Powered by Techcity

Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục phát huy tinh thần Nam bộ kháng chiến cho hôm nay

1. Trước ngày Nam bộ kháng chiến, nhìn thấu âm mưu của thực dân Pháp luôn khiêu khích, đưa ra nhiều yêu cầu phi lý bất chấp độc lập chủ quyền của Việt Nam, Xứ ủy Nam bộ và Ủy ban nhân dân Nam bộ đã đề cao cảnh giác, một mặt hết sức kiềm chế, mặt khác gấp rút chuẩn bị chiến đấu. Các đơn vị lực lượng vũ trang được bổ sung quân số và trang bị thêm vũ khí. Sài Gòn – Chợ Lớn được chia thành 5 mặt trận sẵn sàng đánh địch.

Đêm 22 rạng sáng 23-9-1945, khi quân Pháp nổ súng tiến công, đánh chiếm một số mục tiêu quan trọng trong thành phố Sài Gòn, ngay lập tức, quân và dân Sài Gòn đã nhất tề đứng dậy tổ chức chiến đấu, quyết tâm bảo vệ nền độc lập vừa mới giành được. Sáng 23-9, tại nhà số 629 đường Cây Mai – Chợ Lớn (nay là đường Nguyễn Trãi, quận 5), Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam bộ triệu tập hội nghị khẩn cấp, bàn chủ trương, biện pháp đối phó quân Pháp. Hội nghị thống nhất lập tức phải đánh địch đồng thời báo cáo khẩn cấp xin chỉ thị của Trung ương; quyết định thành lập Ủy ban Kháng chiến Nam bộ và Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn – Chợ Lớn.

Thực hiện quyết nghị của Hội nghị, Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, Ủy ban Kháng chiến Sài Gòn – Chợ Lớn đã lãnh đạo nhân dân toàn thành phố thực hiện nhiều biện pháp chống giặc: không họp chợ, công nhân các nhà máy đồng loạt nghỉ việc; quán tiệm không mở cửa, bàn ghế, tủ giường được bày dọn ra các đường phố chính, cây cối, trụ đèn được đốn ngã làm chướng ngại vật… để cản bước tiến của quân địch; phá hỏng nhà máy đèn để ban đêm thành phố chìm trong bóng tối… Trước tình cảnh đó, Hãng thông tấn Anh Reuters ngày 30-9-1945 đã mô tả: “Sau 7 ngày tình thế càng nghiêm trọng hơn. Chúng tôi ở Sài Gòn lâm vào cảnh rất nguy ngập về lương thực, vì trên bộ, quân và dân Việt Nam phong tỏa. Các kho gạo của quân đội Nhật trước đây đều bị người Việt Nam đốt phá hết nơi này đến nơi khác… Càng ngày càng khó kiếm thức ăn và nước uống”…[1]

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao đổi với Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ tại kỳ họp thứ 11 HĐND TPHCM khóa X vào ngày 19-9. Ảnh: VIỆT DŨNG ảnh 1

Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên trao đổi với Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ tại kỳ họp thứ 11 HĐND TPHCM khóa X vào ngày 19-9. Ảnh: VIỆT DŨNG

Đêm 23-9-1945, sau khi nhận được điện của Nam bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh triệu tập Chính phủ họp khẩn cấp, nhất trí với quyết định của Xứ ủy và Ủy ban nhân dân Nam bộ, kêu gọi đồng bào Nam bộ đứng lên kháng chiến bảo vệ nền độc lập của Tổ quốc. Mặc dù phải đối phó cùng lúc với thù trong giặc ngoài, nhưng Đảng, Chính phủ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quân và dân các tỉnh miền Bắc chi viện lực lượng, vũ khí, vật tư, lương thực cho Nam bộ kháng chiến. Trong thời gian ngắn, các tỉnh miền Bắc đã tổ chức nhiều đơn vị bộ đội Nam tiến, kịp thời vào Nam tham gia chiến đấu trên hầu hết các mặt trận ở Sài Gòn và nhiều địa phương khác ở khắp Nam Trung bộ.

Từ ngày mở đầu kháng chiến (23-9-1945) đến khi cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ (19-12-1946), trên chiến trường Nam bộ, ta đã từng bước thống nhất lực lượng vũ trang, hệ thống tổ chức đảng, chính quyền và các đoàn thể cách mạng, diệt tề trừ gian, làm tiêu hao một bộ phận sinh lực địch. Tuy nhiên, do lực lượng quân sự còn non trẻ, hệ thống tổ chức và chỉ huy mới hình thành thiếu thống nhất, chưa chặt chẽ, kinh nghiệm chiến đấu chưa nhiều, ta đã không ngăn chặn được sức tiến công của địch. Thực dân Pháp lần lượt chiếm đóng các thành phố, thị xã, các đường giao thông quan trọng, tăng cường càn quét, “bình định” các vùng nông thôn rộng lớn. Cuộc kháng chiến của nhân dân miền Nam hết sức gay go, quyết liệt.

Tuy chưa thể đánh bại được kế hoạch mở rộng đánh chiếm của thực dân Pháp, nhưng cuộc chiến đấu của quân và dân Nam bộ đã bước đầu làm thất bại chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” của địch, khẳng định ý chí bảo vệ độc lập, tự do. 450 ngày đêm ròng rã kháng chiến tuy không dài nhưng cuộc chiến đấu ở Nam bộ đã tạo một dấu mốc rất quan trọng, tạo tiền đề cho việc xác lập đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện sau này, đồng thời khẳng định những quy luật của chiến tranh cách mạng trong điều kiện và bối cảnh mới của lịch sử. Đó là quy luật của chiến tranh nhân dân chống chiến tranh xâm lược, giành thắng lợi từng bước, tiến lên giành thắng lợi hoàn toàn, bảo vệ vững chắc thành quả cách mạng, vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Để ghi nhận và biểu dương tinh thần chiến đấu kiên cường của quân dân Nam bộ, tháng 2-1946, trong đợt tôn vinh các chiến công vang dội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ tặng đồng bào Nam bộ danh hiệu vẻ vang “Thành đồng Tổ quốc”.

Trong điện văn gửi đồng bào miền Nam, ngày 28-3-1947, nhân dịp 100 ngày toàn quốc kháng chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Trong cuộc kháng chiến cứu quốc này, đồng bào Nam bộ và miền Nam Trung bộ phấn đấu đã lâu, hy sinh đã nhiều. Nhưng càng hy sinh tranh đấu, đồng bào ta càng kiên quyết, càng dẻo dai, càng mạnh mẽ. Sự anh dũng của đồng bào trong đó đã làm gương cho đồng bào toàn quốc noi theo. Chúng ta đồng tâm hiệp lực, không sợ gian nan, kiên quyết tranh đấu đến cùng, thì trường kỳ kháng chiến nhất định thắng lợi, thống nhất, độc lập nhất định thành công”[2].

2. Năm tháng đã dần trôi qua nhưng những giá trị quý báu của các bài học trong Nam bộ kháng chiến 78 năm về trước vẫn còn vẹn nguyên giá trị to lớn, là cơ sở lý luận, thực tiễn quan trọng, giúp Đảng ta tiếp tục kế thừa, phát triển sáng tạo trong tình hình mới. “Nam bộ thành đồng” luôn là niềm tự hào, là nguồn động viên cổ vũ nhân dân ta vững bước tiến lên trên con đường xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Các bài học chủ yếu đó là: thứ nhất, khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn, kịp thời của Trung ương Đảng, Chính phủ đối với cuộc kháng chiến ở Nam bộ; thứ hai, tinh thần chủ động, nhạy bén, sáng tạo của Xứ ủy và Ủy ban Kháng chiến Nam bộ; thứ ba, phát huy sức mạnh nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc để tiến hành kháng chiến; thứ tư, tranh thủ mọi điều kiện, thời cơ huy động sức người, sức của chi viện cho chiến trường; thứ năm, chỉ đạo tác chiến, kịp thời, linh hoạt, chủ động, sáng tạo, chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc; thứ sáu, khẳng định sự sáng suốt, bản lĩnh, trách nhiệm của người lãnh đạo chỉ huy, nhất là người đứng đầu trong chỉ đạo và quyết định những vấn đề quan trọng trong những thời khắc quan trọng nhất của cuộc kháng chiến ở Nam bộ…

Một trong những giá trị đọng lại sâu sắc có ý nghĩa dẫn đường cho cách mạng Việt Nam nói chung và sự phát triển của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng là tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo, nhạy bén, linh hoạt, không khuất phục, đầu hàng trước bất kỳ thử thách, khó khăn nào của đồng bào Nam bộ, của các cán bộ, chiến sĩ, của những người lãnh đạo Xứ ủy. Đặc biệt, dấu ấn quan trọng của cuộc kháng chiến ở Nam bộ bắt đầu từ những quyết định cân não của người chịu trách nhiệm cao nhất, đó là đồng chí Trần Văn Giàu.

Trong thời khắc khó khăn ấy, nhất là như chưa có sự liên lạc với cơ quan đầu não tối cao của Trung ương ở Hà Nội, bằng cảm quan chính trị sâu sắc, khả năng lãnh đạo nhạy bén, linh hoạt, quyết đoán của mình, đặc biệt là sứ mệnh trước lịch sử, nhân dân và đất nước, người đứng đầu ở Nam bộ khi ấy đã thể hiện xuất sắc bổn phận, vị trí, vai trò của mình, cùng quân và dân Nam bộ, Nam Trung bộ làm nên cuộc Nam bộ kháng chiến như một dấu son hào hùng trong lịch sử của dân tộc.

Đồng chí Nguyễn Văn Nên trao đổi với các đại biểu khi tham quan Trung tâm Điều độ hệ thống điện TPHCM vào ngày 6-7-2023. Ảnh: HOÀNG HÙNG ảnh 2

Đồng chí Nguyễn Văn Nên trao đổi với các đại biểu khi tham quan Trung tâm Điều độ hệ thống điện TPHCM vào ngày 6-7-2023. Ảnh: HOÀNG HÙNG

Tiếp nối truyền thống yêu nước, phát huy hào khí “Nam bộ thành đồng”, Thành phố Hồ Chí Minh hôm nay luôn nỗ lực, phấn đấu, xứng đáng với những việc mà thế hệ cha anh đã làm được. Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đã chung sức, chung lòng vượt qua mọi khó khăn thử thách, gian khổ, hy sinh, cùng cả nước làm nên những thắng lợi to lớn trong hai cuộc trường kỳ kháng chiến chống thực dân, đế quốc, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, Thành phố Hồ Chí Minh đã đạt được những thành tựu to lớn, toàn diện, nhiều dấu ấn nổi bật, tạo chuyển biến căn bản trong đời sống xã hội, góp phần rất quan trọng vào thành tựu chung của cả nước. Với phương châm: “Thành phố Hồ Chí Minh vì cả nước, cả nước vì Thành phố Hồ Chí Minh”.

Trong giai đoạn cách mạng mới, trước nhu cầu đòi hỏi của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm huy động và phát huy nhân tài trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, trong đó, đề cao việc lựa chọn, trọng dụng những cán bộ dám nghĩ, biết làm, dám chịu trách nhiệm. Mới đây, ngày 22-9-2021, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung. Thành phố đang tập trung mọi nguồn lực triển khai quyết liệt Nghị quyết 24-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đông Nam bộ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 31-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh.

Thành phố xác định rất rõ, đây là cơ hội rất lớn để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc; khai thác có hiệu quả các tiềm năng, lợi thế và nguồn lực đáp ứng yêu cầu phát triển bứt phá và bền vững của thành phố trong thời gian tới. Hướng đến mục tiêu “đến năm 2045: Thành phố Hồ Chí Minh phát triển ngang tầm các đô thị lớn trên thế giới, trở thành trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ của châu Á; là điểm đến hấp dẫn toàn cầu; kinh tế, văn hóa phát triển đặc sắc, người dân có chất lượng cuộc sống cao…”

Để thực hiện thắng lợi các Nghị quyết, sứ mệnh của cả đội ngũ cán bộ các cấp của thành phố đối với thành phố Hồ Chí Minh là rất vẻ vang nhưng cũng rất nặng nề. Bên cạnh sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, sự đồng tình, ủng hộ của đồng bào và cộng đồng doanh nghiệp, sự hỗ trợ hết lòng, hết sức từ các chuyên gia, nhà khoa học, thành phố cam kết quyết tâm thực hiện khuyến khích, tạo điều kiện để cán bộ năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung và sẽ có biện pháp bảo vệ để cán bộ an tâm hành động. Trong giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng này, rất cần một tinh thần Nam bộ kháng chiến trong việc đưa thành phố tăng tốc và phát triển mạnh mẽ.

Đã trải qua 78 năm, bài học mà Nam bộ kháng chiến để lại, đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Đặc biệt, trong bối cảnh đất nước nói chung, Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng đang tập trung thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các nghị quyết rất quan trọng có giá trị cho sự phát triển của thành phố trong thời gian tới thì tinh thần quật khởi, ý chí mạnh mẽ, đoàn kết, quyết tâm, chủ động, linh hoạt, sáng tạo của Ngày Nam bộ Kháng chiến rất cần cho công cuộc xây dựng và phát triển hôm nay.

———-

(1) Nguồn: https://hochiminhcity.gov.vn/tin-tuc/v/-/asset_publisher/6MeKi7djC3fc/content/sai-gon-ung-len-va-khang-chien-chong-thuc-dan-phap-thang-loi-1930-1954

(2) Hồ Chí Minh toàn tập, tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, 2011, tr.136.

Nguồn

Cùng chủ đề

TP.HCM kiến nghị Chính phủ gỡ vướng các dự án để thúc đẩy động lực tăng trưởng

TP.HCM kiến nghị Chính phủ gỡ vướng các dự án để thúc đẩy động lực tăng trưởng UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ tháo gỡ nhiều vấn đề vướng mắc liên quan đến việc thực hiện cơ chế đặc thù, và vướng mắc dự án hạ tầng, đường sắt…để thúc đẩy động lực tăng trưởng. Phát triển điện mặt trời mái nhà vẫn vướng Sáng 10/8, tại TP.HCM, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng các Bộ, ngành làm việc...

nâng cao hiệu quả đầu tư công

(HTV) - Chiều 16/7, Kỳ họp thứ 17 HĐND TP.HCM thảo luận tại Hội trường về tình hình kinh tế – văn hóa - xã hội 06 tháng đầu năm 2024 và nhiệm vụ, giải pháp 06 tháng cuối năm 2024 và các vấn đề trọng tâm. ...

Cần tăng cường phát huy hiệu quả cải cách hành chính

(HTV) - Chủ tịch HĐND Thành phố Nguyễn Thị Lệ ghi nhận nỗ lực, trách nhiệm của TP. Thủ Đức trong triển khai thực hiện chương trình Cải cách hành chính nói chung và việc cải cách tổ chức bộ máy hành chính, chế độ công vụ nói riêng....

Phó Chủ tịch UBND TPHCM: Khó áp dụng PPP với các dự án văn hóa, thể thao

Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức cho biết, xã hội hóa các công trình văn hóa, thể thao đã là một “thương hiệu” của TPHCM. Song việc thực hiện các dự án theo hình thức đối tác công - tư (PPP) vẫn nhiều vướng mắc. Đây là một nội dung trong tham luận của Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức tại Hội thảo Văn hóa năm 2024 với chủ đề “Chính sách và...

TPHCM: Nhiều địa phương giải ngân vốn đầu tư công đạt hiệu quả cao

Chiều 2-4, Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi chủ trì phiên họp về tình hình phát triển kinh tế - xã hội quý 1; nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm quý 2-2024 của UBND TPHCM. Cụ thể, về thể chế, Nghị quyết 31, Nghị quyết 24 của Bộ Chính trị và Nghị quyết 98 của Quốc hội đã giúp TP tháo gỡ một số khó khăn. Về hạ tầng, TPHCM đã nỗ...

Cùng tác giả

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 21/9

Tính đến thời điểm khảo sát lúc 8 giờ ngày 21/9, giá vàng miếng tại một số công ty được niêm yết như sau: Vàng miếng SJC đang được các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và các công ty vàng bạc đá quý bán ra ở mức 82 triệu đồng/lượng. Ở chiều mua, giá vàng các thương hiệu được niêm yết ở mức 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng. Ảnh P.C Giá vàng miếng...

Hội nghị Hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng Xây dựng

(MPI) – Để nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BT chuyển tiếp tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật đấu thầu, ngày 19/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 70 năm Ngày truyền thống Sư đoàn Bộ binh 350

(Bqp.vn) – Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Sư đoàn Bộ binh 350, Quân khu 3 (21/9/1954 – 21/9/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ đã và đang công tác tại Sư đoàn Bộ binh 350. Dưới đây là nội dung...

TP.HCM chúc mừng 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Indonesia

(HTV) - Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TP.HCM đã tổ chức kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Indonesia. Cảm ơn sự có mặt của lãnh đạo TP.HCM cùng đại diện các...

Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam

Hội chợ Triển lãm IPHEX 2024: Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia Chiều 20/9, tại TP. Hồ Chí Minh, diễn ra khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam – Thượng Hải lần thứ 18 năm 2024, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – chi nhánh TP. Hồ...

Cùng chuyên mục

Cập nhật giá vàng SJC, DOJI, PNJ, 9999, giá vàng nhẫn hôm nay 21/9

Tính đến thời điểm khảo sát lúc 8 giờ ngày 21/9, giá vàng miếng tại một số công ty được niêm yết như sau: Vàng miếng SJC đang được các ngân hàng Agribank, BIDV, Vietcombank, VietinBank và các công ty vàng bạc đá quý bán ra ở mức 82 triệu đồng/lượng. Ở chiều mua, giá vàng các thương hiệu được niêm yết ở mức 80 triệu đồng/lượng. Giá vàng trong nước và thế giới đồng loạt tăng. Ảnh P.C Giá vàng miếng...

Hội nghị Hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng Xây dựng

(MPI) – Để nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ chế thực hiện loại hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao (BT) và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các dự án BT chuyển tiếp tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) và Luật đấu thầu, ngày 19/9/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức Hội...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 70 năm Ngày truyền thống Sư đoàn Bộ binh 350

(Bqp.vn) – Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Sư đoàn Bộ binh 350, Quân khu 3 (21/9/1954 – 21/9/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ đã và đang công tác tại Sư đoàn Bộ binh 350. Dưới đây là nội dung...

TP.HCM chúc mừng 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Indonesia

(HTV) - Tổng Lãnh sự quán Indonesia tại TP.HCM đã tổ chức kỷ niệm 79 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Indonesia. Cảm ơn sự có mặt của lãnh đạo TP.HCM cùng đại diện các...

Khai mạc hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam

Hội chợ Triển lãm IPHEX 2024: Cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong lĩnh vực dược phẩm Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khởi công Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia Chiều 20/9, tại TP. Hồ Chí Minh, diễn ra khai mạc Hội chợ triển lãm thương mại Việt Nam – Thượng Hải lần thứ 18 năm 2024, do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam – chi nhánh TP. Hồ...

Thư của Đại tướng Phan Văn Giang chúc mừng 70 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Tên lửa 250

(Bqp.vn) – Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Trung đoàn Tên lửa 250, Sư đoàn Phòng không 361, Quân chủng Phòng không – Không quân (21/9/1954 – 21/9/2024), Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã gửi thư chúc mừng tới toàn thể sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ đã và đang công tác tại Trung...

Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh sẽ diễn ra từ 21-23/10

Ngày 16/9, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân ký quyết định số 2461/QĐ-BCT, phê duyệt kế hoạch tổ chức “Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh năm 2024” (GEFE 2024). GEFE 2024 sẽ diễn ra từ ngày 21 đến 23 tháng 10 năm 2024 tại Trung tâm hội nghị Thiskyhall Sala, TP. Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện do Cục Xúc tiến thương mại và Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt...

Ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII

Đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước phát biểu bế mạc Hội nghị. (Ảnh: Phạm Cường)  Buổi sáng 20/9: Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, bầu bổ sung 2 đồng chí Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gồm: Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Khánh Hòa và đồng chí Đinh Văn Cường, Vụ trưởng Vụ Địa bàn...

Trung ương giới thiệu nhân sự quy hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư khoá XIV

Phiên bế mạc Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Ảnh: TTXVN Thông cáo báo chí về ngày làm việc thứ ba và phiên bế mạc của Hội nghị lần thứ 10 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII. Buổi sáng: Ban Chấp hành Trung ương Đảng làm việc tại Hội trường, bầu bổ sung 2 Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, gồm: Đồng chí Hà Quốc Trị, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng Đoàn đại...

8 tháng Việt Nam đã thu về hơn 822 triệu USD từ xuất khẩu sắn

Mặt hàng nào có mức tăng trưởng mạnh nhất trong tháng đầu tiên năm 2024? Xuất khẩu sắn đạt trên 600 triệu USD, Trung Quốc vẫn là thị trường chính Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu sắn và các sản phẩm sắn trong tháng 8 đạt hơn 191 nghìn tấn với trị giá hơn 86 triệu USD, giảm 12,4% về lượng và giảm 17,8% về trị giá so với tháng trước đó. Lũy...

Tin nổi bật

Tin mới nhất