Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh có thể tự chọn sách giáo khoa?

Học sinh có thể tự chọn sách giáo khoa?


Tuy nhiên, sau 3 năm học quy định này đi vào thực tế, việc lựa chọn sách giáo khoa (SGK) vẫn chưa thực sự là của người học và vì người học.

“SGK CHUYỂN TỪ ĐỘC QUYỀN T.Ư XUỐNG ĐỘC QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG ?”

Tại cuộc họp giữa đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK với Chính phủ mới đây, đại biểu Trần Văn Lâm, thành viên đoàn giám sát, đặt vấn đề liên quan việc vận hành nhiều bộ SGK hiện nay: “Chúng ta nói chương trình mới là pháp lệnh, SGK chỉ là tài liệu tham khảo. Vậy đã thực hiện triệt để theo tinh thần đổi mới khi có nhiều bộ SGK hay chưa, học sinh (HS) có thể đến lớp và học cuốn SGK bất kỳ trong các cuốn SGK mà Bộ GD-ĐT phê duyệt hay vẫn phải phụ thuộc vào SGK mà nhà trường lựa chọn và việc dạy học vẫn bám vào SGK ấy?”.

Cũng theo đại biểu Lâm, vấn đề đặt ra là Bộ GD-ĐT quyết tâm đổi mới đến đâu hay vẫn cứ phải thống nhất một bộ SGK trong từng lớp, từng trường. Và nếu còn như vậy thì còn nảy sinh nhiều vấn đề ở khâu lựa chọn SGK, sẽ vẫn còn chuyện “lobby” để chọn SGK.

PGS Vũ Trọng Rỹ, Phó chủ tịch Hội Khoa học tâm lý – giáo dục VN, cho rằng việc lựa chọn SGK là vấn đề rất vướng khi giao UBND cấp tỉnh quyết định chọn SGK. “Quy định này khiến cho SGK chuyển độc quyền từ T.Ư (theo chương trình cũ – PV) xuống độc quyền ở địa phương”, ông Rỹ nói và cho rằng: “Người dạy và người học chưa thực sự được chọn SGK. Chúng ta chỉ chú ý tới việc khó trong quản lý mà không chú ý đến người sử dụng”.

Học sinh có thể tự chọn sách giáo khoa? - Ảnh 1.

Học sinh tìm mua sách giáo khoa chuẩn bị năm học mới

Bà Đào Thị Thủy, Hiệu trưởng Trường tiểu học Đoàn Thị Điểm (Hà Nội), cho rằng nếu mỗi lớp, trường học có nhiều đối tượng HS khác nhau mà chỉ có một bộ sách khiến có người hiểu nhầm chương trình và SGK là một. Nếu như mọi người hiểu nhầm chương trình SGK giống như pháp lệnh thì đôi khi không dám dạy sai sách.

Nhiều ý kiến cũng chỉ ra rằng, lý tưởng nhất là đổi mới đến mức HS mang SGK nào đến lớp cũng được chấp nhận vì giáo viên không dạy theo một cuốn SGK nào cố định, không phụ thuộc vào SGK để xây dựng bài giảng.

Bộ GD-ĐT cũng nhận định việc lựa chọn SGK còn một số hạn chế. Trong đó, việc thay đổi quan niệm về vai trò tự chủ của nhà trường trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục; quan niệm về vai trò SGK từ chỗ lấy SGK làm chuẩn để dạy học và kiểm tra, đánh giá sang việc dạy học, kiểm tra, đánh giá theo nội dung và yêu cầu cần đạt của chương trình (SGK chỉ đóng vai trò là tài liệu dạy học chính) của giáo viên, cán bộ quản lý, cha mẹ HS và xã hội còn chưa theo kịp yêu cầu mới.

5% SỐ TỈNH CHỈ CHỌN MỘT BỘ SGK

Từ khi quyền quyết định lựa chọn SGK là của UBND cấp tỉnh đến nay, năm nào cũng có lời phàn nàn về việc địa phương áp đặt chọn SGK. Quy trình là cơ sở gửi đề xuất lên nhưng trên thực tế đề xuất ấy có được xem xét không lại là chuyện khác.

Một giáo viên ở Quảng Ngãi cho biết địa phương này chỉ chọn một bộ SGK. Hội đồng chọn SGK cấp tỉnh nói chọn theo số đông. “Tuy nhiên, chúng ta đang hướng tới dạy học phân hóa, quan tâm từng đối tượng HS thì lẽ ra SGK mà số ít lựa chọn cũng cần được coi trọng vì họ thấy phù hợp với điều kiện dạy học, đối tượng HS của mình nên mới chọn”, vị này nói.

Tại Hà Nội, từ khi thực hiện quy định UBND cấp tỉnh quyết định việc lựa chọn SGK đến nay thì TP vẫn áp dụng cách thuận lợi nhất cho các trường, đó là tất cả SGK mà Bộ GD-ĐT đã phê duyệt thì các trường học ở Hà Nội đều có thể sử dụng để giảng dạy. Tuy nhiên, hiện nay cũng chưa có trường nào cho phép HS hoặc phụ huynh lựa chọn SGK mà sẽ ấn định một danh sách các SGK mà trường đã chọn để phụ huynh tự mua hoặc đăng ký nhờ trường mua giúp, SGK cũng sử dụng thống nhất một bộ ở cấp trường, chưa theo đơn vị lớp.

Học sinh có thể tự chọn sách giáo khoa? - Ảnh 2.

Đang có ý kiến xem xét trao quyền lựa chọn SGK cho giáo viên, HS và cha mẹ HS thay vì giao UBND cấp tỉnh quyết định chọn SGK như hiện nay

Theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, để chuẩn bị cho năm học mới, có khoảng 41% số tỉnh có tất cả môn học chọn nhiều hơn một bộ SGK đối với mỗi môn học; số tỉnh có một số môn học chọn nhiều hơn một bộ SGK đối với mỗi môn học chiếm 54%; số tỉnh chọn một bộ SGK đối với mỗi môn học chiếm 5%…

Bà Nguyễn Thị Hà, đại biểu Quốc hội khóa XV, cho biết việc chọn SGK nên được thực hiện với tinh thần đảm bảo phù hợp đặc thù vùng miền, giáo viên, HS trong cơ sở giáo dục. Vì vậy, các hướng dẫn của cơ quan chức năng theo hướng tôn trọng quyền lựa chọn SGK của tập thể, cá nhân trực tiếp sử dụng sách là rất cần thiết. Tuy nhiên, bà Hà cũng cho rằng: “Cần có các biện pháp để quản lý việc lựa chọn SGK tránh tràn lan, tiêu cực. Đặc biệt, cần chỉ đạo chặt chẽ việc lựa chọn thành viên hội đồng lựa chọn SGK theo tiêu chuẩn năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức. Đồng thời, xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực liên quan đến SGK. Ngoài ra, các trường có thể xã hội hóa, bổ sung vào thư viện sách danh mục cho mượn bao gồm cả SGK để cho các HS có hoàn cảnh, điều kiện kinh tế khó khăn không bị gánh nặng từ chi phí mua sách”. 

Sẽ sửa quy định về lựa chọn SGK

Liên quan việc lựa chọn SGK, đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK đề nghị Chính phủ: “Đánh giá về việc triển khai thực hiện chủ trương một chương trình, nhiều SGK; có thể thực hiện việc áp dụng cùng lúc nhiều bộ SGK cho từng môn học ở cùng một cơ sở giáo dục hay không? Sự cần thiết sửa đổi quy định để thực hiện thống nhất việc lựa chọn SGK và giao cơ sở giáo dục có quyền chủ động trong việc lựa chọn SGK, hướng tới để quyền lựa chọn SGK là của HS, giáo viên, phụ huynh”.

Trong văn bản báo cáo đoàn giám sát mới đây, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng đối với mỗi môn học, giáo viên và các HS có thể sử dụng cùng lúc nhiều bộ SGK. Tuy nhiên, cùng một yêu cầu, cần đạt quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các SGK có cách tiếp cận khác nhau, sử dụng học liệu khác nhau, để hướng dẫn HS học tập cùng một thời điểm với nội dung trên nhiều nguồn học liệu khác nhau là việc rất khó, đòi hỏi giáo viên có nghiệp vụ sư phạm cao, HS tự giác học tập và sĩ số lớp không quá đông. “Trong hoàn cảnh hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục phổ thông chưa đáp ứng được điều kiện này”, người đứng đầu ngành GD-ĐT nhận định.

Về việc xem xét trao quyền lựa chọn SGK cho giáo viên, HS và cha mẹ HS, Chính phủ cho rằng đây là cách làm “thực hiện nguyên tắc dân chủ tốt nhất và phù hợp nhất với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Chính phủ đang chỉ đạo Bộ GD-ĐT nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT về lựa chọn SGK theo hướng tăng cường vai trò tự chủ lựa chọn SGK của nhà trường”, văn bản báo cáo đoàn giám sát thông tin.

Ý kiến

Lứa tuổi tiểu học thì HS quá nhỏ để chọn SGK nhưng vai trò của đại diện cha mẹ HS cũng rất quan trọng. Nhà trường cần lắng nghe ý kiến từ phía phụ huynh, bởi hằng ngày họ là những người phối hợp cùng giáo viên giảng dạy trên lớp để kèm, hướng dẫn con tự học ở nhà.

Nguyễn Phương Hoa (Hiệu trưởng Trường tiểu học Vĩnh Tuy, Q.Hai Bà Trưng, Hà Nội)

Người sử dụng nên là người chọn vì họ mới biết được cần gì và thiếu gì. Thực tế SGK hiện nay không còn là pháp lệnh như trước, chỉ còn là tài liệu tham khảo nên có thể thống nhất giữa thầy và trò, không cần thiết phải lấy ý kiến của hội đồng cấp trên như hiện nay… Nếu không vẫn có trường hợp người trực tiếp sử dụng nhưng phải dùng những sách mà mình không lựa chọn.

Ông Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội đồng Trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội)

Một lớp có nhiều SGK khác nhau theo lựa chọn của mỗi HS chỉ có thể áp dụng khi việc dạy học hoàn toàn thoát ly SGK. Tuy nhiên, hiện nay vẫn bắt buộc HS phải có SGK, nhiều bộ SGK nên mạch kiến thức của mỗi sách cũng được thiết kế khác nhau nên chưa thể hình dung được vẫn bắt buộc HS phải có SGK, và các em chọn SGK khác nhau trong cùng một lớp thì việc dạy học sẽ thế nào.

Một giáo viên Trường THCS Ngô Sĩ Liên (Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội)



Source link

Cùng chủ đề

Họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024

Sáng 14/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Vinh Tơr, Trưởng Ban Chỉ đạo Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên DTTS xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 (Lễ Tuyên dương) đã chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương. Tham dự cuộc họp có các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Lễ...

Bảo đảm an toàn thực phẩm bếp ăn bán trú Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai

Phụ huynh đồng hành giám sát, truy xuất nguồn gốc Năm đầu tiên được học tập ở ngôi trường mới, em Nguyễn Ngân Thùy, học sinh lớp 9A1, Trường THCS Nguyễn Thị Minh Khai chia sẻ, sau khi trải nghiệm bữa ăn bán trú đầu tiên ở ngôi trường mới, em thấy thú vị, khá ấn tượng. Thức ăn tại trường đa dạng, hợp khẩu vị, tươi ngon, sạch sẽ, đảm bảo ATTP. Đặc biệt, cứ vào thứ Sáu hàng...

Học sinh ở Thanh Hóa có thêm cơ hội nhận học bổng tiếng Anh do Đại sứ quán Hoa Kỳ tài trợ

UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có Quyết định số 4516/QĐ-UBND ngày 13/11/2024 phê duyệt tiếp nhận khoản viện trợ thực hiện phi dự án Chương trình học bổng tiếng Anh Access do Văn phòng Tiếng Anh khu vực, Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam tài trợ 26.000 USD, tương đương gần 627 triệu đồng. Với tổng vốn viện trợ không hoàn lại 26.000 USD, tương đương gần 627 triệu đồng từ Văn phòng...

Hà Nội tôn vinh nhà giáo tâm huyết, sáng tạo

196 nhà giáo tâm huyết, sáng tạo năm 2024 của Hà Nội đã được vinh danh, khen thưởng. ...

Vinh danh nhà giáo trẻ, học sinh, sinh viên tiêu biểu

Nhà giáo trẻ tiêu biểu, học sinh 3 tốt, học sinh 3 rèn luyện, sinh viên 5 tốt của tỉnh Quảng Trị vừa được vinh danh… nhân hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

5 dấu hiệu nghiêm trọng cảnh báo thận đang tổn thương

Thận ngoài việc lọc chất thải khỏi máu, điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải, còn giúp tiết hoóc môn và nhiều chức năng khác. Do đó, bất cứ khi nào thận bị suy yếu thì cơ thể sẽ gặp hàng loạt...

Cách phối áo khoác với trang phục mùa lạnh

Mùa đông lạnh gọi tên những chiếc áo khoác dày dặn, êm mềm và ấm áp. Ngoài khả...

Li Băng thiệt hại hơn 8 tỉ USD do xung đột

Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 14.11 ước tính Li Băng đã thiệt hại hơn 8 tỉ USD về cơ sở vật chất và hoạt động kinh tế. ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Việt Nam rớt xuống nhóm các nước thông thạo tiếng Anh thấp nhất toàn cầu

Đây là kết quả được công bố từ báo cáo chỉ số thông thạo Anh ngữ toàn cầu năm 2024 (EPI), của tổ chức giáo dục Education First Việt Nam (EF Việt Nam) vào ngày 13/11. Cụ thể, chỉ số thành thạo tiếng Anh của Việt Nam năm nay đạt 498 điểm, xếp thứ 63/116 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá và nằm trong nhóm có mức độ thông thạo thấp. Vị trí số 1 năm nay...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

Cùng chuyên mục

Những tấm gương sáng ngời

Bước ra từ các trang viết, nhiều nhà giáo đã đến dự lễ trao giải cuộc thi "Người Thầy kính yêu" lần 3 sáng 14-11. ...

Giành huy chương Vàng cuộc thi Toán nữ sinh lớp 9 vào thẳng đại học tuổi 14

TRUNG QUỐC - Giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán học Khâu Thành Đồng lần thứ 4, Ngũ Vân Huyên - nữ sinh lớp 9 Trường THCS Hồng Phàm 8 (Trung Quốc), được tuyển thẳng vào Đại học Thanh Hoa. Ngày 27/10, vượt qua 130 thí sinh đến từ khắp cả nước, Ngũ Vân Huyên - học sinh lớp 9 Trường THCS Hồng Phàm 8 (Trùng Khánh, Trung Quốc) giành Huy chương Vàng cuộc thi Toán học Khâu Thành Đồng...

Lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh là phẩm chất cốt lõi của một người thầy

Dù xã hội có thay đổi nhưng sự tận hiến, lòng yêu nghề và tình yêu thương học sinh vẫn là phẩm chất cốt lõi của người thầy, giúp tạo ra một môi trường học tập tích cực.

Nhiều người tranh cãi: ‘Vô hình chung’ hay ‘vô hình trung’?

Dù là cụm từ quen thuộc, thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày nhưng khi được hỏi, nhiều người lại băn khoăn, phân vân không biết "vô hình chung" hay "vô hình trung" mới đúng chính tả. Trong Tiếng Việt, cụm từ này được hiểu nôm na là không cố tình, không có mục đích hay chủ đích gì nhưng lại thành ra (gây ra, tạo ra) như vậy.Vậy theo bạn đâu mới là từ đúng? Hãy...

Mới nhất

5 dấu hiệu nghiêm trọng cảnh báo thận đang tổn thương

Thận ngoài việc lọc chất thải khỏi máu, điều hòa huyết áp, cân bằng điện giải, còn giúp tiết hoóc môn và nhiều...

Thuỷ điện xả nước bất thường gây thiệt hại cho dự án kè vùng hạ du Bắc Kạn

Thuỷ điện Thác Giềng 1 nhiều lần xả nước bất ngờ khiến các công trình đang thi công tại dự án Kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn thiệt hại nặng nề. ...

Quán cà phê rộng hơn 1.600m2 như rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội

(Dân trí) - Quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) thu hút khách hàng ở đa dạng độ tuổi đến trải nghiệm, chụp ảnh, bởi không gian nhiều cây xanh giống như một khu rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội. Dù là ngày trong tuần, quán cà phê TreeBee (Xuân La, Hà Nội) vẫn đón khách từ 8h...

Mới nhất