Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh băn khoăn bằng đại học bị lạm phát, Bộ GD-ĐT...

Học sinh băn khoăn bằng đại học bị lạm phát, Bộ GD-ĐT ý kiến gì?


Học sinh băn khoăn bằng đại học bị lạm phát, Bộ GD-ĐT ý kiến gì?- Ảnh 1.

PGS-TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT), chia sẻ trong chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên sáng nay

Sáng nay (27.1), chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 26 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức diễn ra tại Trường ĐH Đồng Nai.

Chương trình thu hút khoảng 9.000 học sinh lớp 12 của nhiều trường THPT tham dự trực tiếp. Đại diện Bộ GD-ĐT và hơn 50 trường ĐH-CĐ tham gia chương trình sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích tới học sinh. Chương trình nhận được nhiều câu hỏi bày tỏ băn khoăn của thí sinh trong lựa chọn nghề nghiệp.

Chương trình được truyền hình trực tuyến trên kênh thanhnien.vn, facebook.com/thanhnien và YouTube Báo Thanh Niên.

Đặt câu hỏi trực tiếp tại chương trình, một học sinh Trường THPT Nam Hà (Đồng Nai), băn khoăn: “Có phải hiện tại bằng đại học (ĐH) đang thật sự bị lạm phát hay không? Có thông tin cho rằng hiện nay số lượng trường ĐH nhiều và hàng năm số lượng lớn sinh viên tốt nghiệp, khiến nhiều người bị chênh vênh trong quá trình tìm việc. Chúng em sắp kết thúc 12 năm học THPT và sắp tới 4-5 năm trên giảng đường ĐH. Tương lai chúng em có thể còn phải cạnh tranh với những người tốt nghiệp từ các trường ĐH tiên tiến trên thế giới… Vậy chúng em cần phải làm gì nếu không thật sự quá xuất sắc?”.

Bộ GD-ĐT trả lời gì khi học sinh lo quá nhiều người học đại học?

Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) Nguyễn Thu Thủy đánh giá câu hỏi hay và đặt câu hỏi ngược lại: “Nếu các bạn không học thì đất nước sẽ đi về đâu? Nếu dừng học thì chúng ta sẽ lạc hậu đến mức nào?”. PGS-TS Thu Thủy nói thêm: “Tôi không đặt nặng chúng ta phải có tấm bằng ĐH vì nó như chứng chỉ để bước vào thị trường lao động. Nhưng không phải có bằng ĐH-CĐ xong là dừng lại việc học mà phải học tập suốt đời. Nếu không học, không làm chủ thì chúng ta mất cơ hội vào những người giỏi hơn”.

Trước thông tin cho rằng Việt Nam quá nhiều người học ĐH, bà Thủy khẳng định: “Tỷ lệ học ĐH của Việt Nam hiện đang rất thấp so với thế giới, chỉ 210-215 sinh viên/vạn dân, trong khi các quốc gia khác ở mức 300-400 sinh viên/vạn dân lâu rồi”. Dẫn dắt ví dụ từ ngành giáo dục, Vụ trưởng nói: “Chúng tôi đang vô cùng thiếu tiến sĩ ngay trong đội ngũ nhân lực ở lĩnh vực giáo dục”.

“Đúng là tỷ lệ người học ĐH hiện nay nhiều hơn so với trước đây nhưng đây là cơ hội các bạn được học ĐH nhiều hơn. Các bạn phải học vì không học sẽ bị loại ra khỏi thị trường lao động. Trên thế giới vẫn có thông tin thiếu nguồn nhân lực trình độ cao vì thị trường lao động ngày càng đòi hỏi nhân lực trình độ cao”, PGS-TS Thu Thủy thông tin thêm.

Truyền cảm hứng học tập tới người trẻ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH nói thêm: “4 năm học ĐH không đủ, các bạn cần phải học tiếp. Học nghề cũng là học. Học để đóng góp nhiều hơn cho xã hội, đừng sợ không có vị trí cho mình. Có vị trí dành cho người giỏi nhưng cũng cần những người trung gian để hỗ trợ cho những vị trí đứng đầu”.

Với những người chọn chưa đúng ngành nghề từ đầu, bà Thủy cho rằng việc chuyển đổi vẫn cần thiết dù có nhiều thách thức, mất nhiều thời gian và công sức. Với quy chế đào tạo hiện nay, sinh viên có thể học thêm ngành thứ 2, chuyển trường hoặc chuyển lĩnh vực đào tạo… “Có thể mất thêm công sức nhưng đừng bỏ cuộc”, Vụ trưởng nói thêm.

Học sinh băn khoăn bằng đại học bị lạm phát, Bộ GD-ĐT ý kiến gì?- Ảnh 2.

Hàng ngàn học sinh tham dự chương trình Tư vấn mùa thi của Báo Thanh Niên sáng nay

Thi tốt nghiệp và tuyển sinh 2024 có gì mới?

Cũng trong chương trình, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy cho biết năm 2024 Bộ GD-ĐT sẽ không ban hành mới quy chế tuyển sinh ĐH và CĐ ngành giáo dục mầm non. Thay vào đó, quy chế tuyển sinh hiện hành được ban hành và áp dụng từ năm 2022 tiếp tục có hiệu lực trong năm nay. Bộ GD-ĐT chỉ có những điều chỉnh nhỏ về kỹ thuật trên hệ thống xét tuyển chung của Bộ nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh. Về cơ bản, quy trình xét tuyển vẫn giữ ổn định từ 2023 đến năm nay, vai trò của các trường và Bộ là hỗ trợ thí sinh, để thí sinh có quyền lợi tốt nhất.

Vụ trưởng cho biết Bộ có dự thảo thông tư sửa đổi bổ sung quy chế thi tốt nghiệp THPT. Dự thảo này không thay đổi nhiều so với năm ngoái, chỉ cập nhật thêm một số chứng chỉ ngoại ngữ để thuận lợi hơn cho học sinh. “Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, Bộ sẽ ban hành quy chế thống nhất với tinh thần giữ ổn định không ảnh hưởng đến học sinh năm nay. Ở thời điểm này, thí sinh có thể tham khảo các mốc thời gian của năm trước”, Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH Nguyễn Thu Thủy thông tin thêm.



Source link

Cùng chủ đề

58% trường ĐH đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn

Có 58% cơ sở giáo dục ĐH đưa nội dung khởi nghiệp thành môn học bắt buộc hoặc tự chọn, với tối thiểu 2 tín chỉ/môn học. Trong đó, một số trường CĐ sư phạm cũng đã đưa khởi nghiệp thành môn học...

Chế độ phụ cấp cho giáo viên, nhân viên trường học chưa thống nhất

Bộ GD-ĐT cho rằng hiện nay việc thực hiện chế độ phụ cấp ưu đãi cho nhà giáo còn chưa thống nhất giữa các địa phương do sự chồng chéo trong các văn bản quy định. ...

Hiệu trưởng phải chịu trách nhiệm

Theo Bộ GD-ĐT, để xảy ra việc đào tạo chui văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh ở Trường ĐH Kinh doanh và công nghệ Hà Nội, trước hết trách nhiệm thuộc về hiệu trưởng nhà trường. ...

Bếp ăn trường học phải là ‘giảng đường thứ 2’

Bếp ăn trường học phải là 'giảng đường thứ 2' và người làm trong nhà bếp, bảo mẫu, nhân viên y tế trường học… phải là những nhà giáo dục bởi đều có ảnh hưởng mạnh mẽ tới học sinh. ...

Xã hội hóa sách giáo khoa phải vì người học

Việc xã hội hóa sách giáo khoa sẽ là chủ trương đúng chỉ khi người sử dụng mặt hàng đặc biệt này thấy sản phẩm có nhiều ưu điểm hơn trước. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trang phục màu trung tính, phong cách đỉnh cao của thời trang

Từ công sở, dạo phố đến những buổi gặp gỡ quan trọng, với khả năng kết hợp linh...

Lợi thế vượt trội về ống phóng tên lửa của Mỹ đang xói mòn trước Trung Quốc

Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cách về số ống phóng tên lửa với Hải quân Mỹ trong bối cảnh lợi thế lâu nay về năng lực bệ phóng thẳng của đối phương đang giảm sút. ...

Bài đọc nhiều

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Học sinh làm vải sinh học từ vỏ quýt

Đó là hai bạn Nguyễn Thiện Nhân (lớp 11A3) và Huỳnh Ngọc Hân (lớp 11A1). Sản phẩm đạt giải nhất cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp năm học 2023-2024 do Sở GD-ĐT tỉnh Đồng Tháp tổ chức.Nguyễn Thiện Nhân cho biết gia đình vốn thuần nông nên luôn trăn trở tận dụng phế phẩm nông nghiệp để làm ra sản phẩm có...

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Cưỡng chế buộc chuyển trường quốc tế với 300 trẻ em và loạt vụ việc tranh chấp kéo dài bị bưng bít?

Thông báo cưỡng chế yêu cầu phụ huynh phải chuyển trường cho con em trong vòng 30 ngày kể từ ngày THA niêm yết thông báo; giáo viên, người lao động tại trường phải làm việc với Ban Giám hiệu để được giải quyết quyền lợi. Điều khiến nhiều phụ huynh bất bình là các yêu cầu trên được...

Thay đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh phổ thông

Từ học kỳ 2, năm học 2024 - 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đổi cấu trúc đề kiểm tra định kỳ của học sinh THCS, THPT. Bộ GDĐT vừa có công văn gửi các sở GDĐT hướng...

Cùng chuyên mục

Giúp đỡ người khác là cảm giác tuyệt vời

Mở ra một con đường mới là một thử thách đầy gian nan nhưng cũng vô cùng xứng đáng, nhất là khi con đường ấy có thể truyền cảm hứng cho người khác. Eileen Collins, 68 tuổi, nữ...

‘Chạm Đông’ – chương trình âm nhạc và sẻ chia ở trường ĐH Tôn Đức Thắng

Ngày 20/12/2024, tại Hội trường lớn Trường Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU, TP.HCM) đã diễn ra chương trình âm nhạc và chia sẻ “Chạm Đông”, thu hút sự tham gia của đông đảo giảng viên - viên chức nhà trường và hơn 1.000 bạn sinh viên. Tham gia Chương trình, có sự hiện diện của TS. Đồng Sĩ Thiên Châu – Phó Hiệu trưởng TDTU, ThS. Đặng Thị Kim Ánh - Trưởng phòng Phòng Công tác học sinh –...

Giới trẻ Việt Nam cần nỗ lực nâng cao năng lực tiếng Anh

(NLĐO) - Các khoa tiếng Anh của các trường ĐH chủ yếu đào tạo về chuyên sâu về ngôn ngữ và giảng dạy, trong khi đó các trung tâm ngoại ngữ mạnh hơn về kỹ năng. ...

Chương trình thạc sĩ UEF thích ứng với kỷ nguyên công nghệ

Trước sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo (AI), lao động đang chưa đáp ứng đủ kỹ năng sẽ bị ảnh hưởng, các doanh nghiệp cũng đặt ra yêu cầu cao hơn với đội ngũ nhân lực. ...

Danh sách mới nhất các trường đại học công bố phương án tuyển sinh 2025, thí sinh lưu ý

Đã có một số điều chỉnh trong phương án tuyển sinh đại học năm 2025. Báo Dân Việt đăng tải thông tin mới nhất để thi sinh và phụ huynh chuẩn bị. ...

Mới nhất

Canada cải tổ nội các lớn nhất kể từ khi Thủ tướng Trudeau lên nắm quyền

Ngày 20/12, Thủ tướng Canada Justin Trudeau đã công bố 12 thay đổi trong nội các với sự thay đổi gồm 8 bộ trưởng mới và chuyển vị trí 4 bộ trưởng cũ.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh phát lệnh khởi công xây dựng cầu Phong Châu mới

Sau hơn 3 tháng xảy ra sự cố sập cầu Phong Châu, Bộ GTVT đã chính thức phát lệnh triển khai thi công cầu Phong Châu mới. Chiều 21/12, tại xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao (tỉnh Phú Thọ), Bộ GTVT tổ chức lễ triển khai thi công dự án đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới. Dự án có...

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Những món quà hạnh phúc cho người dân vùng biên dịp cuối năm

Những phần quà, suất học bổng dành cho người già và các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn là niềm động viên to lớn với người dân vùng biên Gia Lai dịp cuối năm. Ngày 21/12, hàng trăm người dân xã Ia Lâu (huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) từ các cụ già tới...

Mới nhất