Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc phí ĐH đã phù hợp với mức sống?

Học phí ĐH đã phù hợp với mức sống?


MỘT TRƯỜNG CÓ 3 – 4 MỨC HỌC PHÍ

Hiện nay, các cơ sở đào tạo xác định học phí (HP) bậc ĐH dựa theo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều đảm bảo chi thường xuyên, trường công lập đảm bảo cả chi thường xuyên của Nghị định 81/2021 quy định về cơ chế thu, quản lý HP đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm HP, hỗ trợ chi phí học tập; giá dịch vụ trong lĩnh vực giáo dục (Nghị định 97).

Học phí ĐH đã phù hợp với mức sống?- Ảnh 1.

Phụ huynh đóng học phí làm thủ tục nhập học cho con trúng tuyển ĐH năm nay

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Nghị định 97 quy định HP có nhiều mức theo từng loại hình trường: trường công lập chưa tự chủ (chưa đảm bảo chi thường xuyên), trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư.

Các trường ĐH công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên, HP năm học 2023 – 2024 từ 12 – 24,5 triệu đồng/năm học (10 tháng). Đến năm học 2026 – 2027, HP nhóm trường này tăng lên 17,1 – 35 triệu đồng/năm.

Với trường ĐH công lập tự đảm bảo chi thường xuyên, HP năm học 2023 – 2024 tối đa 24 – 49 triệu đồng/năm và tăng lên mức 34,2 – 70 triệu đồng năm học 2026 – 2027.

Đặc biệt, nhóm trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, HP năm học 2023 – 2024 tối đa 30 – 61,25 triệu đồng và tăng lên tới 42,75 – 87,5 triệu đồng năm học 2026 – 2027.

Ngoài ra, trường tư thục được tự chủ xây dựng mức thu HP; trường công lập được tự xác định mức thu HP của chương trình đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trên cơ sở định mức kinh tế – kỹ thuật do trường ban hành, thực hiện công khai giải trình với người học và xã hội.

Trong mức trần HP của nghị định, các trường ĐH xây dựng và ban hành mức thu HP năm học 2024 – 2025 theo nhiều mức. Đa số HP các chương trình đại trà trên 10 triệu đồng đến trên 50 triệu đồng. Nhưng bên cạnh đó, hàng loạt trường ĐH xây dựng thêm các chương trình đặc biệt với HP cao hơn nhiều như: chất lượng cao, chương trình giảng dạy tiếng Anh, chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh…

Nên tham khảo mức học phí trên thu nhập bình quân đầu người của các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển để đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn. Thu học phí cao, quá mức chi trả của người dân bình thường không phải là phương án tốt…

GS-TSKH Bùi Văn Ga

Ngay trong cùng một trường công lập, trong khi chương trình đại trà trên 35 triệu đồng/năm thì chương trình chất lượng cao thu tới 70 – 83 triệu đồng/năm, chương trình chất lượng cao giảng dạy bằng tiếng Anh lên tới 165 triệu đồng/năm. Với cách xây dựng chương trình như vậy, các trường ĐH đang thu HP cao hơn nhiều so với mức thấp nhất của chương trình tiêu chuẩn.

Trong khi đó, các trường ĐH công lập chuyển sang tự chủ là xu hướng tất yếu trong thời gian tới. Theo văn bản của Bộ Nội vụ về việc sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ GD-ĐT, hết năm 2025 các đơn vị đào tạo ĐH thuộc Bộ GD-ĐT sẽ đồng loạt thực hiện lộ trình nâng cao mức độ tự chủ về tài chính từ mức đảm bảo chi thường xuyên trở lên. Như vậy, HP bậc ĐH không chỉ tăng mỗi năm theo khung quy định mà còn mở rộng phạm vi số trường đủ điều kiện thu HP cao hơn.

HỌC PHÍ CÓ CAO SO VỚI GDP/ĐẦU NGƯỜI?

GDP/đầu người là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá trong điều chỉnh mức HP. Liên quan đến việc điều chỉnh HP theo Nghị định 97, Bộ GD-ĐT từng so sánh mức trần HP của nhóm trường chưa tự bảo đảm chi thường xuyên trên GDP/đầu người của năm 2015 (năm học 2015 – 2016) với năm 2023 (năm học 2023 – 2024).

Cụ thể, GDP/đầu người năm 2015 là 45,7 triệu đồng, năm 2023 là 101,9 triệu đồng (tăng 2,23 lần). Nếu lấy mức trần HP một số khối ngành ở 2 thời điểm trên để so sánh thì thấy HP không thực tăng, thậm chí giảm ở hầu hết các ngành (trừ y dược và nông nghiệp). Ví dụ, khối STEM (khoa học – công nghệ – kỹ thuật – toán) năm học 2015 – 2016 là 720.000 đồng/tháng, năm học 2023 – 2024 là 1,45 triệu đồng/tháng (tăng 2,01 lần).

Học phí ĐH đã phù hợp với mức sống?- Ảnh 2.

Năm học 2024 – 2025, học phí tại các trường ĐH dao động từ trên 10 triệu đến trên 800 triệu đồng/năm

ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH

Trưởng khoa Tài chính một trường ĐH tại TP.HCM cũng cho rằng GDP/đầu người là một căn cứ để đánh giá thang HP bậc ĐH.

Theo chuyên gia này, GDP/đầu người của Mỹ khoảng 76.000 USD, HP ĐH bình quân dành cho sinh viên Mỹ ở trường công khoảng 15.000 USD. Các chỉ số cũng tương tự ở Anh. Như vậy, HP được xây dựng trong khoảng 20 – 25% GDP bình quân đầu người được xem là hợp lý để phù hợp với mức thu nhập trung bình trong xã hội.

“Nếu ở VN, GDP bình quân đầu người khoảng 100 triệu đồng (năm 2023), thì học phí ĐH công lập khoảng 25 triệu đồng/năm. Với mức này, tỷ lệ HP so với GDP bình quân sẽ tương đương cách tính của Mỹ, Anh hay Úc”, trưởng khoa này phân tích.

Năm học 2024 – 2025, giả thuyết mức HP 20 – 25 triệu đồng/năm. So với nhóm trường chưa tự chủ, mức này cao hơn với một số khối ngành. Tuy nhiên, lại thấp hơn ở một số khối ngành của nhóm trường tự đảm bảo chi thường xuyên, thấp hơn nhiều ở nhóm trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. Đặc biệt, mức này đang thấp hơn rất nhiều so với chương trình đào tạo đặc biệt của các trường ĐH.

“Riêng với các ngành có chi phí đào tạo cao và cần thiết cho xã hội (như y khoa), Nhà nước có thể xem xét chính sách hỗ trợ cho trường đào tạo hoặc tài trợ trực tiếp cho các sinh viên học ngành này. Chẳng hạn, có thể áp dụng chính sách miễn HP và cấp sinh hoạt phí như với sinh viên sư phạm cho lĩnh vực đào tạo bác sĩ y khoa”, chuyên gia này kiến nghị.

GS-TSKH Bùi Văn Ga, nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cũng cho rằng: “Nên tham khảo mức HP trên thu nhập bình quân đầu người của các nước công nghiệp phát triển và các nước đang phát triển để đánh giá mức độ phù hợp với thực tiễn. Thu HP cao, quá mức chi trả của người dân bình thường không phải là phương án tốt, vì người học hiện có rất nhiều sự lựa chọn học trong nước hay đi nước ngoài học tập”. (còn tiếp)

Cần thiết tăng cường ngân sách cho giáo dục ĐH

Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4.11.2013 của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế về giáo dục ĐH, đầu tư cho giáo dục ĐH từ ngân sách nhà nước còn rất thấp và có xu hướng tiếp tục bị cắt giảm, chưa đáp ứng nhu cầu phát triển, đổi mới hoạt động đào tạo. Việc phân bổ ngân sách còn bất cập, ngân sách phân bổ cho hoạt động đào tạo thấp, không bảo đảm cơ cấu chi cho giáo dục ĐH. Nhiều cơ sở giáo dục ĐH công lập không có đủ nguồn tài chính cần thiết để bù đắp chi phí đào tạo và tái đầu tư để nâng cao chất lượng đào tạo; chưa thu hút được nhiều nguồn lực ngoài nhà nước đầu tư cho phát triển giáo dục, xã hội hóa chưa thực sự gắn với công bằng xã hội trong giáo dục. Cần thiết phải tăng cường ngân sách đầu tư cho giáo dục ĐH và đổi mới mạnh mẽ các cơ chế và chính sách tài chính đối với giáo dục ĐH.

Cũng theo báo cáo này, mục tiêu đến năm 2030, tổng kinh phí chi toàn quốc cho giáo dục ĐH tăng bình quân hằng năm gấp 2 lần mức tăng GPD, đạt tỷ trọng 1,5% GDP vào năm 2030. Tăng mức chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ĐH đạt tỷ trọng trên GDP bằng mức trung bình các nước trong khu vực và thế giới, đồng thời hoàn thiện các chính sách khuyến khích đầu tư từ khu vực tư nhân; tập trung đầu tư phát triển đồng bộ hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục ĐH, nhất là các cơ sở giáo dục ĐH trọng điểm quốc gia có vai trò, nhiệm vụ dẫn dắt hệ thống.

Đáng chú ý theo báo cáo này là việc đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính cho giáo dục ĐH, phân bổ ngân sách nhà nước theo năng lực và hiệu quả, tăng cường xã hội hóa để khuyến khích doanh nghiệp hợp tác đào tạo và nghiên cứu khoa học với các cơ sở giáo dục ĐH gắn với mở rộng chính sách tài chính hỗ trợ người học, không để ai bị mất cơ hội học ĐH vì điều kiện kinh tế.




Nguồn: https://thanhnien.vn/hoc-phi-dh-da-phu-hop-voi-muc-song-185240902211700742.htm

Cùng chủ đề

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho toàn bộ học sinh các cấp

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh mầm non, THPT, học viên hệ giáo dục thường xuyên từ năm học 2025 - 2026. + Nhóm 1: Học sinh học tại các trường ở TP Thủ Đức...

Tự chủ đại học còn nhiều bất cập

(NLĐO)- Thành công của tự chủ ĐH sẽ góp phần quan trọng vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phát triển kinh tế - xã hội. ...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh bậc THCS

Nội dung trên được nêu trong dự thảo chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho học sinh THCS công lập và tư thục, năm học 2024-2025, trình HĐND TP.HCM và sáng 9/12.Cụ thể, học sinh được hỗ trợ 30.000-60.000 đồng/tháng, tùy địa bàn, tương đương 100% học phí công lập. Học sinh tư thục (trừ trường có vốn đầu tư nước ngoài) được nhận mức tương tự. Nhóm 1 là học sinh các trường học ở TP...

Báo động giáo viên bị bạo lực tinh thần

TP - “Vinh quang lắm mà tủi cực cũng nhiều” là lời tâm sự của nhiều giáo viên trong bối cảnh nghề giáo bị ảnh hưởng quá nhiều bởi môi trường xã hội. Bạo lực học đường không chỉ xảy ra với học sinh mà với giáo viên, còn nghiêm trọng hơn. TP - “Vinh quang lắm mà tủi cực cũng nhiều” là lời tâm sự của nhiều giáo viên trong bối cảnh nghề giáo bị ảnh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Đầm dự tiệc nhẹ nhàng nhưng sang trọng dịp cuối năm

Cuối năm là mùa rộn rã với vô số các buổi tiệc - từ những bữa tiệc nhẹ...

Khó khăn thì thích nghi!

Tôn vinh nghề thêu Hà Nội qua bộ sưu tập áo dài ‘Đường thêu của mẹ’

Bộ sưu tập áo dài (BST) Đường thêu của mẹ ra mắt vào thời điểm chào đón năm...

Chính phủ mới Syria muốn Nga ‘xem xét lại’ hiện diện quân sự

Chính phủ chuyển tiếp Syria cho rằng các động thái quân sự gần đây của Nga mơ hồ và kêu gọi Moscow xem xét lại hiện diện quân sự tại Syria. ...

Bài đọc nhiều

Học bạ toàn điểm 10 cũng “hết cửa” vào nhiều trường đại học

(Dân trí) - Học sinh có học bạ toàn điểm 9, điểm 10 cũng "hết cửa" tại nhiều trường đại học không xét tuyển phương thức tuyển sinh xét học bạ. Các năm trước, Trường Đại học Sư phạm TPHCM là một trong những trường có điểm chuẩn ở phương thức xét tuyển học bạ cao top đầu. Thậm chí ở nhiều ngành, thí sinh phải đạt gần 10 điểm/môn mới có thể trúng tuyển.Trường còn xét thành tích cá...

‘Nhiều trẻ đánh mất tuổi thơ vì phải còng lưng luyện chữ đẹp’

Khi con trai mới lên lớp 3, chị Phạm Thị Lý (35 tuổi, Nam Định) liên tục nhận được lời ngỏ từ ban phụ huynh lớp về việc cho con tham gia lớp luyện viết chữ đẹp.Nguồn cơn đến từ việc cô chủ nhiệm phàn nàn trong lớp có nhiều học sinh viết rất xấu. Do đó, ban phụ huynh đã lên kế hoạch tổ chức chức một lớp luyện chữ, gia đình nào có nhu cầu sẽ...

Học, thực tập tại nước ngoài trở thành học phần của sinh viên

Trường đại học Kinh tế - Tài chính TP.HCM (UEF) đã xây dựng chương trình đào tạo, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để các bạn tiếp cận nền giáo dục phát triển, học tập xuyên quốc gia. ...

Phụ huynh đỗ ô tô đón con gây hỗn loạn cổng trường: Chúng ta đang dạy trẻ điều gì?

Sáng nào đưa con đi học muộn hơn thường lệ vài phút là thể nào tôi cũng đến công ty muộn cả nửa tiếng vì cảnh nháo nhào, tắc đường ngay cổng trường - nơi có vài chiếc ô tô án ngữ. Tôi có 2 con, học ở hai trường cấp 1 và cấp 2 khá gần nhau tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Vì đi làm xa nên tôi thường chở các cháu đến trường khá sớm và...

Pickleball đã xuất hiện trong trường học ở Hà Nội

Pickleball - môn thể thao thời thượng đã bất ngờ xuất hiện tại ngôi trường THPT Phan Đình Phùng, Hà Nội. Những ngày qua, sân trường THPT Phan Đình Phùng thêm phần sôi động, náo nhiệt với sự xuất hiện của môn thể thao Pickleball. Trong giờ ra chơi, học sinh thay vì ngồi trong lớp đã tích cực hơn trong việc xuống sân hay hòa mình vào bầu không khí sôi động để cổ vũ cho bạn bè. Nhà trường...

Cùng chuyên mục

TP.HCM chính thức đề xuất chọn ngoại ngữ là môn thứ ba

Sở GD-ĐT TP.HCM đã chính thức gửi văn bản góp ý lần 2 về một số nội dung dự kiến đổi, bổ sung quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT của Bộ GD-ĐT. Trong đó đề xuất cụ thể về việc...

Chấn chỉnh công tác tuyển sinh văn bằng 2 của Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định trách nhiệm liên quan đào tạo văn bằng 2 ngành ngôn ngữ Anh các lớp VB2.12, VB2.13 (A, B), VB22.01 thuộc Trường đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội trước hết là trách nhiệm của hiệu trưởng. ...

Quy trách nhiệm hiệu trưởng

Trước việc Trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội đào tạo "chui" lớp văn bằng 2 ngôn ngữ Anh, Bộ GDĐT khẳng định hiệu trưởng trường này có trách nhiệm liên quan. ...

Cô giáo tình nguyện ngày ngày đưa trò tới lớp

Những chuyến xe đưa đón của cô giáo Nguyễn Thị Minh Hòa (Trường THPT Ông Ích Khiêm, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã giúp hành trình neo giữ con chữ của cô học trò khuyết tật bớt gian nan và mặc cảm. Suốt hai...

TP.HCM đề xuất miễn học phí cho học sinh các cấp: Phụ huynh ‘bất ngờ mà vui quá’

Sở GD-ĐT TP.HCM vừa hoàn thành dự thảo nghị quyết về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ em mầm non, học sinh THPT công lập, ngoài công lập, học viên giáo dục thường xuyên THPT từ năm học 2025 - 2026. ...

Mới nhất

Đô thị bị phủ kín bụi bặm, Chủ tịch TP Yên Bái lên tiếng

Trước tình trạng người dân TP Yên Bái phải sống chung với bụi bẩn do hoạt động san gạt, vận chuyển đất sạt lở sau bão số 3, Chủ tịch UBND TP đã thông tin về tiến độ làm sạch đô thị. Sáng 17/12, trao đổi với PV VietNamNet, ông Nguyễn Ngọc Trúc, Chủ tịch UBND TP Yên Bái (tỉnh...

Chung cư sắp bàn giao thu hút khách hàng “xuống tiền”

Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người mua để ở cũng như hấp dẫn nhà đầu tư vì tiềm năng tăng giá ngay sau khi bàn giao. Những dự án sắp bàn giao thu hút khách hàng nhờ tiến độ rõ ràng, tạo niềm tin cho người...

Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”

Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy không giới hạn cho các kế hoạch đầu tư - kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường kinh doanh năm 2025: Thay đổi lớn khi bỏ tư duy “không quản được thì cấm”Với tư duy mới, cải cách môi trường kinh doanh sẽ là lực đẩy...

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù...

Dương Trường Giang hát, đọc rap trong MV mới

Nhạc sÄ© DÆ°Æ¡ng Trường Giang gây bất ngờ khi ngồi đàn piano, hát "Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết" và đọc rap trong MV được quay ngay trước Nhà thờ Lớn Hà Nội. MV "Chỉ là thời gian dành cho nhau đã hết" của Dương Trường Giang.Nhạc sĩ Dương Trường Giang vừa ra mắt MV Chỉ là thời gian...

Mới nhất

Khó khăn thì thích nghi!