Powered by Techcity

Sân khấu TPHCM: Chuyển mình để phát triển

Nhộn nhịp và đa sắc

Sau một thời gian dài sàn diễn cải lương luôn bị cho là thiếu sức sống, thì gần đây, sân khấu cải lương dần phục hồi ngoạn mục. Việc xuất hiện hàng loạt chương trình sân khấu, vở cải lương mới, tái dựng tác phẩm kinh điển, cùng các cuộc thi tài năng sân khấu cải lương chuyên nghiệp toàn quốc và của TPHCM… đã giúp hoạt động của sàn diễn cải lương thành phố sáng đèn thường xuyên, gặt hái nhiều thành công. Hình ảnh những vở diễn “cháy” vé, khán giả đến xem kín rạp, có suất phải thêm ghế phụ không còn là giấc mơ của nhiều nghệ sĩ như thời gian trước đây.

Sân khấu TPHCM: Chuyển mình để phát triển ảnh 1

Phiên bản mới của vở cải lương kinh điển Tô Hiến Thành xử án thu hút khán giả trên sàn diễn cải lương TPHCM

Các vở diễn cũng đa dạng hơn về thể loại, từ đề tài lịch sử, truyền thống cách mạng, bảo vệ đất nước trong thời bình đến dân gian dân tộc, cổ trang, chuyện xã hội hiện đại…; thậm chí gần đây, nhiều đoàn còn tập trung đầu tư dàn dựng các vở cải lương thiếu nhi với những thủ pháp dàn dựng đa dạng, mang đậm tính giải trí cho các em. Cũng từ đó, nhiều cái tên sân khấu cải lương đã nổi lên, được khán giả mộ điệu yêu thích như: Cải lương mới Đại Việt; Chí Linh – Vân Hà; Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long, Đoàn cải lương tuồng cổ Đồng Ấu Bạch Long…

Kịch nói cũng không kém cạnh khi hàng loạt sân khấu mới tưng bừng ra mắt. Đặc biệt, các sân khấu không làm theo kiểu tràn lan, chụp giựt như thấy đề tài kịch nào hay là tất cả cùng ùa vào làm. Việc biểu diễn bây giờ chỉn chu, chuyên nghiệp hơn rất nhiều, như việc tổ chức diễn theo mùa, diễn vào các ngày cuối tuần, theo hợp đồng “buổi học ngoại khóa” với các trường học, phục vụ thiếu nhi dịp hè… Có thể kể đến những điển hình của sự thay đổi này như sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh tổ chức biểu diễn theo mùa đã đạt được hiệu quả rất tích cực.

Ông “bầu” Huỳnh Anh Tuấn vừa đẩy mạnh đầu tư cho Đoàn cải lương Đồng Ấu Bạch Long tại Nhà hát Nụ Cười (Cung Văn hóa Lao động TPHCM) vừa ra mắt thêm sân khấu đa năng dành cho giới trẻ tại Nhà văn hóa Thanh niên. Nhà hát Sân khấu nhỏ 5B Võ Văn Tần phát triển mảng sân khấu kịch thiếu nhi bên cạnh việc duy trì ra mắt các vở diễn dành cho người lớn; NSND Hồng Vân mở điểm diễn mới tại Nhà văn hóa Sinh viên. Nghệ sĩ Minh Nhí và Việt Hương đầu tư ra mắt sân khấu mới tại rạp Vườn Lài…

Xây dựng thương hiệu bền vững

Thực tế, sân khấu TPHCM không phải đã hết khó khăn. Cơ sở vật chất của các đoàn hầu hết là đi thuê theo từng suất diễn hay ký hợp đồng hàng năm, nên sau mỗi đêm diễn là gánh nặng cân đối thu chi. Nguồn nhân lực nghệ sĩ tài năng, chuyên nghiệp ngày càng ít. Kịch bản hay, hấp dẫn cũng là một vấn đề chưa có lời giải lâu dài. Trong bối cảnh đó, mỗi nơi dựa vào những điểm mạnh của mình để tìm giải pháp nhằm giữ cho sân khấu sáng đèn, đáp ứng nhu cầu giải trí của công chúng.

Sân khấu TPHCM: Chuyển mình để phát triển ảnh 2

Vở kịch Sài Gòn có một ngã tư của sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh tái hiện hình ảnh vẻ đẹp con người thành phố

Đạo diễn, nghệ sĩ Ái Như tâm sự: “Sân khấu kịch Hoàng Thái Thanh luôn chú trọng tìm kiếm tác phẩm hay, nội dung gần gũi, được chăm chút tỉ mỉ trong dàn dựng, gửi đến khán giả những vở diễn chất lượng, để khi khán giả đến xem sẽ thấy được tấm lòng của những người làm nghệ thuật cùng với những thông điệp tốt đẹp mà ê kíp muốn gửi gắm cho cuộc sống”.

Soạn giả Hoàng Song Việt, ông “bầu” của Sân khấu Cải lương mới Đại Việt, chia sẻ: “Sân khấu của chúng tôi một năm chỉ có thể đầu tư dàn dựng 2 vở, vì mỗi lần làm thường đầu tư rất lớn, việc thu hồi vốn cũng có nhiều khó khăn, vậy nên cần nhiều thời gian để tích lũy kinh phí cho công việc tái dàn dựng… Tuy nhiên, có sân khấu tiềm lực mạnh, họ duy trì ra mắt đều đặn khoảng 1, 2 tháng một vở. Đó là một tín hiệu đáng mừng, bởi nó cho thấy khán giả đang trở lại với sân khấu nhiều hơn”. Tuy nhiên, soạn giả Hoàng Song Việt có chút lo lắng: “Sự thăng trầm của sân khấu nhanh lắm, nay thế này, mai thế khác ngay. Nếu cứ thấy khán giả đến xem nhiều mà vui quá trớn, chểnh mảng trong đầu tư tổ chức dàn dựng biểu diễn, bỏ qua chất lượng sản phẩm sân khấu thì khán giả sẽ lại bỏ sân khấu như đã từng diễn ra”.

Với những người làm sân khấu, câu chuyện thăng trầm vì thế cũng là một phần cuộc sống. Sau những bài học đau đớn, giờ đây các sân khấu đã quay trở lại chú trọng vào việc xây dựng thương hiệu với những kế hoạch, dự án mang tính dài hơi, có định hướng phong cách, chú trọng chất lượng, tính thẩm mỹ nghệ thuật… để khán giả cảm nhận được nét đặc sắc rất riêng của từng sân khấu, của các sản phẩm nghệ thuật, vở diễn của các đơn vị làm nghệ thuật.

“Chăm chút cho sân khấu để các tác phẩm đủ chất lượng, thu hút được khán giả đến với sân khấu bằng sự hấp dẫn, tươi mới, lạ lẫm, thú vị của từng tác phẩm, vở diễn. Điều này giúp tạo lòng tin nơi khán giả, giữ chân khán giả gắn bó với mình theo con đường dài hoạt động nghệ thuật, hướng đến tương lai, giúp sân khấu luôn được sáng đèn liên tục”, soạn giả Hoàng Song Việt bộc bạch.

* NSƯT – Đạo diễn Hoa Hạ: Nghệ sĩ thành phố nhiều tài năng, chỉ thiếu nơi để biểu diễn

Những gì đang diễn ra với sân khấu TPHCM cũng chính là quy luật của sự phát triển. Ngày xưa, cải lương có mười mấy đoàn tập thể và đoàn hát lớn; bên kịch có đoàn của chị Kim Cương, chị Thẩm Thúy Hằng… Rồi sân khấu suy thoái, thành phố xuất hiện mô hình kịch thể nghiệm Sân khấu nhỏ 5B và từ đó, các bạn bung ra làm các sân khấu Idecaf, Hồng Vân… Bây giờ, khi sân khấu kiểu cũ khó sống, thiếu kịch mục, vai diễn hay, đội ngũ làm sân khấu lại có những thay đổi trong quan điểm làm nghề, ra đời những sân khấu mới, phong cách khác.

Tôi nghĩ, sức bật của nghệ sĩ thành phố rất tốt. Càng “nén” các bạn bao nhiêu thì các bạn “bật” càng mạnh bấy nhiêu. Trải qua bao thăng trầm, tri thức nghệ sĩ ngày càng dày, mức độ yêu nghề, bám trụ với nghề ngày càng lớn. Sân khấu thành phố có nhiều bạn trẻ tài năng, thích ứng nhanh với thời cuộc. Điểm nghẽn lớn nhất hiện nay chủ yếu ở cơ sở vật chất còn quá thiếu thốn. Nếu như có sự hỗ trợ thì chắc chắn những người làm nghệ thuật sẽ làm nên chuyện.

* NSƯT – đạo diễn Ca Lê Hồng: Sân khấu vẫn luôn gắn bó với đời sống của con người

Sân khấu thành phố đang ở giai đoạn có sự chuyển mình mạnh mẽ, đây là điều đáng mừng. Tuy nhiên, muốn tồn tại và phát triển thì luôn phải tự làm mới. Khán giả trở lại với sân khấu, vì muốn hay không thì sân khấu vẫn luôn gắn bó với đời sống của con người. Thời gian qua, các sân khấu cũng đã có sự cố gắng trong việc tìm kiếm kịch bản mới, tái dựng kịch bản cũ để phù hợp với thời đại, đáp ứng được nhu cầu của khán giả nhưng vẫn còn quá ít. Các biên kịch cần có sự liên hệ, kết hợp cùng các đơn vị nghệ thuật để có những tác phẩm sâu sát tình hình thực tế xã hội, phù hợp với nhu cầu từng sàn diễn, giúp quảng bá tác phẩm tốt hơn. Lĩnh vực sân khấu hiện nay rất cần có sự phát triển đồng bộ, trong tất cả các khâu. Và một khi bắt tay làm sân khấu thì phải làm nghiêm túc, không thể qua loa cho có vở diễn, vì điều quan trọng giữ chân khán giả chính là chất lượng của tác phẩm, tài năng và sức thu hút của diễn viên.

Riêng lực lượng diễn viên trẻ, ngoài Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh, thì các sân khấu cũng đang tự thân vận động, đào tạo truyền nghề để làm mới nguồn nhân lực tại chỗ, phù hợp với phong cách biểu diễn từng sân khấu. Với các bạn trẻ, các em cần nhiều hơn sự đa năng, lăn xả làm việc, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn, mở rộng kiến thức, nâng cao chuyên môn, thì mới mong có những vai diễn tốt và ngày một vững vàng hơn với ngành nghề đã chọn.



Nguồn

Cùng chủ đề

Suối nguồn cổ tích thượng du

Đã từ ngàn năm nay, những con suối là nơi các bậc chân tu lập am thiền định, nơi người vùng rừng lập miếu thờ các thần linh cầu an, nơi nhiều danh nhân rũ áo từ quan về ở ẩn. Bài thơ Côn Sơn ca của Nguyễn Trãi (1380 – 1442) ca ngợi vẻ đẹp cảnh sắc vùng núi Côn Sơn (Chí Linh, Hải Dương ngày nay) khi ông về ở ẩn tại nhà, nơi có am tu tập...

Sân khấu thành phố: Sự chuyển mình đầy hứa hẹn

Theo thông lệ, cứ qua rằm tháng Giêng, sân khấu TPHCM bắt đầu nhìn lại mùa hoạt động tết đầy sôi nổi, đánh giá những thành công cũng như những khó khăn để có sự điều chỉnh, chuẩn bị cho hoạt động của một năm mới... Tập trung phục vụ đối tượng khán giả thiếu nhi cũng là hướng đi chính của các sân khấu vào năm 2024. Nếu trước đây, các...

Cùng tác giả

TP.HCM: Tối nay diễn ra tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành lần thứ 2

Buổi tổng hợp luyện diễu binh, diễu hành thứ 2 sẽ diễn ra lúc 20 giờ trên đường Lê Duẩn Tối nay (22/4), tại khu vực đường Lê Duẩn (quận 1, TP.HCM) sẽ diễn ra buổi...

Lãnh đạo TP.HCM tưởng nhớ họa sĩ Diệp Minh Châu, người sáng tạo nên những tác phẩm về Bác

(HTV) - Sáng nay, đoàn công tác do đồng chí Văn Thị Bạch Tuyết - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tổ chức Thành ủy làm Trưởng Đoàn đã đến thăm, tri ân gia đình Cố Họa sĩ, nhà điêu khắc Diệp Minh Châu - Nguyên...

Đất nước trọn niềm vui – Bản hùng ca nghệ thuật

(HTV) - Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” diễn ra tại Hội trường Thống Nhất tối 20/4 đã để lại nhiều cảm xúc, tái hiện hành trình 50 năm hào hùng của dân tộc kể từ ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. ...

Chuỗi các hoạt động hưởng ứng Kỷ niệm 50 năm Giải phóng

(HTV) - TP.HCM tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Để hòa chung không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống...

Lan tỏa giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 qua những trang sách

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 21-4, nhiều hoạt động ý nghĩa đã diễn ra tại Hà Nội nhằm tuyên truyền, lan tỏa tinh thần bất khuất và giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, nhiều ấn phẩm đặc sắc về đề tài kháng chiến chống Mỹ và Đại thắng mùa Xuân 1975...

Cùng chuyên mục

Lan tỏa giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975 qua những trang sách

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, ngày 21-4, nhiều hoạt động ý nghĩa đã diễn ra tại Hà Nội nhằm tuyên truyền, lan tỏa tinh thần bất khuất và giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân 1975. Cũng trong khuôn khổ sự kiện, nhiều ấn phẩm đặc sắc về đề tài kháng chiến chống Mỹ và Đại thắng mùa Xuân 1975...

Ôn lại truyền thống lịch sử, sự cống hiến, đóng góp của lực lượng Công an nhân dân

Tối 19-4, tại Quảng trường Đài tưởng niệm Anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh, Đảng ủy Công an Trung ương (Bộ Công an) phối hợp UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức chương trình nghệ thuật chính luận “Ký ức để lại”. Chương trình được thực hiện nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025) và 65 năm Ngày thành lập Ban An...

Tái hiện lịch sử hào hùng trong chương trình 3D Mapping

4 đội nghệ thuật từ Việt Nam, Singapore, Bỉ, Pháp đã cùng góp phần tạo nên “bữa tiệc” ánh sáng ấn tượng phía trước trụ sở HĐND và UBND TPHCM, mở đầu Lễ khai mạc chuỗi hoạt động văn hóa, thể thao, công nghệ trình diễn chủ đề “Sắc màu Thành phố Bác”. Tối 26-4, tại không gian trước trụ sở HĐND và UBND TPHCM, sẽ có màn trình diễn nghệ thuật...

Nhiều bộ sách quý được ra mắt nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhân Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), NXB Trẻ giới thiệu nhiều bộ sách gồm các tựa sách mới và tái bản chọn lọc, cùng với các sách liên quan, trên sách có dải băng đỏ kỷ niệm. Bộ Di sản Hồ Chí Minh gồm 2 ấn phẩm: Uncle Hồ, the name that illumiates Việt Nam’s beauty, là phiên bản tiếng Anh của cuốn sách ảnh và...

Văn học nghệ thuật Việt Nam không ngừng lớn mạnh cùng đất nước

Ngày 18-4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương phối hợp với Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ VH-TT-DL, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “50 năm nền văn học nghệ thuật Việt Nam sau ngày thống nhất đất nước - Những vấn đề đặt ra và định hướng phát triển”....

50 năm Văn học, nghệ thuật TPHCM: Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai

Chiều 16-4, Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM tổ chức tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh - Phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Tham dự tọa đàm có các đồng chí: Phạm Phương Thảo, nguyên Phó Bí thư Thành ủy, nguyên Chủ tịch HĐND TPHCM; Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy TPHCM; Phan Nguyễn Như Khuê, nguyên Trưởng Ban...

Một đời theo dấu chân Người

Không quá lời khi nói rằng, “sứ mệnh” cầm bút của GS-TS Trình Quang Phú là viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tập truyện ký Theo dấu chân Người (NXB Hội Nhà văn) tiếp tục mạch đề tài này sau 5 cuốn sách viết về Bác mà ông đã xuất bản trước đó. Từ lời hứa với chú Tô và Đại tướng Võ Nguyên Giáp Nhắc đến nhà văn Trình Quang Phú không thể không...

Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” quy tụ hơn 1000 nghệ sĩ, diễn viên

Nằm trong chuỗi hoạt động Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 - 30-4-2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975. Chương trình sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ ngày...

Triển lãm ảnh chuyên đề “Chiến dịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng”

Hướng đến kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975 – 30-4-2025), Bảo tàng Lịch sử TPHCM phối hợp cùng Bảo tàng Chiến dịch Hồ Chí Minh tổ chức triển lãm ảnh chuyên đề “Chiến dịch Hồ Chí Minh – Biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng”. Triển lãm diễn ra từ nay đến hết ngày 15-5. 60 bức ảnh tư liệu quý được trưng bày tại triển lãm...

Tác phẩm nghệ thuật tôn vinh giá trị hòa bình

Vở kịch "Khát vọng hòa bình" và ca khúc "Viết tiếp câu chuyện hòa bình" là hai tác phẩm văn học nghệ thuật được xét tặng Giải thưởng Sáng tạo TPHCM lần 4 - năm 2025. Hai tác phẩm đều gửi gắm nhiều tâm tư, tình cảm, niềm trân trọng và lòng tự hào về lịch sử đấu tranh anh dũng của dân tộc, cùng hướng đến sự thay đổi và phát triển mạnh mẽ của đất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất