Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc trước ĐH từ phổ thông: Còn nhiều vướng mắc

Học trước ĐH từ phổ thông: Còn nhiều vướng mắc


Để việc học trước ĐH từ THPT thực hiện khả thi cần đặt ra nhiều vấn đề.

CHỈ DÀNH CHO HỌC SINH NỔI TRỘI, XUẤT SẮC

Năm 2014, ĐH Quốc gia Hà Nội đã ban hành Quy định cơ chế đặc thù trong tuyển sinh và đào tạo liên thông bậc THPT và bậc ĐH. Đến năm 2018, quy định này đã được sửa đổi và bắt đầu triển khai thực hiện. Theo đó, ĐH Quốc gia cho phép học sinh (HS) trường THPT chuyên trực thuộc học trước một số môn của bậc ĐH. Sau khi đánh giá hiệu quả, đến cuối năm 2021, cơ chế đặc thù này mở rộng đối tượng, cho phép HS THPT chuyên trên toàn quốc được đăng ký học tích lũy trước một số học phần thuộc chương trình đào tạo của ĐH Quốc gia Hà Nội.

Học trước ĐH từ phổ thông: Còn nhiều vướng mắc- Ảnh 1.

Học sinh trường chuyên trên cả nước nếu đủ điều kiện có thể học để tích lũy các tín chỉ của ĐH Quốc gia Hà Nội

Cụ thể, HS THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội và HS THPT chuyên trong cả nước (bắt đầu từ học kỳ 2 lớp 11) muốn đăng ký phải đảm bảo các điều kiện: có kết quả học tập tối thiểu loại giỏi trở lên ở năm học, kỳ học trước; được hiệu trưởng trường THPT HS đang theo học và đơn vị đào tạo ĐH đồng ý. Trong một học kỳ, HS được học tối đa không quá 3 học phần. Các trường ĐH thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội sẽ tổ chức cho HS đủ điều kiện học tích lũy trước các học phần và HS được tham gia học tập cùng với lớp học phần của sinh viên ĐH chính quy. Kết quả học tập các học phần được bảo lưu khi HS trúng tuyển vào ĐH Quốc gia Hà Nội.

Mới đây, vào cuối tháng 12.2023, ĐH Quốc gia TP.HCM cũng công bố năm 2024 sẽ triển khai thí điểm một số môn học chung và công nhận tín chỉ cho HS THPT có năng lực vượt trội theo phương thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Theo đó, HS tài năng ở tất cả trường THPT sẽ được học một số môn của bậc ĐH qua hệ thống bài giảng trực tuyến MOOC của các trường thành viên, sau đó dự thi trực tiếp để được công nhận tín chỉ. Những tín chỉ này sẽ được công nhận khi HS trở thành sinh viên của ĐH Quốc gia TP.HCM.

Trong khi đó, Trường ĐH FPT nhiều năm qua cũng đã xây dựng chương trình đào tạo cho HS THPT yêu thích ngành công nghệ thông tin có thể theo học. Tại chương trình này, trường xây dựng một số môn học tương đương với các môn trình độ ĐH để nếu HS trở thành sinh viên của trường thì được chuyển đổi, công nhận tín chỉ. Tuy chương trình này không đề ra tiêu chí phải là HS giỏi, xuất sắc mới được đăng ký học, nhưng trên thực tế chỉ những HS thực sự đam mê và có năng lực nổi trội về công nghệ thông tin mới có thể theo học.

“Quy định đặc thù của ĐH Quốc gia Hà Nội nhằm tạo điều kiện cho những HS có khả năng vượt trội có thể tích lũy trước một số tín chỉ trong chương trình ĐH, trải nghiệm môi trường học ĐH, phát huy được năng lực và sau này sẽ rút ngắn được thời gian khi học ĐH”, PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng ban Đào tạo ĐH Quốc gia Hà Nội, chia sẻ.

Mục tiêu thực hiện đề án cho HS học trước ĐH của ĐH Quốc gia TP.HCM, theo PGS-TS Vũ Hải Quân, Giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cũng nhằm giúp những HS tài năng có cơ hội làm quen môi trường ĐH, sớm có định hướng nghề nghiệp và sau này sẽ rút ngắn được quá trình học ĐH, với tối đa một năm.

Học trước ĐH từ phổ thông: Còn nhiều vướng mắc- Ảnh 2.

Học sinh có năng lực và có nhu cầu nếu học trước ĐH sẽ tiết kiệm được thời gian cho quá trình học ĐH sau này

ẢNH MINH HỌA: ĐÀO NGỌC THẠCH

KHÓ VÌ HỌC SINH KHÔNG CÓ NHIỀU THỜI GIAN

Trao đổi với PV Báo Thanh Niên, PGS-TS Nguyễn Quang Liệu, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết từ khi ĐH Quốc gia Hà Nội triển khai chương trình, đến nay trường có hơn 20 HS đăng ký học. Theo quy định, HS sẽ phải tham gia học tập cùng với lớp học phần của sinh viên ĐH chính quy.

“Hầu hết các em đều hào hứng, chăm chỉ và tiến bộ rất nhanh. Phụ huynh có con theo học chương trình này cũng rất ủng hộ. Đến nay, có HS của trường đã tích lũy được 30/130 tín chỉ ĐH. Với tiến độ hiện tại, em này có thể tốt nghiệp ĐH trong 2 năm. Tuy nhiên, chỉ em nào thực sự nổi trội và sắp xếp được thời gian học tập hợp lý ở trường THPT và ở trường ĐH mới có thể đạt được kết quả như vậy, do các em cũng phải trải qua các kỳ kiểm tra, đánh giá và đạt chuẩn đầu ra y như sinh viên chính quy”, PGS-TS Nguyễn Quang Liệu chia sẻ.

Vì vậy, theo ông Liệu, nếu không thực sự có năng lực và không có sự chuẩn bị kỹ thì việc tích lũy trước tín chỉ ĐH có thể sẽ gây áp lực, lãng phí thời gian, tiền bạc của HS và gia đình mà không đạt được kết quả như mong muốn.

Điều này càng khó khăn hơn nếu trường ĐH muốn thu hút HS của các trường chuyên ở tỉnh, thành khác, dù đó là HS xuất sắc, nổi trội. PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn nhận định: “Do khoảng cách về địa lý, các em khó có thể sắp xếp được thời gian để vừa học chương trình phổ thông vừa về Hà Nội học chương trình ĐH, nhất là với các em cuối cấp. Hiện chúng tôi vẫn đang tìm phương án phù hợp để có thể thực hiện”.

TS Nguyễn Trung Nhân, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM, cho rằng việc cho HS THPT học trước ĐH có thể sẽ trở thành một xu hướng tại VN trong tương lai. Tuy nhiên, cái khó là liệu các em có sắp xếp được thời gian để vào trường học trực tiếp cùng với các anh chị sinh viên chính quy hay không.

NẾU HỌC TRƯỜNG ĐH KHÁC, TÍN CHỈ ĐÃ TÍCH LŨY CÓ CÒN GIÁ TRỊ ?

Một vấn đề nhiều người băn khoăn là nếu một HS đã tích lũy tín chỉ ở một trường thành viên của ĐH Quốc gia Hà Nội, nhưng sau khi tốt nghiệp THPT muốn học Trường ĐH Ngoại thương hoặc một trường thành viên của ĐH Quốc gia TP.HCM, thì sẽ ra sao?

TS Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), nhận định: “Thông thường em nào đã đăng ký học trước thì đã có định hướng nghề nghiệp rõ ràng, xác định sau THPT mình sẽ học ngành gì, trường nào. Tuy nhiên cũng sẽ có tình huống các em thay đổi định hướng chọn trường, chọn nghề. Như vậy những tín chỉ đã tích lũy chỉ có giá trị khi các trường có sự đồng bộ trong chương trình đào tạo, có cùng đề cương môn học và có ký kết hợp tác để công nhận lẫn nhau. Để đảm bảo lợi ích cho người học thì việc này là cần thiết”, TS Hạ nêu.

Nhưng để công nhận lẫn nhau không đơn giản. TS Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng trường Trường ĐH FPT, cho rằng tuyển sinh ĐH hiện nay có 2 hướng, một là đầu vào rất chặt chẽ, hai là đầu vào mở. Đồng thời chương trình học, cách kiểm tra đánh giá, chất lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của các trường hiện nay cũng khác nhau, thì liệu có thể chuyển đổi tín chỉ từ trường có đầu vào mở, chuẩn đầu ra thấp sang trường có đầu vào chặt chẽ, chuẩn đầu ra cao hơn? “Vì vậy, các trường phải xây dựng chương trình, các môn học có sự đồng bộ, tương đương và học xong được cấp chứng chỉ thì những tín chỉ đó mới có giá trị khi học ở bất cứ đâu”, TS Lê Trường Tùng chia sẻ.

Quy chế cho phép trường chuyển đổi tín chỉ tối đa 50%

PGS-TS Nguyễn Anh Tuấn đề xuất khi chương trình môn học có nội dung tương đương nhau từ 80% thì nên công nhận lẫn nhau. Bên cạnh đó, để việc công nhận tín chỉ lẫn nhau được thuận lợi thì các trường ĐH cũng nên trao đổi, thống nhất mức học phí đảm bảo yêu cầu của các bên.

Đại diện nhiều trường ĐH cho rằng thế giới đã làm được thì VN trước sau gì cũng phải làm nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người học. “Hiện nay các quy định, quy chế đào tạo của Bộ GD-ĐT hoàn toàn thuận lợi, cho phép các trường chuyển đổi tín chỉ tối đa là 50%. Vấn đề còn lại là giữa các trường ĐH với nhau”, TS Lê Trường Tùng nhìn nhận.



Source link

Cùng chủ đề

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Không ảnh hưởng phương án tuyển sinh của đại học top đầu

TP - Đề tham khảo kì thi tốt nghiệp THPT năm 2025 mà Bộ GD&ĐT vừa công bố được đánh giá có sự phân hóa tốt hơn so với các kì thi những năm qua. Tuy nhiên, mức độ khó, dễ của đề thi tốt nghiệp THPT không ảnh hưởng đến phương án tuyển sinh của nhiều trường ĐH top trên. PGS.TS Lê Đình Tùng, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho biết hiện...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mùa đông thêm ấm áp và thời thượng với áo khoác phao

Áo khoác phao có thể nói là một "vũ khí bí mật" giúp chúng ta vượt qua mùa...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Cần quy định chế tài mạnh hơn đối với các hành vi vi phạm về quảng cáo

(ĐCSVN) - Thảo luận ở tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo, đại biểu Quốc hội cho rằng, thực tế hiện nay có nhiều hành vi vi phạm về quảng cáo, đặc biệt là quảng cáo không đúng chất lượng của sản phẩm, dẫn đến hiểu lầm cho người tiêu...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư về quá cảnh hàng hoá của Campuchia qua Việt Nam

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BCT ngày 8/11/2024 quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam. Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương....

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Mới nhất