Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcHọc gì để có việc làm?

Học gì để có việc làm?


Cử nhân thất nghiệp, các công ty vẫn ‘đỏ mắt’ tìm thợ lành nghề

Mùa tuyển sinh năm 2024, điểm chuẩn đại học tăng vọt, đặc biệt ở các ngành “hot” như kinh tế, luật, công nghệ thông tin… Thế nhưng, giữa không khí ăn mừng chiến thắng của các tân sinh viên, nhiều doanh nghiệp lại đang “đau đầu” vì bài toán thiếu hụt nhân lực lành nghề, nhân lực có kỹ năng chuyên nghiệp.

Bà Ngô Thị Oanh Vũ, Công ty De Hues Việt Nam chia sẻ những khó khăn trong tuyển dụng tại doanh nghiệp mình tại tọa đàm “Các vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực”: “Trong quá trình tuyển dụng, tôi nhận thấy sinh viên rất sáng tư duy, rất yêu nghề. Tuy nhiên, người trẻ hiện nay đang bị giới hạn về mặt ngôn ngữ, ít kinh nghiệm thực tiễn. Khi tuyển dụng, công ty có đưa ra những tình huống để đánh giá cơ bản nguồn nhân lực. Khi va chạm tình huống, người trẻ rất lúng túng và khả năng xử lý không thuyết phục, kém nhanh nhạy. Thậm chí, kỹ năng thuyết trình cũng giới hạn“.

Ông Trương Hoàng Tâm, Chủ tịch công đoàn In số 7 tại Khu Công nghiệp Tân Tạo, TP HCM cũng chia sẻ tại Tọa đàm: “Thị trường lao động ngành in đang rất cần lao động, nhưng số trường đào tạo ngành này lại rất ít. Đây là ngành vừa thiếu thầy, vừa thiếu thợ”.

Công ty của ông Tâm đã phải tự đào tạo và liên kết với trường đại học để có đủ nhân lực. Họ thậm chí còn mở rộng cơ hội cho sinh viên năm nhất, năm hai làm việc thời vụ có lương để tiếp cận thực tế nghề nghiệp sớm hơn.

Học gì để có việc làm?- Ảnh 1.

Toạ đàm “Các vấn đề về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay” đưa ra những góc nhìn và quan điểm thực tế của thị trường lao động hiện nay

Câu chuyện của ông Tâm và bà Oanh Vũ là một số lát cắt nhỏ phản ánh thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ” đang diễn ra phổ biến tại Việt Nam. Dù điểm chuẩn đại học ngày càng tăng cao, nhưng chất lượng nguồn nhân lực vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động.

Điều này đặt ra một thách thức lớn cho hệ thống giáo dục và đào tạo, đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản để đào tạo ra những người lao động có đủ cả kiến thức và kỹ năng, sẵn sàng đáp ứng yêu cầu của thời đại công nghiệp 4.0.

Báo động tình trạng thừa thầy thiếu thợ

Theo thống kê của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, tỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ đại học trở lên trong quý II-2023 là 2.7%, cao hơn so với tỷ lệ thất nghiệp chung của cả nước là 2.25%. Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp lại đang “khát” nhân lực có tay nghề cao, đặc biệt là trong các lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật.

Điều này cho thấy một thực trạng đáng báo động của thị trường lao động nước ta hiện nay là tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ”, mà một trong những lý do lớn nằm ở vấn đề đào tạo chưa thật sự gắn với tuyển dụng; một bộ phận không nhỏ người lao động sau đào tạo vẫn còn thiếu nhiều kỹ năng, hổng kiến thức, cho nên không được thị trường lao động “dung nạp”.

Trên thực tế, mặc dù con số cử nhân đại học ra trường mỗi năm ở nước ta rơi vào khoảng trên 500.000 cử nhân, nhưng nhu cầu nhân sự có tay nghề giỏi của doanh nghiệp thì luôn trong tình trạng khan hiếm. Phần vì tốc độ mở rộng hoạt động của doanh nghiệp, nhưng phần lớn nữa do nhân lực lành nghề của chúng ta đang thiếu trầm trọng.

Học gì để có việc làm?- Ảnh 2.

Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam “đau đầu” vì bài toán thiếu hụt nhân lực lành nghề (Ảnh: Huỳnh Như)

Theo kết quả khảo sát của Trung tâm trong 6 tháng đầu năm 2024 tại 9.000 doanh nghiệp đang hoạt động tại TP HCM thì có đến 23,55% doanh nghiệp trả lời gặp khó khăn trong công tác tuyển dụng, khó tìm kiếm lao động có ngành đào tạo phù hợp với vị trí tuyển dụng, lao động thiếu kỹ năng nghề, kỹ năng mềm và năng lực thực hành ứng dụng vào công việc thấp, doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu về lương đối với lao động dự tuyển, không tìm được lao động vừa có chuyên môn cao vừa có ngoại ngữ lưu loát…

Cởi mở hơn với Cao đẳng và đào tạo nghề

Một trong những nguyên nhân sâu xa dẫn đến tình trạng này là định kiến xã hội về giá trị của các con đường học vấn. Đại học gần như vẫn được xem là con đường duy nhất, “tấm vé vàng” dẫn đến thành công, trong khi Cao đẳng, Trung cấp hay Đào tạo nghề thường bị coi là “lựa chọn thứ yếu” dành cho những học sinh không đủ điểm vào đại học. Định kiến này đã vô tình tạo ra áp lực học tập quá mức, khiến nhiều bạn trẻ phải chạy theo những ngành “hot” mà không phù hợp với năng lực và đam mê của bản thân.

Ông Nguyễn Quang Anh Chương, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Việt Mỹ TP HCM, chỉ ra thực trạng: “Học sinh vẫn còn thờ ơ với các lựa chọn ngoài đại học, dù nhu cầu tuyển dụng ở các trình độ khác nhau là rất lớn… Mỗi bậc học đều có những ưu điểm riêng. Cao đẳng với thời gian đào tạo ngắn hơn, tập trung vào thực hành, là một lựa chọn tốt cho những bạn trẻ muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động” – Ông Chương nhấn mạnh về nhu cầu tuyển dụng đa dạng từ các doanh nghiệp hiện nay, không chỉ đòi hỏi bằng cấp đại học, điểm số, mà còn cả kỹ năng thực tế và thái độ làm việc. Ông cũng cho biết thêm, trong những năm qua, Cao đẳng Việt Mỹ đã nhận được nhiều đề nghị tuyển dụng từ các tập đoàn đa quốc gia, chứng tỏ nhu cầu tuyển dụng ở thời đại này rất đa dạng, ở nhiều trình độ khác nhau.

Học gì để có việc làm?- Ảnh 3.

Gần đây, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, có xu hướng tuyển dụng từ các trường Cao đẳng và Đào tạo nghề để tìm kiếm nhân sự có tay nghề giỏi

Thực tế, so với Đại học, hệ Cao đẳng và Đào tạo nghề có thời gian đào tạo ngắn hơn, giúp người học nhanh chóng gia nhập thị trường lao động và giảm bớt gánh nặng tài chính cho gia đình. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là các tập đoàn đa quốc gia, đang tích cực tuyển dụng nhân lực từ hệ Cao đẳng và Đào tạo nghề. Đặc biệt, tại một số trường Cao Đẳng, Trung cấp nghề chất lượng cao như Cao đẳng Bách Khoa, Cao đẳng Công Thương, Cao đẳng Việt Mỹ, Cao đẳng Y Dược Pasteur… đều là những đơn vị luôn có tỷ lệ đầu ra và được doanh nghiệp săn đón từ rất sớm.

Đột phá hơn, hình thức đào tạo cao đẳng 9+ cũng là một hình thức học tập thiết thực và mới mẻ, với lộ trình học tập linh hoạt, phù hợp với những học sinh có định hướng nghề nghiệp sớm hoặc muốn rút ngắn thời gian học tập. Tại đây, sinh viên không chỉ được tập trung vào đào tạo nghề một cách bài bản từ sớm mà còn được học chương trình văn hóa THPT. Học sinh vẫn được học các môn văn hóa cơ bản như Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Lịch sử… cùng các chuyên môn, ngành nghề mà mình lựa chọn, đảm bảo cân đối cả lý thuyết và thực hành, sớm bắt nhịp với thị trường lao động cần những nhân lực trẻ, nhiệt huyết và giàu kĩ năng.



Nguồn: https://nld.com.vn/hoc-gi-de-co-viec-lam-196240830153006962.htm

Cùng chủ đề

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trao 1,5 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiệt hại bởi bão lũ

Tại Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy cho biết: Trong những ngày qua, cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã gây mưa lớn trên diện rộng ở Bắc Bộ, đặc...

Tiếp tục khẳng định vai trò chăm lo, bảo vệ quyền lợi người lao động

PV: Trong những năm qua Công đoàn Việt Nam (CĐVN) đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong chăm lo cho đời sống của đoàn viên, người lao động. Ông có thể cho biết một số điểm...

Tâm sự buồn của nữ công nhân 10 năm chưa nếm mùi bánh Trung thu

Không còn nhớ vị bánh trung thuNgày cận Tết Trung thu, khu nhà trọ của người lao động nghèo ở khu phố 14, phường An Phú (TP Thủ Đức, TPHCM) vẫn không khác ngày thường. Thỉnh thoảng, mấy đứa trẻ con trong xóm chạy ùa ra chơi với nhau, nhưng hiếm có em nào để ý đến ngày Tết sắp tới.Chỉ tay về dãy trọ, chị Thơ cho hay khu vực này đa số là người lao động...

Ngành Kỹ thuật phần mềm ở TPHCM, có trường lấy hơn 26 điểm

Tại Trường Đại học Công nghệ Thông tin - Đại học Quốc gia TPHCM, ngành Kỹ thuật phần mềm xét theo phương thức xét kết quả thi tốt nghiệp THPT có điểm chuẩn là 26,85 điểm; ngành này năm 2023 lấy 26,9 điểm.Năm 2024 - 2025, học phí ngành này tại trường là khoảng 32,8 triệu đồng/năm đối với chương trình chuẩn.Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật phần mềm năm 2024 tại Đại học Kinh tế TPHCM là 25,43...

Liên đoàn Xiếc Việt Nam tổ chức chương trình biểu diễn từ thiện Nối vòng tay nhân ái – Ước mơ của em

Giám đốc Liên đoàn Xiếc Việt Nam, NSND Tống Toàn Thắng cho biết: “Thực hiện chủ trương của Lãnh đạo Bộ VHTTDL, trong khi nhân dân cả nước đang vận động, quyên góp hướng về đồng bào bị thiệt hại bởi bão lụt, những người nghệ sĩ lao động nghệ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nam Long quyên góp 1 tỉ đồng ủng hộ đồng bào khắc phục hậu quả bão số 3 | Doanh nhân | Tài Chính

Đại diện một số phòng, ban của Tập đoàn Nam Long đã thay mặt toàn thể CBNV trao số tiền quyên góp 1 tỉ đồng đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam – Ban Vận động cứu trợ Thành phố Hồ Chí Minh, nhằm đảm bảo nguồn hỗ trợ được sử dụng đúng mục đích, kịp thời và hiệu quả nhất, giúp đồng bào...

EnzoFX “Nạp tấm lòng, góp yêu thương” quyên góp hỗ trợ đồng bào miền Bắc | Doanh nhân | Tài Chính

Đây là một chiến dịch đầy ý nghĩa nhằm quyên góp hỗ trợ cho các nỗ lực cứu trợ và tái thiết sau thiên tai. Với tinh thần trách nhiệm xã hội, Enzo không chỉ cam kết minh bạch trong từng đồng tiền quyên góp mà còn lan tỏa tình yêu thương và lòng nhân ái đến mọi người. Chương trình "Enzo FX Mỗi khoản nạp...

Bài đọc nhiều

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Giáo dục lòng nhân ái cho trẻ từ Tết Trung thu

“Tết Trung thu năm nay, nhà trường và gia đình nên giáo dục trẻ hướng đến và biết sẻ chia với các bạn nhỏ vùng lũ”.

Ngành Kinh tế đông ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư nhất năm 2024

Ứng viên ngành Kinh tế được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024Theo danh sách ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024,...

Khanh nhà ngôi trường 100 tỷ

Nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Long An Nguyễn Văn Được; lãnh đạo Bộ Giáo dục và nguyên lãnh đạo tỉnh qua các thời kỳ đến dự. Sau gần một năm xây dựng, Trường trung học phổ thông Võ Văn Tần đã hoàn thành đưa vào sử dụng ngay đầu năm học 2024-2025. Đồng chí...

Cùng chuyên mục

Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớn

Ngày 17/9, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, để thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược nhiệm kỳ Đại hội 13 là phát triển nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao), đội ngũ thầy, cô giáo giữ vai...

Bộ GDĐT đề nghị các trường đại học miễn, giảm học phí cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

Công văn nêu rõ, trong thời gian qua, nhiều địa phương trong cả nước, đặc biệt các tỉnh phía Bắc đã chịu thiệt hại nặng nề về tài sản, tính mạng bởi cơn bão số 3 gây ra, trong đó có học sinh, sinh viên và gia đình học sinh,...

Học sinh ở Hà Nội ngã từ tầng 3 xuống sân trường

Sáng 17/9, nam sinh V.V.Đ - học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Đại Thắng, (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) chơi đùa trong giờ ra chơi và ngã từ tầng 3 xuống sân trường. Ngay sau khi phát hiện sự việc, giáo viên cùng nhân viên phòng y tế đã hỗ trợ đưa nam sinh đi cấp cứu. Chiều 17/9, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Phú Xuyên xác nhận sự việc và cho biết...

Hơn 150.000 học sinh bước vào năm mới

Chung vui cùng giáo viên và học sinh trên địa bàn tỉnh, tỉnh Ninh Thuận đã thành lập nhiều đoàn đại biểu của tỉnh đến dự và chúc mừng lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trong tỉnh; các cấp chính quyền địa phương cũng có các đoàn đại biểu dự lễ khai giảng tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn. Theo ghi nhận của phóng viên, buổi lễ khai giảng tại các...

Chung tay hỗ trợ trẻ em quay lại trường sau cơn bão số 3

Dự án “Nối vòng tay ấm” được triển khai thực hiện nhằm mang đến sự hỗ trợ thiết thực về giáo dục cho trẻ em tại những khu vực chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3. ...

Mới nhất

Cụ ông 74 tuổi biến rác thải thành đèn trung thu truyền thống

Từ vật liệu bỏ đi, ông Trương Viết Dũng (Bắc Hà, TP Hà Tĩnh) đã tỉ mỉ cắt ghép, tạo nên những chiếc lồng đèn trung thu truyền thống giữ gìn hồn dân tộc. VTC.vn

Miền Trung sắp xảy ra đợt mưa lớn diện rộng, Bắc và Nam Bộ vẫn mưa to cục bộ

Chiều nay (17/9), Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông di chuyển nhanh, vẫn giữ khả năng mạnh lên thành bão trong tối và đêm nay.  Đáng lưu ý, hoàn lưu trước áp thấp nhiệt đới/bão có thể gây mưa rào và giông cho khu vực Trung...

Học sinh bị ôtô cán tử vong trong sân trường, quá tức tưởi

Ngày 16.9, một phụ huynh lái ôtô bán tải chở con vào Trường Tiểu học và THCS Bùi Thị Xuân (xã Ea Sin, huyện Krông Búk); khi lùi xe, đã cán phải một nữ học sinh (7 tuổi, lớp 2).Hiệu trưởng nhà trường cho biết, theo quy định, ôtô không được di chuyển vào sân trường để đưa...

Âm mưu ám sát ông Trump lần 2 hé lộ thêm lỗ hổng của mật vụ Mỹ

Chỉ 2 tháng sau vụ ám sát hụt khiến ông Donald Trump bị đạn sượt qua tai, cựu Tổng thống Mỹ một lần nữa rơi vào tình huống hiểm nguy. Sự việc này khiến dư luận Mỹ đặt câu hỏi về quy trình bảo vệ của Mật vụ Mỹ. Vì sao có thể mang súng trường tiếp cận Theo New York...

Lan tỏa tinh thần sẻ chia với đồng bào vùng lũ

Những ngày này, cùng với việc tập trung triển khai các biện pháp khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra, các cấp, ngành, địa phương, tổ chức... đã phát huy tinh thần đoàn kết, chung tay ủng hộ, giúp đỡ người dân bị ảnh hưởng bởi thiên tai vượt qua khó khăn và ổn định cuộc...

Mới nhất