Trang chủDestinationsHòa BìnhHoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tại...

Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV


(HBĐT) – Tiếp tục Chương trình làm việc Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV, sáng 25/5, Quốc hội thảo luận tại Tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước năm 2022; tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2023; công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2022; phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước năm 2021; việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án hồ chứa nước Ka Pét, huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận; quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa – kết nối với tỉnh Lâm ĐồngNinh Thuận; việc giao danh mục và mức vốn cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội; giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 và phân bổ kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương năm 2023 của chương trình mục tiêu quốc gia; việc tiếp tục thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022; chủ trương đầu tư bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.


Đại biểu Quốc hội Đặng Bích Ngọc phát biểu thảo luận.


Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ đại biểu Quốc hội số 15.

Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hòa Bình tham gia thảo luận cùng các đoàn: Yên Bái, Khánh Hòa, Bình Phước.

Phát biểu ý kiến tại buổi thảo luận, đại biểu Đặng Bích Ngọc, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hòa Bình bày tỏ thống nhất cao với báo cáo của Chính phủ, báo cáo thẩm tra của Ủy ban Kinh tế cũng như các nội dung của báo cáo tổng hợp ý kiến cử tri của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Ý kiến cho rằng, các báo cáo này đã đánh giá sâu sắc, chân thực tình hình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong năm 2022 và những tháng đầu năm 2023.

Theo đại biểu, báo cáo cũng đã thể hiện rõ những khó khăn, thách thức do tác động từ tình hình thế giới, hậu quả kéo dài của dịch bệnh Covid-19 để lại còn tương đối nặng nề. Trong hoàn cảnh đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các bộ ngành Trung ương đã năng động, sáng tạo, điều hành kiên quyết, linh hoạt với nhiều giải pháp cụ thể, thiết thực, giúp đất nước vượt qua được những khó khăn, thách thức, từng bước đạt được nhiều kết quả quan trọng. Kinh tế vĩ mô giữ được sự ổn định, đời sống nhân dân được đảm bảo, cử tri, nhân dân cả nước rất tin tưởng vào sự lãnh đạo điều hành của Nhà nước.

Đại biểu Đặng Bích Ngọc nhấn mạnh, tình hình kinh tế – xã hội những tháng cuối năm 2023 còn nhiều thách thức, diễn biến phức tạp khó lường. Đại biểu đồng tình với một số nội dung Chính phủ trình Quốc hội trong kỳ họp này gồm việc tiếp tục thực hiện giảm thuế giá trị gia tăng 2% theo Nghị quyết 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội, thời gian có thể kéo dài 1 năm để phát huy hiệu quả chính sách; bổ sung vốn điều lệ cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam để góp phần đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế. Đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hướng dẫn những nội dung còn vướng mắc trong thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt Chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số để đảm bảo tiến độ và chất lượng chương trình, tạo sự thống nhất trong thực hiện tại các tỉnh, tạo điều kiện trong chỉ đạo lồng nghép triển khai các chương trình để tạo sự đồng thuận và hiệu quả, tránh manh mún và lãng phí nguồn lực. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tiếp tục quan tâm giành nguồn lực trong công tác an sinh xã hội, có chính sách hỗ trợ mua nhà, xây dựng các thiết chế trong các khu công nghiệp, hỗ trợ giúp đỡ người lao động vượt qua khó khắn, sớm ổn định đời sống và yên tâm làm việc. Bộ Giao thông vận tải sớm có chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ các tỉnh trong việc cho mở lại các trung tâm đăng kiểm tạo thuận lợi cho người dân.

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Nguyễn Thị Phú Hà, Phó chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội đề nghị Chính phủ thực hiện chính sách tài khóa linh hoạt, phối hợp đồng bộ với chính sách tiền tệ để hỗ trợ sản xuất – kinh doanh phát triển; tăng cường kỷ luật tài chính, đề cao vai trò trách nhiện của tập thể và cá nhân người đứng đầu; có giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đồng thời, việc Chính phủ đề nghị Quốc hội thông qua các cơ chế đặc biệt áp dụng cho Dự án là giao Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa quyết định đầu tư, tổ chức thực hiện Dự án đường giao thông từ Quốc lộ 27C đến đường tỉnh ĐT.656 tỉnh Khánh Hòa – kết nối với Lâm Đồng và Ninh Thuận theo trình tự, thủ tục, thẩm quyền thực hiện dự án nhóm A do cấp tỉnh quản lý là chưa phù hợp với các quy định của Luật Đầu tư công.

Đóng góp ý kiến tại phiên họp, liên quan đến việc giao, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021-2025, đại biểu Hoàng Đức Chính, Phó trưởng đoàn chuyên trách phụ trách Đoàn ĐBQH tỉnh cho rằng, phần lớn các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội phần lớn các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình là dự án khởi công mới nên khó có thể giải ngân hết được số vốn khi được giao trong năm 2023 theo quy định tại Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội; đặc biệt là các dự án giao thông liên quan đến chuyển đổi mục đích sử dụng rừng, đất trồng lúa phải xin ý kiến chấp thuận của Chính phủ, đề nghị Quốc hội xem xét kéo dài thời gian giải ngân vốn sang năm 2024 đối với các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình để đảm bảo tính khả thi thực hiện. Đồng thời, để đảm bảo tiến độ triển khai thực hiện dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo, đề nghị Chính phủ nghiên cứu sớm trình Quốc hội đề án thí điểm tách nội dung giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư, góp phần tháo gỡ những vướng mắc và đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, nhất là các dự án trọng điểm quốc gia.  

Đồng tình với quan điểm sớm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong giải ngân đầu tư công, đại biểu Nguyễn Cao Sơn đề nghị Quốc hội cho phép thí điểm giao các địa phương là cơ quan chủ quản đầu tư, nâng cấp các tuyến quốc lộ, cao tốc thuộc địa phương quản lý nhằm phát huy hiệu quả sử dụng vốn ngân sách nhà nước, khơi thông nguồn lực từ Trung ương đến địa phương; thí điểm cơ chế giao Thủ tướng Chính phủ quyết định vấn đề liên quan đến phạm vi từ hai đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên trong đầu tư xây dựng công trình giao thông đường bộ qua nhiều địa phương và cho phép địa phương sử dụng ngân sách của địa phương mình để hỗ trợ các địa phương khác cùng thực hiện một dự án đầu tư. Đồng thời, để tạo thuận lợi trong việc thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách nhà nước theo phương thức PPP, trong trường  hợp các dự án đi qua địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và đi qua khu vực có nhu cầu giải phóng mặt bằng chiếm tỷ lệ lớn trong tổng mức đầu tư. Đại biểu Nguyễn Cao Sơn kiến nghị Quốc hội cho phép có cơ chế đặc thù nâng mức vốn nhà nước tham gia nhiều hơn 50% tổng mức đầu tư dự án.

Ngô Hường (TH)

(Văn phòng Đoàn ĐBQH&HĐND tỉnh)






Nguồn

Cùng chủ đề

Logistics Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài

Ngành logistics Việt Nam là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng 14-16%/năm trong những năm gần đây. Dù vậy, để thúc đẩy đầu tư vào lĩnh vực này, Việt Nam cần lưu ý một số vấn đề. Ngành logistics Việt Nam là một trong những lĩnh vực phát triển nhanh nhất thế giới, với tốc độ tăng trưởng 14-16%/năm trong những năm gần đây. Dù vậy, để thúc đẩy đầu...

Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 gần như “tuyệt chủng; TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thành

Nguồn cung bất động sản hạn chế, hàng trăm dự án vướng mắc làm tăng giá sản phẩm; Hà Nội dự kiến giữ mức trần giá dịch vụ chung cư tối đa là 16.500 đồng/m2; TP.HCM quy định diện tích tối thiểu để tách thửa đất ở là 36 m2. Căn hộ dưới 25 triệu đồng/m2 gần như “tuyệt chủng"; TP.HCM cấm phân lô, bán nền ở 5 huyện ngoại thànhNguồn cung bất động sản hạn chế, hàng trăm dự...

nguyên nhân và cách phòng bệnh hiệu quả

Hen suyễn giao mùa không phải hiếm gặp, nhất là đối với trẻ nhỏ. Nếu bệnh nhân được điều trị tốt và chăm sóc cẩn thận thì sẽ không gặp nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe. Vậy nguyên nhân của hen suyễn giao mùa là gì? ...

Lâm Đồng quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới

NDO - Ngày 2/11, Tỉnh ủy Lâm Đồng tổ chức quán triệt, triển khai nội dung chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Đây là địa phương đầu tiên trong cả nước chủ động triển khai rộng rãi, sâu sắc nội dung bài giảng của đồng chí Tổng Bí thư. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp tại hội trường...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đổi thay khu căn cứ cách mạng Tu Lý

(HBĐT) - Thời kỳ tiền khởi nghĩa, khu căn cứ cách mạng Tu Lý - Hiền Lương (gồm 2 xã Tú Lý, Hiền Lương ngày nay) là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh nằm trong chiến khu Hòa - Ninh - Thanh. Khu căn cứ được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia năm 1996, trở thành địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng và...

Homestay Độc Lập – hứa hẹn điểm đến thu hút khách du lịch

(HBĐT) - Homestay Độc Lập nằm tại xã Độc Lập (TP Hoà Bình). Tại đây có  dịch vụ ăn uống, nghỉ dưỡng, văn nghệ, lửa trại, nướng ngô, khoai, sắn... Cùng với đó, du khách được tham gia các hoạt động trải nghiệm câu cá, đạp xe quanh cánh đồng, du lịch sinh thái, du lịch giáo dục trồng rau, chăn nuôi...   Homestay Độc Lập là địa điểm nghỉ dưỡng đa dạng mô hình mới đi vào hoạt động hơn một tháng nhưng đã được khá...

Thực trạng công tác phát triển đảng viên ở các đảng bộ huyện, thành phố

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có 9 huyện, 1 thành phố, 151 xã, phường, thị trấn; dân số gần 90 vạn người với 6 dân tộc chủ yếu, gồm: Mường, Kinh, Thái, Tày, Dao, Mông. Tính đến ngày 31/12/2022, Đảng bộ tỉnh có 13 đảng bộ trực thuộc với 510 tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ), trong đó, đảng bộ cơ sở 279, chi bộ cơ sở 231; đảng bộ bộ phận 8; chi bộ trực thuộc đảng bộ bộ phận,...

Bài đọc nhiều

Độc đáo Di sản văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

(HBĐT) - Sau nhiều lần lỗi hẹn, tháng Năm này chúng tôi có dịp tới thăm Thành nhà Hồ. Có lẽ hiếm điểm du lịch nào không sầm uất các dịch vụ, không lung linh đèn điện, hoa cỏ, công trình hiện đại… mà vẫn thu hút được đông du khách như nơi này. Có đến, nghe và tìm hiểu mới cảm nhận được sức mạnh, sự sáng tạo, tầm nhìn chiến lược quân sự cũng như sự...

Cùng chuyên mục

1 ngày len lỏi rừng Nhuội Hòa Bình

Rừng Nhuội thuộc xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình, cách trung tâm thành phố Hòa Bình khoảng 70 km. Đây là một khu rừng nguyên sinh với diện tích hơn 30 ha, trong đó vùng lõi chiếm gần 10 ha. Rừng Nhuội được biết đến với hệ thực vật phong phú, đa dạng với nhiều loại cây gỗ quý hiếm như nghiến, sấu, cùng các loại cây dược liệu quý. Điểm đặc biệt thu hút du...

Một bản Thái Mai Châu bình dị

Cách Thủ đô Hà Nội chừng 160km, thị trấn Mai Châu là nơi sinh sống của 5 dân tộc anh em, trong đó người Mường và người Thái chiếm đại đa số. Mai Châu nằm trọn trong một vùng lòng chảo rộng lớn, với các ngọn núi cao như thành lũy bao quanh.Khí hậu ở nơi đây luôn mát mẻ hơn so với các nơi khác vào mùa hè, và ấm hơn vào mùa đông. Những bản làng với...

Mai Châu điểm hẹn vùng Tây Bắc

Từ trên đèo cao nhìn xuống thung lũng Mai Châu - Hòa Bình đẹp như một bức tranh thủy mặc, hội tụ gam màu của phố núi cùng những bản làng người Thái ẩn mình sau những màu xanh cây lá vương vấn khói lam chiều khiến du khách nhớ đến câu thơ nổi tiếng: " Mai Châu mùa em thơm nếp xôi"...

Nghệ thuật vẽ sáp ong người Mông

Ở Việt Nam, người Mông là dân tộc sinh sống với số đông ở vùng Tây Bắc. Với đời sống canh tác từ lâu đời, người Mông đã hình thành nên một số nghề truyền thống như: nhuộm vải, dệt may, thêu hoa văn thổ cẩm… Đặc biệt, trên trang phục truyền thống, những họa tiết hoa văn được phụ nữ Mông cần cù, tỉ mỉ thêu lên những sắc màu truyền thống. Đặc biệt, những kí tự được...

Hòa Bình tiềm năng và triển vọng phát triển nông nghiệp

⁣        Nằm ở cửa ngõ của Thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 70km, Hòa Bình là một tỉnh miền núi trù phú và tươi đẹp của vùng Tây Bắc Việt Nam, gần vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ... Đi đôi với phát triển công nghiệp, Hòa Bình rất coi trọng phát triển lĩnh vực mà tỉnh có lợi thế đó là nông nghiệp công nghệ cao do khí hậu và thổ nhưỡng của Hòa Bình...

Mới nhất

Sửa đổi Luật hướng tới phân quyền thúc đẩy hạ tầng

Sửa đổi hàng loạt cơ chế, chính sách, phân cấp, phân quyền mạnh hơn, đồng thời đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng, Việt Nam đang được kỳ vọng có sự chuyển mình về hạ tầng logistics trong tương lai. Sửa đổi hàng loạt cơ chế, chính sách, phân cấp, phân quyền mạnh hơn, đồng thời đẩy mạnh phát...

Lợi ích bất ngờ của tập thể dục với người uống rượu bia

Cảm giác nhức đầu, buồn nôn, đắng miệng rất thường xảy ra sau khi uống rượu bia, đặc biệt là uống nhiều. Một...

Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Trị

Dự kiến, các khu nhà ở xã hội tại tỉnh Quảng Trị được xây dựng tại các dự án ở khu vực thành phố Đông Hà với tổng diện tích 302,45 ha. Dự kiến, các khu nhà ở xã hội tại tỉnh Quảng Trị được xây dựng tại các dự án ở khu vực thành phố Đông Hà với tổng...

Nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh và lưu ý khi dùng

Nước muối sinh lý có nhiều công dụng với trẻ sơ sinh, tuy nhiên, nếu sử dụng không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều hệ lụy. Đó là lý do bạn cần tìm...

132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được nhận học bổng “Tiếp sức đến trường”

Chiều 2/11, tại tỉnh Hà Nam, Báo Tuổi Trẻ phối hợp với Tỉnh đoàn Hà Nam và các tỉnh, thành đoàn phía bắc tổ chức lễ trao học bổng “Tiếp sức đến trường” dành cho 132 tân sinh viên có hoàn cảnh khó khăn của 19 tỉnh, thành Đồng bằng sông Hồng và khu vực phía bắc gồm...

Mới nhất