Trang chủChính trịChủ quyềnHoàng Sa sẽ về với đất mẹ

Hoàng Sa sẽ về với đất mẹ

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng chứng minh 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Chúng ta cần giữ vững niềm tin mạnh mẽ Hoàng Sa sẽ trở về với đất mẹ Việt Nam

Tổ tiên chúng ta từ lâu đã biết đến vai trò quan trọng của biển đảo, chính vì vậy, với tầm nhìn rất xa, ông cha chúng ta đã đổ biết bao công sức để khai phá 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển, đảo khác.

Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam gồm nhiều đảo đá san hô nhỏ và rất nhỏ ở giữa biển Đông. Quần đảo Hoàng Sa và một phần Trường Sa đang bị một số nước và vùng lãnh thổ ven biển Đông tuyên bố chủ quyền phi pháp. Đối với việc giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ, pháp luật quốc tế, cho tới nay đã hình thành nguyên tắc xác lập chủ quyền là chiếm hữu thông qua sự thực hiện các hoạt động của nhà nước một cách thật sự, liên tục và với biện pháp hòa bình. Nguyên tắc này đã được các nước và các cơ quan tài phán quốc tế áp dụng để giải quyết nhiều vụ tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ trên thế giới, mà điển hình như vụ đảo Palmas, đảo Pedra Branca…

Cuộc thi viết về chủ quyền biển đảo: Hoàng Sa sẽ về với đất mẹ - Ảnh 1.

Tài liệu châu bản triều Nguyễn có giá trị pháp lý cao về chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, được trưng bày tại một triển lãm ở Trung tâm Lưu trữ quốc gia IV, tỉnh Lâm Đồng .Ảnh: TTXVN

Áp dụng nguyên tắc nói trên của pháp luật quốc tế vào trường hợp 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, có thể thấy kể từ đầu thế kỷ XVII cho đến năm 1932 (thời điểm Pháp chính thức tuyên bố kế thừa và tiếp tục chủ quyền tại 2 quần đảo này), các triều đại phong kiến Việt Nam trước đó đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền thực tế đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Quá trình này diễn ra một cách liên tục, với những hoạt động kinh tế – xã hội rất hòa bình và không hề có tranh chấp.

Các nguồn tư liệu thành văn và bản đồ về chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa hết sức phong phú, đa dạng. Trong đó, như “Đại Nam thực lục” là bộ sử lớn nhất của Quốc sử quán triều Nguyễn ghi chép nhiều tư liệu nhất về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa cũng như các hoạt động của triều Nguyễn trong việc quản lý, khẳng định, thực thi chủ quyền trên 2 quần đảo này. Bên cạnh đó là rất nhiều tư liệu chính sử khác, như: “Đại Nam thực lục tiền biên” (quyển 10, tờ 24) do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn đời Minh Mạng (1820 – 1841) chép về hoạt động của đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải thời chúa Nguyễn; “Đại Nam thực lục chính biên” (đệ nhất kỷ, quyển 22, tờ 2) chép việc vua Gia Long cho tái lập đội Hoàng Sa, tiếp tục các hoạt động khai thác và thực thi chủ quyền ở quần đảo Hoàng Sa vào năm 1803; “Đại Nam thực lục chính biên” (đệ nhất kỷ, quyển 50, tờ 6) chép việc vua Gia Long sai người ra khảo sát và đo đạc thủy trình ở Hoàng Sa vào năm 1815; “Đại Nam thực lục chính biên” (đệ nhị kỷ, quyển 154, tờ 4) chép việc vua Minh Mạng sai người chở vật liệu ra lập miếu thờ thần Hoàng Sa và dựng bia ở Hoàng Sa vào năm 1835…

Thêm nữa, các hoạt động quản lý và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa còn được phản ánh đậm nét và cụ thể trong các châu bản triều Nguyễn. Đây là các văn bản hành chính chính thức của triều đình nhà Nguyễn, có châu phê của Hoàng đế và ấn tín các cơ quan nhà nước, có giá trị lịch sử và giá trị pháp lý mạnh, sức thuyết phục cao về chủ quyền của Việt Nam trên 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Sau khi đặt ách cai trị thuộc địa tại Đông Dương vào thế kỷ XIX, người Pháp đã đại diện cho chính quyền triều Nguyễn tiếp tục quản lý Hoàng Sa, Trường Sa qua việc cử tàu chiến tuần tiễu để bảo đảm an ninh, ngăn chặn buôn lậu; cho phép người Nhật khai thác phân chim trên đảo; cử tàu De Lanessan ra nghiên cứu hải dương, địa chất, sinh vật… Từ năm 1930 đến 1932, các tàu chiến Inconstant, Alerte, La Malicieuse và De Lanessan của hải quân Pháp liên tiếp ra quần đảo Hoàng Sa. Đầu những năm 30 của thế kỷ XX, Pháp cho quân trú đóng ở các đảo chính thuộc quần đảo Trường Sa. Các hoạt động này đã được công bố trong Công báo của Cộng hòa Pháp ngày 26-7-1933. Sau khi trở lại Đông Dương, Pháp đã yêu cầu quân Trung Hoa Dân Quốc rút khỏi các đảo mà họ đã chiếm đóng trái phép năm 1946, đồng thời cho quân thay thế quân Trung Quốc, xây dựng lại trạm khí tượng, đài vô tuyến.

Năm 1956, Pháp chuyển giao lãnh thổ miền Nam Việt Nam cho Chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) và chính quyền này đã cho quân ra tiếp quản, tổ chức 2 quần đảo về mặt hành chính, xây các bia chủ quyền, duy trì các trạm khí tượng. Từ những năm 50 của thế kỷ XX, tình hình 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trở nên phức tạp hơn. Lợi dụng lúc Pháp rút khỏi Đông Dương theo Hiệp định Genève năm 1954, Trung Quốc đã bí mật chiếm đóng trái phép nhóm đảo phía Đông của quần đảo Hoàng Sa vào năm 1956. Chính quyền VNCH kịch liệt phản đối. Đến ngày 20-1-1974, Trung Quốc đã dùng vũ lực chiếm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa.

Từ đó đến nay, Trung Quốc chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Theo luật quốc tế, việc dùng vũ lực để chiếm đoạt một lãnh thổ đã bị lên án và không được chấp nhận. Nghị quyết của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc ngày 24-10-1970 ghi rõ: “Lãnh thổ của một quốc gia không thể là một đối tượng thụ đắc bởi một quốc gia khác do đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lưc. Bất kỳ sự thụ đắc lãnh thổ nào bằng sự đe dọa sử dụng vũ lực hoặc sử dụng vũ lực đều là bất hợp pháp”. Do đó, các hành động xâm lược Hoàng Sa của Trung Quốc là trái ngược với luật quốc tế và không thể mang lại danh nghĩa pháp lý cho nước này đối với quần đảo Hoàng Sa.

Trong bối cảnh tình hình mới, Việt Nam kiên định, kiên trì với đường lối đấu tranh hòa bình nhằm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, phù hợp với luật pháp quốc tế. Và vì thế, chúng ta cần giữ vững niềm tin mạnh mẽ rằng một ngày sắp tới, Hoàng Sa sẽ trở về với đất mẹ Việt Nam. 

Mời bạn đọc thi viết về biển đảo

Cuộc thi viết “Chủ quyền biển đảo bất khả xâm phạm” năm 2020-2021 do Báo Người Lao Động tổ chức diễn ra từ ngày 1-8-2020 đến hết ngày 15-5-2021. Lễ trao giải dự kiến tổ chức vào ngày 1-6-2021 (nhân dịp kỷ niệm 2 năm chương trình “Một triệu lá cờ Tổ quốc cùng ngư dân bám biển”), gồm 1 giải nhất 50 triệu đồng, 1 giải nhì 30 triệu đồng, 1 giải ba 20 triệu đồng và 2 giải khuyến khích – mỗi giải 10 triệu đồng.

Báo Người Lao Động trân trọng mời bạn đọc tham gia cuộc thi. Nội dung, thể lệ cuộc thi và các quy định xem chi tiết tại: https://nld.com.vn/ban-doc/hap-dan-cuoc-thi-viet-ve-chu-quyen-bien-dao-20200803210847858.htm. Tác phẩm dự thi gửi về tòa soạn Báo Người Lao Động, 123-127 Võ Văn Tần, phường 6, quận 3, TP HCM; email: [email protected].



Nguồn: https://nld.com.vn/bien-dao/hoang-sa-se-ve-voi-dat-me-20210121210828276.htm

Cùng chủ đề

Vùng 3 Hải quân tổ chức tổ chức chương trình “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu”

Bộ tư lệnh Vùng 3 Hải quân phối hợp với Ban Liên lạc cựu Cán bộ Đoàn Thanh niên Việt Nam phía Nam tổ chức chương trình “Vì Hoàng Sa, Trường Sa thân yêu”, thiết thực hướng đến chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Bồi đắp tình yêu Tổ quốc qua Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng”

Triển lãm “Hoàng Sa, Trường Sa – Biển, đảo thiêng liêng” giới thiệu gần 200 tài liệu, bản đồ, hình ảnh lưu trữ quý giá phản ánh lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.

Triển lãm 200 hình ảnh, tư liệu về Hoàng Sa, Trường Sa – biển, đảo thiêng liêng Tổ quốc

Ngày 22 và 23-11, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ), Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam và Bảo tàng Hải quân tổ chức triển lãm 'Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng'. ...

Trưng bày, ngoại khóa chủ đề “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam”

Hoạt động ngoại khóa giúp các em học sinh hiểu chính xác chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên biển Đông. ...

Hải quân Philippines đổi chiến thuật, tăng cường sức mạnh trên biển

Trong nửa thế kỷ qua, quân đội Philippines đồn trú ở phía Tây Nam nước này tập trung vào việc dập tắt các phong trào ly khai của phiến quân Hồi giáo. Hiện nay, các lực lượng này đang được huấn luyện lại để đối phó với mối đe dọa ngày càng cấp bách hơn trên Biển Đông.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được trả đủ lương thưởng

Tổng Bí thư: Văn phòng Trung ương Đảng phải là “bộ não”, “túi khôn” của Đảng; Thủ tướng: Bảo đảm công chức, viên chức, người lao động được trả đủ lương thưởng ...

Đề án, dự án quan trọng của Đảng đặt tại khu Tây Hồ Tây và Hồ Tây

(NLĐO) - Ba đề án, dự án quan trọng gồm: Bảo tàng Đảng Cộng sản Việt Nam; Chuyển đổi số trong cơ quan Đảng; Cải tạo, nâng cấp và xây mới Khu Nhà khách Hồ Tây ...

Quân khu 7 thực hiện 100 mâm cơm Tết quân dân tại Long An

(NLĐO) - Đây là một trong những hoạt động trong khuôn khổ chương trình "Xuân chiến sĩ" năm 2025 ...

Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra các cấp đối với việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ ...

Chủ tịch UBND TP HCM yêu cầu “trên dưới đồng lòng” hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng trên 10%

(NLĐO) - Chủ tịch UBND TP HCM chỉ đạo mạnh mẽ về tăng cường kỷ luật kỷ cương; xây dựng cơ chế phối hợp theo tinh thần "dọc ngang, thông suốt" ...

Bài đọc nhiều

Gặp, động viên lực lượng chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa

(ĐCSVN) - Sáng 18/12, tại Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 đã tổ chức hội nghị gặp, động viên các đồng chí hạ sĩ quan, binh sĩ Lữ đoàn 146 chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa. ...

7 nước tham gia Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”

(NLĐO) - Chương trình giao lưu "Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn" lần thứ hai, năm 2024 diễn ra từ ngày 17 đến 21-12 ...

Ông Nguyễn Đức Toàn giữ chức Cục trưởng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam

Chiều 29/12, tại Hà Nội, thay mặt Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ TN&MT, Thứ trưởng Lê Minh Ngân đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Toàn, Hiệu trưởng Trường Đào tạo, Bồi dưỡng cán bộ Tài nguyên và Môi trường giữ chức Cục...

Thanh Hóa sử dụng hiệu quả tài nguyên nước để phát triển bền vững

PV: Được biết, Thanh Hóa đã triển khai nhiều giải pháp để bảo vệ nguồn nước, phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đến nay, kết quả đã đạt được như thế nào, thưa ông?Ông Phạm Văn Hoành: Để nâng cao hiệu...

Hệ lụy từ trồng cây lâm nghiệp trên đất trồng cây hàng năm

Rừng trên đất trồng cây hàng nămNhững loại cây lạc, đậu, khoai.. đã gắn bó trên những cánh đồng sản xuất hoa màu quen thuộc bao đời nay. Tuy nhiên, trước tình hình biến đổi khí hậu khiến việc sản xuất bấp bênh, diện tích nhỏ,...

Cùng chuyên mục

7 nước tham gia Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn”

(NLĐO) - Chương trình giao lưu "Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn" lần thứ hai, năm 2024 diễn ra từ ngày 17 đến 21-12 ...

Gặp, động viên lực lượng chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa

(ĐCSVN) - Sáng 18/12, tại Thành phố Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Tư lệnh Vùng 4 đã tổ chức hội nghị gặp, động viên các đồng chí hạ sĩ quan, binh sĩ Lữ đoàn 146 chuẩn bị ra công tác tại Quần đảo Trường Sa. ...

Phát triển trung tâm kinh tế

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh: Biển Việt Nam rất đa dạng, phong phú về tài nguyên và có tiềm năng rất lớn để phát triển nhiều ngành kinh tế quan trọng. ...

Lan tỏa tình yêu biển, đảo của Tổ quốc

(ĐCSVN) – Hướng đến chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), nhiều đơn vị Hải quân đã tổ chức các hoạt động tham quan, tìm hiểu thực tế. Thông qua những hoạt động ý nghĩa này đã giúp lan tỏa tình yêu biển, đảo Tổ quốc trong đông đảo giáo viên, học sinh trên địa bàn...

Những viên gạch mang hình đất nước

Những viên gạch đặc biệt in hình Quốc huy dùng để xây chùa, công trình ở Trường Sa ...

Mới nhất

Hội nghị thượng đỉnh D-8 dành phiên họp đặc biệt về Trung Đông, hai nước đối trọng ở Syria “chạm trán”

Ngày 19/12, Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác kinh tế D-8 lần thứ 11 đã diễn ra tại thủ đô Cairo của Ai Cập.

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội các nước tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt...

(Bqp.vn) - Chiều 19/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Quân đội các nước nhân dịp tới Việt Nam tham dự Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam...

Mới nhất