Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc sinh áp lực bởi phương án bốc thăm môn thi thứ...

Học sinh áp lực bởi phương án bốc thăm môn thi thứ 3 vào lớp 10


“Chúng em không muốn môn thứ 3 là bốc thăm”

Bốc thăm môn thứ 3 tại kỳ thi lớp 10 là phương án đề xuất của Bộ GD&ĐT trong dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT sẽ xin ý kiến rộng rãi. Mục đích của việc này nhằm đưa ra một số tiêu chí khung để thực hiện thống nhất cho các địa phương trên cả nước và tránh tình trạng học lệch, học tủ của học sinh cấp THCS. 

Thí sinh tham dự kỳ thi lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Thí sinh tham dự kỳ thi lớp 10 năm học 2024 – 2025.

Theo dự thảo, kỳ thi vào lớp 10 công lập diễn ra với 3 môn gồm: toán, ngữ văn cùng môn thứ ba – nằm trong những môn được đánh giá bằng điểm số (ngoại ngữ, giáo dục công dân, khoa học tự nhiên, lịch sử và địa lý, công nghệ, tin học).

Lãnh đạo Bộ GD&ĐT xác định, phương thức chọn môn thứ ba nhận được sự quan tâm của dư luận, phụ huynh học sinh và các nhà trường. Hiện Bộ mới chỉ đang trong quá trình lấy ý kiến để xây dựng dự thảo thông tư. Quan điểm của Bộ là lắng nghe ý kiến từ cấp cơ sở, việc xây dựng dự thảo thông tư sẽ dựa trên 3 quan điểm cốt lõi, đó là: gọn nhẹ, không gây áp lực, không gây tốn kém cho phụ huynh, học sinh và xã hội; thúc đẩy được hoạt động giáo dục, đáp ứng yêu cầu của chương trình mới về phẩm chất, năng lực học sinh và bảo đảm công tác quản lý nhà nước.

Qua khảo sát, tổng hợp của Bộ về kỳ thi lớp 10 của các địa phương thời gian qua cho thấy, phương thức thi cơ bản ổn định; đa số các tỉnh lựa chọn 3 môn nhưng chưa có quy định thống nhất về môn thi thứ 3; điều này tạo ra sự bất cập, khó kiểm tra, đánh giá trong công tác quản lý.

Đại diện Bộ GD&ĐT cho hay, nếu môn thứ 3 cố định, Bộ lo gây ra tình trạng học tủ, học lệch, học sinh không được chuẩn bị đầy đủ phẩm chất và năng lực theo yêu cầu của chương trình mới nên đang nghiên cứu có thể có các phương thức, hình thức khác nhau có thể lựa chọn trong số các môn còn lại.

Phương án bốc thăm môn thi thứ 3 trong kỳ thi lớp 10 của Bộ GD&ĐT vấp phải nhiều ý kiến trái chiếu của dư luận và phụ huynh học sinh. Khá ít ý kiến đồng tình với đề xuất cũng như lý do Bộ đưa ra vì cho rằng, hình thức “bốc thăm” không nên xuất hiện trong giáo dục bởi sẽ tạo sự bất an, lo lắng, thậm chí hoang mang cho học sinh.

“Từ hôm nghe đề xuất về việc bốc thăm môn thứ 3 tại kỳ thi lớp 10, em và các bạn rất lo lắng. Chúng em mong phương án số môn thi là cố định, được công bố công khai, rõ ràng để học sinh sẵn sàng tâm lý và có sự chuẩn bị kỹ cho kỳ thi” – em Nguyễn Ngọc Minh, học sinh lớp 9, Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho biết.

Nhiều thầy cô giáo dạy lớp 9 chia sẻ, học sinh lớp 9 năm nay là lứa đầu tiên thi lớp 10 theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018. Ngay từ lớp 6 – năm đầu tiên tiếp cận chương trình mới và phương pháp học cấp THCS, các em đã phải học trực tuyến kéo dài do ảnh hưởng của dịch Covid-19.  Hơn nữa, việc thi theo chương trình mới năm đầu tiên cũng có nhiều cái khó, như môn ngữ văn không còn ngữ liệu trong SGK; xuất hiện thêm các dạng thức trắc nghiệm mới… Những điều này cho thấy, mong muốn sớm công bố phương án và số môn thi của học sinh là hoàn toàn chính đáng.

Không nên bốc thăm môn thi

Bày tỏ quan điểm về phương án bốc thăm môn thi thứ 3, nhà giáo Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Hệ thống giáo dục Lômônôxốp (Hà Nội) cho biết: kỳ thi vào 10 nhằm mục đích chính là để tuyển sinh vào 10, xét từ cao xuống thấp theo nguyện vọng đăng ký của học sinh. Do đó, về thời điểm, nên công bố môn thi từ đầu năm học chứ không đợi tận cuối tháng 3 hàng năm. Về số môn thi, không nên bốc thăm mà cần cố định phương án thi 3 môn toán – văn – ngoại ngữ.  Thực tế cho thấy, các đợt kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ đã đủ bảo đảm đánh giá chuẩn kiến thức, chuẩn kỹ năng theo yêu cầu của từng môn học nên không cần lo lắng tình trạng học sinh học lệch, học tủ.

Phần lớn học sinh, giáo viên, phụ huynh mong muốn kỳ thi lớp 10 công lập gồm 3 môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ.
Phần lớn học sinh, giáo viên, phụ huynh mong muốn kỳ thi lớp 10 công lập gồm 3 môn: toán, ngữ văn, ngoại ngữ.

“Phương án lý tưởng nhất tại kỳ thi lớp 10 công lập, đó là học sinh được chọn môn thi và tuyệt đối không nên bốc thăm môn thi thứ 3”, thầy Trần Mạnh Tùng – giáo viên dạy Toán uy tín ở Hà Nội nêu quan điểm.

Theo thầy Trần Mạnh Tùng, kỳ thi lớp 10 vốn dĩ đã quá căng thẳng bởi tỷ lệ chọi cao. Việc bốc thăm môn thi có yếu tố may rủi, áp đặt thụ động và tạo căng thẳng vì học sinh, giáo viên có tâm lý dự đoán, chờ đợi công bố môn thi, gây phân tâm, khó khăn cho việc dạy – học của cả thầy và trò.

“Phương án thi tuyển lớp 10 với 3 môn toán, ngữ văn, ngoại ngữ được nhiều địa phương áp dụng các năm qua đã chứng minh sự phù hợp và nhận được sự ủng hộ của đa số học sinh, phụ huynh. Việc bốc thăm gây nhiều áp lực cho học sinh. Ví dụ, nếu bốc thăm trúng môn lịch sử và địa lý thì số môn thi thực ra là 4 môn; nếu bốc thăm trúng môn khoa học tự nhiên thì số môn thi thực ra là 5 môn”, thầy Trần Mạnh Tùng bày tỏ.

Theo thầy Tùng, không có cơ sở để lo ngại không thi thì học sinh không học bởi Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 đòi hỏi quá trình học cần đáp ứng được các mục tiêu, yêu cầu về năng lực, phẩm chất, thái độ. Quá trình học có đánh giá thường xuyên, đánh giá định kỳ… và việc này được thực hiện xuyên suốt từ đầu đến cuối năm học. Nếu ngành giáo dục phải dùng thi để bắt học thì việc học trở thành đối phó, có thể xảy ra trường hợp nhiều nơi học cầm chừng chờ ngày công bố môn thi.

Thầy Trần Mạnh Tùng cho rằng, phương án lý tưởng cho kỳ thi lớp 10, đó là, ngoài toán, ngữ văn, học sinh được lựa chọn môn thi thứ 3 phù hợp với năng lực. Tuy vậy, phương án này trước mắt khó khả thi vì công tác tổ chức thi và xây dựng ngân hàng đề thi sẽ khó khăn, phức tạp. Do vậy, giáo viên này kiến nghị nên thi cố định 3 môn: toán, văn, ngoại ngữ. Ngành giáo dục nên coi 3 môn học này là 3 môn “xương sống”, cần cho tất cả học sinh, góp phần thúc đẩy việc nâng cao chất lượng dạy – học ngoại ngữ trong các nhà trường.

Hiện nhiều cơ quan truyền thông cũng đang triển khai việc xin ý kiến của phụ huynh, học sinh và dư luận về phương án số môn thi lớp 10. Kết quả thu về cho thấy, hầu hết ý kiến đồng tình với phương án môn thi thứ 3 cố định là ngoại ngữ.

“Dù là học sinh đồng bằng hay miền núi, thành thị hay nông thôn thì trong chương trình chung, 3 môn này đều được phân bố nhiều thời lượng hơn trong suốt quá trình học và bảo đảm độ phủ kiến thức của học sinh”, phụ huynh Mai Thị Hà (Hà Nội) góp ý.



Nguồn: https://kinhtedothi.vn/hoc-sinh-ap-luc-boi-phuong-an-boc-tham-mon-thi-thu-3-vao-lop-10.html

Cùng chủ đề

Thi lớp 10 tại 63 tỉnh thành: Nhiều tỉnh công bố môn thứ 3 vào cuối tháng 3

Năm 2024, hơn 50 tỉnh thành chọn môn thứ 3 là tiếng AnhKỳ thi vào lớp 10 năm 2024 vừa qua, cả nước có 55/63 tỉnh thành tổ chức thi tuyển vào lớp 10.Trong đó, một số tỉnh lựa chọn phương án thi 2 môn toán, văn bắt buộc và môn thứ 3 lựa chọn ngẫu nhiên. Long An, An Giang, Hải Dương là các địa phương thực hiện phương án này nhiều năm.Đây cũng là phương án...

địa phương được lựa chọn môn thi thứ 3 tại kỳ thi lớp 10

Dự thảo nêu 3 phương thức tuyển sinh lớp 10 gồm: thi tuyển, xét tuyển hoặc kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Việc lựa chọn phương thức tuyển sinh thuộc thẩm quyền của địa phương. Theo đó, Sở GD&ĐT tham mưu cho UBND tỉnh/TP trực thuộc TƯ phê duyệt và lựa chọn phương thức. Đối với việc tổ chức thi tuyển, để tạo sự thống nhất và bảo đảm quan điểm kỳ thi nhẹ nhàng, không gây...

đúng yêu cầu, định hướng của Chương trình mới

Việc Bộ GD&ĐT sớm công bố cấu trúc đề thi tham khảo tạo thuận lợi cho kế hoạch dạy - học và quá trình ôn luyện của học sinh. Các thầy cô Hệ thống Giáo dục Học mãi nhận định: "Nội dung các câu hỏi trong đề thi tham khảo có nhiều yếu tố mới mẻ, xuất hiện nhiều câu hỏi ứng dụng thực tiễn, thực hành, bám sát tinh thần của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018".  Đề...

Bộ GD&ĐT chính thức công bố đề tham khảo kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Năm 2025 là năm đầu tiên kỳ thi tốt nghiệp THPT được tổ chức theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện cần thiết cho tổ chức kỳ thi, đồng thời giúp các nhà trường, giáo viên, học sinh chủ động trong hoạt động ôn tập, dạy và học, ngay từ đầu năm học, Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, chuẩn bị từ sớm,...

78% bạn đọc đồng ý thi tuyển sinh lớp 10 gồm 3 môn toán, văn và tiếng Anh, vì sao?

Như Tuổi Trẻ Online đã thông tin: Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến để xây dựng dự thảo thông tư sửa đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT.Và điều dư luận đặc biệt quan tâm là bên cạnh hai môn toán và văn để thi tuyển vào lớp 10, sở giáo dục và đào...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Gỡ vướng thể chế để huy động nguồn lực của Nhà nước, Nhân dân

Kinhtedothi- Chiều 12/11, trong khuôn khổ chương trình Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã báo cáo, giải trình một số vấn đề chủ yếu được đại biểu Quốc hội quan tâm; đồng thời cập nhật một số kết quả phát triển kinh tế - xã hội 10 tháng năm 2024. Tiếp tục rà soát, cắt giảm và tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh...

Những trường hợp nào tuyệt đối không nên ăn ổi kẻo “lợi bất cập hại”?

Những người nào ăn ổi là ''lợi bất cập hại''? Những người có hệ tiêu hóa yếu: quả ổi rất giàu vitamin C và fructose, khiến cơ thể khó hấp thụ quá nhiều vitamin C hoặc fructose, có thể dẫn đến đầy hơi. Trên thực tế, các nhà nghiên cứu tin rằng có tới 40% số người đang mắc phải tình trạng kém hấp thụ fructose thì hầu hết đều bị hấp thụ kém hiệu quả trong ruột non....

bồi dưỡng kiến thức, nâng cao kỹ năng về cải cách hành chính

Kinhtedothi-"Thông qua khảo sát thực tế, Ban tổ chức Lớp bồi dưỡng công tác cải cách hành chính (CCHC) TP Hà Nội năm 2024 mong muốn các học viên học hỏi được những công nghệ, phương pháp để tham mưu lãnh đạo giải quyết bài toán CCHC ở đơn vị mình”- Trưởng Phòng CCHC (Sở Nội vụ Hà Nội) nói. Sáng nay, 12/11, Sở Nội vụ Hà Nội phối hợp Viện Nghiên cứu khoa học hành chính - Học viện...

Đại biểu Quốc hội chất vấn về nguồn lực thực hiện chuyển đổi số báo chí

Kinhtedothi - Chất vấn Bộ trưởng Bộ Thông tin & Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ Bộ có kế hoạch như thế nào đối với nguồn lực tài chính và nguồn lực con người để có thể thực hiện thành công công cuộc chuyển đổi số báo chí. Ngày 12/11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn và trả lời chất vấn của các đại...

Vĩnh Phúc công khai loạt dự án chậm tiến độ

Danh sách 15 dự án chậm tiến độ Trong danh sách 15 dự án chậm tiến độ, thành phố Vĩnh Yên có 6 dự án, đây cũng là địa phương có nhiều dự án chậm tiến độ nhất, cụ thể: Dự án Kinh doanh xe có động cơ và thiết bị, phụ tùng xe có động cơ (Dự án cũ là Khách sạn, vui chơi giải trí kết hợp du lịch sinh thái) của Công ty TNHH Hưng Đạt...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Tiết lộ thông tin về nam sinh Sư phạm Hà Nội “gây sốt” vì đẹp trai như diễn viên

Bị chụp trộm vài bức ảnh và được chia sẻ lên mạng xã hội, nam sinh Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã khiến bao người phải "rung rinh" với ngoại hình điển trai. ...

Trường đại học tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Ngày 10/11, tại Đà Nẵng, Đại học Duy Tân tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm thành lập và công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chuyển Trường Đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân. ...

Cùng chuyên mục

“Giáo dục Thủ đô phải hướng tới nền giáo dục thanh lịch”

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh: “Giáo dục Thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu cầu chung cả nước, hướng tới giáo dưỡng, tạo nên những công dân Thủ đô thanh lịch, có tầm văn hóa, trách nhiệm xã hội và biết sống hạnh phúc cho mình và cho cộng đồng. Muốn vậy, nền giáo dục Thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch”. Sáng 12/11, tại Trung tâm hội nghị...

Lãnh đạo tỉnh Bình Thuận chỉ đạo xác minh, xử lý nghiêm vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh “hội đồng” nhập viện

Chiều 12/11, ông Nguyễn Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận đã có chỉ đạo giao Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Thuận cùng UBND huyện Hàm Thuận Nam kiểm tra, xử lý nghiêm vụ nữ sinh lớp 7 bị đánh "hội đồng" phải nhập viện. ...

Đại học Quốc gia TP.HCM công bố cấu trúc bài thi đánh giá năng lực áp dụng từ năm 2025

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM từ năm 2025 được điều chỉnh phù hợp với Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ngày 12-11, GS.TS Nguyễn Thị Thanh Mai - phó giám đốc Đại học Quốc gia...

Ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất

Ngày 12/11, tại Trung tâm Hội nghị quốc gia, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành và 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam; đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất; vinh danh các nhà giáo Thủ đô được Chủ tịch nước phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16. ...

‘Giáo dục thủ đô phải hướng tới là nền giáo dục thanh lịch’

Phát biểu tại lễ kỷ niệm 70 năm thành lập ngành GD-ĐT thủ đô, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng: 'Trong sự phát triển toàn diện con người, giáo dục thủ đô cần hướng tới mục tiêu cao hơn yêu...

Mới nhất

Ông Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng, Bitcoin được cấp ‘nhiên liệu tên lửa’, thị trường tiền điện tử nóng hầm hập

Hậu bầu cử Mỹ 2024, đợt tăng giá trên toàn thị trường đối với các loại tài sản rủi ro tiếp tục diễn ra mạnh mẽ kể từ sau chiến thắng cách biệt của cựu Tổng thống Donald Trump, với cổ phiếu, Bitcoin và nhiều loại tiền điện tử khác lập mức cao kỷ lục mới.

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Thủ tướng Phạm Minh Chính cho rằng phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực, nâng cao năng lực thực thi của các cấp. Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực,...

Việt Nam chi 2,89 tỷ USD nhập khẩu hạt điều

10 tháng năm 2024, nhập khẩu hạt điều cán mốc hơn 2,3 triệu tấn, trị giá hơn 2,89 tỷ USD, giảm 8,5% về lượng và giảm 1,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023. Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu hạt điều về Việt Nam trong...

Bài 3 – Cần hài hòa lợi ích

Nếu áp thuế VAT 5% với mặt hàng phân bón, nông dân sẽ là người chịu thiệt. Tuy nhiên, không chỉ xoay quanh câu chuyện thiệt – hơn mà là bài toán hài hòa lợi ích Chuyên gia nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Công Thương xung quanh...

Mới nhất