Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi'

‘Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi’


Có phần không đồng tình với đề xuất Bộ GD&ĐT đưa ra, cô Nguyễn Thị Hoài An, giáo viên một trường THCS tư thục ở Cầu Giấy, Hà Nội băn khoăn vì sao cứ phải đưa ra lý do sợ học sinh học tủ, học lệch để không cố định môn thi vào lớp 10 theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Thật ra chương trình học hiện nay quá nặng, không cần thiết, áp lực phải đạt (chứ chưa phải giỏi) tất cả các môn, khiến nhiều học sinh căng thẳng và sợ thi cử.

Học lệch, tại sao không?

“Phần lớn học sinh xưa nay có tư duy đối phó, học là phải thi, còn không thi thì sẽ không học. Đây mới là nguyên nhân sâu xa nhất của việc học lệch, học tủ”, cô An nói.

Nhiều người đồng tình với quan điểm học sinh không nhất thiết phải giỏi đều các môn. (Ảnh minh hoạ)

Nhiều người đồng tình với quan điểm học sinh không nhất thiết phải giỏi đều các môn. (Ảnh minh hoạ)

Có kinh nghiệm hơn 11 năm học ở Pháp từ bậc THCS, THPT đến hết đại học, cô An cho biết, hệ thống giáo dục ở Pháp định hướng phân luồng mạnh mẽ khi chuyển từ THCS lên THPT. Học sinh sẽ được chọn học theo các seri khác nhau phù hợp với khả năng của bản thân. Dĩ nhiên sẽ có các kỳ thi khác nhau tùy theo seri học sinh đăng kí, tất cả đều được lên lớp, đi học theo lựa chọn, không có chuyện môn thi kiểu đồng phục như ở Việt Nam.

Không chỉ ở Pháp mà hầu hết các nước châu Âu đều đang áp dụng cách học, cách thi cử này, coi học sinh là trung tâm, cho các em quyền lựa chọn phù hợp với bản thân.

Các nhà hoạch định giáo dục cần hiểu rõ rằng: “Học sinh không phải siêu nhân, không ai có thể học giỏi được tất cả các môn, giỏi một môn cũng là giỏi, dù bất kể môn đó có là gì đều được nhà trường, thầy cô coi trọng và khuyến khích theo đuổi”.

Với kinh nghiệm 6 năm dạy học ở Việt Nam, cô An nhận thấy, dù ở trường công lập hay tư thục, học sinh vẫn đang có tâm thế học để vượt qua kỳ thi và quên đi những đam mê thực sự phù hợp với bản thân. Các em biến thành thợ cày chính hiệu, học từ 7h sáng đến 10h đêm với đủ các lớp học thêm, học chính. 

“Một sự thật cay đắng rằng, hằng đẳng thức đáng nhớ ở bậc phổ thông không giúp một nhà thiết kế thời trang, hay bác sĩ giỏi hơn khi đi làm. Ở bậc phổ thông, bạn có giỏi tính toán tới đâu thì lên đại học, ra đời đi làm sẽ không được áp dụng”, nữ giáo viên thẳng thắn. Mỗi ngành thì cũng chỉ áp dụng và phát triển tiếp được vài môn, thế lúc đó có phải là học lệch không? Và nếu đó là bậc đại học học lệch, thì tại sao lại sợ học sinh phổ thông học lệch.

Việc người Việt vẫn giữ quan niệm Toán, Lý, Hóa hay Toán, Văn, Anh là những môn học chính trong chương trình giáo dục phổ thông như hiện nay là có phần lệch lạc. Chính quan niệm đó dẫn đến thực trạng học sinh phổ thông hay coi thường các môn học khác, coi đó chỉ làm môn phụ, dù thực tế chúng cũng quan trọng không kém như Đạo đức, Văn học, Thể dục.

Điều đó vô tình gây ra tình trạng bất bình đẳng giữa các môn học, các giáo viên bộ môn, đồng thời làm phát sinh một số lượng không nhỏ những giáo viên luyện thi – mầm mống của nhiều tiêu cực trong giáo dục.

“Tôi cho rằng, cần cải cách mạnh mẽ nền giáo dục, sao cho giảm lượng kiến thức giải Toán, Lý, Hóa, Văn, Anh cho học sinh phổ thông. Thay vào đó, chúng ta cần tăng khả năng ứng dụng thực tế, thực hành, đồng thời tăng lượng kiến thức về xã hội cho các em”, cô đề xuất.

Chuyện tổ chức thi lớp 10, thi đại học cũng vậy, nên nghiên cứu lại cách ra đề, bởi hiện nay học sinh ở bậc phổ thông vẫn chủ yếu đầu tư cho Toán, Văn, Anh nhằm mục đích đạt điểm thi cao, chứ không phải xuất phát từ niềm yêu thích, đam mê.

Thạc sĩ Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Hệ thống trường quốc tế Á Châu (TP.HCM) cho rằng, áp lực học lệch đôi khi đến từ phụ huynh. “Tâm lý so sánh ‘con nhà người ta’ khiến nhiều phụ huynh tạo áp lực cho chính con mình, muốn con mình phải giỏi tất cả các môn mà không biết khả năng của con mình là gì”, ông nói.

Theo ông Tư, nhiều phụ huynh thấy “con nhà người ta” được 10 điểm môn Toán trong khi con mình 7-8 điểm là lại càm ràm, mà không để ý rằng con được điểm 10 môn Âm nhạc, môn Cong nghệ, Khoa học. 

“Vì thế, cha mẹ cho con đi học thêm đến 21-22h đêm để đạt được mong muốn đó, mà không hề biết rằng mỗi đứa trẻ có thế mạnh nhất định. Nhìn ra điểm mạnh của con, khai thác cá tính, tạo điều kiện cho con phát triển thế mạnh là điều còn thiếu ở phụ huynh”, ông Tư nhấn mạnh.

Giỏi một môn cũng là giỏi

Nếu Thông tư 58 của Bộ GD&ĐT quy định về điểm trung bình học các môn để lấy căn cứ xếp loại học lực học sinh trong học kỳ và cả năm, thì ở Thông tư 22 năm 2024, quy định này đã không còn. Điểm trung bình học kỳ và năm học chỉ được tính của riêng cho từng môn học.

Thay vì xếp loại học lực giỏi, khá, trung bình, yếu, kém như Thông tư 58, thì Thông tư 22 đánh giá sự phát triển năng lực của người học theo yêu cầu cần đạt của chương trình, nên đánh giá kết quả học tập của người học theo 4 mức “tốt, khá, đạt, chưa đạt”.

'Học sinh chỉ cần giỏi Thể dục cũng là giỏi' - 2

Giải thích về việc này, PGS.TS Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục phổ thông, Bộ GD&ĐT từng cho biết, quy định này thể hiện quan điểm coi các môn học công bằng như nhau, không có môn nào là môn chính hay môn phụ, không phải cứ giỏi Toán, Văn mới là học sinh giỏi.

Thông tư 22 cũng bỏ việc tính một điểm số trung bình chung cho tất cả các môn như quy định hiện hành, do đó sẽ không có tình trạng môn học này có thể gánh điểm cho môn học kia để dẫn đến học lệch.

Việc các môn học được coi trọng như nhau cũng giúp học sinh có thể thỏa sức phát huy hết khả năng của mình ở môn học mà các em có năng khiếu, theo sở thích riêng và được nhìn nhận, đánh giá công bằng.

Từ đó, khi chuyển từ bậc THCS lên THPT, tính phân hoá, hướng nghiệp cao hơn, học sinh sẽ có thiên hướng học nhiều hơn, tốt hơn ở các môn phù hợp với tố chất và định hướng nghề nghiệp của bản thân.

Điều này thể hiện đúng tinh thần của chương trình giáo dục phổ thông mới là giáo dục hướng tới cá nhân hóa, để các em có thể phát huy hết năng lực của mình ở mọi lĩnh vực và được đánh giá công bằng như nhau.

Qua đó có thể thấy, ngay trong cách đánh giá, xếp loại học sinh theo chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT đã áp dụng quy chuẩn đánh giá xếp loại mới để học sinh phát huy hết khả năng cá nhân, giỏi một môn cũng được coi là giỏi, không nhất thiết chỉ chăm chăm các môn chính như trước đây. Liệu quy định này có thiếu đồng nhất với phát ngôn của Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng mới đây khi lo ngại học sinh sẽ học lệch nếu quy định môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm học tới, nên đưa ra phương án bốc thăm.

Minh Khôi



Nguồn: https://vtcnews.vn/hoc-sinh-chi-can-gioi-the-duc-cung-la-gioi-ar900874.html

Cùng chủ đề

Phó Thủ tướng chỉ đạo Bộ GD sớm công bố môn thi thứ 3 vào lớp 10

(Dân trí) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD&ĐT rà soát kỹ, hoàn thiện, ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT, sớm công bố phương án thi, tạo điều kiện cho nhà trường và học sinh chủ động ôn tập. Nội dung trên nằm trong văn bản do Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long, trong việc xử lý thông tin báo chí phản...

Yêu cầu Bộ GD-ĐT tiếp thu ý kiến về phương án tuyển sinh vào lớp 10

Phó thủ tướng Lê Thành Long chỉ đạo Bộ GD-ĐT rà soát kỹ, nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân để hoàn thiện, ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT theo thẩm quyền, trong đó xem xét...

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Môn thứ 3 thi lớp 10 sẽ thay đổi hàng năm

Ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, môn thứ ba thi lớp 10 do các địa phương lựa chọn nhưng với nguyên tắc hàng năm sẽ thay đổi để tránh chuyện học tủ, học lệch. Ngày 31/10, bên lề hội nghị Tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024, ông Phạm Ngọc Thưởng, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho hay, tinh thần thi tuyển sinh vào lớp 10 sẽ gồm 3 môn. Trong đó Toán và...

Tái diễn tuyển sinh ‘chui’ lớp 10 ở Hà Nội

Nhiều ngày qua, 174 phụ huynh có con học lớp 10 trường THPT Tô Hiến Thành đứng ngồi không yên vì lo không tìm được trường để chuyển học cho con.Phát ốm vì con học “chui”Chị Nguyễn Thị H (ở quận Hà Đông) cho biết, con trúng tuyển vào trường bằng phương thức xét tuyển học bạ. Trước khi nộp hồ sơ, chị đã đến tận cơ sở của trường ở Văn Quán, quận Hà Đông để tìm...

Lý do Bộ GD&ĐT đề xuất cộng điểm vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước 1945

Đề xuất này được Bộ GD&ĐT đưa ra trong dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT đang được lấy ý kiến rộng rãi.Theo dự thảo, nhóm học sinh là "con của người hoạt động cách mạng trước ngày 1/1/1945 và con của người hoạt động cách mạng từ ngày 1/1/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945" sẽ được ưu tiên cộng 2 điểm trong tuyển sinh vào lớp 10.Lý giải...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam: Chuyển giao công nghệ thà đắt nhưng bền vững

Không quan trọng công nghệ của nước nào nhưng phải chuyển giao công nghệ cho Việt Nam. Nếu như nhà đầu tư nước ngoài vào thì 10 năm chắc chắn không hoàn thành... là một số ý kiến đáng chú ý, khi Quốc hội thảo luận tại tổ. Mạc Long-Hồng Sơn/VTC1    

Đất Thanh Oai sau đấu giá được rao bán chênh cả tỷ đồng: ‘Sốt’ thực hay ảo?

Kết thúc phiên đấu giá đất huyện Thanh Oai hôm 16/11, giá trúng cao nhất lên đến 90 triệu đồng/m2, gấp 17 lần khởi điểm và thấp nhất là hơn 45 triệu đồng/m2, gấp hơn 8 lần.Đáng chú ý, ngay sau khi có kết quả trúng đấu giá, nhiều lô đất đã lập tức được rao bán với mức chênh từ vài trăm đến cả tỷ đồng/lô. Cụ thể, lô góc 112 có diện tích 157,1 m2 được...

Giá xăng dầu hôm nay 18/11: Quay đầu suy giảm

Giá dầu thế giớiLúc 6h ngày 18/11, giá dầu WTI giảm 1,68 USD, tương đương 2,45 %, xuống mức 67,02 USD/thùng. Giá dầu Brent giảm 1,52 USD, tương đương 2,09%, xuống mức 71,04 USD/thùng.Giá dầu đi xuống do chịu ảnh hưởng lớn bởi nhu cầu yếu từ Trung Quốc, đồng USD tăng giá, chỉ số kinh tế khả quan của Mỹ và những bình luận xoay quanh việc cắt giảm lãi suất của Ngân hàng Trung ương Mỹ.Theo...

Hiện thực hoá khát vọng “Make in Vietnam”

Nghị quyết 52 của Bộ Chính trị được ban hành với phương châm Việt Nam sẽ chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, cụm từ “Make in Vietnam” được đưa ra năm 2019 đã khiến nhiều người tò mò xen lẫn hoài nghi. Sau một thời gian ngắn cụm từ này đã thành định hướng tạo động lực cổ vũ các công ty công nghệ số trong nước. Vtcnews.vn

Mục sở thị Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam

(VTC News) - Nằm tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam đã hoàn thiện để sẵn sàng đón người dân tham quan. Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam được xây dựng bên Đại lộ Thăng Long (quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội) với thiết kế hiện đại gồm 4 tầng nổi và tầng bán âm. Đây là dự án cấp đặc biệt do Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân...

Bài đọc nhiều

Gần 90% sinh viên Đại học Quốc gia TP HCM sử dụng ChatGPT

(NLĐO) – Tích hợp Trí tuệ nhân tạo (AI) vào giảng dạy vừa thuận lợi vừa là thách thức cho ngành giáo dục. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Cùng chuyên mục

Vượt dốc đá, gieo con chữ trên vùng Bắc Tây Nguyên

Tháng 11, trời trở lạnh, nhưng trong tâm hồn cô học trò nhỏ Y Luy là sự ấm áp khi mùa đông này gia đình em được sum vầy trong căn nhà mới. Không riêng Y Luy, nhiều em nhỏ của 8 gia đình khác cũng được tránh rét trong những...

Tìm cách thu hút, giữ chân giáo viên

Từ sự trăn trở khi thiếu thầy cô đang là vấn đề cấp bách, nhiều địa phương đã mạnh dạn đề xuất, thực hiện các giải pháp nhằm thu hút, giữ chân giáo viên ...

Vinh danh thủ khoa và nâng bước tân sinh viên năm 2024

(ĐCSVN) – Đây là dịp để Trường Đại học Ngoại ngữ- Đại học Đà Nẵng vinh danh các tân sinh viên đạt kết quả tuyển sinh thủ khoa trong kỳ tuyển sinh năm 2024 và các sinh viên có thành tích xuất sắc trong học tập, rèn luyện trong thời gian qua; đồng thời trao các suất học bổng hỗ trợ nâng bước tân sinh viên của Nhà trường. ...

Điều động nữ hiệu trưởng mới sau vụ ‘giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả’

Chính quyền huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) vừa điều động nữ hiệu trưởng mới thay người tiền nhiệm đã thôi việc theo nguyện vọng, sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn gây xôn xao dư luận. Chiều 17/11, trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu xác nhận, Chủ tịch UBND huyện vừa có quyết định điều động bà...

Mới nhất

Giá cà phê trong nước có tiếp tục tăng?

Cập nhật giá cà phê hôm nay 18/11/2024, giá cà phê trực tuyến, cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Gia Lai, cà phê nhân, cà phê Arabica 18/11/2024. Giá cà phê hôm nay 18/11/2024 trên thị trường thế giới, lúc 4 giờ 30 phút được cập nhật trên sàn giao dịch Sở...

Tuyên bố chung Việt Nam – Brazil về việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Theo đặc phái viên TTXVN, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, ngày 17/11/2024,  Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil, Luiz Inácio Lula da Silva. Nhân dịp này, hai nhà lãnh đạo đã nhất trí nâng cấp...

Giải mã sức hút của Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

(NLĐO)- Áp dụng nhiều công nghệ tiến tiến, cùng với các hiện vật thực tế, Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam cho du khách những trải nghiệm thú vị Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, tọa lạc tại Km 6+500 Đại Lộ Thăng Long, phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm (TP Hà Nội) đang nổi...

Đẩy mạnh xây dựng dự án, công trình trọng điểm, đánh dấu sự vươn mình của đất nước

VOV.VN - Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định đột phá đầu tư xây dựng hạ tầng là 1 trong 3 đột phá chiến lược phát triển kinh tế. Hàng loạt các dự án lớn được phê duyệt, triển khai và năm 2024 được xác định là năm tăng tốc khởi công các dự án lớn, công...

Mới nhất

Báu vật ở Cát Tiên