Trong khi chờ đợi Chính phủ có quy định chính thức về mức trần học phí năm học này, nhiều trường đưa ra mức học phí theo hướng không tăng. Dưới đây là học phí các trường top đầu trong cả nước năm học 2023 – 2024:
STT | Tên trường | Học phí năm 2023 – 2024 |
1 | Trường Đại học Kinh tế Quốc dân | 10,55 – 35 triệu đồng/năm học |
2 | Trường Đại học RMIT | 318 triệu đồng/năm học |
3 | Học viện Chính sách và Phát triển |
Chương trình chuẩn: 9,5 triệu đồng/năm học |
4 | Trường Đại học Thương mại | Chương trình chuẩn: 23 – 25 triệu đồng/năm học Chương trình chất lượng cao, tích hợp: 35,2 – 40 triệu đồng/năm học |
5 | Trường Đại học Y Dược Thái Bình | Đào tạo theo niên chế: 27,6 triệu đồng/năm học Đào tạo tín chỉ: 16,6 – 36,7 triệu đồng/năm học |
6 | Trường Đại học Luật Hà Nội | 685.000 đồng/tín chỉ |
7 | Học viện Nông nghiệp Việt Nam | 14 – 19,8 triệu đồng/năm học |
8 | Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông | Chương trình chuẩn: 23 – 25 triệu đồng/năm. Chương trình chất lượng cao, tích hợp: 35,2 – 40 triệu đồng/năm học Chương trình định hướng nghề nghiệp: 25 triệu đồng/năm học |
9 | Trường Đại học Mở Hà Nội | 19 – 20 triệu đồng/năm học |
10 | Trường Đại học Mỏ – Địa chất | Khối Kinh tế: 282.000 đồng/tín chỉ. Khối Kỹ thuật: 338.000 đồng/tín chỉ |
11 | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 350.000 – 1,95 triệu đồng/tín chỉ |
12 | Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội | 20 triệu đồng/năm học |
13 | Đại học Bách khoa Hà Nội | Chương trình CLC: 33 – 42 triệu đồng/năm học Chương trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo, Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng: 57 – 58 triệu/năm học. Chương trình song bằng tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế: 45 triệu/năm học Chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác: 25 – 30 triệu/học kỳ |
14 | Trường Đại học Luật TP.HCM | 31,2 – 165 triệu đồng/năm học |
15 | Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) | Chương trình đào tạo chuẩn: 15 triệu đồng/năm học Chương trình kiểm định chất lượng:20 – 35 triệu đồng/năm học |
16 | Trường Đại học Bách khoa TP.HCM | 30 – 60,5 triệu đồng/năm học |
17 | Trường Đại học Y Hà Nội | 20,9 – 55,2 triệu đồng/năm học |
18 | Trường Đại học Giao thông Vận tải | Chương trình đào tạo chuẩn: 354.000 đồng/tín chỉ Chương trình CLC: 770.000 đồng/tín chỉ |
19 | Trường Đại học Kinh tế TP.HCM | Chương trình tiên tiến quốc tế: 940.000 – 1,14 triệu/tín chỉ Chương trình tiên tiến: 850,000 – 940.000 đồng/tín chỉ Chương trình chuẩn: 595.000 – 940.000 đồng/tín chỉ Chương trình cử nhân tài năng: 940,000 – 3,29 triệu đồng/tín chỉ |
20 | Học viện Tài chính | Chương trình chuẩn: 8,5 triệu đồng/kỳ Chương trình CLC: 20,4/kỳ |
21 | Học viện Ngân hàng | Chương trình đào tạo đại trà: 680.000 – 710.000 đồng/tín chỉ Chương trình đào tạo CLC: 16,25 triệu đồng/kỳ |
22 | Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội | Chương trình đại trà: 12 – 36,2 triệu đồng/năm học Chương trình nước ngoài: 35 – 82,5 triệu đồng/năm học |
23 | Trường Đại học Giao thông vận tải TP.HCM | Chương trình đào tạo chuẩn: 354.000 đồng/tín chỉ Chương trình CLC: 770.000 đồng/tín chỉ |
24 | Học viện Phụ nữ Việt Nam | Chương trình chính quy (3,5 năm): 373.000 – 428.000 đồng/tín chỉ |
25 | Trường Đại học Công nghệ (Đại học Quốc gia Hà Nội) | 28,5 – 35 triệu đồng |
Bộ GD&ĐT hồi cuối tháng 8 đã trình Chính phủ dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 81. Theo đề xuất của Bộ, học phí mầm non, phổ thông, đại học năm học này áp dụng mức trần của năm học 2022-2023, tức lùi một năm so với lộ trình tăng học phí mà Nghị định 81 đề ra.
Cụ thể, trần học phí với đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học này là 1,2-2,45 triệu đồng một tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35-2,76 triệu đồng. Mức thu hiện nay là 980.000 đến 1,43 triệu đồng.
Những trường đã tự chủ (tự chi lương, phụ cấp, sửa chữa cơ sở vật chất…), tùy mức độ, được thu tối đa bằng 2-2,5 lần mức trên, tức 2,4-6,15 triệu đồng một tháng. Với chương trình đào tạo đạt kiểm định chất lượng, các đại học được tự xác định học phí.
Khánh Sơn