Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh ở một xã phải đi học ở 3 tỉnh vì...

Học sinh ở một xã phải đi học ở 3 tỉnh vì không có trường


Học sinh ở một xã phải đi học ở 3 tỉnh

Em K’ Nhân, ở xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông (học sinh lớp 10C, Trường THPT Nguyễn Chí Thanh ở xã Krông Nô, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk) hàng ngày phải vượt gần 16km để đến trường. Nhà em thuộc diện đặc biệt khó khăn, ba mẹ làm rẫy, thu nhập bấp bênh.

Sáng nay, em phải dậy từ 4 giờ, chuẩn bị cơm nguội mang theo đến trường. Với hy vọng con chữ sau này em sẽ giúp gia đình thoát nghèo. “Ở chỗ em không có trường cấp 3 để đi học. Nhà xa, bố mẹ phải làm nương không thể đưa đi học nên em phải tự đạp xe đến trường “, em K’ Nhân bộc bạch.

học sinh ở một xã phải đi học ở 3 tỉnh - Ảnh 1.

Xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, Đắk Nông hiện không có trường trung học phổ thông nên học sinh phải đi học ở 3 tỉnh. Ảnh: H.N

Trong cơn mưa nặng hạt kéo dài vì ảnh hưởng của bão số 3, ông Nguyễn Văn Sơn (thôn 11, xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông), khăn gói đưa con gái lớn qua huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk để học lớp 10. Quãng đường từ nhà ông đến trường học của con gái hơn 12km, rất khó để đón đưa hàng ngày nên ông dự định để con gái thuê trọ ở lại. Tuy nhiên việc để con gái ở lại khiến ông lo lắng vì khó quan tâm, chăm lo cho con, thêm vào đó là gánh nặng chi phí.

Theo ông Sơn, không có trường cấp 3 nào đóng trên địa bàn xã Quảng Hoà, trường trong tỉnh thì đi quá xa nên buộc phải đưa con sang tỉnh Đắk Lắk để đi học. “Con nhà tôi năm nay mới bước vào học lớp 10, mà trường thì lại quá xa nhà. Nhiều phụ huynh và học sinh rất mong muốn Nhà nước quan tâm, tạo điều kiện xây dựng trường cấp 3 cho địa phương. Trường gần thì mình yên tâm lao động, sản xuất, không phải lo việc đưa đón, phụ huynh yên tâm hơn”, ông Sơn chia sẻ.

Ông Phan Đình Mạo, Chủ tịch UBND xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông cho biết, dân số của xã hơn 8.000 người, tỷ lệ người dân tộc thiểu số hơn 90%, là xã vùng 3 đặc biệt khó khăn. Mỗi năm xã có hơn 120 cháu có nhu cầu học cấp 3 nhưng xã chưa có trường ở cấp này.

Trong khi các trường cấp 3 ở trung tâm huyện hoặc xã lân cận trong huyện thì khoảng cách quá xa, ít nhất cũng 50km, thậm chí có trường đến 120km. Do đó, chỉ hơn 30% các cháu theo học ở các trường cấp 3 trong huyện, 35% cháu phải xin học các trường thuộc tỉnh Đắk Lắk và Lâm Đồng, số còn lại có thể theo học nghề hoặc có nguy cơ bỏ học sớm.

Việc các cháu học sinh phải đi học ở 3 tỉnh, với khoảng cách rất xa và trong bối cảnh các địa phương phải thực hiện phân luồng học sinh là nỗi băn khoăn của chính quyền địa phương.

“Việc đi học quá xa là điều rất khó với các bậc phụ huynh và học sinh. Bên cạnh đó, là vấn đề kinh tế, học sinh ở lại thuê nhà trọ thì lại thêm gánh nặng kinh phí cho các gia đình. Xã cũng kiến nghị các cấp, các ngành phê duyệt để năm học 2025-2026 triển khai được lớp 10, sau đó hoàn thiện cơ sở vật chất, giáo viên để triển khai lớp 11 và lớp 12”, ông Phan Đình Mạo cho biết.

học sinh ở một xã phải đi học ở 3 tỉnh - Ảnh 2.

Ông Phan Đình Mạo, Chủ tịch UBND xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông rất băn khoăn trước thực trạng địa phương chưa có trường THPT để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Ảnh: H.N

Thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên

Ông Lê Lương Nhiên, Hiệu trưởng Trường THCS Quảng Hòa, xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, cho biết với tình hình dân số trên địa bàn xã ngày càng tăng, nhu cầu mở lớp cho các em học THPT là rất cấp thiết.

Cuối tháng 8/2024, Trường cũng đã nhận được văn bản của UBND tỉnh về việc nghiên cứu nâng cấp trường trở thành trường liên cấp 2-3. Đây là điều đáng mừng nhưng cũng vẫn còn đó nỗi lo vì thiếu giáo viên. Nếu thành lập trường liên cấp, áp lực về biên chế giáo viên càng lớn, cần sự quan tâm của các cấp, các ngành.

học sinh ở một xã phải đi học ở 3 tỉnh - Ảnh 3.

Xã vùng 3 Quảng Hòa có hơn 90% học sinh là người dân tộc thiểu số, mỗi năm có hơn 120 em có nhu cầu học cấp 3 nhưng thiếu trường, thiếu lớp, thiếu giáo viên khiến nhiều em phải đi học nghề hoặc bỏ học sớm. Ảnh: H.N

“Muốn nâng cấp lên cấp 2-3 thì khó khăn lớn nhất là việc thiếu biên chế. Ít nhất phải có thêm 20 biên chế nữa phục vụ cho dạy cấp 3. Thêm vào đó là phải xây dựng lại cơ sở vật chất để đáp ứng cho công tác dạy và học”, ông Lê Lương Nhiên chia sẻ.

Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở GDĐT tỉnh Đắk Nông cho biết, việc học sinh xã Quảng Hòa phải qua 3 tỉnh để học THPT là nỗi trăn trở của ngành giáo dục nhiều năm nay. Đơn vị đang phối hợp với chính quyền huyện Đắk Glong và các sở, ban, ngành chức năng tham mưu tỉnh thành lập trường liên cấp Trung học cơ sở – Trung học phổ thông tại xã vùng 3 đặc biệt khó khăn này.

Giai đoạn hiện nay, việc thành lập trường có thuận lợi khi triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, cấp huyện, cấp xã có nguồn kinh phí, ngân sách để xây dựng cơ sở vật chất trường học. Tuy nhiên, vấn đề khó khăn nhất là sắp xếp, bố trí biên chế giáo viên. Trong lúc chưa thành lập được trường, trước mắt, trong năm học này các cháu vẫn tạm thời học tại các trường đã nhập học. Ngành giáo dục đang tham mưu, đề xuất tỉnh các chế độ, chính sách hỗ trợ tiền ăn, ở, đi lại phù hợp cho các cháu.

học sinh ở một xã phải đi học ở 3 tỉnh - Ảnh 4.

Hàng trăm học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở ở xã Quảng Hoà, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông phải chia nhau đi học ở 3 tỉnh. Ảnh: H.N

“Về lâu dài, chúng tôi đang phối hợp với UBND huyện và các sở, ban, ngành, đặc biệt là Sở Nội vụ, dưới sự chỉ đạo của UBND tỉnh, để rà soát, đánh giá về số lượng học sinh trong 5 năm tới để có kế hoạch, đề án phù hợp, thành lập trường sớm nhất. Nếu vấn đề biên chế sắp xếp được thì có thể thành lập trường vào năm 2025-2026”, ông Phan Thanh Hải cho biết.

Ngày tựu trường, trong khi học sinh ở nhiều nơi trong cả nước đến trường trong niềm hân hoan, háo hức thì học sinh ở xã vùng 3 Quảng Hoà, huyện nghèo 30a Đắk Glong đến trường với những khó khăn, cách trở và nhiều nỗi lo.





Nguồn: https://danviet.vn/hy-huu-hoc-sinh-o-mot-xa-phai-di-hoc-o-3-tinh-vi-khong-co-truong-20240905103337074.htm

Cùng chủ đề

Ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ thủy lợi ở Đắk Nông

Cơ quan chức năng tại huyện Đắk R'lấp (Đắk Nông) đã trục vớt thành công ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ thủy lợi ở trung tâm thị trấn Kiến Đức. XEM CLIP: (Nguồn người dân cung cấp) Chiều 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Trần Công Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện Đắk R'lấp xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ việc một ô tô Camry bất ngờ lao xuống hồ nước sâu ở thị trấn...

Giá tiêu ngày mai trong nước biến động tăng

Dự báo giá tiêu ngày mai 18/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 18/12. Dự đoán giá tiêu trong nước ngày mai, giá tiêu trong nước ngày mai 18/12/2024, giá tiêu sẽ neo ở mức cao và tăng nhẹ, giao động quanh mức 146.000 - 147.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay được cập nhật sáng ngày...

Giá cà phê trong nước tiếp đà tăng?

Dự báo giá cà phê ngày mai 18/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 18/12/2024. Giá cà phê thế giới bật tăng trở lại Ngay phiên giao dịch trong ngày đầu của tuần mới (tuần thứ 3 tháng 12/2024) giá cà phê thế giới đã đồng loạt quay đầu bật tăng đều ở các sàn giao dịch, điều này, cho thấy...

Giá tiêu trong nước hôm nay đang neo ở mức cao

Cập nhật giá tiêu hôm nay ngày 17/12/2024, giá tiêu trực tuyến, giá tiêu Đắk Lắk, giá tiêu Đắk Nông, giá tiêu Bình Phước, giá tiêu Gia Lai, giá tiêu ngày 17/12. Giá tiêu trong nước hôm nay Giá tiêu hôm nay được cập nhật lúc 4h30 sáng ngày 17/12/2024 như sau, giá tiêu trong nước ổn định và duy trì ở mức cao so với phiên giao dịch trước. Hiện giá mua...

Giá cà phê trong nước đồng loạt giảm mạnh

Cập nhật giá cà phê hôm nay 17/12/2024, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê Đắk Lắk, cà phê Robusta, cà phê Arabica 17/12/2024. Giá cà phê thế giới bật tăng trở lại Giá cà phê hôm nay 17/12/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút cập nhật trên sàn giao dịch Sở Giao dịch hàng hoá Việt Nam MXV (giá cà phê...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trồng đu đủ đực, hoa đu đủ đực nở cản chả kịp, anh nông dân Sài Gòn bán tươi, bán khô đắt hàng

Khoảng 1 năm nay, trên vùng đất thép Củ Chi (TP HCM) xuất hiện hơn 1 ha trồng đu đủ đực lấy bông (hoa đu đủ đực) của anh Hoàng Thanh Hải. Anh Hải đang chế biến sâu các loại sản phẩm từ loại bông “thần dược” này. Từ xa xưa,...

Ngũ trò dân ca Đông Anh ở Thanh Hóa là các trò gì mà được công nhận Di sản phi vật thể Quốc gia?

Ngũ trò Viên Khê ở làng cổ Viên Khê, xã Đông Anh, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) mang đặc trưng văn hóa nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Mã với những lời ca giản dị, chân thực, được các thế hệ cha ông sáng tạo trong quá trình lao động...

Cận cảnh trang phục “người lính tương lai” biến người lính bình thường thành chiến binh đáng sợ

Tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Quân đội Viettel (Bộ Quốc phòng) đã giới thiệu trang phục "người lính tương lai" tích hợp trí thông minh nhân tạo AI với nhiều tính năng hỗ trợ chiến đấu tiên tiến, hiện đại, biến người lính bình thường trở thành...

Lạc lối ở vườn cam “Xã Đoài” lớn nhất miền Trung

Từ cuối tháng 11 – đầu tháng 12 hàng năm, vườn cam rộng hơn 70 ha với thương hiệu Cam tươi FVF của Tập đoàn TH bắt đầu chín rộ. Những trái cam vàng óng, mọng nước và vị ngọt thanh, hương thơm đậm đà xứng danh giống cam gốc Xã...

Một huyện ở Quảng Ngãi, 12/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, người dân thu nhập 53 triệu đồng/năm

Sau hơn 13 năm xây dựng nông thôn mới (NTM), sự thay đổi rõ nhất ở các xã NTM trên địa bàn huyện Mộ Đức (tỉnh Quảng Ngãi) là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn như điện, đường, trường, trạm y tế, chợ dân sinh... được xây dựng đồng...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Phụ huynh “ngã ngửa” khi trường quốc tế dừng hoạt động, không biết nên chờ đợi hay chuyển trường

Sở GDĐT TP.HCM vừa có văn bản yêu cầu các trường tiểu học và trường phổ thông có nhiều cấp học trên địa bàn thực thực hiện tiếp nhận học sinh từ Trường Quốc tế Ngôi Sao Sài Gòn - Saigon Star - theo yêu cầu của cha mẹ học sinh....

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Cùng chuyên mục

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. Sinh...

TP. Hồ Chí Minh đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba thi lớp 10

Sở GD&ĐT TP. Hồ Chí Minh đã chính thức gửi góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT.

Kỷ luật cô giáo đánh bầm má học sinh ở Đắk Lắk

Tối 17/12, bà Hồ Thị Tình, Hiệu trưởng trường Tiểu học Quốc tế (phường Tân Lợi, TP Buôn Ma Thuột) cho biết, Hội đồng kỷ luật nhà trường vừa tiến hành họp, xem xét kỷ luật cô giáo N.M.T (26 tuổi) do có hành vi đánh một học sinh lớp 3. Nhà trường cũng quyết định cắt toàn bộ thi đua của cô N.M.T trong năm học 2024-2025, không xét nâng lương đợt tới."Cô giáo T. sẽ có...

Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đề xuất thành lập trường THCS và THPT

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (TP Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc) đề xuất thành lập 2 trường THCS và THPT sư phạm trực thuộc nhà trường. Theo thông tin từ Sở GD-ĐT Vĩnh Phúc cho biết, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Sở GD-ĐT cho phép đơn vị này thành lập trường THCS và THPT sư phạm. Cụ thể, 2 trường THCS và THPT sư...

TP.HCM: Chỉ 28% trường học đạt yêu cầu về ánh sáng

Chỉ có 27/95 trường học ở TP.HCM đạt yêu cầu về ánh sáng, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (Sở Y tế TP.HCM) vừa có báo cáo công tác giám sát vệ sinh phòng...

Mới nhất

Tin mới về cầu đi bộ hình lá dừa nước 1000 tỷ đồng bắc qua sông Sài Gòn

TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa nước qua sông Sài Gòn. TPO - Nhà đầu tư vừa công bố đơn vị tư vấn khảo sát, thiết kế bản vẽ thi công cầu đi bộ hình lá dừa...

61 bóng hồng xinh đẹp khối quân nhạc dự Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Ngày 17-12, buổi tổng duyệt khai mạc Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 được Bộ Quốc phòng tổ chức, một trong những điểm nổi bật của buổi lễ chính là hình ảnh 61 nữ quân nhân của khối quân nhạc...

Nhật tài trợ thiết bị đào tạo ô tô điện 4,5 tỉ đồng cho Trường đại học Công nghiệp TP.HCM

Trường đại học Công nghiệp TP.HCM vừa tiếp nhận trang thiết bị từ dự án PIUS - đào tạo kỹ sư và kỹ thuật viên trong ngành công nghiệp ô tô điện do phía Nhật Bản tài trợ trị giá 4,5 tỉ đồng. ...

Hai anh trai vui vẻ xây nhà ở cạnh nhau nhưng ngày nào cũng đau đầu vì 2 cô vợ “kèn cựa” từng lá...

Bố mẹ ngán ngẩm bảo biết vậy hồi đấy cắt đất làm 3 phần xong cho tôi ở giữa, thế là 2 cô con dâu hết cái để nhòm ngó cãi nhau! ...

Chủ tịch nước đề nghị Việt Nam và Belarus thúc đẩy hợp tác quốc phòng

Chiều 17/12, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp xã giao Trung tướng Khrenin Viktor Gennadievich, Bộ trưởng Quốc phòng Belarus, đang có chuyến thăm Việt Nam và dự Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024. Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhân dân Việt Nam luôn coi trọng quan hệ...

Mới nhất