Trang chủDestinationsQuảng Ninh"Học gắn với hành" cho người lao động

“Học gắn với hành” cho người lao động


Xác định đào tạo nghề, giải quyết việc làm là một trong những giải pháp có ý nghĩa quyết định nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu lao động, cơ cấu kinh tế, trong những năm qua Quảng Ninh đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách liên quan đến lĩnh vực này. Nhờ đó, từ năm 2010 đến nay tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh tăng mạnh, hiện tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn tỉnh đã đạt trên 86%, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định ANTT, an toàn xã hội, giảm nghèo bền vững. 

Nâng cao chất lượng đào tạo

Một trong những khâu đột phá mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, nhiệm kỳ 2020-2025 đặt ra là phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với tăng nhanh quy mô và nâng cao chất lượng dân số; đồng thời đưa ra chỉ tiêu tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đến năm 2025 đạt 87,5%, trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ đạt trên 52%; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị dưới 4,1%.

Sinh viên Phân hiệu Đào tạo Cẩm Phả (Trường Cao đẳng Than - Khoáng sản Việt Nam) thực hành trong đường lò. Ảnh: Lê Nam
Sinh viên Phân hiệu đào tạo Cẩm Phả (Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam) thực hành trong đường lò. Ảnh: Lê Nam

Để hoàn thành mục tiêu này, công tác đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh đã được triển khai với nhiều giải pháp đồng bộ. Nổi bật trong giai đoạn gần đây là đề án Phát triển giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; Nghị quyết số 35/2021/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc quy định chính sách thu hút, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao tại Trường Đại học Hạ Long, Trường Cao đẳng Việt – Hàn Quảng Ninh và Trường Cao đẳng Y tế Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025… 

Hiện trên địa bàn tỉnh có 42 cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và cơ sở có tham gia hoạt động GDNN, trong đó 31 cơ sở công lập và 11 cơ sở thuộc doanh nghiệp. Các cơ sở GDNN trên địa bàn tỉnh đã chủ động áp dụng đa dạng các hình thức tuyển sinh, như: Đăng tin trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của đơn vị; phối hợp với chính quyền địa phương, hội, đoàn thể tổ chức tuyển sinh và trực tiếp tuyên truyền tại các cuộc họp của thôn, bản, khu phố. Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp cũng được các cơ sở đào tạo nghề quan tâm.

Tại Trường Cao đẳng Than – Khoáng sản Việt Nam – đơn vị tuyển sinh, đào tạo, cung ứng phần lớn lao động của Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam, thay vì tuyển dụng lao động các tỉnh Tây Bắc như trước kia, hiện nay nhà trường đã phối hợp với TKV tập trung khai thác thị trường lao động khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh. Trường đã ký quy chế phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động, thu hút lao động tham gia các khóa đào tạo. Song song với đó, công tác bồi dưỡng, đào tạo nâng cao chất lượng cũng được đặc biệt quan tâm, hiện 100% giáo viên của trường đều đạt chuẩn theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp, 100% học sinh được đào tạo và tổ chức cho thi tốt nghiệp, đánh giá kỹ năng nghề quốc gia, 100% học sinh tốt nghiệp đều có việc làm ổn định tại các đơn vị của TKV.

g
Công nhân Công ty TNHH Công nghệ Jinko Solar Việt Nam (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên) vận hành thiết bị sản xuất.

Bên cạnh đó, nhằm gắn kết đào tạo với thu hút, tuyển dụng lao động, các sở, ngành, địa phương cũng thực hiện tốt chủ trương phối hợp giữa Nhà nước – Nhà trường – Doanh nghiệp trong công tác đào tạo nghề, gắn với giải quyết việc làm. Sở LĐ-TB&XH đã chủ trì, phối hợp với Ban Quản lý KKT, các địa phương và các cơ sở GDNN tổ chức làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh về nhu cầu nguồn nhân lực, nhằm đưa ra kế hoạch đào tạo đối với các cơ sở GDNN đảm bảo phù hợp với thị trường lao động của tỉnh.

Nổi bật, Sở LĐ-TB&XH đã chủ trì phối hợp với Ban Quản lý KKT tỉnh và các địa phương tổ chức làm việc với Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam (KCN Sông Khoai, TX Quảng Yên) để tuyển dụng và đào tạo lao động đáp ứng nhu cầu nhân lực của công ty; phối hợp với Tập đoàn Sun Group vùng Đông Bắc tổ chức hội thảo hợp tác phát triển nguồn nhân lực…

Về phía doanh nghiệp cũng tích cực hỗ trợ các cơ sở GDNN trong vấn đề đào tạo nghề như: Tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên các trường đến thực tập tại doanh nghiệp; phối hợp cùng tham gia tư vấn, tuyển chọn nhân lực; phối hợp xây dựng chương trình đào tạo nghề; cùng tham gia đào tạo nghề…

Đơn cử như Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam, mỗi năm tiếp nhận tối đa 30 sinh viên tại các chuyên ngành ngôn ngữ Trung Quốc, môi trường, công nghệ thông tin, sư phạm, văn hóa và du lịch của Trường Đại học Hạ Long tới thực tập. Sau thời gian thực tập, công ty có thể ký kết hợp đồng lao động chính thức dựa trên kết quả đánh giá của thực tập sinh và nhu cầu thực tế của đơn vị. Ngoài ra, công ty sẽ cử chuyên gia đến Trường Đại học Hạ Long để trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thực tiễn cho sinh viên ở những lĩnh vực đơn vị có thế mạnh; hợp tác trong triển khai các dự án, chương trình, hội thảo về vấn đề việc làm, cung cấp học bổng cho sinh viên…

Bà Zhang Shu Xia, Giám đốc nhân sự Công ty TNHH Công nghiệp Jinko Solar Việt Nam, cho biết: Chất lượng nhân lực có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Do đó, việc phối hợp trong công tác đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao tại chỗ được công ty đặc biệt ưu tiên để đảm bảo sự phát triển ổn định, lâu dài. 

g
Người lao động tham gia phỏng vấn tại Sàn giao dịch việc làm do Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh tổ chức.

Trong công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, 13 địa phương trong tỉnh đều xây dựng kế hoạch cụ thể giao nhiệm vụ cho các phòng, đơn vị trực thuộc triển khai những chỉ tiêu nhiệm vụ về công tác hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng. Trong đó, tập trung đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động là phụ nữ, người khuyết tật, người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người DTTS, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người thuộc hộ gia đình bị thu hồi đất nông nghiệp, đất kinh doanh, lao động nữ bị mất việc làm, ngư dân…

Nhờ sự vào cuộc mạnh mẽ từ tỉnh đến các địa phương, từ năm 2010 đến nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn Quảng Ninh tăng mạnh qua các năm. Cụ thể, năm 2010 tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 48%, trong đó qua đào tạo nghề là 38%, đến năm 2021, tỷ lệ lao động qua đào tạo là 85,5%, trong đó tỷ lệ có bằng cấp, chứng chỉ đạt 46%; năm 2022, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 86%.

Để người lao động gắn bó lâu dài với công việc

Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH, tổng số lao động đang làm việc trên địa bàn tỉnh là 735.000 người. Hằng năm, toàn tỉnh cần bổ sung 30.000-60.000 lao động. Như vậy, đến năm 2025, dự kiến nhu cầu nhân lực cần khoảng 821.000 người, đến năm 2030 là khoảng 874.000 người. Các lĩnh vực có xu hướng sẽ gia tăng nhu cầu về nguồn nhân lực gồm: Chế biến, chế tạo; vận tải; kho bãi; logistics; dịch vụ du lịch… Đây đều là những ngành nghề mà tỉnh đang có định hướng đẩy mạnh phát triển, nhằm mục tiêu đưa Quảng Ninh trở thành một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện; trung tâm du lịch quốc tế; trung tâm kinh tế biển, cửa ngõ của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước vào năm 2030.

Để đạt được mục tiêu đặt ra, các hình thức tạo việc làm bền vững cho người lao động trên địa bàn tỉnh đã được thực hiện đa dạng, đồng bộ. Các địa phương cũng thường xuyên liên hệ chặt chẽ với doanh nghiệp trong đào tạo nghề để cung cấp nguồn lao động đáp ứng được yêu cầu.

Đặc biệt, Quảng Ninh chú trọng nâng tỷ lệ lao động tìm việc làm qua hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm lên hơn 45% nhằm giúp người lao động chủ động tìm được công việc phù hợp với năng lực, trình độ, từ đó có sự gắn bó lâu dài. Tỉnh cũng đã bố trí ngân sách phát triển hệ thống sàn giao dịch việc làm định kỳ tại các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Uông Bí, Móng Cái; nâng cao hiệu quả kết nối cung – cầu trên thị trường lao động thông qua phát triển các hình thức thông tin thị trường lao động, điều tra nắm nguồn cung, cầu lao động, đẩy mạnh các hoạt động giao dịch việc làm.

Người lao động tham gia sản xuất tại Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long, KCN Việt Hưng, TP Hạ Long.
Người lao động làm việc tại Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long (KCN Việt Hưng, TP Hạ Long).

Công tác tư vấn, giới thiệu việc làm trên địa bàn tỉnh đã được tổ chức thường xuyên với hình thức ngày càng đổi mới giúp người lao động tiếp cận được thông tin của các nhà tuyển dụng. Riêng năm 2022, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh đã tổ chức hơn 60 phiên giao dịch việc làm; giới thiệu việc làm, hỗ trợ tuyển dụng cho hơn 5.600 lượt lao động và 550 lượt doanh nghiệp. Không chỉ tổ chức các phiên giao dịch việc làm trực tiếp, công tác tư vấn, giới thiệu việc làm còn được tổ chức qua hình thức trực tuyến, kết nối các tỉnh trong khu vực để nâng cao hiệu quả giới thiệu việc làm cho người lao động.

Anh Tạ Quang Vũ (phường Hà Phong, TP Hạ Long), chia sẻ: Nhờ tham gia phiên giao dịch việc làm, tôi đã đăng ký nộp hồ sơ và được nhận vào làm việc tại Công ty TNHH Dệt may Weitai Hạ Long với mức thu nhập ổn định. Tôi rất mong các sàn giao dịch trên địa bàn tỉnh sẽ tiếp tục làm tốt vai trò cầu nối giữa doanh nghiệp với người lao động để hỗ trợ nhiều người lao động khó khăn có công việc ổn định cuộc sống.

Qua nỗ lực của các ngành, địa phương, giai đoạn 2016-2022 trung bình mỗi năm toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho khoảng 28.800 lao động, trong đó tạo việc làm tăng thêm cho 18.500 lao động. Giai đoạn 2023-2025, tỉnh đặt mục tiêu mỗi năm giải quyết việc làm cho 29.500 lao động, trong đó tạo việc làm tăng thêm cho 13.000-15.000 lao động/năm. Bên cạnh thu hút lao động vào lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp, các địa phương cũng tiếp tục tái cơ cấu lại sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng tập trung, hiện đại hóa, để vừa nâng cao năng suất, chất lượng, vừa  tạo việc làm ổn định cho người lao động, hạn chế tình trạng việc làm theo thời vụ; đồng thời tập trung nâng cao nhận thức cho lao động khu vực nông thôn, miền núi, nhằm thay đổi tập quán lao động. Hiện toàn tỉnh có trên 600 HTX đang hoạt động, qua đó đáp ứng nhu cầu kết nối sản xuất, hỗ trợ tiêu thụ nông sản cho người dân.

Theo Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Nguyễn Hoài Sơn, trong thời gian tới, công tác giải quyết việc làm cho lao động trên địa bàn tỉnh tiếp tục được xác định tập trung vào đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn về lao động việc làm, an toàn vệ sinh lao động; thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch về lao động, việc làm và dạy nghề đã được phê duyệt. Đồng thời, tiếp tục triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, xây dựng đội ngũ người lao động có trình độ, tác phong chuyên nghiệp, đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng…





Nguồn

Cùng chủ đề

Hải Phòng chi gần 1,4 tỷ đồng khen thưởng học sinh, sinh viên xuất sắc

TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. TPO - Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã tặng bằng khen, chi 1,39 tỷ đồng ngân sách địa phương khen thưởng 139 học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu năm học 2023-2024. Tối 9/11, UBND TP Hải Phòng tổ chức...

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát cần triển khai như ngày hội của toàn dân

(ĐCSVN) - Sáng 10/11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới;...

Người đàn ông 59 tuổi giật mình vì tiểu ra máu tươi, đi khám bất ngờ mắc bệnh hiểm

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tiểu ra máu đỏ tươi, máu cục, đau tức hông, bí tiểu do máu đông nhiều trong bàng quang. Các bác sĩ phát hiện một bướu thận bên phải với kích thước 47x52x72mm đã lan vào bể thận. ...

[Ảnh] Trong vắt những nụ cười trẻ thơ sau thảm họa sạt lở ở Lào Cai

NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại các vùng Kho Vàng, Nậm Tông (huyện Bắc Hà) hay Làng Nủ (Bảo Yên) đã có thể nở nụ cười hồn nhiên, chờ đợi tương lai tươi sáng hơn ở phía trước. NDO - Hai tháng sau các thảm họa lũ lụt và sạt lở tại Lào Cai, những đứa trẻ tại...

Điện ảnh Việt Nam khai thác tiềm năng đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học

Nhiều vấn đề đã thảo luận tại Hội thảo "Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học" diễn ra ngày 9/11 tại Hà Nội, trong khuôn khổ Liên hoan phim quốc tế Hà Nội (HANIFF) 2024.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Quảng Ninh và Ninh Bình thúc đẩy hợp tác, kết nối cùng phát triển

Ngày 16/8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, phát triển du lịch, xúc tiến và thu hút đầu tư. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy...

Loạt phim Hollywood sắp ra mắt có sự góp mặt của ‘đả nữ’ Việt

Việt Nam "đóng góp" hai cái tên khá quen thuộc của giới võ thuật trong nước, gồm Nhung Kate và Ngô Thanh Vân, cho hai phim có thương hiệu hoặc là chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Sự góp mặt của các nữ diễn viên cho thấy nỗ lực của các tài năng Việt Nam trong việc vươn ra thế giới, góp mặt vào các dự án được chú ý. Hai bộ phim dưới đây sẽ...

Quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên ngành Y tế

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong đơn vị sự nghiệp y tế luôn được cấp ủy, tổ chức đảng toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới trong ngành chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện ngành Y tế Quảng Ninh có 30 đơn vị sự nghiệp với gần 8.000 viên chức, người lao động. Xác định công tác phát triển đảng...

Bài đọc nhiều

Giới siêu giàu Việt có hơn 1.000 người, ông Phạm Nhật Vượng giàu nhất

Số người siêu giàu với tài sản đạt trên 30 triệu USD đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm tại Việt Nam. Tính đến cuối năm 2022, giới siêu giàu Việt có 1.059 người. Dự báo đến năm 2027, số người siêu giàu tại Việt Nam là gần 1.300 người. Theo báo cáo thịnh vượng mới nhất của Knight Frank - tập đoàn tư vấn bất động sản có trụ sở chính tại Anh, số lượng người siêu...

Quảng Ninh cuối thế kỷ XIX: Thực dân Pháp xâm chiếm khu mỏ

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho một trang sử mới trên đất nước ta. Cho đến năm 1867, Nam Kỳ trở thành thuộc địa của Pháp. Thời gian này, vùng Quảng Yên, Hải Ninh loạn lạc liên miên, thổ phỉ, giặc cướp hoành hành khắp nơi, đến mức năm 1863, vua Tự Đức đã phải sai Tổng đốc Nguyễn Tri Phương mang quân đi đánh dẹp. Trước đó, năm 1864, bằng...

Cẩm Phả – thành phố chiến lược vùng tam giác tăng trưởng

Nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Quảng Ninh, thành phố Cẩm Phả có vị trí chiến lược quan trọng trong vùng tam giác tăng trưởng phía Bắc. Cách thành phố Hà Nội khoảng 180km và cách biên giới Trung Quốc 140km. Thành phố là đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và của vùng Duyên hải Bắc bộ. Cùng với sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng, xây dựng thành phố theo hướng bền vững phù hợp...

Cô Tô mạnh tay xử lý vi phạm về tiếng ồn

Nhằm đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo môi trường du lịch, UBND huyện Cô Tô vừa ban hành văn bản về việc xử lý nghiêm hoạt động sử dụng các thiết bị âm thanh gây tiếng ồn quá mức quy định của pháp luật.Trước thực tế gần đây đã xảy ra tình trạng một số hộ kinh doanh dịch vụ du lịch tổ chức cho khách hát karaoke ngoài trời quá thời gian quy định, sử...

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Cùng chuyên mục

Theo chân ngư dân Quảng Ninh đi bắt Sá Sùng

Đối với ngư dân, việc nhìn con nước để đánh bắt hải sản là rất quan trọng. Trong đó có một loại hải sản mà việc khai thác phụ thuộc hoàn toàn vào con nước lên xuống theo dòng thủy triều. Chỉ khi nước rút xuống mới có thể đào được, đó là Sá Sùng - một loại đặc sản quý hiếm có tiếng từ lâu, chỉ có ở vùng biển Quan Lạn, Vân Đồn...

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Mới nhất

Podcast là xu hướng rất phổ biến và là cơ hội để nâng cao vị thế của các đơn vị phát thanh

(CLO) Trong ngày 9,10/11, tại thành phố Đà Nẵng, VOV miền Trung phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ truyền thông thuộc Trung tâm Nghiên cứu và...

Lá ổi trị được bệnh gì?

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, Hội Đông y Hà Nội, lá ổi được mệnh danh là "thần dược" bởi chứa nhiều hợp chất có lợi. Trong Đông y, lá ổi là phương thuốc thảo dược chữa tiêu chảy. Để điều trị, đun sôi 30 g lá ổi với một nắm bột gạo trong 1-2 ly...

Nỗ lực rèn luyện khẳng định mình

Ngày hội "Học sinh 3 rèn luyện" TP.HCM sáng 9-11 tại Trường cao đẳng Bách khoa Nam Sài Gòn (quận 8) diễn ra với nhiều hoạt động sôi nổi. ...

Trường đại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên chuyển qua mô hình đại học

Trường đại học Duy Tân trở thành trường đại học tư thục đầu tiên của Việt Nam chuyển qua mô hình đại học. ...

Chuyên gia cảnh báo nóngxuất hiện bão đôi, ảnh hưởng thế nào đến đất liền nước ta?

Tin bão mới nhất: Trao đổi với Dân Việt sáng nay (10/11), chuyên gia dự báo thời tiết Nguyễn Văn Hưởng nhận định: Khoảng cách giữa bão số 7 (YINXING) và...

Mới nhất