Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc môn sử theo cách rất khác

Học môn sử theo cách rất khác


KHÔNG CÒN CẢNH THẦY GIẢNG TRÊN BẢNG, TRÒ NGỒI DƯỚI NGHE

Làm dự án, thiết kế mô hình, diễn kịch… là những cách dạy sử sáng tạo được thầy cô nhiều trường THPT tại TP.HCM áp dụng nhằm khơi gợi sự hứng thú, nâng cao kỹ năng cứng, mềm cho học sinh (HS).

Dạy lịch sử theo dự án là sáng kiến của thầy trò 9 trường THPT cụm 1 (Q.1, Q.3, TP.HCM). Trong buổi báo cáo dự án lịch sử Vietnam Heroic Legacy (Việt Nam anh hùng) vừa qua diễn ra tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Q.3), HS được khoác lên mình trang phục thời xưa và tái hiện giai thoại lịch sử gắn liền với từng anh hùng dân tộc. Qua dự án này, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, tổ trưởng tổ lịch sử Trường THPT Lê Quý Đôn, hy vọng HS sẽ thấy lịch sử VN hấp dẫn và đa sắc màu, đồng thời nuôi dưỡng tình yêu sử nhờ phương pháp giảng dạy mới.

Học môn sử theo cách rất khác - Ảnh 1.

Một tiết mục sân khấu hóa của học sinh Trường THPT Nguyễn Thị Diệu (Q.3, TP.HCM) trong dự án lịch sử Việt Nam anh hùng

Ngoài tiết mục văn nghệ, buổi báo cáo còn bố trí không gian trưng bày mô hình “handmade” sinh động. Trong đó, thầy trò Trường THPT năng khiếu thể dục thể thao (Q.1) đã mang đến những mô hình sa bàn “gói ghém” kiến thức, thể hiện tài năng thiết kế của HS. “Không còn thầy giảng trên bảng, trò ngồi dưới nghe, HS giờ đây có thể “bước ra ngoài” để hòa mình vào dòng chảy lịch sử”, thầy Lê Văn Tấn, giáo viên bộ môn lịch sử Trường THPT năng khiếu thể dục thể thao, bày tỏ.

Xuất phát từ mong muốn HS khắc sâu kiến thức, cô Nguyễn Thị Hà Diễm, giáo viên Trường THPT Hùng Vương (Q.5), đã yêu cầu HS thiết kế lịch để bàn theo chủ đề từng bài. Chẳng hạn, với chủ đề “Vang mãi bản hùng ca bất hủ” thuộc chương trình lịch sử 12, HS sẽ làm lịch về các mốc thời gian trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, Mỹ của Quân đội nhân dân VN.

Ở tiết dạy khác, cô Diễm cập nhật xu hướng đan len của giới trẻ, khuyến khích HS đan móc khóa hình mũ tai bèo, chú bộ đội… Theo cô, việc tự mày mò để tạo ra vật dụng ý nghĩa như vậy sẽ giúp các em thích thú với bài học hơn.

Đề cao sức sáng tạo của học trò, thầy Chế Anh Thiện, giáo viên Trường THPT Trần Văn Giàu (Q.Bình Thạnh), đã cho các em lên kịch bản, thuê hoặc tự thiết kế trang phục để diễn kịch. Sau mỗi vở diễn, thầy sẽ nhận xét và khái quát nội dung bài học. “Khi lịch sử trở thành môn bắt buộc và vị thế được nâng cao, trách nhiệm của giáo viên trong việc đầu tư, sáng tạo phải lớn hơn để HS hào hứng học tập”, thầy Thiện chia sẻ.

Học môn sử theo cách rất khác - Ảnh 2.

Các sản phẩm của học sinh từ việc học môn sử

KHÔNG CÒN LÀ MÔN HỌC “KHÔ KHAN”

Góp mặt trong tiết mục về Bác Hồ vào ngày diễn ra buổi báo cáo tại Trường THPT Lê Quý Đôn vào tháng 11 năm nay, Trần Huỳnh Minh Vy và Phan Thanh Hương (đều là HS lớp 12 Trường THPT Marie Curie, Q.3) chia sẻ: “Tái hiện lịch sử trực quan là cách học thú vị, giúp chúng em chủ động tìm tòi kiến thức và “nhớ vanh vách” dữ liệu, thay vì học thuộc lòng một cách máy móc”.

Trước đây, lịch sử đối với Vũ Phương Linh (HS lớp 11 Trường THPT Phạm Hồng Thái, Hà Nội) là môn khô khan với những mốc thời gian khó nhớ. Từ khi tiếp cận kiến thức theo cách mới là làm mô hình, thuyết trình, thiết kế poster và diễn kịch, cảm nhận của Linh và các bạn trong lớp về môn học đã thay đổi. Linh cho biết các hoạt động sáng tạo thường áp dụng cho tiết dự giờ hoặc thay thế bài kiểm tra 15 phút trên giấy. Nhờ vậy, tinh thần học tập và điểm số của HS đều được cải thiện.

ĐỂ HỌC SINH KHÔNG BỊ “NGỘP” TRƯỚC SỰ ĐỔI MỚI

Tuy nhiên, điều duy nhất khiến nhiều HS như Linh băn khoăn là làm sao để không “ngộp” với sự đổi mới. Chẳng hạn, Phương Linh thường cần 2 – 3 ngày để hoàn thành bài thuyết trình bằng PowerPoint. Nếu là hoạt động thiết kế sản phẩm, thời gian bỏ ra sẽ tăng gấp đôi. Có những ngày, các môn học đồng loạt kiểm tra, yêu cầu thuyết trình hoặc làm sản phẩm khiến Linh “vắt chân lên cổ mà chạy”. “Sáng tạo cách học mới cũng hay, nhưng em chỉ muốn làm lúc rảnh để còn phân bổ thời gian cho các môn khác”, Linh bày tỏ.

Hiểu điều này, cô Diễm đề xuất giáo viên không nên lạm dụng việc làm sản phẩm mà phải cân nhắc các yếu tố như mục đích, nội dung bài học, chi phí, khả năng hoàn thành của HS… Đồng quan điểm, thầy Thiện cho rằng giáo viên cần lên kế hoạch chi tiết trước mỗi tiết học, bao gồm phân công nhiệm vụ hợp lý và định hướng kiến thức cho các em.

Học môn sử theo cách rất khác - Ảnh 3.

Mô hình của học sinh cho bài học môn sử

Sau cùng, dù dạy học theo cách nào, các thầy cô nhận thấy mấu chốt vấn đề là thông qua môn lịch sử để giáo dục phẩm chất, tư tưởng học trò. Cụ thể, giáo viên phải định hướng đúng đắn, thổi hồn vào mỗi bài giảng lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và ý thức bảo vệ lãnh thổ.

Về phía HS, thầy cô khuyến khích các em không chỉ học gói gọn trong tiết 45 phút mà cần kết hợp đọc thêm sách báo, tư liệu bên ngoài hay tham quan thực tế các di tích lịch sử để chủ động khơi gợi cảm hứng học tập, hoàn toàn “đắm mình” vào môn sử.



Source link

Cùng chủ đề

Vị trạng nguyên nào đánh bại thần cờ Trung Hoa?

Ông chính là Mạc Đĩnh Chi (1272- 1346), người làng Lũng Động, huyện Chí Linh, Hải Đông (tỉnh Hải Dương hiện nay).Mạc Đĩnh Chi bẩm sinh có tướng mạo xấu xí, nhưng bù lại rất thông minh, lanh lợi. Nhà nghèo, Đĩnh Chi không thể đến lớp cùng bè bạn mà chỉ đứng ngoài lớp học nghe thầy giảng bài. Đêm đến, không có đèn thắp sáng, cậu bé phải bắt đom đóm rồi cho vào vỏ quả...

Vị tướng nào dùng ‘trâu lửa’ phá vòng vây, đánh bại đội quân chúa Trịnh?

Người được nhắc đến chính là Nguyễn Hữu Cầu.Nguyễn Hữu Cầu (1712-1751), xuất thân trong gia đình nông dân nghèo ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Khi còn nhỏ, ông giỏi văn võ, lại thạo bơi lội nên thường được người dân gọi là quận He (tên một loài cá biển).Lớn lên Nguyễn Hữu Cầu gia nhập cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cừ và được người này quý mến, gả con gái cho. Sau khi Nguyễn Cừ...

Từ người chăn trâu trở thành quân sư kiệt xuất cho chúa Nguyễn, ông là ai?

Người được nhắc đến chính là Đào Duy Từ (1572-1634) quê ở xã Nguyên Bình, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.Theo sách Chín đời chúa, mười ba đời vua triều Nguyễn, dưới thời chúa Trịnh, ông thi hương đỗ Á nguyên khi mới chỉ 21 tuổi. Thế nhưng sau đó, ông bị triều đình ra lệnh lột mũ, xóa tên bảng vàng vì phát hiện tội đổi họ đi thi, buộc phải lặn lội vào Nam...

Thủ lĩnh đội quân chim bồ câu độc nhất trong sử Việt là ai?

Người được nhắc đến chính là tướng Nguyễn Chích. Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Nguyễn Chích (1382 – 1448), quê ở huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Sinh ra trong gia đình nông dân nghèo, bố mẹ mất sớm, từ nhỏ ông đã sớm tự lập mưu sinh.Lớn lên trong những biến động của đất nước cuối thế kỷ XIV đầu thế kỷ XV, chứng kiến sự thất bại của nhà Hồ trước quân Minh xâm lược,...

Nữ tướng nào trong lịch sử Việt từng từ chối làm vợ vua?

Người được nhắc đến chính là bà Phạm Thị Toàn, quê ở trang Vân Lộng, xứ Đông (nay là huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, vào thời đất nước còn bị quân Lương đô hộ, ở trang Vân Lộng có ông Phạm Lương vợ mất sớm, gà trống nuôi con gái là Phạm Thị Toàn khôn lớn. Ông vốn là người có chí lớn, nên luôn nhắc nhở con gái về nỗi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thêm ngọt ngào với trang phục tông hồng

Mùa thu đông năm nay, tông hồng trở thành xu hướng mới, mang đến làn gió ấm áp,...

Rộ tin bà Harris gánh nợ 20 triệu USD, ông Trump ‘kêu gọi trả tiền giúp’

Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có bài viết châm biếm, kêu gọi người ủng hộ tìm cách hỗ trợ tiền cho chiến dịch tranh cử của bà Kamala Harris. ...

Tạo điểm nhấn cho mọi bản phối mùa đông với tất dài ấm áp

Tất dài là một lựa chọn hoàn hảo giúp tạo điểm nhấn phong cách cho mọi bản phối...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cùng chuyên mục

Triển lãm khoa học của trường Ams thu hút hơn 3.000 người tham gia

Hơn 3.000 người ở Hà Nội đã có mặt tại triển lãm khoa học "Science Tornado 2024" do chính học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam tổ chức tại trường. ...

Hơn 3.000 người tham gia ngày hội lớn ‘Hành khúc học sinh Thủ đô’

Sáng nay, Sở GD-ĐT Hà Nội phối hợp các đơn vị tổ chức chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” với sự tham gia của hơn 3.000 học sinh giáo viên... Tại sự kiện, ông Trần Thế Cương - Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết, chương trình “Hành khúc học sinh Thủ đô” thu hút sự tham gia của 47 đơn vị, đại diện 30 quận, huyện, thị xã, một số trường quốc tế.  Cùng với đó là...

Hội LHPN Bình Phước tổ chức diễn đàn cho CLB “Thủ lĩnh của sự thay đổi”

Hội thi "Rung chuông vàng", sân khấu hóa tuyên truyền phòng chống bạo lực học đường, phòng chống xâm hại trẻ em, tọa đàm chia sẻ kinh nghiệm… là những hoạt động nổi bật tại Diễn đàn giao...

Bộ Giáo dục công bố đề thi minh họa V-SAT 2025 tuyển sinh đại học

Trung tâm Khảo thí quốc gia và Đánh giá chất lượng giáo dục (Bộ Giáo dục và Đào tạo) vừa công bố đề minh họa 8 bài thi đánh giá đầu vào đại học trên máy tính (V-SAT) năm 2025. V-SAT là kỳ thi...

Hải Phòng vinh danh 139 học sinh, sinh viên tiêu biểu năm 2024

Dự lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các bộ, ngành trung ương, lãnh đạo Thành ủy, HĐND, UBND các ban, ngành của TP Hải Phòng, các địa phương và đông đảo học sinh,...

Mới nhất

Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng

Cần sự điều tiết của Nhà nước để chính sách thuế GTGT phân bón 5% đạt kỳ vọng | 10/11/2024 ...

Tuyệt chủng gần 90 năm bất ngờ được tìm thấy nhờ một chú chó

Xuất hiện lần cuối vào năm 1937, các nhà nghiên cứu cũng không thể ngờ lại có thể nhìn thấy loài động vật này xuất hiện giữa những cồn cát ở Nam Phi. ...

Indonesia-Trung Quốc ký kết nhiều hợp đồng kinh tế “khủng” trong lĩnh vực khoáng sản, lên tới hơn 10 tỷ USD

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Bắc Kinh, tại cuộc gặp song phương với Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường vào ngày 9/11, Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto cho biết, trong dịp này một số công ty Indonesia sẽ ký các hợp đồng trong lĩnh vực khoa học trị giá hơn 10 tỷ USD với các tập đoàn Trung Quốc.

Bộ trưởng Lương Tam Quang dự Ngày hội Đại đoàn kết cùng người dân Lào Cai

Sáng 10/11, nhân kỷ niệm 94 năm ngày truyền thống của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng bà con nhân dân tại Nhà Văn hóa Hữu nghị Việt - Trung ở xã Bản Phiệt, huyện...

Mới nhất