Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc không đúng ngành, sinh viên nên làm thế nào?

Học không đúng ngành, sinh viên nên làm thế nào?


Cơ hội trong ngành hiện tại

Đam mê nghệ thuật nhưng vẫn cố gắng hoàn thành và sắp tốt nghiệp ngành du lịch, Thang Châu Phong (sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng) học song song lớp diễn xuất vào buổi tối.

Phong chia sẻ: “Hai ngành nghề gần như không liên quan với nhau nhưng ngành du lịch lại rèn những kỹ năng giúp ích cho nghệ thuật sân khấu như giao tiếp lưu loát, chất giọng hay, rành mạch”.

Đang làm công việc liên quan đến marketing và định hướng theo thiết kế, Ngọc Lan (sinh viên năm cuối, ngành quan hệ công chúng, một trường ĐH ngoài công lập) cho biết, ngành hiện tại có các môn liên quan đến truyền thông như viết, thiết kế, quay chụp… nên đã có những kỹ năng cơ bản khi bắt đầu ngành mới.

Học không đúng ngành, sinh viên nên làm thế nào? - Ảnh 1.

Thanh Trúc hoàn thành chứng chỉ nghiệp vụ để đến với ước mơ

Mong muốn làm biên tập viên, xây dựng nội dung, Thanh Trúc (sinh viên năm 3, ngành quản lý giáo dục, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM) đã học chứng chỉ nghiệp vụ báo chí trong 2 tháng rưỡi và hoàn thành vào năm 2 đại học.

Trúc cho hay, vì học trực tuyến vào cuối tuần nên có thể cân bằng thời gian với các bài tập khác cho ngành chính đang theo học. Nữ sinh viên cũng tích cực tham gia các hoạt động văn thể mỹ và học thuật, đặc biệt là các cuộc thi viết, để cải thiện kỹ năng diễn đạt.

Thu Ân (sinh viên năm 4, ngành giáo dục tiểu học, Trường ĐH Sài Gòn) rất đam mê với ngành thiết kế đồ họa nên đã vận dụng những môn học liên quan trong chương trình để thiết kế trò chơi, hình ảnh đưa vào bài giảng thu hút học sinh. “Lớp vẽ cũng là môn học bắt buộc của chương trình nên tôi được học về cách đánh khối, chia bố cục, những kiến thức hữu ích ngay trong ngành hiện tại để theo đuổi đam mê thiết kế”, Ân cho hay.

Dù thấy không còn phù hợp nhưng Minh Thi (ngành quản trị nhân lực, Học viện hàng không Việt Nam) vẫn tiếp tục theo ngành và phát triển bản thân ở mặt ngôn ngữ như tiếng Anh, tiếng Trung để rẽ hướng sang du lịch và dự định học lấy thẻ hướng dẫn viên.

Học chuyên ngành gần

Theo tiến sĩ Phan Thị Thanh Hương, Phó trưởng khoa Giáo dục, Trường ĐH Sài Gòn, học chuyên ngành gần là tình trạng khá phổ biến ở sinh viên hiện nay.

Điều này đồng nghĩa sinh viên rẽ hướng cần nỗ lực để nâng cao sức cạnh tranh so với sinh viên đúng chuyên ngành.

“Xu hướng chọn nhân lực lao động trên thị trường hiện nay khá rộng mở, quan trọng là sinh viên có mở tư duy, kiến thức để mạnh dạn bước vào thị trường, khẳng định bản thân. Nếu các em đủ năng lực thì việc trái ngành hay chọn chuyên ngành gần để làm nghề mơ ước vẫn sẽ có những công ty sẵn sàng tuyển dụng”, cô Hương chia sẻ.

Về giải pháp cho sinh viên học không đúng ngành, cô Hương cho biết, các em có thể chọn thi và học lại ngành đúng đam mê hoặc “đi đường vòng”.

“Khi học lại, các em phải xác định rõ những nguồn lực của bản thân như điều kiện kinh tế, thời gian, sức khỏe, nên có kế hoạch cụ thể, cải thiện khối kiến thức thi đầu vào. Tuy nhiên, hãy cân nhắc đến việc học chuyên ngành gần”, cô Hương khuyên.

Học không đúng ngành, sinh viên nên làm thế nào? - Ảnh 2.

Thanh Trúc đạt top 30 hạng mục viết trong Cuộc thi “Kỳ thi lớn nhất cuộc đời”

Theo tiến sĩ Hương, đến với công việc đam mê khi trái ngành là quá trình dài, sinh viên cần chuẩn bị thái độ học tập nghiêm túc để hoàn thành hiệu quả.

“Nếu chưa đủ nguồn lực thì sinh viên hãy làm tốt những gì đang có, nắm bắt và tìm hiểu thật kỹ các cơ hội nghề nghiệp của ngành học hiện tại. Các em cũng nên đánh giá lại chính xác bản thân đang có năng lực, sở thích ra sao để xem xét sự phù hợp với nghề”, tiến sĩ Hương cho hay.

Có trách nhiệm với lựa chọn

Lựa chọn thi lại để vào ngành mong muốn là giải pháp của nhiều sinh viên bày tỏ trên các diễn đàn mạng xã hội.

Dù được mọi người xung quanh khuyên nên cố gắng hoàn thành ngành học hiện tại và lấy bằng nhưng B.M (sinh viên năm 2, tham gia trên các diễn đàn) cho hay vẫn lựa chọn ôn thi lại vì cảm thấy cần đầu tư xứng đáng cho tương lai. Tuy nhiên, sinh viên này cũng lo lắng về việc học trễ 2 năm, khó thể cạnh tranh với các bạn cùng tuổi đã có kinh nghiệm.

Tạm dừng ngành hiện tại ít năm để đầu tư nghiêm túc cho ngành mới, Ngọc Lan cho hay dù mất nhiều thời gian để bắt đầu lại nhưng phải làm công việc mình không thích sẽ càng áp lực hơn.

Còn theo Thu Ân, điều quan trọng nhất trong hành trình này là phải luôn chịu trách nhiệm cho lựa chọn để nuôi dưỡng động lực. “Trước hết tôi đã mất 4 năm để tập trung hoàn thành bằng sư phạm và ít nhất là 2 năm nữa để có được bằng thiết kế. Tuy nhiên, tôi sẽ có ít nhất hai bằng cấp và dự định tích hợp hai bằng sư phạm – thiết kế, học lên cao để trở thành giáo viên dạy thiết kế”, Ân nói.



Source link

Cùng chủ đề

Giáo dục Thủ đô tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới

Baoquocte.vn. Những thành quả đạt được trong 70 năm qua là tiền đề quan trọng, tạo đà để giáo dục Hà Nội tiếp tục phát triển, vượt qua thách thức mới, sứ mệnh mới; đáp ứng nhu cầu phát triển của Thủ đô trong giai đoạn mới.

Đề xuất giao quyền tuyển, sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Sáng 9.11, trình dự án luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, bên cạnh các chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật cũng đề nghị giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Theo đó, Chính phủ đề xuất giao Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH là cơ quan chủ trì xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch phát triển, tổng biên chế nhà giáo...

Giáo dục Hà Nội không ngừng bứt phá, vươn tầm trong công cuộc đổi mới

Baoquocte.vn. Với sự phát triển không ngừng, giáo dục Hà Nội đã đóng góp quan trọng vào sự nghiệp phát triển đất nước, trở thành một điểm sáng của ngành giáo dục Việt Nam.

Giáo dục cần tạo ra những con người tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội

PGS. TS Trần Xuân Nhĩ, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, giáo dục đúng đắn là giúp người học trở thành người tốt, sống tử tế, hạnh phúc và có trách nhiệm với xã hội.

Phải lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình giáo dục phổ thông hiện nay

Giải pháp gốc để ngăn chặn nguy cơ suy thoái đạo đức trong học sinh là phải quán triệt triết lý giáo dục “Tiên học Lễ, hậu học Văn", thực sự lấy đức làm gốc trong xây dựng chương trình, nội dung giáo dục phổ thông hiện nay.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công tố viên đặc biệt cân nhắc từ chức trước khi bị ông Trump đuổi?

Công tố viên đặc biệt Jack Smith là người điều tra và truy tố ông Donald Trump trong 2 vụ án hình sự cấp liên bang. ...

Nhân viên Mật vụ Mỹ lén đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Obama

Một nhân viên Mật vụ Mỹ bị cáo buộc đã đưa tình nhân đến nhà cựu Tổng thống Barack Obama ở bang Hawaii khi vị cựu lãnh đạo đi vắng. ...

Bật mí về chiếc váy dạ hội gây tranh cãi mà Thanh Thủy diện tại Miss International

Lê Thanh Hòa bật mí thêm thời điểm chiếc váy vướng phải những tranh cãi, chính Thanh Thủy...

Hạt đu đủ có loại bỏ ký sinh trùng đường ruột?

Ký sinh trùng đường ruột là những sinh vật nhỏ bé, thường là giun hoặc các sinh vật đơn bào, sinh sống trong hệ tiêu hóa của con người. ...

Bài đọc nhiều

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Thấy gì ở cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh?

(Tổ Quốc) - Đêm chung kết cuộc thi Nét đẹp Sinh viên Du lịch 2024 của Trường Đại học Văn hóa TP. Hồ Chí Minh thực sự là sân chơi học đường lành mạnh, văn minh, trong sáng và đầy bổ ích trong quãng đời sinh viên ngành du lịch. ...

Giáo viên xếp hạng tài chính gia đình học sinh gây phẫn nộ

Theo SCMP, vụ việc xảy ra tại trường Trung học Longming ở Thượng Hải (Trung Quốc).Bức ảnh lan truyền trên mạng xã hội cho thấy bài kiểm tra có câu hỏi gợi ý học sinh đánh giá thứ hạng xã hội của gia đình. Câu hỏi đi kèm biểu đồ dạng thang, yêu cầu các em chọn từ 1 đến 10, tương đương với các mức độ "công việc không đứng đắn và lương thấp nhất", "trình độ học vấn...

Nữ sinh bị đánh hội đồng gãy đốt sống cổ vì can bạn cãi nhau: Thông tin mới nhất

Theo đó, ông Lê Văn Thanh (trú huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa - bố của nữ sinh bị đánh hội đồng) xác nhận, sau hơn 1 tháng xảy ra sự việc con gái ông bị nhóm bạn đánh hội đồng, sức khỏe của cháu có tiến triển chút ít, tuy nhiên vẫn khá yếu. Hiện tại, cháu vẫn đang phải cố định phần cổ, chưa thể đi lại được. Đặc biệt, ăn uống vào vẫn bị nôn...

Cùng chuyên mục

Tạm đình chỉ giáo viên đánh học sinh bầm tím 2 chân

(NLĐO) – Nhà trường đã đình chỉ công tác giáo viên chủ nhiệm có hành vi đánh bầm tím 2 chân của nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam. ...

Công an điều tra cô giáo chủ nhiệm đánh học sinh bầm tím 2 chân

Công an tỉnh Quảng Nam đã vào cuộc điều tra vụ cô giáo chủ nhiệm cầm thước đánh bầm tím cả 2 chân học sinh lớp 6. ...

Tạm đình chỉ cô giáo đánh học sinh lớp 6 bầm tím chân

Nhà trường đã tạm đình chỉ công tác cô giáo dùng thước đánh học sinh lớp 6 bầm tím hai chân. Lãnh đạo nhà trường cũng thông tin đã làm việc với gia đình, đồng thời đề nghị cô giáo chở em học sinh...

Phụ huynh tặng nghìn like cho hiệu trưởng “đổi hoa lấy quà”

Khi Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 đang đến gần, nhiều phụ huynh bày tỏ họ cảm thấy tiếc khi những bó hoa, lẵng hoa có giá vài trăm nghìn đến hơn 1 triệu đồng chỉ bày trong...

Đánh học sinh lớp 6 bầm tím 2 chân, cô giáo chủ nhiệm bị đình chỉ

Nam sinh lớp 6 ở tỉnh Quảng Nam bị cô giáo chủ nhiệm dùng thước đánh bầm tím 2 chân, sau khi va chạm với bạn trong tiết Thể dục. Hiện, nhà trường đã ra quyết định đình chỉ công tác 5 ngày đối với cô giáo để làm rõ vụ việc. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Nguyễn Hữu Sáu, Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Duy Xuyên (Quảng Nam) cho biết, đã nắm được vụ việc cô giáo chủ...

Mới nhất

Hoàng Thùy gợi cảm, MC Hoàng Oanh cao 1,68m tự tin diễn thời trang

Show thời trang SR Celebrating Local Pride mùa thứ 8 quy tụ dàn sao gồm người mẫu Hoàng Thùy, Miss Cosmo 2024 Ketut Permata Juliastrid, á hậu Karnruethai Tassabut... Chi Pu sắc sảo, thanh lịch khi làm 'giám đốc'Tại buổi diễn thời trang "SR Celebrating Local Pride" lần thứ 7, ca sĩ Chi Pu gây ấn tượng với vẻ đẹp...

Nên đi khám trầm cảm ở đâu để được chẩn đoán đúng?

Trầm cảm là một rối loạn tâm lý nghiêm trọng ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi và sức khỏe. Để được chẩn đoán đúng từ đó có quy trình điều trị tích cực,...

Bộ ủng hộ tỉnh Bình Định đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát

Báo cáo Thủ tướng và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, Bộ Giao thông vận tải bày tỏ ủng hộ việc giao UBND tỉnh Bình Định tổ chức thực hiện đầu tư đường băng thứ hai của sân bay Phù Cát. ...

Đồng chí Đặng Khánh Toàn giữ chức Bí thư Tỉnh uỷ Nam Định

(ĐCSVN) - Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng mong muốn tân Bí thư Tỉnh ủy Nam Định phát huy truyền thống của địa phương, năng động, sáng tạo; tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đưa Nam Định phát triển nhanh, bền vững; xứng đáng với kỳ vọng của Trung ương, đưa Nam Định vươn lên mạnh...

Nổ lớn ở Bắc Giang, mái nhà bị thổi bay

Một vụ nổ lớn xảy ra ở thôn Đồng (xã Vô Tranh, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) khiến ngôi nhà của ông B.V.X. bị hư hỏng, toàn bộ phần mái và phía trước của ngôi nhà bị thổi bay, nền nhà có nhiều chỗ bị lún vỡ. Tối 13/11, trao đổi với VietNamNet, ông Bùi Quang Chúc, Chủ tịch...

Mới nhất