Powered by Techcity

TPHCM có sân khấu đa trải nghiệm dành riêng cho thiếu nhi

Đại diện ê-kíp cũng tiết lộ, vở kịch ra mắt của sân khấu có thể sẽ được lưu diễn ở cả 63 tỉnh thành và sử dụng cả thủ ngữ (ngôn ngữ kí hiệu).

Sáng 23-1, sân khấu Ban Mai – sân khấu đa trải nghiệm dành cho đối tượng thiếu nhi đã được ra mắt tại sân khấu Hòa Bình C30 (141 Bắc Hải, phường 14, quận 10, TPHCM). Đây được xem là điểm hẹn mới giúp vun bồi đời sống tinh thần cho các em nhỏ.

san-khau-thieu-nhi-3-626.jpg
Ê-kíp và các nghệ sĩ sân khấu Ban Mai tại buổi ra mắt sáng 23-1

Nói về cái tên Ban Mai, đạo diễn Bảo Chu cho biết, ban mai là thời khắc tươi đẹp nhất khởi đầu một ngày mới. Nó gợi lên sự trong trẻo, mát lành, bình yên của nắng sớm đồng thời hứa hẹn tương lai đầy tiềm năng và những điều tươi mới tốt đẹp. Với mỗi bậc phụ huynh, con cái cũng chính là ban mai, là động lực mỗi ngày để cha mẹ không ngừng phấn đấu, là tình yêu, là sự hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn dành cho con cái.

Khác với các sân khấu khác trên địa bàn TPHCM, sân khấu Ban Mai chuyên diễn kịch thiếu nhi lấy chất liệu từ văn hóa, nghệ thuật và một phần lịch sử Việt Nam, quốc tế. Nội dung sẽ là những câu chuyện, bài học ý nghĩa mang tính giáo dục hướng đến trẻ con cũng như cha mẹ nhằm mang đến những trải nghiệm đa chiều, tạo sự gắn kết bền vững cho gia đình.

Đặc biệt thông qua các vở kịch là những bài học mang tính nền tảng gắn liền với xã hội đương đại, lấy sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái là trọng tâm.

san-khau-thieu-nhi-4-3594.jpg
Ông Lê Hữu Luận, Giám đốc sản xuất sân khấu kịch Ban Mai chia sẻ về định hướng phát triển sân khấu

“Chúng tôi muốn làm một sân khấu trong sáng, đơn thuần cho thiếu nhi, nơi nuôi dưỡng trí tưởng tượng và những ước mơ của trẻ em thông qua những tác phẩm kịch đảm bảo giá trị chân chính của văn hóa – nghệ thuật, những bài học giáo dục cao về tình yêu thương gia đình, bạn bè, thiên nhiên và cuộc sống”, ông Lê Hữu Luận, Giám đốc sản xuất sân khấu kịch Ban Mai chia sẻ.

Ông Luận cũng nhấn mạnh bên cạnh việc xem kịch, sân khấu Ban Mai còn tạo ra những không gian trải nghiệm đa tương tác, nơi các bậc phụ huynh và các em nhỏ có thể tham gia các hoạt động vừa học vừa chơi đầy màu sắc.

Trước mỗi vở diễn sẽ có các trò chơi lấy nội dung, thông điệp từ vở kịch, các hoạt động vừa học vừa chơi và giao lưu cùng diễn viên.

Trong vở diễn cũng sẽ có những đoạn hội thoại tương tác giữa nhân vật với các bé thông qua trò chuyện trực tiếp ngay tại ghế ngồi hay mời các bé lên sân khấu.

Đặc biệt, sau vở diễn sẽ có thêm hoạt động chụp hình giao lưu với các nhân vật, diễn viên…

san-khau-thieu-nhi-2-8439.jpg
Nhiều nghệ sĩ tên tuổi cùng tham gia tại sân khấu Ban Mai

Sân khấu Ban Mai cũng quy tụ những tên tuổi nghệ sĩ quen thuộc trên các sân khấu kịch hiện nay như: NSND Trịnh Kim Chi, NSND Hữu Quốc, Phương Dung, Phi Phụng, Quách Ngọc Tuyên, Tô Thiên Kiều, ca sĩ Nam Cường, Duy Khiêm Khố, Lâm Thắng…

Tết Giáp Thìn, sân khấu Ban Mai trình làng vở diễn đầu tiên mang tên Rago – Hành trình đầu tiên của hai biên kịch Bảo Chu và Trang Tẽn.

Nhân vật chính trong vở kịch là cậu bé rồng Rago thông minh, lém lỉnh, cá tính nhưng bốc đồng nên dễ làm người khác tổn thương. Cũng vì những cá tính mạnh đó, cộng thêm sự tự tin vào bản thân nên Rago cũng có những hành động coi thường người khác. Rago có cha là một thầy giáo nghiêm khắc, ít nói, luôn muốn cậu bé trưởng thành, tự lập. Trong khi đó, mẹ Rago là người phụ nữ nội trợ thương con vô điều kiện.

san-khau-thieu-nhi-1-7817.jpg
Nhân vật Rago trong vở kịch đầu tiên của sân khấu

Thông qua hành trình đến với nhiều vùng đất, trải qua nhiều biến cố, các tình huống khác nhau, vở kịch mang đến những thông điệp, bài học về tình yêu thương…

Một điểm rất đặc biệt được đạo diễn Bảo Chu hé lộ vở diễn cũng sẽ được sử dụng cả thủ ngữ với mục tiêu các bạn nhỏ có những khiếm khuyết cũng sẽ được có cơ hội theo dõi tác phẩm bằng chính trải nghiệm cá nhân. Anh cũng mong muốn vở diễn sẽ được đem đi diễn tại khắp 63 tỉnh thành để phục vụ các em nhỏ.

Vở diễn sẽ có các suất diễn đặc biệt lúc 19 giờ ngày 27-1 và 16 giờ ngày 28-1 trước khi công diễn chính thức từ mùng 2 đến mùng 9 Tết Giáp Thìn.

HẢI DUY



Nguồn

Cùng chủ đề

Âm nhạc thiếu nhi: Nhiều nhưng vẫn thiếu

Trong hoạt động văn nghệ thiếu nhi tại TPHCM, chỉ vài năm gần đây ước tính đã có đến khoảng 400 sáng tác mới. Thế nhưng, tại nhiều chương trình biểu diễn, cuộc thi âm nhạc thiếu nhi, người phụ trách phải vất vả tìm kiếm ca khúc mới để tập luyện, biểu diễn. TS-NSƯT Nguyễn Thị Hải Phượng nhìn nhận: “Hiện hoạt động đưa âm nhạc dân tộc vào trường học vẫn...

Sân khấu tết 2024: Nhộn nhịp và đa sắc

Không khí Tết Giáp Thìn 2024 đang đến thật gần. Đây cũng là mùa thu hoạch lớn của ngành sân khấu, nhất là khi năm 2023 khép lại với nhiều thay đổi tích cực, tốt đẹp, thúc đẩy các sân khấu mạnh dạn đầu tư nhiều vở mới phục vụ khán giả. Tết 2024, hàng chục vở diễn đa phong cách, đa sắc màu, vui tươi, ý nghĩa đã sẵn sàng cùng khán giả chào xuân mới. ...

Cùng tác giả

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam: Dấu ấn lịch sử và khát vọng hòa bình

(HTV) - Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam - nơi lưu giữ hơn 150.000 kỷ vật lịch sử quý giá, không chỉ tái hiện những dấu mốc hào hùng của dân tộc mà còn gửi gắm khát vọng hòa bình đến các thế hệ mai sau. ...

Những mốc son lịch sử đáng nhớ trong các năm Tỵ

(HTV) - Cách đây 84 năm, ngày 28/01/1941, sau 30 năm bôn ba nước ngoài đi tìm con đường cứu nước, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã trở về Tổ quốc. Sự kiện không chỉ là...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Cùng chuyên mục

Dấu ấn phát triển công nghiệp văn hóa năm 2024

Chính sách này mở rộng khung pháp lý, điều chỉnh và hoàn thiện các quy định trong các lĩnh vực như điện ảnh, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, du lịch văn hóa, thiết kế, thủ công mỹ nghệ, xuất bản và các ngành văn hóa sáng tạo khác. Một trong những điểm mạnh của chỉ thị là sự chú trọng vào việc xây dựng cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp và cộng...

Sức sống mãnh liệt từ không gian văn hóa đặc biệt

Bằng nhiều cách làm sáng tạo, đến nay ở TPHCM đã có hơn 4.500 Không gian văn hóa Hồ Chí Minh. Nhiều mô hình đã đổi mới hình thức, nội dung tuyên truyền, giúp phát huy hiệu quả và lan tỏa tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cộng đồng. Độc đáo không gian cà phê với Bác Hồ Sau bao bộn bề công việc những ngày cuối năm, anh Nguyễn Hoài An, nhân viên...

Mưa trong nắng – nắng trong mưa

Mưa trong nắngNắng trong mưa Lặng nghe Trời đất bỏ bùa Mà say Bồng bềnh Gió đuổi theo mây Ngẩn ngơ Nhìn lá me bay Cuối trời Bâng quơ Mưa rót - bồi hồi Rơi trong sợi nắng Nghe đất trời nhả tơ Bốn bề như thực Như mơ Mưa trong nắng Nắng trong mưa Nao lòng Đã qua Chín núi mười sông Bốn mùa...

Về ngôi nhà Bác từng ở Udon*

Về ngôi nhà Bác từng ở UdonNgôi nhà nhỏ, đơn sơ rất lạCột bằng gỗ rừng, mái thì lợp rạNhư những ngôi nhà trên đất Việt Nam xưa Hàng dậu quanh nhà, rào bằng tre nứa, lưa thưa Hàng râm bụt, đỏ màu hoa phiêu bạt Vườn nhãn nở, màu hoa vàng nhạt Như ấm hơi Người, còn phảng phất quanh đây Bầy chim rừng khua xao xác vườn cây Cây khế trổ bông tím trời quê...

TPHCM khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025

Tối 27-1, Ban Tổ chức Đường hoa Nguyễn Huệ long trọng tổ chức lễ khai mạc Đường hoa Nguyễn Huệ Tết Ất Tỵ 2025 với chủ đề Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa. Dự lễ khai mạc đường hoa Nguyễn Huệ có Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Nguyên Phó Chủ tịch nước Trương...

Tái hiện khoảnh khắc treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris

Bộ phim tài liệu “Khải hoàn ca giữa lòng Paris” với điểm nhấn đặc biệt tái hiện câu chuyện và khoảnh khắc 3 thanh niên người Thụy Sĩ – những người đã dũng cảm treo cờ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh Nhà thờ Đức Bà Paris đúng ngày mở đầu vòng đàm phán Hội nghị Paris năm 1969. Sau 2 năm kể từ khi ra mắt phần đầu tiên, phần...

Nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư sẽ giao lưu, ký tặng sách tại Lễ hội Đường sách Tết 2025

Chiều 21-1, Sở TT-TT TPHCM họp báo thông tin về Lễ hội Đường sách Tết năm 2025. Lễ hội có chủ đề “Non sông gấm hoa, vui xuân thái hòa”, đánh dấu hành trình 15 năm Lễ hội Đường sách Tết, một trong những sự kiện trọng tâm của các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đón Xuân, chào mừng năm mới của TPHCM. Điểm nổi bật của Lễ hội Đường sách Tết...

Lý luận, phê bình VHNT TPHCM hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày thống nhất đất nước

Ngày 21-1, Ban Tuyên giáo Thành ủy TPHCM tổ chức Hội nghị giao ban Hội đồng Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật (VHNT) 6 tháng cuối năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Chủ trì hội nghị gồm các đồng chí: Phan Nguyễn Như Khuê, Trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, phê bình VHNT; Nguyễn Thọ Truyền, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Thành ủy, Phó Chủ tịch thường...

Giá trị của hồn cốt di sản

Di sản không chỉ đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước, mà còn là nền tảng vững chắc để mỗi quốc gia, mỗi dân tộc tự hào về bản sắc của mình trong tiến trình hội nhập quốc tế. Việc trùng tu những công trình hàng trăm, thậm chí cả ngàn năm tuổi, với yêu cầu làm sao gìn giữ được giá trị của hồn cốt di sản là vấn đề không đơn giản. Nhiều...

8 tác phẩm được vinh danh Giải thưởng Hội Điện ảnh TPHCM

Chiều 17-1, Hội điện ảnh TPHCM vừa tổ chức chương trình tổng kết và vinh danh giải thưởng Hội Điện ảnh thành phố năm 2024. Phát biểu tại chương trình, bà Dương Cẩm Thúy – Chủ tịch Hội Điện ảnh TPHCM đã điểm lại một số hoạt động nổi bật của Hội trong năm qua. Về mặt chuyên môn, hội đã hỗ trợ đầu tư cho các hội viên là tác giả của 9 kịch bản...

Tin nổi bật

Tin mới nhất