Trang chủDi sảnKhu di tích trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà NộiHoàng Thành Thăng Long Những giá trị văn hóa, lịch sử nổi...

Hoàng Thành Thăng Long Những giá trị văn hóa, lịch sử nổi bật toàn cầu

Hoàng thành Thăng Long được công nhận là Di sản Thế giới nhờ đáp ứng những tiêu chí nào?

Năm 2010, khu di tích Hoàng thành Thăng Long của Việt nam  đã được Tổ chức khoa học và giáo dục của Liên Hợp Quốc (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Đây là một dấu mốc có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với Khu di sản Hoàng Thành Thăng Long nói riêng và đối với Việt Nam nói chung.

Để được ghi danh vào danh sách Di sản thế giới của Unesco, một tài sản phải đáp ứng các tiêu chuẩn về văn hóa hoặc thiên nhiên theo Công ước Di sản thế giới đã được Ủy ban về Di sản thế giới của Unesco phê duyệt. Có 6 tiêu chí được đưa ra đối với Di sản văn hóa, bao gồm:

(I) – Là một tuyệt tác về tài năng sáng tạo của con người

(II) – Thể hiện một sự giao lưu quan trọng giữa các giá trị của nhân loại, trong một khoảng thời gian hoặc trong phạm vi một vùng văn hóa của thế giới, về các bước phát triển trong kiến trúc hoặc công nghệ, nghệ thuật tạo hình, quy hoạch đô thị hoặc thiết kế cảnh quan.

(III) – Là một bằng chứng độc đáo hoặc duy nhất hoặc ít ra cũng là một bằng chứng đặc biệt về một truyền thống văn hoá hay một nền văn minh đang tồn tại hoặc đã biến mất.

(IV) – Là một ví dụ nổi bật về một kiểu kiến trúc xây dựng hoặc một quần thể kiến trúc cảnh quan minh hoạ cho một hay nhiều giai đoạn có ý nghĩa trong lịch sử nhân loại.

(V) – Là một ví dụ tiêu biểu về sự định cư của con người hoặc một sự chiếm đóng lãnh thổ mang tính truyền thống và tiêu biểu cho một hoặc nhiều nền văn hóa, nhất là khi nó trở nên dễ bị tổn thương dưới tác động của những biến động không thể đảo ngược được.

(VI) – Gắn bó trực tiếp hoặc cụ thể với những sự kiện hoặc truyền thống sinh hoạt với các ý tưởng, hoặc các tín ngưỡng, các tác phẩm văn học nghệ thuật có ý nghĩa nổi bật toàn cầu. (tiêu chuẩn này chỉ duy nhất được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt và áp dụng đồng thời với các tiêu chuẩn khác)

Trở thành Di sản văn hóa thế giới là do Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long Hà Nội đã đáp ứngđược  các tiêu chí ii, iii và iv được quy định tại Bản Hướng dẫn thực hiện công ước Di sản thế giới.

Tiêu chí số II về chiều dài lịch sử văn hóa: Những di tích trên mặt đất và khai quật được trong lòng đất tại Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng đặc sắc về quá trình giao lưu văn hóa lâu dài, là nơi tiếp nhận nhiều ảnh hưởng văn hóa từ bên ngoài, nhiều học thuyết, tư tưởng có giá trị toàn cầu của văn minh nhân loại, đặc biệt Phật giáo, Nho giáo, thuyết phong thủy, mô hình vương thành phương Đông, mô hình kiến trúc quân sự phương Tây (thành Vauban), đến từ Trung Hoa, Champa,  Pháp, để tạo dựng nên những nét độc đáo, sáng tạo của một Trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của một quốc gia vùng châu thổ sông Hồng. Kết quả giao thoa, tiếp biến văn hóa đó được biểu đạt trong tạo dựng cảnh quan, quy hoạch các khu cung điện, trong nghệ thuật kiến trúc và nghệ thuật trang trí cung đình với diễn biến văn hóa đa dạng qua các thời kỳ lịch sử.

Tiêu chí số III về các tầng di tích di vật đa dạng, phong phú: Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội là minh chứng duy nhất về truyền thống văn hóa lâu đời của người Việt ở châu thổ sông Hồng trong suốt lịch sử liên tục 13 thế kỷ và vẫn được tiếp nối cho đến ngày nay. Những tầng văn hóa khảo cổ, di tích kiến trúc và nghệ thuật của di sản phản ánh một chuỗi lịch sử nối tiếp nhau liên tục của các vương triều cai trị đất nước Việt Nam trên các mặt tư tưởng, chính trị, hành chính, luật pháp, kinh tế và văn hoá trong gần một ngàn năm. Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội.

Tiêu chí số VI về tính liên tục của tài sản với tư cách là một trung tâm quyền lực: Với các chức năng chính trị và vai trò mang tính biểu tượng của mình, Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội có liên quan trực tiếp tới rất nhiều sự kiện văn hóa và lịch sử quan trọng, những biểu đạt nghệ thuật cũng như các tư tưởng luân lý, triết học, và tôn giáo. Các sự kiện diễn ra tiếp nối nhau này đã đánh dấu quá trình hình thành và phát triển của một quốc gia độc lập trong suốt hơn một ngàn năm, bao gồm cả thời kỳ thuộc địa và hai cuộc Chiến tranh giành độc lập thời hiện đại và thống nhất Việt Nam.

(Theo tư liệu Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội)

Nguồn: https://special.nhandan.vn/nhunggiatrivanhoalichsunoibat/index.html

Cùng chủ đề

Bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 1682/QĐ-TTg ngày 28/12/2024 phê duyệt bổ sung, cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. ...

Hoàng thành Thăng Long là hình mẫu về bảo tồn di sản

Trong kỳ họp thứ 46 vừa qua, UNESCO đã thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long với điểm nhấn là hạ giải một số hạng mục công trình để tiến tới phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên. Hiếm...

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, trời rét

(ĐCSVN) – Hôm nay (30/12), Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng, trời rét. Các tỉnh từ Nghệ An trở vào Nam Bộ mưa rào vài nơi. ...

Khách quốc tế bất ngờ với bát sứ mỏng như vỏ trứng ở Hoàng thành Thăng Long

Trong chuyến thăm Hoàng thành Thăng Long, một nữ du khách Tây Ban Nha đặc biệt chú ý tới cặp bát sứ thời Lê sơ, có khả năng thấu quang. Đối với những người đam mê yêu thích khám phá các địa điểm du lịch mang đậm nét văn hóa truyền thống, màu sắc lịch sử, Hoàng thành Thăng Long là điểm đến phù hợp. Bởi, du khách sẽ được trải nghiệm trong một không gian công trình kiến trúc...

Nhất thể hoá di sản Hoàng thành Thăng Long

Sáng 25/12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị bàn giao đất quốc phòng, tài sản gắn liền trên đất giữa Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tại 28A, Điện Biên Phủ (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Tại hội nghị, Đại tá Đinh Như Huệ - Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị (Thừa uỷ quyền của Tổng cục Chính trị) cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Ðình, Hà Nội) là một Di sản văn hóa thế giới. Song ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, Hoàng thành Thăng Long còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Có những căn hầm bí mật gần đây đã được mở cửa để công chúng khám phá. Giới...

Thông qua quyết định về bảo tồn Hoàng thành Thăng Long-Hà Nội

Phái đoàn Việt Nam bên cạnh UNESCO ở Paris cho biết, sáng 24/7/2024, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ búa thông qua Quyết định số 46 COM 7B.43, chính thức đồng thuận với các nội dung đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát...

10 sự kiện, vấn đề chứng khoán nổi bật 2024

5 Xét xử nhiều đại án trong lĩnh vực chứng khoán Năm 2024 chứng kiến một loạt đại án được đưa ra xét xử, trong đó...

Chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ năm 2025

NDO - Sáng 29/12, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Báo Tiền phong, Viện Huyết học-Truyền máu Trung ương và các đơn vị phối hợp tổ chức chương trình hiến máu Chủ nhật đỏ lần thứ XVII-năm 2025. Với thông điệp "Hiến máu cứu người - Sinh mệnh của bạn và tôi" - Chương trình Chủ nhật đỏ đã nhận được sự quan tâm, ủng hộ và hưởng ứng của đông đảo các tầng lớp nhân...

Khai mạc Festival Khèn H’Mông, lễ hội hoa Tớ dày Mù Cang Chải

ối 27/12, tại thị trấn vùng cao Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái tổ chức khai mạc Festival Khèn H’Mông và lễ hội hoa Tớ dày năm 2024. Múa Khèn H'Mông, nét đẹp của người H' Mông Mù Cang Chải. (Ảnh: THANH SƠN) Đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng, là cơ hội để huyện Mù Cang Chải tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu tiềm năng thế mạnh, vẻ đẹp thiên nhiên, con người vùng đất...

Bài đọc nhiều

Phát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long

Theo các nhà khoa học lịch sử, khảo cổ, việc Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long-Hà Nội tiếp nhận và quản lý sử dụng (diện tích, nhà, đất) do Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam, Tổng cục Chính trị (TCCT) Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam bàn giao theo quy định của Nhà nước sẽ giúp nhất thể hóa di sản văn hóa thế giới Hoàng thành Thăng Long; thực hiện đúng những cam...

Nhiều hiện vật giá trị về Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trưng bày tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh

Sáng 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám tổ chức. Đây là một trong những...

Khách quốc tế bất ngờ với bát sứ mỏng như vỏ trứng ở Hoàng thành Thăng Long

Trong chuyến thăm Hoàng thành Thăng Long, một nữ du khách Tây Ban Nha đặc biệt chú ý tới cặp bát sứ thời Lê sơ, có khả năng thấu quang. Đối với những người đam mê yêu thích khám phá các địa điểm du lịch mang đậm nét văn hóa truyền thống, màu sắc lịch sử, Hoàng thành Thăng Long là điểm đến phù hợp. Bởi, du khách sẽ được trải nghiệm trong một không gian công trình kiến trúc...

Hồ sơ về Hoàng thành Thăng Long là “ưu tiên của mọi ưu tiên”

Hồ sơ về Hoàng Thành Thăng Long được Ủy ban Di sản thế giới thông qua như một nén tâm nhang để thành kính dâng lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vào hồi 10 giờ 30 phút giờ địa phương (tức 12 giờ Hà Nội), ngày 24.7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn Độ, tại Kỳ họp lần thứ 46, Chủ tịch Ủy ban Di sản thế giới Vishal V. Sharma đã gõ...

Nhất thể hoá di sản Hoàng thành Thăng Long

Sáng 25/12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị bàn giao đất quốc phòng, tài sản gắn liền trên đất giữa Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tại 28A, Điện Biên Phủ (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Tại hội nghị, Đại tá Đinh Như Huệ - Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị (Thừa uỷ quyền của Tổng cục Chính trị) cho...

Cùng chuyên mục

Hoàng thành Thăng Long là hình mẫu về bảo tồn di sản

Trong kỳ họp thứ 46 vừa qua, UNESCO đã thông qua đề xuất của Việt Nam về định hướng, tầm nhìn nghiên cứu, bảo tồn và phát triển Di sản thế giới Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long. Sự đồng thuận của UNESCO mở ra một giai đoạn mới trong phát huy giá trị Hoàng thành Thăng Long với điểm nhấn là hạ giải một số hạng mục công trình để tiến tới phục dựng không gian Ðiện Kính Thiên. Hiếm...

Khách quốc tế bất ngờ với bát sứ mỏng như vỏ trứng ở Hoàng thành Thăng Long

Trong chuyến thăm Hoàng thành Thăng Long, một nữ du khách Tây Ban Nha đặc biệt chú ý tới cặp bát sứ thời Lê sơ, có khả năng thấu quang. Đối với những người đam mê yêu thích khám phá các địa điểm du lịch mang đậm nét văn hóa truyền thống, màu sắc lịch sử, Hoàng thành Thăng Long là điểm đến phù hợp. Bởi, du khách sẽ được trải nghiệm trong một không gian công trình kiến trúc...

Nhất thể hoá di sản Hoàng thành Thăng Long

Sáng 25/12, tại Hà Nội diễn ra Hội nghị bàn giao đất quốc phòng, tài sản gắn liền trên đất giữa Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long – Hà Nội tại 28A, Điện Biên Phủ (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội). Tại hội nghị, Đại tá Đinh Như Huệ - Phó Chánh Văn phòng Tổng cục Chính trị (Thừa uỷ quyền của Tổng cục Chính trị) cho...

Những căn hầm đặc biệt trong Hoàng thành Thăng Long

Hoàng thành Thăng Long (quận Ba Ðình, Hà Nội) là một Di sản văn hóa thế giới. Song ở đó không chỉ có dấu tích của những cung điện, lầu gác, Hoàng thành Thăng Long còn là nơi Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương và một số cơ quan của Bộ Quốc phòng từng làm việc trong thời kỳ kháng chiến. Có những căn hầm bí mật gần đây đã được mở cửa để công chúng khám phá. Giới...

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, di sản cho mai sau”

Không gian trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” với 150 tài liệu, hình ảnh, hiện vật, giới thiệu dấu mốc quan trọng trở thành di sản thế giới vào năm 2010 của khu di sản và những giá trị nổi bật toàn cầu được UNESCO vinh danh. Các đại biểu cắt băng khánh thành Ngày 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh (Quận 1), UBND thành phố Hà Nội phối...

Mới nhất

Nhiều hiện vật giá trị về Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội trưng bày tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh

Sáng 23/8, tại Bảo tàng TP Hồ Chí Minh đã diễn ra lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội, di sản cho mai sau” và Trưng bày “Văn Miếu - Quốc Tử Giám, tinh hoa đạo học Việt Nam” do Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội và...

Hoàng thành Thăng Long – Biểu tượng của văn hóa Thủ đô Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu...

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà...

Sếp Google: Chuyển đổi số tại Việt Nam mở ra một kỷ nguyên của sự đổi mới

(Dân trí) - Hành trình của Việt Nam với mục tiêu trở thành trung tâm AI hàng đầu tại Đông Nam Á mở ra những cơ hội hấp dẫn cho nền kinh tế số tăng trưởng và phát triển. Việt Nam nổi lên như một trung tâm công nghệ Đông Nam Á, thu hút đầu tư của nhiều tập đoàn,...

Hồ sơ về Hoàng thành Thăng Long là “ưu tiên của mọi ưu tiên”

Hồ sơ về Hoàng Thành Thăng Long được Ủy ban Di sản thế giới thông qua như một nén tâm nhang để thành kính dâng lên Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Vào hồi 10 giờ 30 phút giờ địa phương (tức 12 giờ Hà Nội), ngày 24.7, tại Trung tâm Hội nghị Bharat Mandapam ở Thủ đô New Delhi, Ấn...

Làng nghề hơn 400 tuổi ở Hội An tất bật tăng ca phục vụ hàng Tết

Lượng đặt hàng tăng 3-4 lần so với ngày thường, thợ đèn lồng tại Hội An, tỉnh Quảng Nam, phải tăng ca thâu đêm để phục vụ thị trường Tết Nguyên đán 2025. Khi nhắc đến thành phố Hội An, hình ảnh những ngôi nhà cổ và đèn lồng đặc trưng luôn hiện lên trong tâm trí nhiều người. Mỗi...

Mới nhất