Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu...

Học sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D


Học sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D - Ảnh 1.

Nhóm học sinh cùng những sản phẩm STEM, trong đó có máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D (giữa)

Tự mày mò thực hiện

Máy tạo sợi nhựa in 3D từ chai nhựa, hay nói dễ hiểu là máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D, được nhóm học sinh lớp 11 gồm Trương Ngô Gia Bảo, Lê Hoàng Bảo Huy, Nguyễn Đình Minh Anh và Đỗ Hoàng Phương Trang thực hiện từ hồi tháng 3. Đến nay, máy đã thành hình và hoạt động ổn định, tiếp tục được nhóm học sinh “nâng cấp” giao diện để thêm phần bắt mắt.

Gia Bảo, trưởng nhóm, chia sẻ động lực bắt đầu dự án đến từ thực tế nhu cầu sử dụng máy in 3D tại các trường học ngày càng nhiều, nhất là để dạy hoặc sinh hoạt câu lạc bộ về STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học). Song, giá thành của mực in 3D dao động từ 250.000-300.000 đồng, không phù hợp với túi tiền của nhiều học sinh.

Học sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D - Ảnh 2.

Gia Bảo (trái) và Bảo Huy hoàn chỉnh các bộ phận của máy

“Lúc đó, chúng em tìm hiểu và biết đến một loại mực in 3D có chung tính chất với chai nhựa dùng hằng ngày, tức nhựa PET. Phát hiện này thúc đẩy chúng em tìm cách tái chế chai nhựa thành sợi nhựa đủ tiêu chuẩn dùng để in 3D cho giáo dục STEM, cũng như giúp giải đáp những thắc mắc của chúng em khi tìm hiểu về ngành nghề”, Bảo nói.

Để thiết kế máy tái chế chai nhựa, Bảo cho biết nhóm phải tham khảo cấu trúc từ mã nguồn mở, đồng thời tự học trên YouTube cách dùng phần mềm tạo mô hình 3D, phần mềm lập trình. Sau đó, nhóm vẽ bản thiết kế, dựa trên đó sản xuất các thành phần của máy như bánh răng, chân chống, máy cắt…, lập trình, lắp ráp động cơ gồm nhiều mạch điều khiển để giúp sợi nhựa thành phẩm không quá giòn và có đường kính phù hợp…

Học sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D - Ảnh 3.

Toàn cảnh máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D cùng các sản phẩm in 3D hoàn chỉnh

“Nguyên lý hoạt động của máy khá đơn giản. Đầu tiên, người dùng cắt đáy chai nhựa cho bằng phẳng rồi tiếp tục cắt xéo thành sợi lớn. Sau đó bật công tắc, điều chỉnh nhiệt độ phù hợp và đưa sợi lớn vào đầu nung để xử lý thành sợi nhỏ. Cuối cùng, người dùng móc sợi nhỏ vào bánh răng và để máy tự động thực hiện hoàn toàn”, Bảo giải thích, cho biết thêm 4 chai nhựa 1,5 lít sẽ cho ra cuộn nhựa để in 2 mô hình 3D cao 15cmx5cm.

Theo các thành viên trong nhóm, công đoạn khó nhất khi thực hiện máy tái chế là phải đảm bảo các thành phần phải “khớp” với bản thiết kế. Chẳng hạn, nhóm đã thiết kế và in đi in lại gần hai mươi bánh răng khác nhau để có được thành phẩm ổn định nhất dùng cho máy. “Hầu như công đoạn nào chúng em cũng phải thử và sai rất nhiều lần để ‘chốt’ lại cơ cấu hoàn chỉnh”, Bảo bộc bạch.

Học sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D - Ảnh 4.

Chai nhựa cần tái chế sẽ đi qua đầu nung (hộp đen, bìa trái) để xử lý nhiệt và tạo thành sợi nhỏ phù hợp cho máy in 3D

Học sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D - Ảnh 5.

Các bánh răng được thiết kế và in 3D giúp máy kéo sợi nhựa thành cuộn

Thành tích đáng nể

Trước khi thực hiện máy tái chế nhựa, Gia Bảo từng đạt giải nhất cấp quốc gia tại kỳ thi robot toàn cầu MakeX, sau đó đạt hạng 6 trong vòng thi thế giới diễn ra ở Quảng Châu, Trung Quốc. Bên cạnh đó, nam sinh cũng chinh phục 7 giải thưởng cấp thành phố về robotics và những dự án công nghệ khác.

Những thành viên trong nhóm cũng tài năng không kém cạnh. Bảo Huy từng đạt giải nhì học sinh giỏi môn toán cấp thành phố, giải ba nghiên cứu khoa học cấp thành phố. Minh Anh thì giành huy chương đồng Olympic tháng 4 môn khoa học tự nhiên, giải ba kỳ thi khoa học kỹ thuật cấp thành phố. Còn Phương Trang là chủ nhân của huy chương vàng Olympic tháng 4 môn địa.

Đưa vào chương trình nhà trường

Không dừng ở dự án cá nhân, nhóm học sinh còn đưa máy tái chế nhựa in 3D từ chai nhựa vào hoạt động của câu lạc bộ STEM tại Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, nơi các em đều là thành viên chủ chốt. Tại đây, các thành viên mới có thể học hỏi về cách chế tạo và vận hành một sản phẩm kỹ thuật, đồng thời có thêm nguồn vật liệu để sản xuất các sản phẩm in 3D như mô hình để lắp mạch điện, khớp nối cho robot…

Học sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D - Ảnh 7.

Phương Trang (trái) và Minh Anh chịu trách nhiệm chính trong phần biên soạn nội dung và thiết kế hình ảnh

Thầy Nguyễn Văn Ba, Phó hiệu trưởng Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, cho biết thêm từ năm học trước, STEM được thiết kế thành chương trình để học sinh đăng ký, có giáo viên chuyên môn phụ trách và thời khóa biểu, kế hoạch bài giảng cụ thể. Các thành viên câu lạc bộ STEM như Gia Bảo, nhờ thế, cũng trở thành “lực lượng” nòng cốt hỗ trợ giáo viên và các bạn đồng trang lứa trong tiết học.

Cũng theo thầy Ba, để phát triển chương trình STEM và hỗ trợ học sinh nghiên cứu khoa học, thực hiện đề tài, nhà trường không chỉ đầu tư cơ sở vật chất mà còn tìm nguồn tài trợ từ các cơ sở giáo dục ĐH, đơn vị doanh nghiệp. Các sản phẩm của học sinh như máy tái chế nhựa thành vật liệu in 3D cũng được đưa vào chương trình để minh họa, phục vụ việc giảng dạy.

Học sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D - Ảnh 8.

Thông qua các dự án thực tế, nhiều học sinh từ bỡ ngỡ đã có thêm kinh nghiệm cho ngành học tương lai

Học sinh thiết kế máy tái chế chai nhựa thành vật liệu in 3D - Ảnh 9.

Chế tạo, lập trình… là những năng lực có thể rèn luyện cho học sinh ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường

“Đến nay, chương trình nhà trường nói riêng, hoạt động STEM nói chung của trường đã trở thành một ‘điểm đến’ uy tín. Học sinh không chỉ được phát triển năng lực đặc thù thông qua các hoạt động liên quan mà còn được định hướng nghề nghiệp một cách thực tiễn khi còn ngồi ở ghế nhà trường”, thầy Ba chia sẻ.

Đồng quan điểm, Bảo Huy cho biết từ “một đứa không biết gì”, em đã có thêm kiến thức, kinh nghiệm về mạch điện và lập trình, sẵn sàng hơn cho đam mê làm việc ở ngành kỹ thuật hàng không. Còn Minh Anh và Phương Trang thì nhất trí rằng quá trình làm việc vừa qua đã giúp các em khám phá điểm mạnh của bản thân, đồng thời bổ sung trải nghiệm về ngành nghề.



Source link

Cùng chủ đề

Hai nhà khoa học được tôn vinh tài năng trẻ TP HCM

Với nhiều công trình nghiên cứu, công bố quốc tế Hà Quý Tân và Đoàn Châu Thành Vinh, đều 24 tuổi, được tôn vinh Tài năng trẻ TP HCM lĩnh vực khoa học - kỹ thuật, tối 23/3. Tân hiện làm việc tại Đại học Bách khoa TP HCM khoa Khoa học ứng dụng, theo đuổi nghiên cứu về kỹ thuật y sinh. Anh là tác giả và đồng tác giả ba bài báo danh mục ISI/Scopus, hai bài...

Công bố 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2023

Danh sách 10 gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu, gồm:1. Đinh Cao Sơn, 19 tuổi, Trường đại học Sư phạm Hà Nội, lĩnh vực học tập.2. Hà Thị Thanh Hương, 35 tuổi, trưởng bộ môn y học tái tạo, trưởng phòng thí nghiệm sức khỏe não bộ, Trường đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TPHCM, lĩnh vực nghiên cứu khoa học - sáng tạo.3. Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Quốc Duy, 35 tuổi, phó trưởng...

Cú hích từ điểm 0 giúp nam sinh Bách khoa tốt nghiệp loại giỏi

Từng chật vật với các môn đại cương, chán nản rồi bỏ bê việc học, Hiếu bừng tỉnh khi bị điểm 0 môn Xác suất thống kê cùng GPA loại yếu (1.71/4). Phạm Minh Hiếu, 22 tuổi, quê Nghệ An, vừa tốt nghiệp chuyên ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng thuộc ngành Quản lý công nghiệp, Viện Kinh tế và Quản lý, Đại học Bách khoa Hà Nội với điểm trung bình (GPA) 3.58/4 điểm, nhận bằng...

Siêu vật liệu có thể thay đổi hình dạng

Trưởng nhóm nghiên cứu, Giáo sư Jiyun Kim thuộc khoa Khoa học và Kỹ thuật vật liệu tại Viện Khoa học và Công nghệ tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) cho biết lấy cảm hứng từ bạch tuộc, nhóm nhà khoa học Hàn Quốc đã tạo ra “một hệ thống tổng hợp siêu vật liệu cho phép điều chỉnh tăng dần và đảo ngược các thông tin cơ học khác nhau, bằng cách dịch thông tin mẫu đã...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Hà Nội yêu cầu trường học không thu tiền giữ chỗ

Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các trường không thu tiền giữ chỗ, trong khi khoản này lên đến 10-20 triệu đồng ở các cơ sở ngoài công lập. Thông tin được nêu trong thông báo của Sở ngày 22/3. Sở cho biết thời gian qua đã nhận được nhiều phản ánh về công tác tuyển sinh đầu cấp, trong đó nhiều trường yêu cầu phụ huynh nộp tiền giữ chỗ hoặc thu, giữ hồ...

Hà Nội yêu cầu các trường không thu phí giữ chỗ

Thời gian qua, câu chuyện đặt cọc giữ chỗ khi đi đăng ký học cho con đã trở nên quen thuộc với phụ huynh Thủ đô. Để có suất cho con đi học trường tư, có người phải bỏ ra vài triệu, thậm chí 10-20 triệu đồng. Điều này tạo ra hình ảnh không đẹp trong giáo dục, khiến nhiều người phản đối.Trong văn bản ngày 22/3 về việc thực hiện nghiêm túc công tác tuyển sinh đầu cấp...

Học sinh Việt cần làm gì khi Australia siết thị thực du học

Học sinh và gia đình cần sớm chuẩn bị về tài chính, thành tích học tập và khả năng tiếng Anh nếu muốn du học Australia, sau khi nước này siết thị thực. Australia áp dụng quy định thị thực mới với sinh viên quốc tế từ 23/3, nhằm kiềm chế số người nhập cư. Sau đây là 5 lưu ý với du học sinh Việt Nam, theo các chuyên gia tuyển sinh:Nâng cao khả năng tiếng AnhAustralia sẽ...

Đài Loan sẽ đào tạo bán dẫn miễn phí sinh viên Việt Nam

Doanh nghiệp bán dẫn Đài Loan thích hợp tác với đại học Ông Hàn Quốc Diệu cho rằng hiện doanh nghiệp Đài Loan, trong...

Cùng chuyên mục

Truyền hình trực tiếp tư vấn tuyển sinh 2024 trên VTV2

Chiều 23/3, chương trình do Ban Khoa giáo- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện, được truyền hình trực tiếp từ Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Tp.HCM. Đơn vị đồng hành cùng chương trình gồm: Trường ĐH Công nghệ Tp.HCM (HUTECH); Trường ĐH Kinh tế - Tài chính Tp.HCM (UEF); Trường Đại học Gloustershire Việt Nam. Tham dự chương trình có: ông Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo;...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 tiếng mỗi tuần

Học sinh, sinh viên từ 15 tuổi trở lên được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ mỗi tuần trong năm học, theo dự thảo Luật việc làm sửa đổi. Đây là lần đầu tiên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đề xuất quản lý việc làm bán thời gian của học sinh, sinh viên. Dự thảo đang lấy ý kiến, từ 15/3.Cụ thể, học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động - tức...

“Kết sức mạnh – Nối yêu thương”

Ngày 23/3, tại Trường THCS Lương Yên (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội), Trung tâm Truyền thông Thanh thiếu nhi (Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) phối hợp cùng Tổ chức Cứu trợ trẻ em (SCI) tổ chức Chương trình truyền thông với chủ đề “Kết sức mạnh – Nối yêu thương”.  Sự kiện được chính các thành viên Câu lạc bộ Girls Decide - “Quyết định ở chúng mình” là các em học sinh nữ từ 11...

Đề xuất học sinh, sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi), Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất học sinh, sinh viên đủ tuổi lao động có thể làm thêm song không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học và không quá 48 giờ/tuần trong kỳ nghỉ.Học sinh, sinh viên được trả tiền làm thêm giờ theo thỏa thuận với người sử...

Nữ sinh viên theo lối sống tối giản xài 25 triệu đồng/tháng gây sốt trên mạng

"Các khoản chi của tôi đều chính đáng, không tiêu xài phung phí"Chia sẻ thêm về clip "Sinh viên chi bao nhiêu tiền 1 tháng?" đang gây sốt trên mạng xã hội, Thư xác nhận những nội dung trong clip là thật. "Trước đây tôi từng ở thuê căn hộ dịch vụ, chung cư có nhiều người ở với chi phí thuê...

Mới nhất

6 thực phẩm người bệnh viêm khớp nên ăn

Dâu tây, việt quất, đậu, sữa chua có tác dụng chống viêm, tốt cho người bệnh viêm khớp khi ăn thường xuyên. Các triệu chứng viêm khớp thường gồm sưng, đau, cứng khớp và giảm khả năng vận động. Bệnh là kết quả của sự hao mòn khớp theo thời gian. Viêm khớp cũng có thể do bệnh tự...

U23 Việt Nam kết thúc tập huấn ở Tajikistan bằng kết quả hòa

Thầy trò Moulay Azzeggouarh cầm hòa 0-0 cùng đội chủ nhà U23 Tajikistan ở trận tái đấu diễn ra vào tối 23-3 (giờ Việt Nam), qua đó khép lại chuyến tập huấn trên nước bạn với chuỗi kết quả tích cực. Càng cuối trận, tốc độ trận đấu bị giảm dần...

Việt Nam lập kỳ tích tại giải billiard đồng đội thế giới

ĐứcTrần Quyết Chiến và Bao Phương Vinh giúp Việt Nam thắng cựu vô địch Bỉ, để lần đầu vào bán kết giải carom 3 băng đồng đội thế giới. Sau ba kỳ liên tiếp bị loại ở tứ kết, Việt Nam cuối cùng cũng sẽ được đứng trên bục huy chương đồng đội thế giới lần đầu tiên. Cơ...

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp của Pháp tìm hiểu, hợp tác đầu tư tại Đà Nẵng

Tại buổi tiếp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh bày tỏ vui mừng vì mối quan hệ Việt Nam-Pháp ngày càng được củng cố và phát triển. Theo Chủ tịch Lê Trung Chinh, hiện thành phố Đà Nẵng đang tập trung ưu tiên phát triển các lĩnh vực trọng tâm như:...

Mới nhất