Powered by Techcity

70 năm Giải phóng Thủ đô: Hào hùng âm hưởng chiến thắng

Chú thích ảnh

Trước sự mong chờ của nhân dân Thủ đô, sáng 10/10/54, cánh quân của Đại đoàn 308 Quân Tiên Phong từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Sau khi Hiệp định Geneva được ký kết lập lại hòa bình ở Đông Dương, ngày 30/9/1954, tại Hội nghị Trung Giã, đại diện quân chính Việt Nam và Pháp ký Hiệp định chuyển giao Hà Nội, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng, mở ra một giai đoạn mới cho Thủ đô. Ngày Giải phóng Thủ đô đi vào lịch sử không chỉ là dấu mốc miền Bắc hoàn toàn thoát khỏi ách thống trị của thực dân mà còn khẳng định bản lĩnh, tinh thần Hà Nội trong cuộc chiến bảo vệ Thủ đô.

Cuộc chuyển giao đặc biệt

Theo Hiệp định chuyển giao Hà Nội, nguyên tắc chuyển giao là đảm bảo trật tự, an toàn, không được phá hoại và không làm gián đoạn các hoạt động của đời sống thành phố. Trên thực tế, địch đã âm mưu phá hoại thành phố về mọi mặt trước khi chuyển giao, ngăn không cho ta nhanh chóng xây dựng Thủ đô Hà Nội; muốn chính quyền mới tiếp quản một Thủ đô kiệt quệ, hỗn loạn.

Trong ký ức của ông Trần Quốc Hanh (nguyên cán bộ tuyên huấn của Trung đoàn 57, Đại đoàn 304), đơn vị ông vào tiếp quản Hà Nội theo hướng từ Hà Đông vào Ngã Tư Sở, tiếp quản sân bay Bạch Mai, các căn cứ, công trình khu Cầu Giấy, Bưởi, Nhật Tân, Vĩnh Tuy từ sáng 9/10/1954. Ở Hà Đông, dân hai bên đường sôi động nhưng đến Phùng Khoang thì không khí vắng lặng nên mọi người đều đề cao cảnh giác. Khi quân báo về tại Ngã Tư Sở, Pháp dàn 1 hàng xe tăng và xe tăng thiết giáp, các cánh quân được lệnh dừng lại, sau đó dàn thành hai hàng dọc hành quân chiến đấu.

Thời điểm đó có Ban Liên hiệp quân sự hai bên, Ủy ban Giám sát quốc tế cũng đứng tại Ngã Tư Sở. Pháp giải thích, đây là nghi lễ chuyển giao của quân đội Pháp. Khi vào tiếp quản, bộ đội ta tập hợp 3 – 4 hàng có Ủy ban Giám sát quốc tế đi theo và được Pháp dẫn vào bàn giao các công trình quân sự, hành chính. Một cánh khác của Đại đoàn 304 vòng qua Mễ Trì tiếp quản các căn cứ ở Cầu Giấy, Nhật Tân và vòng xuống Vĩnh Tuy. Pháp bàn giao từng vị trí đồn, bốt và căn cứ quân sự.

Ông Trần Quốc Hanh cho biết, trước khi chuyển giao, Pháp phá hủy nhiều công trình và vận động các gia đình đi lính Pháp di cư vào Nam nhằm tạo ra thành phố không người, không chợ búa, không giao thông công cộng… Trước đó, địch cũng tung tin những người tiếp quản Thủ đô không phải dân Việt Minh mà là dân Tàu. Đến khi lực lượng ta hành quân hiền hòa, cầm cờ thì người dân mới vui mừng.

Quân đội Việt Nam theo nhiều đường, từ ngoại thành tiến vào tiếp quản Hà Nội, chia làm nhiều cánh quân tiến vào các cửa ô chính rồi tỏa ra các khu. Lần lượt, họ tiếp quản nhà ga Hà Nội, phủ Toàn quyền cũ, khu Đồn Thủy, khu Bờ Hồ, Bắc Bộ phủ cùng các công trình quan trọng khác trên địa bàn thành phố. Đến cuối ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng rút qua cầu Long Biên xuống Hải Phòng để trở về nước. Quân dân Việt Nam hoàn toàn kiểm soát thành phố.

Ông Nguyễn Hồng Minh (cựu cán bộ Công an) kể lại, khi ông đang học Trường Công an Trung ương thì hòa bình lập lại. Ông và mọi người được điều về tiếp quản Thủ đô, trong đó đoàn của ông tiếp quản quận Cầu Giấy. Hình ảnh theo ông đến tận giờ là khi lực lượng của ta đi đến đâu thì Pháp rút đến đấy. Pháp vừa rút thì cờ đỏ sao vàng trong thành phố tung bay rực rỡ. “Chúng tôi vừa phấn khởi, vừa lo. Phấn khởi vì được sống trong bầu không khí độc lập, tự do nhưng lo vì trách nhiệm phải hoàn thành nhiệm vụ an ninh trật tự, giữ gìn tài sản, các công trình, phát động quần chúng thực hiện các phong trào…” – Ông Nguyễn Hồng Minh cho biết.

Hân hoan niềm vui lớn

“Trùng trùng quân đi như sóng/ Lớp lớp đoàn quân tiến về/ Chúng ta đi nghe vui lúc quân thù đầu hàng/ Cờ ngày nào tung bay trên phố…” – lời ca khúc “Tiến về Hà Nội” do cố nhạc sỹ Văn Cao sáng tác năm 1949 như một dự cảm về ngày Giải phóng Thủ đô trong tâm tưởng của ông. Năm năm sau, hình ảnh trong ca khúc trùng khớp với hình ảnh đoàn quân tiến về Giải phóng Thủ đô và không khí tràn ngập niềm vui của nhân dân Hà Nội trong ngày 10/10/1954.

Sáng 10/10/1954, Ủy ban Quân chính thành phố và các đơn vị quân đội gồm bộ binh, pháo binh, cao xạ, cơ giới… chia làm nhiều cánh tiến vào Hà Nội. Cánh quân phía Tây xuất phát từ khu vực sân Quần Ngựa, là những chiến sỹ bộ binh của Trung đoàn Thủ Đô tiến vào nội thành và đóng trong Thành cổ Hà Nội.

Cánh quân phía Nam thuộc Trung đoàn 88 và 36 xuất phát từ Việt Nam học xá (khu vực Đại học Bách khoa bây giờ) tiến vào nội thành, đóng quân ở các khu vực Đồn Thủy (Bệnh viện 108, Bệnh viện Hữu Nghị) và Đấu Xảo (Cung văn hóa Hữu Nghị hiện nay). 9 giờ 30 phút, đoàn cơ giới và pháo binh cùng chỉ huy tiếp quản Hà Nội, do Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ và Phó Chủ tịch Trần Duy Hưng dẫn đầu, xuất phát từ sân bay Bạch Mai tiến vào Thành cổ Hà Nội.

Cả Hà Nội hân hoan đổ ra đường đón chào đoàn quân tiếp quản, cờ đỏ sao vàng tung bay khắp phố, mọi người cầm hoa vẫy chào, gương mặt ai cũng rạng rỡ nụ cười. Trải qua 9 năm kháng chiến trường kỳ và cả thời kỳ Pháp thuộc kéo dài nhiều thập kỷ, chưa khi nào người Hà Nội có niềm vui lớn với sự thiêng liêng như vậy.

Từ người già đến trẻ nhỏ, từ thanh niên đến phụ nữ và mọi tầng lớp khác cùng hòa chung cảm xúc. Hơn tất cả, mọi người chào đón những người con Hà Nội, những người thuộc Trung đoàn Thủ đô đã từng thề “Sống chết với Thủ đô”, ra đi hẹn ngày về, nay cùng tiến về tiếp quản Hà Nội.

Nhà sử học Lê Văn Lan khi đó còn là một thanh niên hòa trong dòng người cùng đón đoàn quân chiến thắng trở về. Ông chia sẻ rằng, nhìn lớp lớp đoàn quân hân hoan trên đường phố, người dân hai bên đường nô nức đón chào, một cảm xúc trào dâng trong ông. Không chỉ hưởng niềm vui chiến thắng, ông còn được đón người thân trở về, bởi trong đoàn quân đó có người anh thứ hai của ông.

Chú thích ảnh

Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô với lá cờ “Quyết chiến, Quyết thắng” của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng tham dự Lễ chào cờ đầu tiên trong Ngày giải phóng Thủ đô, diễn ra tại sân Cột Cờ (nay là Đoan Môn – Hoàng thành Thăng Long) vào lúc 15 giờ, ngày 10/10/1954. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Ông Nguyễn Văn Đông (trú tại phố Huế, quận Hai Bà Trưng) kể rằng, thời điểm đó, ông mới 14 tuổi. Khi biết tin Hà Nội được giải phóng, mọi người ai cũng vui mừng. Người dân khu phố của ông mang vải ra chùa Cầu Đông (quận Hoàn Kiếm) may cờ; còn trẻ nhỏ, trong đó có ông thì học hát.

Sáng sớm 10/10/1954, khi ông nghe thấy tiếng ồn ào ngoài phố, mở cửa ra thì thấy bóng dáng các chiến sỹ giải phóng quân đang tiến vào trung tâm. Mọi người đều ào ra xem, vui mừng chào đón. Các chiến sỹ cũng vẫy tay chào vui cùng người dân xung quanh.

Khi các chiến sỹ Thủ đô rời Hà Nội ra đi vào đầu năm 1947, họ hẹn ngày trở về như một điều rất đỗi thiêng liêng và đầy quyết tâm. Cuối cùng, họ đã trở về trong chiến thắng.

Bài tiếp theo: Giữ trọn lời hẹn với Thủ đô

Cùng chủ đề

Toàn cảnh Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô

Sáng 10/10, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và TP Hà Nội tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm cấp quốc gia 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954-10/10/2024). Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm có mặt tham dự Lễ kỷ niệm. Đến dự Lễ kỷ niệm 70...

Nhiệm vụ đặc biệt trước ngày tiếp quản Thủ đô

70 năm đã qua, nhưng khi nhắc về ngày lịch sử 10/10/1954, ông Nguyễn Văn Khang (89 tuổi), Trưởng ban liên lạc Đội Thanh niên công tác tiếp quản Thủ đô lúc bấy giờ, vẫn nhớ như in từng nhiệm vụ và cảm xúc của những thanh niên mới tuổi mười tám, đôi mươi. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông Khang dù tai đang phải đeo máy trợ thính, nhưng trí nhớ rất minh mẫn. Sau một hồi trầm ngâm,...

Chuyện về một gia đình Venezuela yêu mến Hà Nội

Nhà ngoại giao, nhà báo Venezuela, Ángel Miguel Bastidas. (Ảnh do nhân vật cung cấp) Hà Nội với nhà ngoại giao, nhà báo Ángel Miguel Bastidas là một câu chuyện dài mà ông say sưa kể hàng giờ. Ngày 26 tháng 9 năm 2007, Ángel tới Hà Nội để đảm nhận vị trí Bí thư thứ hai phụ trách Báo chí của Đại sứ quán Venezuela tại Việt Nam. Không ngạc nhiên khi trò chuyện với Ángel, ông có thể...

Hà Nội qua những góc nhìn độc lạ

Công trình Đài tưởng niệm các Anh hùng, Liệt sỹ đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc tại Đường Bắc Sơn, đối diện Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, bên cạnh Hoàng thành Thăng Long và Hội trường Ba Đình. Ngày 7/5/1994, nhân kỷ niệm 40 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Đài tưởng niệm Bắc Sơn được khánh thành. Đài tưởng niệm Bắc Sơn cao 12,6m trong khuôn viên rộng 12.000m2. Thân đài là...

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Khoản và “biên niên sử” bằng hình

Với chiếc máy ảnh, ông đã tìm ra một hướng đi mới với những cảm xúc vô tận cho cuộc đời mình, ghi tên mình vào lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam với bộ tư liệu lịch sử bằng hình ảnh độc nhất vô nhị. Trung đoàn Thủ Đô đi đầu, về đến phố Hàng Gia, ngày 10-10-1954 khi tiếp quản Thủ đô. Ảnh: Nguyễn Bá Khoản 1. Nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Bá Khoản sinh ngày 3 tháng 7 năm 1917 ở...

Cùng tác giả

Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(HTV) - Sáng 11/4, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ, Lễ truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động và đầy tự hào. ...

Họp báo hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

(HTV) - Sáng ngày 10/4 tại Hà Nội, đã diễn ra họp báo, giới thiệu hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họp...

Đoàn Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm tại TP.HCM

(HTV) - Vào trưa 10/4, Phó chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan đã tiễn đoàn thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez kết thúc chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM. Thủ tướng Tây...

Lễ khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 2025 cấp quốc gia diễn ra tại TPHCM

Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 4 năm 2025 sẽ diễn ra từ ngày 19 đến 21-4 tại TPHCM, với lễ khai mạc cấp quốc gia tổ chức vào lúc 9 giờ ngày 19-4, tại Công trường Công xã Paris (quận 1, TPHCM). Sự kiện năm nay mang thông điệp: “Văn hóa đọc – Kết nối cộng đồng”, “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”, và “Đọc sách, làm...

Phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nữ Giáo sư, Tiến sĩ đầu tiên của Đại học Bách khoa Hà Nội, vừa qua đời ở tuổi 82 vào rạng sáng 9/4, hưởng thọ 82 tuổi. ...

Cùng chuyên mục

Truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện

(HTV) - Sáng 11/4, tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang miền Đông Nam Bộ, Lễ truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” cho Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện đã diễn ra trong không khí trang nghiêm, xúc động và đầy tự hào. ...

Họp báo hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam

(HTV) - Sáng ngày 10/4 tại Hà Nội, đã diễn ra họp báo, giới thiệu hội thảo khoa học cấp quốc gia kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Họp...

Đoàn Thủ tướng Tây Ban Nha kết thúc tốt đẹp chuyến thăm tại TP.HCM

(HTV) - Vào trưa 10/4, Phó chủ tịch UBND TPHCM Võ Văn Hoan đã tiễn đoàn thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez kết thúc chuyến thăm và làm việc tại TP.HCM. Thủ tướng Tây...

Phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm qua đời

Giáo sư, Tiến sĩ Phan Lương Cầm, phu nhân cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nữ Giáo sư, Tiến sĩ đầu tiên của Đại học Bách khoa Hà Nội, vừa qua đời ở tuổi 82 vào rạng sáng 9/4, hưởng thọ 82 tuổi. ...

Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP.HCM năm 2025: Tự hào hành trình 50 năm

(HTV) - Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ TP.HCM năm 2025 là dịp ý nghĩa tuyên dương đội viên tiêu biểu, chào mừng các dấu mốc lịch sử quan trọng, lan tỏa tinh thần yêu nước, khơi dậy niềm tự hào trong thế hệ măng non Thành phố. ...

Công an TP.HCM ra quân đợt thi đua đặc biệt 50 ngày đêm hướng tới kỷ niệm các ngày Lễ lớn

(HTV) - Công an TP.HCM ra quân đợt thi đua đặc biệt 50 ngày đêm, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đảm bảo an ninh trật tự trong các hoạt động trọng đại của...

Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh UBND TP.HCM: Khẳng định vai trò của tuổi trẻ trong phát triển thành phố

(HTV) - Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Ủy ban nhân dân TP.HCM, khẳng định vai trò xung kích của tuổi trẻ trong phát triển thành phố và thực hiện các nhiệm vụ chính trị, kinh tế quan trọng. ...

TP.HCM Kỷ niệm 90 năm Ngày truyền thống Dân Quân Tự Vệ Việt Nam

(HTV) - Chiều nay, Đảng ủy, Bộ Tư lệnh TP.HCM đã long trọng tổ chức gặp mặt kỷ niệm 90 năm Ngày Truyền thống Dân quân tự vệ Việt Nam (28/3/1935 - 28/3/2025). Đến dự...

Dâng hương tưởng niệm 45 năm ngày mất của Chủ tịch Tôn Đức Thắng

(HTV) - Tưởng niệm 45 năm Ngày mất Chủ tịch Tôn Đức Thắng (30/3/1980 - 30/3/2025), sáng nay, đoàn do Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy làm trưởng đoàn đã đến dâng hương, dâng hoa tại Bảo tàng Tôn Đức Thắng. ...

Phát động phong trào, ra mắt nền tảng Bình dân học vụ số toàn dân

(HTV) - Chiều 26/3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Phó Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã dự lễ phát động phong trào và ra mắt nền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất