham dự Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP.Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024 - 2029 Tham dự lễ khai mạc có Phó bí thư Thường trực Thành ủy TP.Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải; Phó Bí thư...

9 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi sáng tác kịch bản phim hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng

Ngày 1-10, Cục Điện ảnh đã tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi Sáng tác kịch bản phim truyện, phim tài liệu năm 2023-2024 hướng tới kỷ niệm 100 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3-2-1930 – 3-2-2030). Theo ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh, sau 8 tháng phát động và trong 2 tháng tiếp nhận kịch bản, cuộc thi đã thu hút sự tham gia của các nhà biên kịch chuyên...

Dâng hương tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh và Chủ tịch Tôn Đức Thắng

(HCM CityWeb) – Trong khuôn khổ Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XII, nhiệm kỳ 2024-2029, sáng 1/10, đoàn đại biểu MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh do ông Nguyễn Phước Lộc, Phó Bí thư Thành ủy, Bí thư Đảng Đoàn, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.Hồ Chí Minh, làm Trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tưởng niệm Chủ tịch Hồ...

Người dân sẽ được tiếp cận những sản phẩm công nghệ mới nhất tại Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi...

(HCM CityWeb) – Thực hiện chủ đề năm 2024 về Chuyển đổi số, hướng đến không gian Lễ hội công nghệ đẳng cấp quốc tế lấy người dân là trung tâm, UBND TP. Thủ Đức phối hợp cùng Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh (HTV) tổ chức Lễ hội quốc tế Khoa học Công nghệ và Đổi mới Sáng tạo thành phố Thủ Đức lần thứ 1 năm 2024 – Thu Duc Innovation Fest...

Trao giải Liên hoan Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long

Ngày 30-9, tại Vĩnh Long, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam phối hợp với Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Long tổ chức lễ tổng kết, trao giải và khai mạc triển lãm Liên hoan Ảnh nghệ thuật Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ 39, năm 2024. Qua vòng chấm online, Hội đồng giám khảo đã chọn 144 tác phẩm của 90 tác giả vào vòng triển lãm và chấm...

Những người làm nên Tiếng Việt giàu đẹp

Hơn 20 năm ra đời nhưng mãi đến cuộc giao lưu vừa diễn ra tại Đường sách TPHCM, 5 tác giả tham gia tủ sách Tiếng Việt giàu đẹp của NXB Trẻ mới có dịp gặp nhau. Nhóm tác giả gồm GS-TS Nguyễn Đức Dân, PGS-TS Trịnh Sâm, PGS-TS Trần Thị Ngọc Lang, nhà báo Dương Thành Truyền và nhà văn Lê Minh Quốc, đã thể hiện những trăn trở trong hành trình gieo tình yêu tiếng Việt...

Phát triển ngành công nghiệp văn hóa TPHCM đến năm 2030: Hạ tầng định vị thương hiệu

TPHCM là một trong những địa phương đầu tiên trên cả nước phê duyệt và tổ chức triển khai thực hiện đề án phát triển ngành công nghiệp văn hóa (CNVH), nhằm khẳng định thương hiệu các ngành CNVH thành phố, đóng góp vào tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP), thúc đẩy chiến lược hợp tác phát triển ngành công nghiệp này của Việt Nam nói chung… Hoàn thiện thiết chế Theo thống kê từ Sở...

Khai mạc Hội trại Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ, Bản lĩnh hội nhập năm 2024

(HCM CityWeb) – Sáng 28/9, Hội trại “Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ - Bản lĩnh hội nhập” năm 2024 đã khai mạc tại Trường Đoàn Lý Tự Trọng, Thành phố Hồ Chí Minh. Các đại biểu dâng hoa Chủ tịch Hồ Chí Minh trước khi tham dự lễ khai mạc Hội trại “Thanh niên Việt Nam: Làm chủ ngoại ngữ - Bản lĩnh hội nhập” năm 2024 Phát biểu khai mạc Hội trại, anh...

Cảnh giác với thủ đoạn giả mạo Thanh tra Sở Y tế TP.Hồ Chí Minh

(HCM CityWeb) - Trong những ngày gần đây, một số cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nhận được thông báo của Sở Y tế về tổ chức đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh thực phẩm trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Sở Y tế khẳng định đây là thông tin lừa đảo. Người dân cần cảnh giác với thủ...

Tổ chức bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức và đồng bào dân tộc Hoa, Khmer,...

(HCM CityWeb) – UBND TP Hồ Chí Minh vừa ban hành Kế hoạch tổ chức bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức và đồng bào dân tộc Hoa, Khmer, Chăm tại Thành phố. Tổ chức bồi dưỡng tiếng nói, chữ viết dân tộc cho cán bộ, công chức, viên chức và đồng bào dân tộc Hoa, Khmer, Chăm tại TP. Hồ Chí Minh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất