“Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được”

Báo Dân ViệtBáo Dân Việt22/09/2024


TS Giáp Văn Dương: “Học thêm thì thời nào cũng có và không dập tắt được”- Ảnh 1.

TS Giáp Văn Dương

Do đó, theo TS Dương, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung tâm tổ chức dạy thêm.

Những ngày qua, dư luận nóng lên khi Bộ GD&ĐT công bố Dự thảo Thông tư quy định về dạy thêm, học thêm để lấy ý kiến đến hết ngày 22/10. Dự thảo làm dấy lên nhiều tranh luận và câu hỏi, đặc biệt về nội dung không cấm giáo viên được dạy thêm ngoài trường.

"Học thêm là một nhu cầu có thật của học sinh. Thời nào cũng có và không dập tắt được. Vấn đề là tổ chức làm sao để không xung đột lợi ích, gây thiệt hại và mệt mỏi cho học sinh" - TS Giáp Văn Dương

PV Tiền Phong đã có cuộc phỏng vấn với trò chuyện với nhà giáo dục, tiến sĩ Giáp Văn Dương.

"Nên có quy định để tránh xung đột lợi ích”

PV: Ông có đồng ý với việc Bộ GD&ĐT đưa ra dự thảo về quy định cho giáo viên dạy thêm ngoài trường không?

TS Giáp Văn Dương: Việc dạy thêm , học thêm đã được bàn đi nói lại suốt mấy chục năm qua. Nhiều giải pháp đã được đưa ra, trong đó có cả biện pháp cấm dạy thêm đối với giáo viên. Nhưng đến này, việc dạy thêm vẫn tồn tại và phát triển, chứng tỏ đó là nhu cầu thật của cuộc sống. Nếu vậy thì không cấm được, chỉ có thể quản lý và điều hướng sao cho khoa học và hiệu quả, đặc biệt là tránh xung đột lợi ích, gây ảnh hưởng xấu đến học sinh.

Nhìn sang một số nước như Hàn Quốc, Singapore thì thấy việc học thêm vẫn diễn ra, nhưng là ở các trung tâm giáo dục độc lập với nhà trường. Giáo viên của các trung tâm đó không phải là giáo viên đứng lớp của học sinh.

Do đó, theo tôi, chúng ta cũng nên có quy định đó để tránh xung đột lợi ích, gây tổn hại cho học sinh.

PV: Có ý kiến cho rằng, dự thảo bật toàn "đèn xanh" cho vấn đề dạy thêm và lo lắng dạy thêm học thêm sẽ tràn lan, phức tạp. Ông có chung nỗi lo lắng như vậy không?

TS Giáp Văn Dương: Vấn đề lớn nhất của quản lý việc dạy thêm, học thêm là xung đột lợi ích. Thầy cô đã dạy chính trong trường, nay lại dạy thêm bên ngoài, thì đâu là thêm, đâu là chính? Liệu có xảy ra tình trạng dạy chính là phụ, là tạo phễu, còn dạy thêm mới là mục tiêu chính của các thầy cô? Việc này chắc chắn sẽ xảy ra, nếu không có giải pháp quản lý tốt. Hệ quả là chất lượng giáo dục chính quy sẽ xuống thấp. Môi trường giáo dục cũng bị biến tướng, khi giáo viên dạy không hết trách nhiệm trên lớp, mà dành nội dung để dạy thêm.

Do đó, vấn đề không phải là “ai quản ai”, mà giải pháp có thấu đáo và có xung đột lợi ích hay không.

PV: Theo ông, học sinh có cần phải học thêm? Học thêm để thành “thợ học” và có điểm số cao thực sự có quan trọng với một học sinh hay không?

TS Giáp Văn Dương: Theo tôi, học sinh chỉ nên học thêm trong các trường hợp sau: học phụ đạo vì sức học yếu; học bồi dưỡng tài năng; học những nội dung nhà trường không dạy, theo nhu cầu của cá nhân.

Nhưng vì sao số học sinh học thêm hiện nay rất đông. Tôi cho rằng, đó là do thi cử, do sợ con mình không bằng con nhà người ta, hoặc lo con không cạnh tranh được ở các bậc chuyển cấp. Nỗi lo này là chính đáng, nhưng theo tôi, không phải là giải pháp của ngành giáo dục.

Về phía ngành giáo dục, nếu thiếu trường, thì giải pháp là tạo cơ chế để kêu gọi đầu tư và huy động các nguồn lực để xây thêm trường mới, có đủ chỗ cho học sinh theo học, thay vì dồn sức học thêm để cạnh tranh nhau có một chỗ trong trường công lập.

Về phía gia đình, nên khơi gợi, tìm cách để giúp con phát triển khả năng tự học, giúp con tìm ra điểm mạnh điểm yếu của chính mình, thay vì sa vào vòng xoáy học thêm không hồi kết mà không thực sự để làm gì.

PV: Có một thực tế, các em học thêm, điểm số cao nhưng các em học sinh vẫn chán học. Ông có thể phân tích một số hệ lụy mà người thầy, học sinh trong vòng quay của học thêm, dạy thêm hiện nay?

TS Giáp Văn Dương: Việc học thêm hiện nay được thực hiện chủ yếu theo cách nhồi vào các kiến thức, dạng bài dùng để thi cử, nên dù điểm số có cao, nhưng lại làm cho học sinh mệt mỏi và thui chột sức sáng tạo. Vì thế, nếu sa vào vòng xoáy này, học sinh không chỉ chán học, mà còn sợ học, rất khổ.

Thay vì cách nhồi vào như thế, theo tôi cách làm tốt hơn là khơi ra. Khơi ra những năng lực mới, khả thể mới của người học. Như thế, học sinh sẽ có được sự trưởng thành thực sự trong quá trình học, thay vì cùn mòn đi lòng yêu học do bị nhồi nhét nội dung, kiến thức, phục vụ những mục tiêu ngắn hạn như thi cử.

PV: Nhìn thấy việc lan tràn học thêm như hiện nay ở mọi lớp, mọi cấp học sẽ để lại những hệ lụy tiêu cực. Theo ông, về lâu dài có hại cho nền giáo dục nói chung?

TS Giáp Văn Dương: Như tôi đã nói, học thêm là một nhu cầu có thật của học sinh. Thời nào cũng có và không dập tắt được. Vấn đề là tổ chức làm sao để không xung đột lợi ích, gây thiệt hại và mệt mỏi cho học sinh. Do đó, tốt nhất là học hỏi kinh nghiệm quản lý của các nước đi trước, cho phép các trung tâm tổ chức dạy thêm, nhưng giáo viên dạy ở các trung tâm đó không nên là giáo viên trực tiếp đứng lớp của học sinh mình đang dạy.



Nguồn: https://danviet.vn/ts-giap-van-duong-hoc-them-thi-thoi-nao-cung-co-va-khong-dap-tat-duoc-20240922071857113.htm

Chủ đề: học thêm

Bình luận (0)

No data
No data
Ngày tết, phóng sinh gieo tâm từ bi: Phóng sinh thế nào mới đúng?

Ngày tết, phóng sinh gieo tâm từ bi: Phóng sinh thế nào mới đúng?

Cùng chủ đề

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Dạy thêm bằng chữ “tâm”

Báo Đại Đoàn Kết
Báo Đại Đoàn Kết
20/01/2025
Dạy thêm, học thêm: Mong làm rốt ráo

Dạy thêm, học thêm: Mong làm rốt ráo

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
18/01/2025
Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm

Hướng tới các nhà trường không có dạy thêm, học thêm

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
17/01/2025
Phụ huynh lo ngại con nghiện game khi siết việc dạy thêm trong nhà trường

Phụ huynh lo ngại con nghiện game khi siết việc dạy thêm trong nhà trường

Việt Nam
Việt Nam
16/01/2025
Nhiều phụ huynh lo 'con không học thêm ở nhà cô khó lòng đạt điểm cao'

Nhiều phụ huynh lo 'con không học thêm ở nhà cô khó lòng đạt điểm cao'

VTC News
VTC News
14/01/2025
Quy định mới về dạy thêm, học thêm thế nào?

Quy định mới về dạy thêm, học thêm thế nào?

Báo Phụ nữ Việt Nam
Báo Phụ nữ Việt Nam
13/01/2025

Cùng chuyên mục

Bộ giáo dục Anh bối rối vì phụ huynh sẵn sàng cho con nghỉ học đi chơi vì 'cuộc đời ngắn ngủi quá'

Bộ giáo dục Anh bối rối vì phụ huynh sẵn sàng cho con nghỉ học đi chơi vì 'cuộc đời ngắn ngủi quá'

Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
2 giờ trước
Năm 2025, một số trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ

Năm 2025, một số trường đại học tiếp tục xét tuyển học bạ

Báo Quốc Tế
Báo Quốc Tế
2 giờ trước
Sự giàu có về cảm xúc của thầy cô “cắm đảo”

Sự giàu có về cảm xúc của thầy cô “cắm đảo”

Báo Dân Việt
Báo Dân Việt
2 giờ trước
Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

Thí sinh nắm bắt lợi ích với ngành kế toán song ngữ trong bối cảnh hội nhập

VietNamNet
VietNamNet
một giờ trước
Nhanh trôi qua như tết ở quê nhà

Nhanh trôi qua như tết ở quê nhà

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
2 giờ trước
Dân tộc nào ở Việt Nam không ăn Tết Nguyên đán?

Dân tộc nào ở Việt Nam không ăn Tết Nguyên đán?

Báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong
2 giờ trước

Cùng tác giả

Du lịch Homestay hướng đi góp phần giảm nghèo ở Huyện Tân Sơn (Phú Thọ)

Du lịch Homestay hướng đi góp phần giảm nghèo ở Huyện Tân Sơn (Phú Thọ)

Báo Dân Việt
Báo Dân Việt
37 phút trước
Sự giàu có về cảm xúc của thầy cô “cắm đảo”

Sự giàu có về cảm xúc của thầy cô “cắm đảo”

Báo Dân Việt
Báo Dân Việt
2 giờ trước
Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Ngôi làng cổ bên sông Thu Bồn có địa hình đặc biệt thế nào suốt chiến tranh ko viên đạn nào bay qua?

Báo Dân Việt
Báo Dân Việt
3 giờ trước
25 "lão" trâu khỏe, đẹp được chọn tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

25 "lão" trâu khỏe, đẹp được chọn tham gia Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn 2025

Báo Dân Việt
Báo Dân Việt
3 giờ trước
Một giò lan rừng quý tộc “khổng lồ” 50 năm tuổi, cao hơn 2m đang gây xôn xao ở Đắk Lắk

Một giò lan rừng quý tộc “khổng lồ” 50 năm tuổi, cao hơn 2m đang gây xôn xao ở Đắk Lắk

Báo Dân Việt
Báo Dân Việt
4 giờ trước
Người dân đổ về các điểm vui chơi hái lộc, xin chữ... ngày mùng 3 Tết

Người dân đổ về các điểm vui chơi hái lộc, xin chữ... ngày mùng 3 Tết

Báo Dân Việt
Báo Dân Việt
14 giờ trước
Happy VietNam

Tác phẩm Ngày hè

Nhân vật

Hai bóng hồng rạng danh y học Việt

Hai bóng hồng rạng danh y học Việt

Báo Tiền Phong
Báo Tiền Phong
20 giờ trước
Cô gái Bỉ về TP.HCM tìm mẹ rồi quyết định… ai cũng sốc: Ước mơ ngày tết

Cô gái Bỉ về TP.HCM tìm mẹ rồi quyết định… ai cũng sốc: Ước mơ ngày tết

Báo Thanh niên
Báo Thanh niên
20 giờ trước
Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới - Niềm tự hào của ngành Quân y Việt Nam

Viện sĩ Viện Hàn lâm khoa học thế giới - Niềm tự hào của ngành Quân y Việt Nam

Báo Quân đội Nhân dân
Báo Quân đội Nhân dân
20 giờ trước
NSND Trà Giang: 'Với điện ảnh, nói rất nhớ là chưa đủ'

NSND Trà Giang: 'Với điện ảnh, nói rất nhớ là chưa đủ'

Báo Tuổi Trẻ
Báo Tuổi Trẻ
20 giờ trước
“2 lần đăng quang hoa hậu trước Tết khiến Tết càng đặc biệt”

“2 lần đăng quang hoa hậu trước Tết khiến Tết càng đặc biệt”

Báo Lao Động
Báo Lao Động
31/01/2025
Gặp lại người hùng cầm búa đập tường cứu người gây sốt ở Hà Nội

Gặp lại người hùng cầm búa đập tường cứu người gây sốt ở Hà Nội

Báo Dân trí
Báo Dân trí
30/01/2025
Tết Trong Mơ: Những nụ cười giữa 'xóm ve chai'
Tết Trong Mơ: Những nụ cười giữa 'xóm ve chai'
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Hình ảnh tuyệt đẹp trên cánh đồng hoa cúc chi vào vụ thu hoạch
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang
Giới trẻ xếp hàng từ 6h30, chờ 7 tiếng để chụp ảnh ở quán cà phê cổ trang

No videos available