Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc phí đại học tăng nhưng vẫn ở mức thấp

Học phí đại học tăng nhưng vẫn ở mức thấp


Trường đại học đồng loạt điều chỉnh học phí

Theo ghi nhận, tới thời điểm này, nhiều trường đại học đã công bố mức học phí năm học 2024-2025. So với năm học trước thì năm học này, đa số các trường đều tăng học phí.

Năm học 2024 – 2025, Trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội áp dụng hai mức học phí, lần lượt là 32 triệu và 40 triệu đồng/năm học. Mức tăng học phí của trường không quá 15% mỗi năm.

img_7932(1).jpg
Sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải tại thư viện nhà trường.

Theo đề án tuyển sinh của Đại học Bách khoa Hà Nội, đối với sinh viên đại học chính quy nhập học năm 2024 (K69), các chương trình chuẩn có mức học phí từ 24 – 30 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành).

Học phí các chương trình ELITECH từ 33 – 42 triệu đồng/năm học. Riêng các chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo; Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có học phí 64 – 67 triệu đồng/năm học.

Nhà trường lưu ý, các mức học phí trên có thể được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 10% mỗi năm.

Học viện Ngân hàng dự kiến, học phí năm học 2024-2024 sẽ từ 25-37 triệu đồng. Trong đó, các chương trình đào tạo chuẩn thuộc nhóm ngành Kinh doanh quản lý và pháp luật, học phí là 25 triệu đồng/năm; khối ngành Công nghệ thông tin là 26,5 triệu đồng/năm và khối ngành Nhân văn, Khoa học xã hội là 26 triệu đồng/năm.

Mức học phí cao nhất áp dụng với các chương trình chất lượng cao, nhiều ngành tăng hơn 10 triệu so với năm ngoái. Theo đó, với chương trình liên kết quốc tế, học phí dao động 340-380 triệu đồng cho cả khóa 4 năm, có thể cao hơn nếu sinh viên chọn học năm cuối ở trường liên kết.

Trong số các nhóm ngành có mức học phí tăng của năm nay thì nhóm ngành Sức khỏe có mức học phí cao nhất.

Vì sao chưa bù đủ chi phí đào tạo?

Mặc dù học phí đại học tăng nhưng đánh giá về lộ trình tăng học phí, Bộ GDĐT cho biết lộ trình học phí hiện nay chưa đáp ứng được theo yêu cầu của Nghị quyết 19-NQ/TW vì khung và mức thu học phí còn thấp, chưa đủ bù đắp chi phí đào tạo.

Lý giải về điều này, theo Bộ GDĐT, đối với học phí đại học, năm học 2023-2024, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 97/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 81/2021/NĐ-CP.

Trong đó quy định: Mức học phí các trường đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên thực hiện theo mức trần học phí năm học 2023-2024 đến năm học 2026-2027 quy định tại Nghị định số 97/2023/NĐ-CP (lùi lộ trình học phí 1 năm so với quy định tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP).

Căn cứ lộ trình học phí của cơ sở giáo dục đại học công lập quy định tại Nghị định 97/2023/NĐ-CP, học phí từ năm học 2023-2024 tăng theo lộ trình để đảm bảo đến năm học 2026-2027 bù đắp chi phí đào tạo.

Về học phí, tại Nghị quyết số 165/NQ-CP của Chính phủ yêu cầu giữ ổn định mức học phí năm học 2022-2023 bằng mức học phí năm học 2021-2022.

Mức học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập đã giữ ổn định trong 3 năm học vừa qua (từ năm học 2020-2021 đến năm học 2022-2023) để chia sẻ khó khăn với phụ huynh, học sinh do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, cho đến nay lộ trình học phí tại Nghị định số 81/2021/NĐ-CP chưa thực hiện được.

Đối với học phí từ năm học 2023-2024, thực hiện theo quy định tại Nghị định số 97/2023/NĐ-CP lùi 1 năm so với lộ trình học phí tại Nghị định 81.

Như vậy, mặc dù học phí thực hiện theo cơ chế giá quy định tại Luật Giá, Luật Giáo dục và theo Nghị quyết số 19-NQ/TW thì đến năm 2021 phải hoàn thành lộ trình tính giá dịch vụ sự nghiệp công đối với một số lĩnh vực cơ bản, trong đó có GDĐT.

Tuy nhiên, lộ trình học phí hiện nay chưa đáp ứng được theo yêu cầu của Nghị quyết 19-NQ/TW vì khung và mức thu học phí còn thấp, chưa đủ bù đắp chi phí đào tạo.

Bên cạnh đó, quyết định tăng lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng (tăng 30%) từ ngày 1/7/2024 làm cho quỹ tiền lương của các đơn vị hằng năm tăng cao, gây khó khăn trong cân đối nguồn thu để duy trì hoạt động thường xuyên, nâng cao chất lượng đào tạo.



Nguồn: https://daidoanket.vn/hoc-phi-dai-hoc-tang-nhung-van-o-muc-thap-10287738.html

Cùng chủ đề

Có trường tăng cả chục triệu/năm

Từ năm học 2024-2025, học phí ở các trường đại học sẽ tăng khá cao theo lộ trình về mức thu học phí quy định tại Nghị định 81/2021/NĐ-CP của Chính phủ.Học phí đại học là một trong...

Năm 2024, hàng loạt trường đại học tăng học phí

Theo ghi nhận, tới thời điểm này, nhiều trường đại học trên cả nước đã thông báo học phí năm học 2024 - 2025. Nhiều trường dự kiến mức học phí cho năm học mới ở mức bằng...

Cân nhắc vì học phí đại học tăng

Huy Thành, học sinh lớp 12 ngụ tại huyện Bến Lức (tỉnh Long An) cho biết, em có mong muốn được theo học trường Đại học (ĐH) Luật TPHCM, nhưng vừa qua tìm hiểu thông tin thì thấy...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giáo dục học sinh qua “Sân khấu học đường”

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Mê Linh, TP Hà Nội cho biết: Xác định giáo dục là nền tảng quan trọng, huyện Mê Linh luôn chú trọng làm tốt...

Tăng cường kiểm tra, giám sát Chương trình Mục tiêu quốc gia

Kế hoạch nhằm giám sát, đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc chấp hành quy định về quản lý và việc tổ chức triển khai thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh...

Thúc đẩy khởi sự kinh doanh trong vùng đồng bào DTTS

Theo đó, mục tiêu của chương trình là thúc đẩy khởi sự kinh doanh, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, đẩy mạnh phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội trên cơ sở khai thác tiềm...

Công viên địa chất Lạng Sơn được công nhận là Công viên địa chất toàn cầu UNESCO

Công viên địa chất Lạng Sơn có phạm vi thuộc 8 huyện, thành phố: Lạng Sơn, Bắc Sơn, Chi Lăng, Hữu Lũng, Lộc Bình, Văn Quan và một phần địa giới hành chính của Bình Gia, Cao Lộc...

Mỗi địa phương một dấu ấn

Tuy nhiên, để khai thác ẩm thực cho phát triển du lịch, hướng tới sự phát triển đồng đều giữa các địa phương trên cả nước vẫn đang là điều khó khăn. Đánh giá vấn đề trên, PGS.TS...

Bài đọc nhiều

Bí thư Thành ủy Hà Nội đánh trống khai giảng năm học mới

Năm học 2023-2024, ngành giáo dục và đào tạo quận Ba Đình đã có nhiều nỗ lực đổi mới, nâng cao điều kiện cơ sở vật chất và chất lượng, hiệu quả công tác. Tính đến hết năm 2024, quận có 44/49 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 90%, trong đó có 21 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2 chiếm tỷ lệ 43%. Chất lượng giáo dục học sinh đại trà, giáo dục...

Kiên trì mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo

Đa dạng hóa hình thức kiểm tra, đánh giá Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 bắt đầu triển khai thực hiện từ năm học 2020 - 2021. Theo lộ trình, sau 5 năm, chương trình mới sẽ được triển khai cuốn chiếu hết cả 3 cấp học với tất cả các khối lớp. Chương trình được kỳ vọng sẽ phát huy năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng...

Học sinh đi học hay nghỉ?

Nhiều trường học bị thiệt hại sau cơn bão số 3 (Yagi)Thông tin với PV báo Dân Việt vào sáng 8/9, ông Nguyễn Như Tùng, Phó Trưởng Phòng GDĐT quận Ba Đình, Hà Nội cho biết: "Trong sáng nay, các trường đã có báo cáo nhanh...

Lễ công bố chuyển đổi thương hiệu SHB thành hệ sinh thái SHD

Lễ công bố thương hiệu mới – Dấu ấn của sự chuyển mìnhLễ công bố được tổ chức vào lúc 08h00 ngày 13.09.2024 tại Gem Center, TP. Hồ Chí Minh. Sự kiện có sự tham dự của lãnh đạo UBND tỉnh, các Sở ban ngành, đại diện Ban giám hiệu các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp, các trường THPT đến từ nhiều địa phương, cùng các đối tác, tập đoàn đào tạo nghề, doanh nghiệp đến...

Cùng chuyên mục

Giáo dục học sinh qua “Sân khấu học đường”

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Mê Linh, TP Hà Nội cho biết: Xác định giáo dục là nền tảng quan trọng, huyện Mê Linh luôn chú trọng làm tốt...

Bổ sung kịp thời sách giáo khoa cho địa phương bị thiệt hại do mưa bão

Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 và mưa lũ sau bão; để chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường học tập, Bộ GD&ĐT đề nghị...

Bộ GDĐT chỉ đạo hỗ trợ sách giáo khoa, đồ dùng học tập cho học sinh bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi)

Ngày 9/9, Bộ GDĐT đã có công văn gửi các Sở GDĐT và các nhà xuất bản về việc cung ứng sách giáo khoa cho các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ...

Bộ GD-ĐT đề nghị hỗ trợ sách giáo khoa cho học sinh bị thiệt hại do bão Yagi

Theo đó, để chủ động khắc phục hậu quả của bão số 3 và chuẩn bị các điều kiện đón học sinh trở lại trường, Bộ GD-ĐT đề nghị các sở GD-ĐT chủ động rà soát, thống kê tình hình thiệt hại về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, sách giáo khoa và đồ dùng học tập của nhà trường và học sinh do bão, lũ gây ra để có phương án khắc phục và báo...

Mới nhất

Giáo dục học sinh qua “Sân khấu học đường”

Phát biểu tại buổi khai mạc, ông Nguyễn Thanh Liêm, Bí thư Huyện ủy Mê Linh, TP Hà...

Nhiều hoạt động thú vị tại Ngày hội văn hoá dân tộc Chăm lần thứ VI

Phát biểu tại họp báo, bà Nguyễn Thị Hải Nhung, Vụ trưởng Vụ Văn hoá dân tộc (Bộ VHTT&DL) cho biết: "Ngày hội Văn hoá dân tộc Chăm lần thứ...

Bổ sung kịp thời sách giáo khoa cho địa phương bị thiệt hại do mưa bão

Công văn nêu rõ, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tập trung ứng phó khẩn cấp bão số 3 và mưa lũ sau bão; để chủ động khắc phục hậu quả của cơn bão...

Hà Nội mưa sầm sập, sấm ầm ầm, Trung tâm Khí tượng cảnh báo ngập lụt nặng tại nhiều tuyến phố

Cơ quan khí tượng dự báo mưa dông ở Hà Nội sẽ tiếp diễn trong những ngày tới. Trước đó, cơ quan khí tượng cảnh...

Liên tiếp trường hợp tử vong do bệnh dại

Trung tâm Y tế huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) vừa xác nhận trên địa bàn huyện vừa ghi nhận một trường hợp tử vong do bị chó dại cắn là bà N.T.N.B (44 tuổi, xã Xuân Hưng). Theo báo cáo của Trung tâm Y tế...

Mới nhất