Powered by Techcity

Tết này mình gói bánh nha con?

Nghe mẹ “bỏ nhỏ” mong muốn được gói bánh như ngày nào mà lòng tôi rưng rưng, muốn khóc. Đã từ lâu rồi tôi ngăn, không để mẹ được nấu bánh tét – niềm vui hiếm hoi của mẹ những ngày tết đến xuân về.

“Truyền thống” gói bánh tét ngày tết này bắt đầu từ nhà ngoại tôi. Ngoại tôi có đến 10 người con, dù nhà ngoại thuộc loại khá trong xóm nhỏ khu Cống Bà Xếp (quận 3) nhưng để lo bánh mứt cho đàn con đang tuổi lớn, ăn “không biết bao nhiêu là đủ”, bà gói bánh tét tại nhà cho tiết kiệm. Những năm đầu, thợ chính gói bánh là bà Út – em út của bà ngoại. Để được bà Út ra công gói bánh giúp cho thì nhà ngoại tôi phải chuẩn bị gút nếp sẵn, đậu xanh, thịt… tất cả phải sơ chế xong rồi đem xuống nhà bà cố tôi (cách nhà ngoại khoảng 50m) để bà Út gói. Khi bà Út gói xong lại đùm túm đem lại về nhà “chính chủ” nấu. Về sau, thấy bất tiện, mẹ tôi và các dì tự mày mò gói.

Những năm cả nước khó khăn, ngoại tôi cũng cố gắng gói bánh cho con cái có cái ăn tết và cũng đãi bạn bè đến chơi. Mẹ tôi kể, mỗi khi bánh chín, ngoại tôi chia phần cho các con mỗi đứa vài đòn bánh, tự giữ “lương thảo” trong những ngày tết để đãi bạn hay để ăn tùy ý. Cứ mỗi lần gói bánh, bà ngoại là tổng chỉ huy, ông ngoại chỉ thong thả ra vô uống trà, nhìn con cái trong nhà lăng xăng gói bánh, cãi cọ và trêu chọc nhau. Nhìn thong thả thế thôi nhưng ông tôi lại sốt ruột, muốn thử bánh xem sao.

image0-1-5349.jpeg

Tôi nhớ, có năm chiều ý ông, bà tôi vớt bánh sớm nên bánh chưa chín hẳn. Dù vậy nhưng bà tôi cũng chẳng cằn nhằn gì. Tính bà ngoại tôi là vậy. Với lại tết mà, chín bỏ làm mười chứ để bụng chi chuyện nhỏ đó. Được sinh ra ở Sài Gòn nên bà ngoại tôi cũng hào sảng, nhất là vào những ngày tết, như bao người dân Nam bộ lâu nay. Có lần, thấy mẹ tôi và các dì lu bu, ba tôi “phán”: “Gói cái này dễ ẹt chứ có gì đâu mà không gói được”. Nghe vậy, mấy dì “tuyển ngay” ba tôi vào làm thợ chính. Cũng quấn, cũng cột mà cái đòn bánh ba tôi gói nó lạ lắm. Lần thứ hai ba tôi lại đùm đùm, túm túm vẫn không ổn. Lúc này ba tôi mới than: “Ủa, lúc trước thấy bà già dưới quê túm túm dễ lắm mà ta?”. Dù có năm bánh “nín” nhưng với tôi những cái bánh tét năm nào nhà ngoại gói vẫn ngon hơn cả. Nó không chỉ là cái bánh của sự chờ mong được ăn mỗi khi tết đến mà trong đó có gia vị của sum vầy, đầm ấm và sự bảo bọc, yêu thương của gia đình ngoại.

Ba tôi mất khi 5 anh em tôi còn tuổi học. Để tiết kiệm như ngoại, mẹ tôi cũng tự gói bánh cho nhà. Mẹ dạy tôi cách để lá dọc bên ngoài, để lá ngang bên trong, mặt xanh lên trên để bánh khi chín có màu xanh đẹp mắt. Tôi chỉ biết lý thuyết vì bao giờ phần gói cũng là mẹ tôi, tôi chỉ cột bánh sao cho đẹp là được; rồi canh, nấu bánh. Sau này, khi chúng tôi đã đi làm, mẹ vẫn muốn tự tay gói bánh. “Gói bánh cho có không khí tết”, mẹ tôi luôn nói vậy. Ngoài phần ăn và biếu bà con lúc nào mẹ tôi cũng để dành cho anh trai tôi ở Đức Trọng (Lâm Đồng) vài đòn bánh khi anh tôi về nhà sau tết.

Anh em tôi dần đi xa nhà, 28 Tết tôi mới được nghỉ làm nên nhiều lần tôi cằn nhằn mẹ gói chi để cực thân, muốn mua thì siêu thị đã sẵn có. Nhưng mẹ tôi vốn khó tính. Bánh mua ngoài mẹ tôi chê đắt, lúc thì nếp nhiều quá, lại chỉ có vài miếng mỡ bên trong nhân. Khi thì chê thịt nhiều quá ăn ngán… Thấy con gái nhăn nhó, có năm, mẹ tôi không gói ở nhà nữa mà rủ dì tôi sang… nhà ngoại gói, dù ông bà tôi mất đã lâu, các dì cậu đều đã ở riêng từ lâu.

Sau mấy năm nghỉ gói bánh, giờ mẹ tôi lại “bỏ nhỏ”: “Năm nay mình gói bánh nha con?”. Nghe mẹ hỏi ý mà tôi rưng rưng trong lòng. Rồi tôi giật mình thảng thốt. Tóc mẹ tôi giờ trắng như mây, ngồi lâu một chút đã than đau lưng nhưng mẹ vẫn thích mỗi khi tết đến được gói bánh, được đi chợ tết, cho có không khí tết. Tôi sợ cái ngày mà mẹ tôi không còn sức gói bánh cho con cháu mỗi khi tết đến. Hay mẹ tôi không còn trách tôi mua bánh bên ngoài dở, nhân không đậm đà…

Ngày mai tôi sẽ đi mua nếp ngon, mua đậu xanh, đi siêu thị mua thịt để ngồi gói bánh cùng mẹ. Những cái bánh của tình yêu thương, của màu xanh hy vọng mẹ sẽ mãi khỏe mạnh để luôn gói cho đám con cháu những cái bánh tét truyền thống năm nào.

THỦY TIÊN

Tân Phú, TP HCM



Nguồn

Cùng chủ đề

Kiều bào là cầu nối giữa Việt Nam và thế giới

Chủ tịch Quốc hội nhiệt liệt chào mừng đoàn kiều bào tiêu biểu trở về quê hương sum vầy, đón Tết với gia đình và tham dự Chương trình Xuân Quê hương 2025, đồng thời, gửi tới các đại biểu của đoàn và toàn thể cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài lời thăm hỏi chân tình và những lời chúc mừng năm mới tốt đẹp nhất. Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội đã thông báo với các...

Áo dài dáng suông lên ngôi

Tết Ất Tỵ 2025, những chiếc áo dài dáng suông đang nằm trong nhóm xu hướng thời trang phổ biến nhất của giới trẻ. Sau trend áo dài “cô ba Sài Gòn” với họa tiết lập thể bắt mắt, áo dài vai bồng, áo dài cách tân… thì...

Phố ông đồ ở TPHCM đẹp ngỡ ngàng, tràn ngập sắc xuân đón Tết

Phố ông đồ là một trong những địa điểm check-in Tết nổi tiếng ở TPHCM với nhiều góc chụp ảnh thu hút giới trẻ. Người dân xúng xính áo quần đi check-in Tết sớm ở phố ông đồ. Ảnh: Anh Tú Sau bao ngày người dân mong chờ, ngày 13.1, phố ông đồ tại Nhà văn hóa Thanh niên TPHCM (Quận 1) đã chính thức khai mạc, đón khách đến tham quan, chụp ảnh. Điểm nhấn đặc biệt tại phố ông đồ năm nay là...

TP Hồ Chí Minh: Nhiều nét mới tại hai đường hoa Tết Ất Tỵ 2025

Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa” sẽ mở cửa phục vụ nhu cầu du xuân, thưởng ngoạn của người dân thành phố và du khách từ 19 giờ ngày 27/1/2025 (tức 28 Tết) đến 21 giờ ngày 2/2/2025 (mùng 5 Tết). Cặp đôi Kim Tỵ - Ngân Tỵ sẽ xuất hiện ngay cổng chào đường hoa Tết 2025. Ảnh: BTC cung cấp Tối 7/1, ông Trương Đức Hùng,...

Trải nghiệm Tết miền Bắc trên bán đảo Thủ Thiêm

Chương trình “Tinh hoa thức Việt- Xuân khởi” diễn ra vào tối 14/12 tại Nguyen's Art Garden (số 103, đường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức) đã giới thiệu một Taste Show đón Tết Việt mang đậm chất truyền thống của Đồng bằng Bắc bộ. Bước chân qua cổng Nguyen's Art Garden, du khách được trải nghiệm không gian của một miền quê Bắc bộ với không khí và khung cảnh mang đậm chất quê hương. Chiếc cổng mái ngói cổ kính quen...

Cùng tác giả

Âm vang đại thắng mùa xuân 1975 trong điện ảnh

Là chủ đề của chương trình triển lãm và chiếu phim nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) do Viện phim Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT TPHCM tổ chức. Theo đó, triển lãm Âm vang đại thắng mùa xuân 1975 trong Điện ảnh sẽ khai mạc lúc 18 giờ 30 ngày 26-4 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, TPHCM. ...

Tự hào thành phố Bác qua ống kính sinh viên trẻ

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II tổ chức triển lãm ảnh mang chủ đề “NỐI – Bản giao hưởng hòa bình – Tự hào thành phố Bác”, diễn ra từ nay đến hết ngày 29-4, tại sảnh tầng 2 của nhà trường. Trực tiếp đồng hành cùng các sinh viên trong quá...

Không khí buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần cuối trước thềm sơ duyệt

(HTV) - Tối ngày 22/4, buổi tổng hợp luyện lần hai đã chính thức diễn ra trong không khí hào hùng, trang nghiêm hòa cùng niềm tự hào của đông đảo người dân đến xem. Không...

TP.HCM: Tối nay diễn ra tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ 2

Buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành thứ 2 sẽ diễn ra lúc 20 giờ trên đường Lê Duẩn Tối nay (22/4), tại khu vực đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) sẽ diễn ra buổi...

Lãnh đạo TP.HCM tưởng nhớ họa sĩ Diệp Minh Châu, người sáng tạo nên những tác phẩm về Bác

(HTV) - Sáng nay, đoàn công tác do đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy làm Trưởng Đoàn đã đến thăm, tri ân gia đình Cố Họa sĩ, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu - Nguyên...

Cùng chuyên mục

Âm vang đại thắng mùa xuân 1975 trong điện ảnh

Là chủ đề của chương trình triển lãm và chiếu phim nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) do Viện phim Việt Nam phối hợp với Sở VH-TT TPHCM tổ chức. Theo đó, triển lãm Âm vang đại thắng mùa xuân 1975 trong Điện ảnh sẽ khai mạc lúc 18 giờ 30 ngày 26-4 tại phố đi bộ Nguyễn Huệ, Quận 1, TPHCM. ...

Tự hào thành phố Bác qua ống kính sinh viên trẻ

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), Trường Cao đẳng Phát thanh – Truyền hình II tổ chức triển lãm ảnh mang chủ đề “NỐI – Bản giao hưởng hòa bình – Tự hào thành phố Bác”, diễn ra từ nay đến hết ngày 29-4, tại sảnh tầng 2 của nhà trường. Trực tiếp đồng hành cùng các sinh viên trong quá...

Lan tỏa giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 qua những trang sách

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 21-4, nhiều hoạt động ý nghĩa đã diễn ra tại Hà Nội nhằm tuyên truyền, lan tỏa tinh thần bất khuất và giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, nhiều ấn phẩm đặc sắc về đề tài kháng chiến chống Mỹ và Đại thắng mùa Xuân 1975...

Ôn lại truyền thống lịch sử, sự cống hiến, đóng góp của lực lượng Công an nhân dân

Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”. Chương trình được thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) và 65 năm Ngày thành lập Ban An...

Tái hiện lịch sử hào hùng trong chương trình 3D Mapping

4 đội nghệ thuật từ Việt Nam, Singapore, Bỉ, Pháp đã cùng góp phần tạo nên “bữa tiệc” ánh sáng ấn tượng phía trước trụ sở HĐND và UBND TPHCM, mở đầu Lễ khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”. Tối 26-4, tại không gian trước trụ sở HĐND và UBND TPHCM, sẽ có màn trình diễn nghệ thuật...

Nhiều bộ sách quý được ra mắt nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), NXB Trẻ giới thiệu nhiều bộ sách gồm các tựa sách mới và tái bản chọn lọc, cùng với các sách liên quan, trên sách có dải băng đỏ kỷ niệm. Bộ Di sản Hồ Chí Minh gồm 2 ấn phẩm: Uncle Hồ, the name that illumiates Việt Nam’s beauty, là phiên bản tiếng Anh của cuốn sách ảnh và...

Văn học nghệ thuật Việt Nam không ngừng lớn mạnh cùng đất nước

Ngày 18-4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT-DL, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”....

50 năm Văn học, nghệ thuật TPHCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai

Chiều 16-4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Tham dự tọa đàm có các đồng chí: Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM; Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, nguyên Trưởng Ban...

Một đời theo dấu chân Người

Không quá lời khi nói rằng, “sứ mệnh” cầm bút của GS-TS Trình Quang Phú là viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tập truyện ký Theo dấu chân Người (NXB Hội Nhà văn) tiếp tục mạch đề tài này sau 5 cuốn sách viết về Bác mà ông đã xuất bản trước đó. Từ lời hứa với chú Tô và Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhắc đến nhà văn Trình Quang Phú không thể không...

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” quy tụ hơn 1000 nghệ sĩ, diễn viên

Nằm trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày...

Tin nổi bật

Tin mới nhất